intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của học sinh THPT hiện nay (Nghiên cứu trường hợp học sinh Trường THPT Diễn Châu 4 và THPT Diễn Châu 1, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu về quan niệm của học sinh THPT hiện nay về cách lựa chọn người yêu. Quan niệm của các em học sinh về một số giá trị trong tình yêu, từ những giá trị truyền thống như chung thủy, niềm tin…đến những giá trị hiện đại như tiền tài, vật chất, địa vị, hoàn cảnh gia đình người yêu..Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của học sinh THPT hiện nay (Nghiên cứu trường hợp học sinh Trường THPT Diễn Châu 4 và THPT Diễn Châu 1, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ HIỀN TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN NGƢỜI YÊU CỦA HỌC SINH THPT HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp học sinh trường THPT Diễn Châu 4 và THPT Diễn Châu 1, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ HIỀN TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN NGƢỜI YÊU CỦA HỌC SINH THPT HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp học sinh trường THPT Diễn Châu 4 và THPT Diễn Châu 1, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học Mã số: 60.31.03.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Bá Thịnh Hà Nội - 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc tích cực và nghiêm túc, luận văn Tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của học sinh THPT hiện nay (Nghiên cứu trường hợp học sinh Trường THPT Diễn Châu 4 và THPT Diễn Châu 1, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) đã đƣợc hoàn thành. Trƣớc tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS Hoàng Bá Thịnh, ngƣời đã tận tình chỉ bảo và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học đã dạy dỗ và truyền đạt những tri thức quý báu trong suốt những năm qua, để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học của mình. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhƣng vì thời gian có hạn, trình độ năng lực của bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc những góp ý của các thầy cô giáo khoa Xã hội học để tôi đƣợc rút kinh nghiệm trong những nghiên cứu sau đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2016 Học viên Trần Thị Hiền
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu .......................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 14 3.1. Mục đích ................................................................................................ 14 3.2. Nhiệm vụ............................................................................................... 15 4. Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................... 15 4.1. Ý nghĩa lý luận....................................................................................... 15 4.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................... 15 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .................................................. 16 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 16 5.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................ 16 5.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 16 6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 17 7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 17 8. Phƣơng pháp thu thập thông tin .................................................................. 17 8.1 Phƣơng pháp phân tích tài liệu .............................................................. 18 8.2 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu .................................................................. 18 8.3 Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến ............................................................... 18 9. Khung phân tích ............................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 21 1.1 Các khái niệm công cụ của đề tài .............................................................. 21 1.1.1 Khái niệm tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................... 21 1.1.2 Khái niệm quan niệm .......................................................................... 22 1.2.3 Khái niệm tình yêu .............................................................................. 22 1.2 Lý thuyết áp dụng...................................................................................... 25 1.2.1 Lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý ................................................. 25 1.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Maslow ........................................................... 28 1.3 Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu. ................................................................. 30
  5. CHƢƠNG 2: TUỔI YÊU ĐẦU TIÊN VÀ QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY ........................ 33 2.1 Tuổi yêu đầu tiên của học sinh Trung học phổ thông ............................... 33 2.1.1 Thời gian bắt đầu yêu của học sinh Trung học phổ thông ................. 34 2.1.2 Độ dài thời gian yêu của học sinh Trung học phổ thông ................... 40 2.2 Quan niệm của học sinh Trung học phổ thông về tình yêu ...................... 43 2.2.1 Quan niệm về tình yêu tuổi học trò trong xã hội hiện đại .................. 43 2.2.2 Quan niệm của học sinh THPT về tầm quan trọng của tình yêu ........ 49 2.3 Quan niệm của học sinh THPT về tình yêu và tình dục ........................... 53 2.3.1 Quan niệm của học sinh THPT về tình dục trước hôn nhân .............. 54 2.3.2 Quan niệm của học sinh THPT về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục ........................................................................................................ 56 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN NGƢỜI YÊU CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................................................... 60 3.1 Quan niệm của học sinh THPT về một số tiêu chuẩn lựa chọn ngƣời yêu ........................................................................................................ 60 3.1.1 Về tính cách, phẩm chất đạo đức ........................................................ 64 3.1.2 Về nghề nghiệp .................................................................................... 70 3.1.3 Về trình độ học vấn ............................................................................. 76 3.1.4 Về hoàn cảnh gia đình ........................................................................ 80 3.1.5 Về ngoại hình ...................................................................................... 85 3.2 Một số yếu tố ảnh hƣởng tới tiêu chuẩn lựa chọn ngƣời yêu của học sinh Trung học phổ thông ....................................................................................... 89 3.2.1 Gia đình............................................................................................... 89 3.2.2 Nhóm bạn bè ....................................................................................... 94 3.2.3 Nhà trường .......................................................................................... 96 3.2.4 Truyền thông đại chúng ...................................................................... 98 KẾT LUẬN ................................................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 103 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 108
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông QHTD Quan hệ tình dục TTĐC Truyền thông đại chúng SAVY 1 Điều tra quốc gia về Thanh niên và Vị thành niên Việt Nam năm 2003 SAVY 2 Điều tra quốc gia về Thanh niên và Vị thành niên Việt Nam năm 2008 BMI Chỉ số khối cơ thể
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quan niệm của học sinh Trung học phổ thông về tình yêu ............ 45 Bảng 2.2: Quan niệm của học sinh THPT ở khu vực nông thôn và đô thị về tình yêu. ........................................................................................................... 47 Bảng 2.3: Quan niệm về tình yêu của học sinh THPT phân theo giới. .......... 48 Bảng 2.4: Quan niệm về tầm quan trọng của tình yêu phân theo giới tính và khu vực sinh sống. Đơn vị % ........................................................................... 51 Bảng 2.5: Quan niệm của học sinh THPT về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đơn vị: Điểm trung bình. ................................................................................ 55 Bảng 2.6: Quan niệm của học sinh THPT về mối quan hệ tình yêu và tình dục. Đơn vị: Điểm trung bình. ................................................................................ 57 Bảng 3.1: Điểm trung bình mong muốn về tính cách, phẩm chất của người yêu. ........................................................................................................ 65 Bảng 3.2: Tương quan nam nữ học sinh ở 2 khu vực nông thôn và đô thị trong việc mong muốn nghề nghiệp người yêu. Đơn vị: Số học sinh. ...................... 74 Bảng 3.3: Tương quan nam nữ trong mong muốn về trình độ học vấn của người yêu. ........................................................................................................ 78 Bảng 3.4: Điểm trung bình các tiêu chuẩn về ngoại hình theo mong muốn của học sinh THPT................................................................................................. 86 Bảng 3.5: Tương quan theo địa bàn giữa học sinh các khối lớp trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến tiêu chuẩn lựa chọn người yêu. Đơn vị %........................................................................................ 92 Bảng 3.6: Tương quan theo giới tính giữa học sinh các khối lớp trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến tiêu chuẩn lựa chọn người yêu. Đơn vị %........................................................................................ 93 Bảng 3.7: Tương quan theo giới tính giữa học sinh đã có người yêu và chưa có người yêu trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến tiêu chuẩn lựa chọn người yêu. Đơn vị %....................................................... 95 Bảng 3.8: Tương quan theo địa bàn giữa học sinh các khối lớp trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố nhà trường đến tiêu chuẩn lựa chọn người yêu. Đơn vị %........................................................................................ 97
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 2.1: Tuổi yêu đầu tiên của học sinh THPT. ................................................34 Biểu đồ 2.2: Tuổi yêu đầu tiên của học sinh THPT phân theo vùng ........................36 Biểu đồ 2.3: Tuổi yêu đầu tiên của học sinh THPT phân theo giới tính...................37 Biểu đồ 2.4: Thời gian có người yêu của học sinh THPT. ........................................40 Biểu đồ 2.5: Thời gian có người yêu của học sinh THPT theo giới tính. ................ 41 Biểu đồ 2.6: Thời gian có người yêu của học sinh THPT phân theo vùng. ..............42 Biều đồ 2.7: Quan niệm của học sinh về Mức độ quan trọng của tình yêu tuổi học trò. ................................................................................................................50 Biểu 3.1: Tiêu chuẩn quan trọng nhất trong việc lựa chọn người yêu của học sinh THPT. ................................................................................................................61 Biểu 3.2: Tiêu chuẩn quan trọng nhất trong việc lựa chọn người yêu của học sinh nông thôn và đô thị. .................................................................................................62 Biểu 3.3: Tương quan nam nữ trong việc đánh giá các phẩm chất và tính cách mong đợi của người yêu. Đơn vị: Điểm trung bình. .................................................67 Biểu đồ 3.4: Tiêu chí lựa chọn người yêu về tính cách, phẩm chất của học sinh nông thôn và đô thị. ............................................................................................................69 Biểu đồ 3.5: Mong muốn của học sinh THPT về nghề nghiệp của người yêu. ...............71 Biểu đồ 3.6: Mong muốn về nghề nghiệp của người yêu của học sinh các khối lớp. ................................................................................................................73 Biểu đồ 3.7: Mong muốn của học sinh THPT về trình độ học vấn của người yêu. ..76 Biểu đồ 3.8: Mong muốn về trình độ học vấn của người yêu phân theo vùng. .......77 Biểu đồ 3.9: Tương quan mong muốn của học sinh ở các khối lớp về trình độ học vấn của người yêu. Đơ ..............................................................................................79 Biểu đồ 3.10: Mong muốn về hoàn cảnh gia đình người yêu của học sinh THPT. ..82 Biểu 3.11: Mong muốn về hoàn cảnh gia đình của người yêu của học sinh nông thôn và đô thị .............................................................................................................83 Biểu đồ 3.12: Tương quan nam nữ trong tiêu chuẩn lựa chọn ngoại hình của người yêu. ................................................................................................................87 Biểu đồ 3.13: Tương quan nam nữ trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố gia đình tới tiêu chuẩn lựa chọn người yêu. .........................................................91
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Giá trị và định hƣớng giá trị có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và hành vi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Giá trị về tình yêu hôn nhân là những điều thiêng liêng, quý báu trong cuộc đời mỗi con ngƣời. Tình yêu là biểu hiện cao nhất của tình ngƣời, là biểu hiện giá trị văn hoá, tính nhân văn của mọi thời đại. Tình yêu là cơ sở vững chắc cho hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Chỉ có tình yêu mới thúc đẩy hai con ngƣời tự nguyện chung sống và gánh chịu những bão táp của cuộc sống, mới cảm nhận đƣợc hạnh phúc lớn lao không chỉ khi “chia ngọt, sẻ bùi” mà cả khi chia sẻ nỗi đắng cay. “Thuận vợ, thuận chồng biển Đông tát cạn”. Một cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu, mà chỉ từ tiền tài, danh vọng, thì không thể đem lại hạnh phúc, nó sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề và những nỗi bất hạnh lớn lao. Trong nền kinh tế thị trƣờng hay sự du nhập những nền văn hoá mới đã có những tác động tiêu cực tới con ngƣời. Nhu cầu về cuộc sống vật chất ngày càng cao, đồng nghĩa với việc đòi hỏi con ngƣời phải lăn lộn với cuộc mƣu sinh nhiều vất vả hơn, tính đến lợi nhuận, và không có nhiều thời gian quan tâm đến ngƣời xung quanh. Đây có lẽ là nguyên nhân dẫn đến kiểu sống thực dụng - lối sống đôi khi quá vô tình,vô nghĩa. Trong thời gian gần đây, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đang bị ảnh hƣởng không nhỏ bởi lối sống này và dẫn đến những suy nghĩ, quan niệm trong tình yêu cũng nhƣ tiêu chuẩn lựa chọn ngƣời yêu có phần sai lệch, nhiều ngƣời lại cho rằng tiền là thƣớc đo duy nhất để tiến tới một mối quan hệ yêu đƣơng. Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đặc biệt học sinh, sinh viên là lực lƣợng năng động, sáng tạo, mang trên vai trọng trách lịch sử, đó là phải trở thành lực lƣợng lao động có trí tuệ và có tay nghề cao, có đạo đức và lối sống trong sáng, có sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cƣờng tráng để đƣa Việt Nam “sánh vai với các cƣờng quốc năm châu” nhƣ mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Học sinh THPT là những ngƣời trong giai đoạn phát triển sinh lý, cơ thể và đặc điểm của cá nhân từ 1
  10. một đứa trẻ thành một ngƣời trƣởng thành. Trong giai đoạn lứa tuổi này, họ phải đối mặt với nhiều vấn đề và các tác động khác nhau trong cuộc sống, những quyết định quan trọng của cuộc đời trong khi kinh nghiệm sống, tâm sinh lý và kiến thức còn chƣa ổn định. Những suy nghĩ, cảm xúc của họ trong tình yêu, cách lựa chọn ngƣời yêu cũng rất khác biệt so với những ngƣời đã đang có việc làm, ngoài ra ranh giới giữa “thích” và “yêu” dƣờng nhƣ khá mong manh. Nhằm tìm hiểu quan niệm của các em về tình cảm giữa nam và nữ ở lứa tuổi học trò hiện nay và các tiêu chí mà các em đƣa ra để lựa chọn một tình yêu đích thực chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu về “Tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của học sinh THPT hiện nay”. Qua nghiên cứu cách lựa chọn ngƣời yêu ở lứa tuổi học sinh nhằm làm rõ những thay đổi trong nhận thức, quan niệm của các em so với những nghiên cứu trƣớc đó về thanh niên hay sinh viên, từ đó đi tới phát hiện những giá trị, tiêu chuẩn tình yêu mới xuất hiện và những tiêu chuẩn đã bị phai nhạt trong nền kinh tế thị trƣờng. 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu Tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca, tuy nhiên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung và xã hội học nói riêng, chủ đề không đƣợc đề cập đến nhiều mà chỉ xuất hiện đi kèm với những nghiên cứu hôn nhân, gia đình. Trong phần tổng thuật tài liệu này, tác giả đề cập đến nhóm nghiên cứu có liên quan đến đề tài là: các nghiên cứu về tình yêu và các giá trị trong tình yêu. Với các nghiên cứu về giá trị và định hƣớng giá trị, nhiều tác giả có các bài đăng trên các tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học về giá trị và định hƣớng giá trị nhƣ (Thái Duy Tuyên, 1997)-tìm hiểu những đặc điểm về định hƣớng giá trị của thanh niên Việt Nam trong thời kì đổi mới; (Phạm Tất Thắng, 2009)-định hƣớng giá trị của sinh viên; (Vũ Hào Quang, 2006)- định hƣớng giá trị của sinh viên con em cán bộ khoa học; (Ban Thanh niên trƣờng học, 2007)- định hƣớng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. (Bùi Thị Bích, 2007)-định hƣớng giá trị lối sống của sinh viên. Mai Kim Châu (1983) cho rằng những định hƣớng giá trị hôn nhân gia đình của thanh niên phản ánh cuộc sống thực tế, sâu sắc mối quan hệ xã hội, thể 2
  11. hiện sự ảnh hƣởng của một nền giáo dục về học vấn, đạo đức, văn hóa liên quan đến suy nghĩ và hành động của thanh niên. Tác giả nhấn mạnh những phẩm chất quan trọng của ngƣời bạn đời là có nghề nghiệp vững chắc, cƣ xử có văn hóa, có trách nhiệm trong cuốc sống. Với đề tài về tình yêu và các giá trị trong tình yêu, không chỉ có xã hội học mà các ngành khoa học khác, đặc biệt là văn học cũng khá quan tâm. Nguyễn Thị Thanh Trang, 2014, Hoàng Thị Thu, 2012 nghiên cứu văn hóa ứng xử về tình yêu, hôn nhân đặc biệt là tình yêu, hôn nhân trong ca dao của ngƣời Việt bởi đó là vấn đề mang tính chất hiện sinh, đặt ra nhiều mối quan tâm trong cuộc sống thực tại. Luận văn góp phần bồi dƣỡng giáo dục cho học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh THCS về cách thức ứng xử, bởi các em đang là lứa tuổi hình thành nhân cách. Việc nghiên cứu và tìm hiểu ứng xử trong ca dao, đặc biệt là ca dao về tình yêu và hôn nhân sẽ giúp cho các em có đƣợc hiểu biết về cách ứng xử của ngƣời xƣa. Từ đó, điều chỉnh đƣợc thái độ, hành vi cũng nhƣ cách ứng xử về tình yêu trong cuộc sống hiện đại. Trong các nghiên cứu về xã hội học, gia đình, nhiều nghiên cứu về tình yêu nói chung và tình yêu của thanh thiếu niên nói riêng đều phần lớn phân tích ở khía cạnh tiêu chí lựa chọn bạn đời. Qua kết quả một cuộc khảo sát trên 1000 nam nữ độc thân trong độ tuổi từ 25 đến 39 ở Hàn Quốc, để có thể trở thành bạn đời lý tƣởng, các bà vợ tƣơng lai phải cao ít nhất 164.9cm, nhỏ hơn chồng từ 3-4 tuổi và có tính cách thú vị. Ngoài ra, họ phải có công việc ổn định, thu nhập mỗi năm chừng 46.310.000 won (khoảng 895 triệu đồng), có khả năng tự lập về tài chính. Còn trong mắt phụ nữ Hàn Quốc, ngƣời chồng lý tƣởng phải cao 1,77m, có bằng Đại học, thu nhập mỗi năm khoảng 1 tỷ đồng. Cũng nhƣ cánh mày râu, phụ nữ Hàn Quốc mong ngƣời bạn đời có tính cách đặc biệt thú vị. Ngoài ra, các ông chồng tƣơng lai còn phải khôi ngô, tuấn tú. Cả nam và nữ đều ƣu tiên lựa chọn bạn đời theo thứ tự sau: Tính cách, ngoại hình, cuối cùng là đến khả năng tài chính (ở nam tỷ lệ này là 32,9 %, nữ 32,7 %). Ngoài 3
  12. công nhân viên chức nhà nƣớc, các ngành nghề đƣợc cả nam, nữ ƣa chuộng ở Hàn là nhân viên văn phòng (11,1%), giáo viên (10,2%), nhân viên tín dụng (7,3%) và dƣợc sĩ (6,6%). Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam 2003 (SAVY 1) của Tổng cục thống kê cho thấy. tỷ lệ thanh thiếu niên từ độ tuổi 14-17 cho biết có ngƣời yêu chiếm tỷ lệ không lớn 9,9 %, tỷ lệ này tăng lên hơn đáng kể ở nhóm tuổi 18-21 với 42,2 % và ở nhóm tuổi 22-25 là 64%. Xu hƣớng có bạn trai, bạn gái dƣờng nhƣ phổ biến hơn ở khu vực thành thị với 36,8 % so với 25 % ở khu vực nông thôn. Quan hệ tình dục không phổ biến lắm trong số các bạn trẻ ở độ tuổi 14- 17. Trong số 3213 ngƣời trả lời ở nhóm tuổi này, chỉ có 8 ngƣời ở thành thị và 12 ngƣời ở nông thôn trả lời rằng họ đã có quan hệ tình dục. Điều tra Quốc gia cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở thanh thiếu niên Việt Nam là tƣơng đối muộn (khoảng 19 tuổi) so với các nƣớc phƣơng Tây và một số nƣớc châu Á khác. Trả lời của thanh thiếu niên về vấn đề tình dục trƣớc hôn nhân cho thấy nhìn chung họ không chấp nhận việc quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân. Nam thanh niên có thái độ chủ động và chấp nhận hơn là nữ thanh thiếu niên. Tùy vào một số hoàn cảnh mà quan điểm này có sự thay đổi. Nữ thanh thiếu niên chấp nhận QHTD nếu cả đôi nam nữ sẽ cƣới nhau hoặc biết cách tránh thai. Ở độ tuổi 14-17, tỷ lệ thanh thiếu niên đồng ý quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân nếu: Cả hai ngƣời đồng ý chiếm tỷ lệ 25,2 %, sẽ lấy nhau chiếm 21,3 % và biết cách tránh thai là 23,6 %. Tỷ lệ này cũng có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Một trong những đề tài có ảnh hƣởng đầu tiên đến hƣớng nghiên cứu của tác giả là đề tài: Thanh thiếu niên và các giá trị về tình yêu, hôn nhân và cách ứng xử trong cuộc sống (Hà Thị Minh Khƣơng, 2010). Trong nghiên cứu này, tác giả Hà Thị Minh Khƣơng quan tâm nhiều tới quan điểm của thanh niên với một số giá trị trong tình yêu, hôn nhân, gia đình, cách ứng xử trong cuộc sống. Bài viết chủ yếu phân tích dựa vào số liệu cuộc điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên tại Hà Nội năm 2006. Nghiên cứu sử dụng một số chỉ báo đƣợc đặt ra 4
  13. trong bảng hỏi bằng các tình huống cụ thể để xem xét, định hƣớng giá trị về tình yêu, hôn nhân của thanh thiếu niên. Các tình huống gồm có: - Ngƣời li dị sẽ bị mất thể diện trƣớc mọi ngƣời - Trong một số trƣờng hợp, chồng đánh vợ là chấp nhận đƣợc - Dù chồng thành công hay thất bại, phụ nữ vẩn nên sát cánh bên chồng - Phụ nữ không nên là ngƣời tỏ tình trƣớc. Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, thực hiện khảo sát thanh thiếu niên độ tuổi 15-24 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số giá trị truyền thống vẩn đang đƣợc thanh thiếu niên coi trọng nhƣ sự thủy chung, chia sẻ trong hoạn nạn, phẩm chất khiêm tốn và nhã nhặn trong ứng xử. Những giá trị mới đang đƣợc định hình và phát triển trong nhóm thanh thiếu niên nhƣ phản đối việc đánh vợ trong bất kì hoàn cảnh nào, không coi li dị nhƣ một hành vi gắn với đạo đức, đồng tình với việc phụ nữ có thể là ngƣời tỏ tình trƣớc.Cụ thể, với quan điểm của thanh thiếu niên về tình yêu, tác giả đƣa ra 2 nhận định: “Phụ nữ không nên là người tỏ tình trước” và “dù chồng thành công hay thất bại phụ nữ vẩn nên sát cánh bên chồng”. Kết quả cho thấy chỉ có 44% ý kiến đồng ý với nhận định “Phụ nữ không nên là người tỏ tình trước”, tỷ lệ không đồng ý là 20,4 %. Đối với nhận định “dù chồng thành công hay thất bại phụ nữ vẩn nên sát cánh bên chồng” có 93,9 % đồng ý với nhận định này, 5,3 % không đƣa ra ý kiến và chƣa đến 1% không đồng ý. Có thể thấy, trong lĩnh cực tình yêu, đề tài này chỉ quan tâm đến 2 giá trị về tình yêu của thanh niên đƣợc thể hiện trong 2 tình huống cụ thể, chƣa có tìm hiểu về quan điểm, định nghĩa của đối tƣợng về khái niệm tình yêu. Đây là bài viết dựa trên số liệu phân tích từ cuộc điều tra tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên tại Hà Nội năm 2006, do vậy, những tình huống đƣa ra để tìm hiểu quan điểm của thanh niên về giá trị trong tình yêu có thể chƣa phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. 5
  14. Bài viết khuôn mẫu lựa chọn bạn đời ở Việt Nam: Truyền thống và hiện đại của Nguyễn Hữu Minh, 2012 cho thấy: Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời từ truyền thống đến hiện đại có sự thay đổi từ “môn đăng hộ đối” về gia đình sang sự tƣơng hợp về cá nhân. Lớp trẻ quan tâm đến sự phù hợp của những ngƣời tham gia kết hôn hơn là vị thế của hai bên gia đình. việc lựa chọn bạn đời chƣa hoàn toàn chuyển đổi sang khuôn mẫu chỉ dựa trên cơ sở của đặc trƣng cá nhân. Trong thực tế vẫn có một bộ phận dân cƣ tiếp tục nhấn mạnh đến mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng xã. Chẳng hạn, khoảng 30% số ngƣời quan tâm đến những điều kiện liên quan đến gia đình quê hƣơng nhƣ "gia đình nề nếp", "đồng hƣơng" hay "lý lịch trong sạch". Cũng nói về sự thay đổi tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời từ truyền thống sang hiện đại, Lê Ngọc Văn, 2011 cho rằng “có thể nhận thấy 2 xu hƣớng chuyển đổi của tiêu chuẩn lựa chọn hôn nhân ở nông thôn Việt Nam hiện nay đó là “xu hƣớng tiếp nối những tiêu chuẩn truyền thống và xu hƣớng hình thành những tiêu chuẩn mới”. Có thể thấy, những tiêu chuẩn truyền thống của ngƣời vợ vẩn đƣợc đƣa ra nhƣ đảm đang, tính cách nhẹ nhàng, hiền hòa, hi sinh cho chồng con vẩn đƣợc đề cao. Trong khi đó, ngƣời chồng đƣợc kì vọng là ngƣời có tài hơn vợ, biết làm kinh tế, gƣơng mẫu.. Nhƣng tiêu chuẩn mới đƣợc hình thành bao gồm: Xu hƣớng coi trọng tiêu chuẩn về kinh tế và nghề nghiệp. “Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra mạnh mẽ ở nông thôn trong thời kì Đổi mới có lẽ đã giúp cho người nông dân nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của tiền bạc trong cuộc sống gia đình” Trong bài viết Quyền tự do lựa chọn bạn đời ở một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng: truyền thống và biến đổi, tác giả cũng đề cập đến những yếu tố quyết định đến quyền tự do lựa chọn bạn đời của cá nhân là loại hình gia đình gốc, tôn giáo, nơi lớn lên, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Theo đó, những ngƣời không từng sống trong các gia đình nhiều thế hệ khi trƣởng thành có nhiều khả năng tự do lựa chọn bạn đời hơn những ngƣời khác. Bài viết của Nguyễn Đức Chiện (2008) cho thấy sự chuyển đổi kết hôn ở nông thôn Việt Nam trƣớc và sau đổi mới đang diễn ra theo thiên hƣớng nghiêng về cá nhân, con cái tự chủ gặp gỡ tìm hiểu bạn đời. Điều này thể hiện là hình thức tìm 6
  15. hiểu thông qua giới thiệu của cha mẹ và ngƣời mai mối suy yếu và gia tăng hình thức tìm hiểu cùng học một trƣờng, ở nơi vui chơi giải trí và tự tìm hiểu. Mô hình quyết định kết hôn cũng đang tiến triển theo hƣớng quyền lực của cha mẹ quyết định hoàn toàn hôn nhân của con cái giảm dần, cùng với nó là tính tự chủ của con cái ngày càng gia tăng. Mô hình quyết định kết hôn điển hình hiện nay dựa trên “sự thoả thuận, thỏa hiệp để đi đến nhất trí giữa cha mẹ và con cái”; trong đó, quyền quyết định có xu hƣớng nghiêng về con cái. Theo cuộc Điều tra gia đình Việt Nam 2006, một số tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời có sự thay đổi cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. Một số giá trị về đạo đức, phẩm chất cá nhân đƣợc ƣu tiên hơn khi lựa chọn bạn đời so với các đặc trƣng gia đình. Đối với nhóm tuổi 18 - 60, ba tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời chủ yếu là: "biết cách cƣ xử/đạo đức tốt" có 62,6% ngƣời trả lời chọn; "biết cách làm ăn" là 33,9%; và "khoẻ mạnh" là 33,5%. Các tiêu chuẩn này đƣợc cả nam và nữ lựa chọn và tƣơng đối ổn định qua các nhóm kết hôn ở các thời kỳ khác nhau, từ trƣớc năm 1975 tới 2006. Trong khi đó, tiêu chuẩn "gia đình nề nếp" chỉ có 16% ngƣời trả lời lựa chọn; "có lý lịch trong sạch" là 3,4%; và "đồng hƣơng, cùng quê" là 7,9%. Định hƣớng trong việc lựa chọn bạn đời của thanh thiếu niên nói chung và Hà Nội nói riêng đã đƣợc sự quan tâm của công chúng. Điều đó thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu nhƣ bài viết “Hoàn cảnh tìm hiểu bạn đời và quyết định kết hôn của các thế hệ trẻ ngày nay” của Lê Thi trên tạp chí Gia đình và giới năm 2009. Tác giả đã nghiên cứu và khẳng định quyền tự do trong quyết định hôn nhân theo mô hình con cái tự do lựa chọn và quyết định nhƣng có sự đồng ý của bố mẹ. Bên cạnh đó tác giả còn khám phá ra sự đa dạng trong hình thức, hoàn cảnh tìm hiểu bạn đời “tự tìm hiểu, ngƣời cùng làng, cùng phố, cùng trƣờng, gần nơi làm việc, bạn bè giới thiệu, có ngƣời mai mối, ở nơi vui chơi giải trí, do sự sắp đặt của gia đình. Cũng trong tạp chí Nghiên cứu con ngƣời số 5 năm 2008, tác giả có đề cập đến tiêu chuẩn chọn bạn đời của thế hệ trẻ Việt Nam ở thành phố và nông thôn hiện nay dựa trên một số phẩm chất của bạn đời nhƣ: tƣ cách đạo đức, nghề nghiệp, sức khỏe, học vấn, ngoại hình, hoàn cảnh gia đình xuất thân của ngƣời bạn đời. 7
  16. “Định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên”, Nguyễn Văn Lượt, Nguyễn Đỗ Hồng Nhung, bài đăng Tạp chí Tâm lý học, 2010 đƣợc thực hiện với 286 sinh viên đang ở trong Kí túc xá Mễ Trì. Đề tài đề cập đến quan niệm về hôn nhân dựa trên các phƣơng diện: quan niệm của sinh viên về bản chất hôn nhân, thời điểm kết hôn, ngƣời quyết định chính trong cuộc hôn nhân. Nghiên cứu cho thấy rằng, những quan niệm về hôn nhân của sinh viên vẫn đề cao những giá trị truyền thống. Sự định hƣớng trong hôn nhân của sinh viên đƣợc bàn đến qua: sự định hƣớng về những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời (bao gồm: học vấn, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ngoại hình của bạn đời tƣơng lai. Cũng nghiên cứu về quan điểm của thanh niên Hà Nội về tình yêu nhƣng lại quan tâm nhiều hơn tới đối tƣợng là thanh niên công giáo. Bùi Phƣơng Thanh (2013) nghiên cứu về quan điểm tình yêu của thanh niên theo đạo Thiên Chúa giáo ở giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích. Tác giả dựa trên việc đƣa đánh giá mức độ đồng ý với những khái niệm, chỉ báo khác nhau về tình yêu nhƣ tình yêu là sự cuốn hút về tâm hồn, thể xác; tình yêu không phân biệt địa vị xã hội, tình yêu theo quan niệm”lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ”. Kết quả cho thấy, các khái niệm đều nhận đƣợc sự đồng tình cao (Giá trị trung bình > 3, với 5 mức độ: hoàn toàn không đồng ý (1), không đồng ý (2), không có ý kiến (3),đồng ý (4), hoàn toàn đồng ý (5)), trong đó quan niệm “tình yêu không phân biệt địa vị xã hội” nhận đƣợc sự đồng tình cao nhất. Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu quan điểm của thanh niên theo đạo Thiên chúa về quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân thông qua các chỉ báo nhƣ: QHTD an toàn trƣớc hôn nhân là để tìm hiểu sự hòa hợp trong đời sống vợ chồng; tình yêu phải gắn liền với tình dục, trong tình yêu chân thành không có QHTD trƣớc hôn nhân…Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tất cả quan niệm thì quan niệm “trong tình yêu chân thành không có QHTD trƣớc hôn nhân” đƣợc thanh niên đồng tình cao. Theo tác giả Lê Thái Thị Băng Tâm thì tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của nam nữ thanh niên “chịu ảnh hưởng lớn từ gia đình và bạn bè. Các bạn trẻ học được những quan điểm, thái độ. Sự cảm nhận, định kiến trong việc lựa chọn bạn đời từ cha mẹ và anh em trong gia đình.Chúng còn bị hạn hữu, chi phối trong cách tìm, 8
  17. cách tiếp cận, cách chọn lọc qua sự góp ý, nhận xét chê bai. Trong nhiều trường hợp bạn bè có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn bạn đời của nam nữ thanh niên” (Lê Thái Thị Băng Tâm, 2012). Bên cạnh đó tác giả còn đƣa ra những giới hạn mà Xã hội đề ra trong lựa chọn bạn đời bao gồm: “Khung cảnh xã hội”, “Quan hệ thân thuộc”, “Các nhân tố giữa cá nhân với nhau trong lựa việc chọn bạn đời”, “một số yếu tố khác: tài sản, địa vị, cá tính, tính thuần nhất của vợ chồng. Trong bài viết về nhận thức về tình yêu tuổi học trò của học sinh THPT đăng trên tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới của Lê Minh Thiện - Đỗ Duy Hƣng, 2009 kết quả cho thấy hầu hết đa số học sinh phổ thông đã có cái nhìn đúng đắn về tình yêu và chọn cho mình những hƣớng đi khác nhau để vừa yêu vừa học tốt. Bài viết khẳng định gia đình và nhà trƣờng đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng và giáo dục tình cảm cho học sinh. Phƣơng pháp nghiên cứu của nhóm tác giả này là: phỏng vấn sâu, quan sát, thực nghiệm phát hiện (đƣa ra tình huống), thống kê toán học. Trong phần kiểm tra nhận thức của các em học sinh về tình yêu chân chính, xếp loại thứ tự ƣu tiên của các em về biểu hiện của tình yêu chân chính lần lƣợt là: Thông cảm, tôn trọng nhau; yêu chân thành, không vụ lợi; hi sinh, giúp đỡ nhau; tin tƣởng nhau; hòa hợp về tâm hồn; thủy chung. Nhìn chung các em học sinh THPT có cái nhìn tƣơng đối đúng đắn về một tình yêu chân chính. Cũng nghiên cứu về tình yêu nhƣng tác giả Bùi Thị Hƣơng Trầm, 2012 trong bài viết “tình yêu trong hôn nhân” đề cập đến tình yêu, sự thay đổi tình yêu của các cặp vợ chồng sau những năm chung sống và các yếu tố tác động tới sự thay đổi đó. Tác giả Trần Thị Phụng Hà, Nguyễn Ngọc Lệ, 2014 trong tạp chí khoa học, trƣờng đại học Cần Thơ quan tâm đến đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài là thu thập dữ liệu sơ cấp bằng các phƣơng pháp nhƣ quan sát, so sánh, phỏng vấn sâu và phỏng vấn theo bảng hỏi. Kết quả về quan điểm của sinh viên về tình yêu cho thấy, phần lớn sinh viên cho rằng họ yêu nhau vì lẽ tự nhiên, vì tình yêu xuất phát từ tình cảm chân thật, không vụ lợi (54%), số còn lại quan niệm họ yêu nhau vì mong muón có chỗ dựa, một số khác theo phòng trào, đƣợc an toàn về vật chất, thỏa mãn tình dục. Quan niệm về sống thử của sinh viên cũng không có sự khác biệt rõ giữa 2 9
  18. ý kiến là đồng ý và không đồng ý (47,6 % và 48,2 %). Trong quan điểm về hôn nhân gia đình: Thời điểm kết hôn đƣợc các sinh viên lựa chọn là khi có nghề nghề nghiệp ổn định chiếm 82,9 %. Nghiên cứu còn đƣa ra một số tiêu chí trong hôn nhân nhƣ thái độ của sinh viên về ngƣời bạn đời từng có quan hệ tình dục…Nhƣ vậy, có thể thấy, một số tiêu chí về tình yêu, hôn nhân trong nghiên cứu chƣa thấy rõ đƣợc một cách cụ thể quan, điểm, định hƣớng của sinh viên về tình yêu, hôn nhân, gia đình. Định hƣớng giá trị tình yêu, hôn nhân trong đề tài: “Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị của thanh niên Bạc Liêu hiện nay” Lâm Thị Sang, 2013 cho thấy: tiêu chuẩn khi chọn ngƣời yêu (vợ, chồng) lý tƣởng của thanh niên Bạc Liêu: Thanh niên xác định các tiêu chuẩn rất quan trọng là đạo đức (93%) là rất quan trọng. Để cùng gánh vác, lo lắng và xây dựng một tƣơng lai hạnh phúc thì điều cũng rất quan trọng là sức khỏe tốt (88,7%); Khi tìm hiểu về hôn nhân, gia đình thì có đến 91,5% tán thành quan niệm tình là cơ sở chủ yếu của hôn nhân, có đến 61,4% thanh niên cho rằng yếu tố gia đình giàu có, có vị thế cao là không quan trọng, có 64,8% không tán thành quan niện hôn nhân phải “môn đăng hộ đối“ và 60,8% không tán thành ý kiến kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài sẽ ổn định về kinh tế. Định hướng giá trị của sinh viên hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Đạt, 2014 đề cập đến quan điểm của sinh viên về giá trị trong 3 lĩnh vực: tình bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình. Trong bài viết tác giả đƣa ra quan niệm của sinh viên về tình yêu, những phẩm chất trong tình yêu nhƣ chung thủy, sẽ chia, yêu thƣơng và những tiêu chuẩn quan trọng với ngƣời bạn đời trong tƣơng lai nhƣ là ngƣời yêu mình tha thiết, tự lập, thông minh, gia đình nề nếp, giàu có…Kết quả cho thấy, về phẩm chất của ngƣời bạn đời, sinh viên lựa chọn phẩm chất chung thủy và tiêu chuẩn là ngƣời yêu mình tha thiết chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng, 2011, nghiên cứu về thái độ của thanh thiếu niên Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Dựa trên kết quả điều tra Thanh niên và vị thành niên Việt Nam lần thứ 2 năm 2008 (SAVY2) và điều tra gia đình Việt Nam 2006 để phân tích sự biến đổi thái độ của thanh thiếu niên giữa 2 cuộc khảo 10
  19. sát. Các tiêu chí để đo thái độ của thanh thiếu niên về một số giá trị liên quan đến hôn nhân và gia đình đƣợc tìm hiểu thông qua thái độ chấp nhận của họ với 4 nội dung: 1) Nam nữ sống chung mà không đăng kí kết hôn; 2) Phụ nữ không lấy chồng nhƣng sinh con; 3) Sống độc thân; 4) Ngày nay không nhất thiết phải sinh con trai. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày dƣới 3 hình thức: phân tích mô tả, phân tích nhị biến và phân tích đa biến. Nghiên cứu cũng phân tích những yếu tố tác động tới thái độ của thanh thiếu niên thông qua các đặc trƣng về nhân khẩu học nhƣ giới tính, tuổi, trình độ học vấn, mức sống… Kết quả nghiên cứu cho thấy: thái độ chấp nhận chung sống không đăng kí kết hôn tăng lên, tỷ nam giới chấp nhận “nam nữ sống chung không đăng kí kết hôn cao hơn nữ giới (22 % so với 14,7 %). Thái độ chấp nhận hiện tƣợng phụ nữ không lấy chồng nhƣng sinh con tăng lên qua 2 cuộc điều tra năm 2006 và 2009. Cụ thể, năm 2006, tỷ lệ thanh niên từ 18-21 tuổi chấp nhận việc phụ nữ không lấy chồng nhƣng sinh con là 25,7 %. Năm 2009, tỷ lệ này là 35,6 %, cao hơn khoảng 10 điểm. 2 cuộc điều tra cho thấy, thanh niên ngày nay gia tăng ủng hộ lối sống độc thân. Có 15,5 % thanh niên chấp nhận hiện tƣợng sống độc thân, 37,9 % chấp nhận hiện tƣợng này tùy theo trƣờng hợp và 46,6 % không chấp nhận hiện tƣợng này. Tỷ lệ chấp nhận sống độc thân ở độ tuổi từ 22-25 tuổi tăng từ 26 % năm 2006 lên 47,8 % năm 2009. Một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên quan niệm nhất thiết phải có con trai. Đối với nhận định “ngày nay không nhất thiết phải sinh con trai”, có 87,4 % thanh thiếu niên chấp nhận, có 12,6 % coi trọng việc phải có con trai. Tình yêu luôn gắn liền với tình dục, quan điểm của thanh niên về tình dục trong tình yêu cũng là một chỉ báo để cho thấy quan niệm về một tình yêu thực sự. Nhiều nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề này. David R. Mace trong bài viết những vấn đề đƣơng đại của hôn nhân cho rằng: Trong nền văn hóa xa xƣa, tình dục là vấn đề chỉ đƣợc thừa nhận chính thức nhƣ một phƣơng tiện để sinh đẻ của các cặp vợ chồng, và là một sự giấu giếm không chính thức về sự bóc lột của đàn ông đối với phụ nữ…chừng nào bố mẹ hoặc những ngƣời gìa trong làng chọn vợ hay chồng thì 11
  20. sẽ chẳng có nhu cầu gặp gỡ và hình thành những quan hệ bạn bè đối với thanh niên. Nguyễn Hà Đông, 2010 phân tích số liệu của cuộc điều tra về tình dục và sức khỏe sinh sản của thanh thiếu niên Hà Nội năm 2006 ở đề tài “Thái độ của thanh thiếu niên Hà Nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân và các yếu tố tác động” để tìm hiểu về thái độ của thanh thiếu niên về quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân và các yếu tố tác động tới thái độ này. Kết quả cho thấy, thanh thiếu niên Hà Nội nhìn chung không ủng hộ quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân, nhƣng họ có cái nhìn cởi mở hơn so với các quan điểm truyền thống. Tỷ lệ ủng hộ QHTD trƣớc hôn nhân tăng lên trong trƣờng hợp có sử dụng biện pháp tránh thai. Việc chấp nhận QHTD trƣớc hôn nhân chịu ảnh hƣởng mạnh bởi yếu tố giới tính và việc họ đã có quan hệ tình dục. Nỗi lo ngại cha mẹ tức giận làm giảm mức độ đồng tình với QHTD trƣớc hôn nhân của thanh niên. Trong khi đó, việc tiếp cận tài liệu và bạn thân đã QHTD, cảm giác bị hấp dẫn bởi ngƣời khác giới làm tăng khả năng chấp nhận hành vi này. Quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân là chủ đề nghiên cứu rộng rãi trong xã hội. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về tình dục Việt Nam (Khuất Thu Hồng, 1998) đã chỉ ra sự biến đổi trong quan niệm hành vi tình dục ở Việt Nam, những ngƣời trẻ có xu hƣớng tự do hơn, họ không coi QHTD là điều cấm kị và có hiểu biết khá sớm về tình dục. Nghiên cứu về quan điểm của sinh viên về QHTD trƣớc hôn nhân Nguyễn Thị Kim Hoa và cộng sự, 2007 cũng cho thấy mức độ đồng tình của sinh viên với QHTD trƣớc hôn nhân không cao nhƣng họ vẩn có quan điểm khá thoáng và cởi mở. Nguyễn Đức Chiện, 2008 cho thấy sự biến đổi khuôn mẫu tình yêu và sự xuất hiện sống chung trƣớc hôn nhân trong thanh niên sống xa nhà. Sự thay đổi này thể hiện ở các giai đoạn khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử đất nƣớc. Thời kì 1945-1985, tình yêu ở thời gian này không thể phá triển theo hƣớng cá nhân mà phấn đấu hết mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc, đối với các bậc cha mẹ, quan hệ tình yêu mà có tình dục trƣớc hôn nhân của con gái là một việc làm không thể tha thứ vì làm nhục cả gia đình, vì vậy, bố mẹ giám sát con cái rất chặt chẽ. Môi trƣờng gặp gỡ hẹn hò của thanh niên lúc bấy giờ cũng hạn chế trong phạm vi gia đình và nơi làm việc về quyền quyết định hôn nhân, bên cạnh gia đình còn có 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2