intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

20
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng vai trò, các yếu tố tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay và đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN VŨ ANH TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG VỚI CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Mã số: 8 31 03 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ HỒNG NHUNG HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Hồng Nhung. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn VŨ ANH
  3. LỜI CẢM ƠN Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở trường Đại học Công Đoàn đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể. Lời đầu tiên, tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Công đoàn , các thầy, cô giáo trong khoa Xã hội học, khoa Sau đại học đã cho tôi một môi trường học tập, nghiên cứu thuận lợi trong suốt hai năm học tập vừa qua. Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới TS. Lê Thị Hồng Nhung – Trường Đại học Công Đoàn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển của tôi trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát, để tôi có thể thực hiện luận văn này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Ban Chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là nơi tôi công tác trong thời gian làm luận văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất để tôi được tham gia học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, gia đình, bạn bè, đồng chí đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng, biểu MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 6. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 7 7. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu .................................................... 7 8. Khung lý thuyết ............................................................................................... 8 9. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 9 Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG VỚI CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM ............................ 10 1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm truyền thông đại chúng .......................................................... 10 1.1.2. Khái niệm quyền trẻ em .......................................................................... 13 1.1.3. Khái niệm vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác thực hiện quyền trẻ em ...................................................................................................... 15 1.2. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu ........................................................ 16 1.2.1. Lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson ....... 16 1.2.2. Thuyết về mạng lưới xã hội của Mark Granovetter ................................ 18 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về vai trò của truyền thông đại chúng và về công tác thực hiện quyền trẻ em ............................. 21 1.4. Đặc điểm của địa bàn ............................................................................... 25
  5. 1.4.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội của thành phố Thanh Hóa ............... 25 1.4.2. Tình hình công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay ..................................................................................................................... 28 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 34 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG VỚI CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA HIỆN NAY ............................................................................................... 35 2.1. Khái quát tình hình truyền thông về đề tài trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay .................................................................................................... 35 2.1.1. Thực trạng tình hình truyền thông về đề tài trẻ em ở thành phố Thanh Hóa .................................................................................................................... 35 2.1.2. Sự tham gia của trẻ em trên truyền thông đại chúng .............................. 37 2.2. Vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa trong công tác thực hiện quyền trẻ em ............................................................................. 46 2.2.1. Vai trò thông tin, tuyên truyền, vận động và giáo dục về công tác thực hiện quyền trẻ em .............................................................................................. 46 2.2.2. Vai trò giám sát về công tác thực hiện quyền trẻ em .............................. 52 2.2.3. Vai trò thể hiện dư luận xã hội ................................................................ 57 2.2.4. Vai trò giải trí cho trẻ em ........................................................................ 60 2.3. Đánh giá của công chúng về vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa trong thực hiện quyền trẻ em .................................. 64 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 70 Chƣơng 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG; XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VAI TRÕ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG THÀNH PHỐ THANH HÓA VỚI CÔNG TÁC THỰC HIỆN ......................... 71 3.1. Các yếu tố tác động đến vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa với công tác thực hiện quyền trẻ em hiện nay .................. 71 3.1.1. Tác động của sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương ...... 71
  6. 3.1.2. Tác động của chính sách, pháp luật về truyền thông đại chúng và quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa .......................................................................... 74 3.1.3. Tác động của các cơ quan truyền thông và các hoạt động truyền thông 77 3.2. Xu hƣớng biến đổi vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa với công tác thực hiện quyền trẻ em thời gian tới ................... 80 3.3. Giải pháp cải thiện và nâng cao vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa trong thực hiện quyền trẻ em .................................. 83 3.3.1. Đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý .................................................... 83 3.3.2. Đối với công chúng ................................................................................. 85 3.3.3. Đối với cơ quan truyền thông đại chúng ................................................. 85 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 94 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ UBDN Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân TTĐC Truyền thông đại chúng UNICEF United Nations International Children's Emergency Fund - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ Bảng Bảng 2.1. Kết quả điều tra việc trao đổi thông tin của công chúng trẻ em với các cơ quan truyền thông của thành phố Thanh Hóa ............................................ 38 Bảng 2.2. Kết quả điều tra tần suất việc được bộc lộ quan điểm của trẻ em thành phố Thanh Hóa trên các kênh truyền thông đại chúng .............................. 40 Bảng 2.3. Kết quả điều tra về nhận thức đúng các quyền trẻ em trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam của công chúng trẻ em............................................................... 41 Bảng 2.4. Nhận thức của công chúng về trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em .......... 44 Bảng 2.5. Mức độ theo dõi các sản phẩm truyền thông về trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa của công chúng người lớn .............................................................................................................. 47 Bảng 2.6. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò thông tin, tuyên truyền, vận động và giáo dục với công tác thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa .................................................................................................. 51 Bảng 2.7. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò giám sát với công tác thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa ...................................................... 54 Bảng 2.8. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò thể hiện dư luận xã hội với công tác thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa ...................... 59 Bảng 2.9. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò giải trí cho trẻ em với công tác thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa.................................... 60 Bảng 2.10. Việc áp dụng những vấn đề đã xem trên các kênh truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa về quyền trẻ em vào cuộc sống hàng ngày của công chúng trẻ em ............................................................................... 63
  9. Bảng 2.11. Kết quả điều tra mức độ thỏa mãn của công chúng người lớn với thông tin về quyền trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa ........................................................................................... 65 Bảng 2.12. Kết quả điều tra về các phương tiện TTĐC ngoài tỉnh công chúng người lớn theo dõi để có thêm thông tin về quyền trẻ em .................................... 66 Bảng 2.13. Kết quả điều tra mức độ ứng dụng thông tin về quyền trẻ em vào cuộc sống của công chúng người lớn, theo từng cơ quan truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa ...................................................................... 68 Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Kết quả điều tra nhận thức về bổn phận của công chúng trẻ em ........... 45 Biểu đồ 2.2. Kết quả điều tra tỉ lệ theo dõi các chương trình dành cho trẻ em trên Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa của công chúng trẻ em........... 62 Sơ đồ Sơ đồ 1.1. Mô hình truyền thông chu kỳ của Roman Jakobson ................................. 17
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, Truyền thông đại chúng (Mass Communication) có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Truyền thông đại chúng là công cụ quản lý và tổ chức xã hội một cách khoa học. Trong xã hội ngày nay, truyền thông đại chúng trở thành một trong những tác nhân xã hội hóa phi chính thức quan trọng. Là công cụ mà Đảng và Nhà nước ưu tiên trong công tác tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em.Ngày 20 tháng 2 năm 1990, Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và là quốc gia đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Đây là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện rõ lập trường, quan điểm nhất quán của Đảng, việc phê chuẩn Công ước trên tạo ra cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ trẻ em tại Việt Nam.Qua nhiều năm thực hiện Công ước thì Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bên cạnh đó là lần đầu ban hành Luật trẻ em năm 1991 cùng với những lần sửa đổi bổ sung vào năm 2004 và 2018 giúp đạt được những thành quả quan trọng, được Nhân dân trong nước nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung đánh giá cao. Tuy đã có các thiết chế pháp luật bảo vệ trẻ em, nhưng thực tế xã hội vẫn tồn tại những vi phạm quyền trẻ em như: bạo hành, xâm hại, không được chăm sóc đầy đủ về y tế, sức khỏe… Truyền thông đại chúng tích cực tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân và cộng đồng thực hiện đúng quyền trẻ em, đưa ra ánh sáng các vụ bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em gây chấn động trong thời gian gần đây. Bên cạnh những mặt tích cực, đôi khi quyền trẻ em chưa được các phương tiện truyền thông đại chúng tuyên truyền thấu đáo, đầy đủ, vì thế đã có những cách hiểu sai, có những hành xử không đúng trong quá trình triển khai thực hiện. Đôi khi, chính truyền thông đại chúng lại vô tình vi phạm quyền trẻ em khi lạm dụng, sử dụng câu chuyện, hình ảnh trẻ em nhằm “giật title, câu wiew”, không quan tâm tới nỗi đau của những trẻ em đó.
  11. 2 Vậy, truyền thông đại chúng có vai trò gì để thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em? Đánh giá của công chúng về vai trò của truyền thông đại chúng trong việc thực hiện quyền trẻ em ra sao? Những yếu tố nào tác động đến vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em và xu hướng biến đổi của nó? Ở Việt Nam vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn dưới góc độ tiếp cận của xã hội học về vai trò của truyền thông đại chúng với thực hiện quyền trẻ em. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Truyền thông đại chúng đã trở thành đối tượng nghiên cứu của xã hội học từ những năm đầu thế kỉ XX. Tại Việt Nam những năm gần đây có khá nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Các nhà xã hội học trong nước nghiên cứu về truyền thông đều khẳng định vai trò cực kì quan trọng trong đời sống xã hội của truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, các nghiên cứu mang tính chất lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng không nhiều, việc nghiên cứu các tác phẩm liên quan sẽ làm tiền đề, cơ sở cho đề tài này. Nguyễn Thị Vân Anh (1998), “Những yếu tố văn hoá - xã hội ảnh hưởng tới việc tiếp nhận hiệu quả chương trình truyền thông dân số của phụ nữ dân tộc thiểu số ở một số xã miền núi phía Bắc”. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự xuất hiện hình ảnh phụ nữ hay nam giới trên Truyền thông đại chúng còn mang nhiều định kiến giới, gắn với các quan niệm vai trò truyền thống, củng cố, khuyến khích các hành vi giới. Những bài viết, ngôn ngữ, hình ảnh minh họa trên Truyền thông đại chúng ít nhiều phản ánh và khắc sâu thêm khuôn mẫu về sự khác biệt giới, sự kỳ thị giới, làm cơ sở cho nghiên cứu về Vai trò của Truyền thông đại chúng lên trẻ em, những khuyết điểm còn tồn tại, và cách ngăn chặn, tuy nhiên vì hai chủ đề cũng khác nhau đôi chút, một là nói về chủ thể phụ nữ dân tộc thiểu số ở một số xã miền núi phía Bắc, còn một bên đề cập đến trẻ em.
  12. 3 Trịnh Duy Luân và Mai Quỳnh Nam (1999) “Media portrayal of children in Vietnam, Children in the news”. Bài viết được trình bày dựa trên kết quả một cuộc khảo sát 10 tờ báo trong tháng 10/1999 và hai đài truyền hình, điều tra 200 khán giả ở Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy, các phóng viên quan tâm đến các vấn đề của trẻ em và bảo đảm các lợi ích xã hội cơ bản của trẻ em được quy định trong Công ước về quyền trẻ em (1989), các nội dung trong thách thức Oslo và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, những văn kiện ấy không phải luôn luôn được tuân thủ nghiêm ngặt. Cách đưa tin giật gân cũng xuất hiện trong các vấn đề liên quan đến tình dục, tệ nạn xã hội và bạo hành. Có thể nhận thấy “ý đồ của người lớn” trong quá trình trẻ em tham gia vào hoạt động truyền thông. Dù đã cố gắng nhưng Truyền thông đại chúng chưa phát huy hết vai trò dẫn dắt, định hướng nhận thức của nhân dân và hành động trên tinh thần Công ước về quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các văn bản này được truyền thông phổ biến một cách đơn điệu, rời rạc đến người dân ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số. Mai Quỳnh Nam (2002), “Thông điệp trẻ em trên truyền hình, báo in”. Theo Mai Quỳnh Nam, Truyền thông đại chúng được coi là thiết chế cơ bản trong xã hội hiện đại. Đã là thiết chế thì phải chuẩn mực, phải duy trì các giá trị, phải tạo dựng khuôn hình văn hóa, phải tham gia vào hoạt động tổ chức và kiểm soát xã hội. Hệ thống này phổ biến các điển hình tiên tiến, các cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm nhân rộng các khuôn mẫu xã hội tích cực. Các phương tiện truyền thông đại chúng, bằng hoạt động cung cấp thông tin đã tạo điều kiện để công chúng tham gia vào các quyết định xã hội. Đối tượng tác động của truyền thông đại chúng là công chúng xã hội, cụ thể là ý thức quần chúng. Báo chí, truyền thông tác động vào ý thức quần chúng, trước hết là tác động vào dư luận xã hội. Truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Truyền thông khơi nguồn dư luận xã hội, phản ánh dư luận xã hội, định
  13. 4 hướng và điều hòa dư luận xã hội, cùng với dư luận xã hội và bằng dư luận xã hội thực hiện chức năng giám sát xã hội. Truyền thông đại chúng không chỉ tạo nên dư luận xã hội mà dư luận xã hội cũng tác động trở lại tới hoạt động truyền thông đại chúng, đây là cơ sở quan trọng trong việc định hướng để tìm ra những ưu điểm cũng như những khuyết điểm của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em. Mai Huy Bích (2010), “Quyền trẻ em và yếu tố văn hóa”. Tác phẩm nghiên cứu con người, nghiên cứu thực tiễn vẫn chưa thực sự gắn kết với khung lý luận thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, chưa phân tích thỏa đáng mối quan hệ giữa yếu tố nhận thức, điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa với tình hình thực hiện quyền trẻ em. Các nghiên cứu cho thấy, còn nhiều bất cập trong việc ban hành và thực hiện pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội liên quan đến trẻ em, khung pháp lý liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em còn thiếu và chưa hệ thống và tình trạng vi phạm quyền trẻ em còn xảy ra. Các bất cập này có nguyên nhân chính là do điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, của các địa phương, cộng đồng và gia đình nói riêng còn thấp, chưa đủ để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2013) “Vai trò của truyền thông đại chúng trong việc thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay”. Đề tài tập trung lý giải các mối quan hệ giữa những hiện tượng liên quan đến quyền trẻ em với những biến đổi xã hội sau đổi mới đất nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực tiễn chưa thực sự gắn kết với khung lý luận thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, chưa phân tích thỏa đáng mối quan hệ giữa yếu tố nhận thức, điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa với tình hình thực hiện quyền trẻ em. Các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy bức tranh tổng thể về truyền thông đại chúng và mối liên hệ về trẻ em ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, còn ít đề tài đề cập đến vấn đề “Truyền thông đại chúng với quyền trẻ em hiện nay”, do đó tác giả lựa chọn đề tài “Truyền thông đại chúng với công
  14. 5 tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay” làm nghiên cứu của mình trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng vai trò, các yếu tố tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay và đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác thực hiện quyền trẻ em. Thứ hai: Phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng tỉnh Thanh Hóa trong công tác thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Trong đó có những đánh giá từ phía công chúng người lớn và công chúng trẻ em ở thành phố Thanh Hóa. Thứ ba: Phân tích các nhân tố tác động đến vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa trong công tác thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Đưa ra các dự báo xu hướng biển đổi vai trò. Thứ tư: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác thực hiện quyền trẻ em trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa với công tác thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Cơ quan Truyền thông đại chúng của thành phố Thanh Hóa được chọn nghiên cứu. - Công chúng thành phố Thanh Hóa (trẻ em và người lớn).
  15. 6 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: 8/2016- 8/2021. - Không gian nghiên cứu: thành phố Thanh Hóa. Đề tài nghiên cứu vai trò của các phương tiện Truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa trong công tác thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Các cơ quan Truyền thông đại chúng được chọn để nghiên cứu là: Báo Thanh Hóa in, báo Thanh Hóa điện tử, đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa (TTV), đài Truyền thanh thành phố Thanh Hóa (TPTV). Đề tài giới hạn nghiên cứu trong bốn loại hình báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử) và truyền thanh cấp huyện -thành phố (không phải là cơ quan báo chí). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi Luận văn sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi cùng với phỏng vấn bằng bảng hỏi. Phương pháp này thu thập thông tin của công chúng đánh giá vai trò của Truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em, những kỳ vọng, mong đợi của công chúng, hiệu quả của các chương trình truyền thông về quyền trẻ em trên Truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa. Phương pháp cũng đo lường nhận thức, thái độ về quyền trẻ em của các đối tượng nghiên cứu. Tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 300 người (200 công chúng người lớn - đã có con, 100 trẻ em từ 12 đến dưới 16 tuổi) trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. 5.2. Phương pháp phân tích tài liệu Tìm kiếm tài liệu có sẵn từ trên mạng, các sách báo và các đề tài nghiên cứu từ trước, cùng với các báo cáo của địa phương để nghiên cứu. 5.3. Phương pháp quan sát Dùng để tìm hiểu: việc sử dụng các phương tiện Truyền thông đại chúng của người dân; tình hình thực hiện quyền trẻ em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng; tình hình thông tin, tuyên truyền về quyền trẻ em trên truyền thông đại chúng.
  16. 7 5.4. Phương pháp tổng hợp, xử lí thông tin Thông tin thu thập sau đó được kiểm tra lại, nhất là bảng hỏi trước khi đưa vào tổng hợp số liệu. Sử dụng các công cụ của phần mềm SPSS 20, tiến hành phân tích kết quả thông tin được trình bày trên các bảng số liệu. 5.5. Phương pháp phỏng vấn sâu Giúp tác giả hiểu sâu hơn về hoạt động truyền thông, đánh giá vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa trong thực hiện quyền trẻ em, tác động của truyền thông đại chúng đến nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của người dân. Thực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu với năm công chúng người lớn và năm công chúng trẻ em. 6. Đóng góp mới của đề tài 6.1. Đóng góp mới về mặt khoa học Đề tài ứng dụng và góp phần kiểm chứng lý thuyết, phương pháp nghiên cứu xã hội học Truyền thông đại chúng và thuyết kiến tạo xã hội. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về vai trò xã hội của Truyền thông đại chúng. 6.2. Đóng góp mới về mặt thực tiễn Đề tài cho thấy bức tranh vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em, hình ảnh trẻ em trên truyền thông đại chúng và ý kiến đánh giá của công chúng. Khẳng định vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em và sự cần thiết phải tăng cường vai trò của truyền thông đại chúng trong tiến trình thực hiện quyền trẻ em. Đây là tài liệu tham khảo cho các giảng viên, sinh viên, học viên trong nghiên cứu, học tập về xã hội học truyền thông đại chúng. 7. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 7.1. Câu hỏi nghiên cứu - Truyền thông đại chúng có vai trò như thế nào với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay?
  17. 8 - Những yếu tố tác động đến vai trò của truyền thông trong công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay? 7.2. Giả thuyết nghiên cứu - Truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng, cảnh bảo những hành vi tiêu cực giúp thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em. - Chính sách pháp luật; sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; các cơ quan truyền thông là các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của truyền thông đại chúng của thành phố Thanh Hóa trong thực hiện quyền trẻ em hiện nay. 8. Khung lý thuyết Công ước quốc Chính sách, pháp luật về Đặc điểm kinh tế, tế về quyền trẻ Truyền thông đại chúng văn hoá, xã hội của em và quyền trẻ em địa phương Đặc điểm của các cơ Hoạt động truyền quan truyền thông (tôn thông (Loại hình chỉ, mục đích; cơ cấu tổ truyền thông; thời chức hoạt động) điểm truyền thông) Vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác thực hiện quyền trẻ em Thông tin, tuyên truyền Giám sát và Nơi thể hiện dư Giải trí vận động và giáo dục cảnh báo luận xã hội Hoàn thiện chính sách, Nhận thức, thái độ và hành vi pháp luật về quyền trẻ thực hiện quyền trẻ em của em. người dân người dân.
  18. 9 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận về Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay. Chương 2. Vai trò của truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay. Chương 3. Các yếu tố tác động; và đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa với công tác thực hiện quyền trẻ em.
  19. 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm truyền thông đại chúng Truyền hông là một quá trình truyền đạt thông tin. Truyền thông (communication) là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính chất xã hội. Ngay trong một bầy ong hay một bầy kiến cũng có truyền thông: đám ong thợ thường truyền đạt cho nhau những thông tin về loại hoa mà chúng tìm được cũng như về khoảng cách và phương hướng mà chúng phải rủ nhau bay tới để hút nhụy và đưa mật hoa về tổ. Trong xã hội loài người, truyền thông lại càng là một điều kiện tiên quyết để có thể hình thành nên một “xã hội” hoặc “cộng đồng”. Sở dĩ người ta có thể sống được với nhau, giao tiếp và tương tác được với nhau trước hết là nhờ vào hành vi truyền thông. Người ta gọi đây là truyền thông liên cá nhân (interpersonal communication), nghĩa là truyền đạt thông tin giữa người này với người khác. Sự truyền thông này trước hết được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết, tức là thông qua ngôn ngữ, nhưng cũng có thể thông qua cử chỉ, điệu bộ, hay hành vi để biểu tỏ thái độ hoặc cảm xúc. Vì thế, có thể có hai cách thức truyền thông: truyền thông bằng lời nói (verbal), và truyền thông không bằng lời nói (non-verbal). Người ta thường phân biệt ba loại truyền thông như sau: - Truyền thông liên cá nhân (giữa người này với người khác), - Truyền thông tập thể (tức là truyền thông trong nội bộ một cơ quan, một công ty, một tổ chức đoàn thể, hay một nhóm xã hội nào đó). - Và truyền thông đại chúng. Vậy thế nào là truyền thông đại chúng? Trần Hữu Quang quan niệm rằng truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội, gồm ba thành tố: hoạt động truyền thông; các nhà truyền
  20. 11 thông bao gồm các tổ chức và những người làm công tác truyền thông và cuối cùng là đại chúng. [14, tr.12-13]. Truyền thông đại chúng (mass communication) là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. (Trong định nghĩa này, cần chú ý đến cái vế thứ hai: một quá trình truyền thông chỉ được gọi là quá trình truyền thông đại chúng nếu nó được phát ra “thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng”). Các phương tiện truyền thông đại chúng (hay cũng còn gọi là “các phương tiện thông tin đại chúng”) (mass media) là những công cụ kỹ thuật hay những kênh mà phải nhờ vào đó người ta mới có thể thực hiện quá trình truyền thông đại chúng, nghĩa là tiến hành việc phổ biến, loan truyền thông tin ra mọi người dân trong xã hội. Ở đây, chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa hai thuật ngữ “truyền thông đại chúng” và “phương tiện truyền thông đại chúng” mà người ta thường sử dụng lẫn lộn một cách không chính xác. Nói tới các “phương tiện truyền thông đại chúng” (mass media) như báo chí, phát thanh, truyền hình... là nói tới những công cụ kỹ thuật (hay những cái kênh) để nhờ đó người ta có thể thực hiện quá trình truyền thông đại chúng. Còn khi nói tới “truyền thông đại chúng” (mass communication) là chúng ta muốn nói tới một quá trình xã hội: quá trình truyền tải thông tin ra công chúng thông qua các phương tiện ấy. Chúng ta mở ti-vi xem cô phát thanh viên đọc một bản tin hoặc coi một trận đá banh: đó là một hành vi được gọi là nằm trong quá trình truyền thông đại chúng. Thế nhưng nếu chúng ta cũng mở màn hình ti-vi, nhưng lại để coi một cuốn băng video quay cảnh đám cưới của cô em gái trong gia đình, thì hành động này lại không thể được coi là nằm trong quá trình truyền thông đại chúng, bởi một lẽ đơn giản là cuốn băng này chỉ được quay và phát trong khuôn khổ sinh hoạt gia đình mà thôi. Nhưng nếu chúng ta xem một cuốn băng viđêô đám cưới của gia đình một diễn viên điện ảnh chẳng hạn được phát trên truyền hình, thì đấy lại là một hành vi nằm trong quá trình truyền thông đại chúng. Nói cách khác, điều mấu chốt trong việc xác định xem một hành vi có nằm trong quá trình truyền thông đại chúng hay
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2