Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò giới trong gia đình buôn bán nhỏ ở Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội)
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu: Phân tích vai trò giới trong các gia đình buôn bán nhỏ thông qua một số hoạt động thực hiện các chức năng của gia đình. Đưa ra khuyến nghị mang tính giải pháp đối với các cấp chính quyền có biện pháp quản lý và hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực liên quan đến giới, bình đẳng giới. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò giới trong gia đình buôn bán nhỏ ở Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội)
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc Đại học Quốc gia Hà Nội Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn PHẠM THỊ KIM XUYẾN VAI TRŨ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH BUÔN BÁN NHỎ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI PHƢỜNG TRUNG LIỆT, QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI) Hà Nội - 2007 -1-
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn "Vai trò giới trong gia đình buôn bán nhỏ ở Hà Nội hiện nay" (Nghiên cứu trƣờng hợp phƣờng Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của TS Nguyễn Thị Kim Hoa, cô đã ủng hộ và chỉ bảo cho tôi từ khi tôi có ý tƣởng nghiên cứu và trong suốt quá trình làm luận văn với tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học và cố gắng. Tôi xin gửi tới cô lời cảm ơn sâu sắc nhất. Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy ở Khoa Xã hội học đã cho tôi những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian tôi học ở đây. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ làm việc trong Uỷ ban nhân dân phƣờng Trung Liệt và toàn thể các hộ gia đình khảo sát đã giúp cho tôi những ý kiến, những câu trả lời xác thực. Việc học tập và chuyến đi khảo sát của tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ mong muốn cũng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn học cùng khoá cao học với tôi, xin cảm ơn tất cả các bạn. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn. Học viên Phạm Thị Kim Xuyến -2-
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc MỤC LỤC Lời cảm ơn ......................................................................................................... 1 Mục lục ............................................................................................................... 3 Danh mục bảng ................................................................................................. 6 Danh mục biểu .................................................................................................. 7 Mở đầu ............................................................................................................... 8 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 8 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ..................................................... 10 2.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 10 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 10 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 10 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 11 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................... 11 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 11 4.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 11 4.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 11 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp thu thập thông tin ................................. 12 5.1 Phƣơng pháp luận ........................................................................................ 12 5.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin .................................................................. 13 5.2.1 Phƣơng pháp quan sát .............................................................................. 13 5.2.2 Phƣơng pháp phân tích tài liệu................................................................. 13 5.2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ....................................................... 14 5.2.4 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu cá nhân ....................................................... 14 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích ................................................... 15 6.1 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 15 6.2 Khung phân tích .......................................................................................... 16 -3-
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc Nội dung .......................................................................................................... 17 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................... 17 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 17 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc ................................................... 17 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc. ................................................... 19 1.2. Khái niệm then chốt: .................................................................................. 21 1.2.1 Khái niệm Vai trò ..................................................................................... 21 1.2.2 Khái niệm giới .......................................................................................... 23 1.2.3. Khái niệm Vai trò giới. ........................................................................... 24 1.2.4. Khái niệm Gia đình ................................................................................. 26 1.2.5. Khái niệm gia đình buôn bán nhỏ ........................................................... 27 1.2.6. Chức năng của gia đình ........................................................................... 27 1.3. Cách tiếp cận lý thuyết đƣợc vận dụng vào nghiên cứu: ........................... 28 1.3.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc về việc phát triển khu vực kinh tế gia đình. ................................................................................... 28 1.3.2. Lý thuyết vai trò ..................................................................................... 31 1.3.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý ....................................................................... 32 1.3.4. Lý thuyết phân công lao động ................................................................. 34 Chƣơng 2: Vai trò giới trong thực hiện các chức năng gia đình ................ 38 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và các gia đình buôn bán nhỏ ................ 38 2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................. 38 2.1.2. Đặc điểm của các gia đình buôn bán nhỏ đƣợc nghiên cứu ................... 39 2.2. Vai trò giới trong chức năng kinh tế của gia đình ..................................... 43 2.2.1 Trong hoạt động buôn bán ....................................................................... 43 2.2.2. Trong hoạt động phục vụ buôn bán ........................................................ 52 2.2.3. Hiệu quả hoạt động buôn bán ................................................................. 55 2.3. Vai trò giới trong chức năng tái sản xuất con ngƣời .................................. 58 2.3.1. Quyết định số con và thời gian sinh con ................................................. 59 2.3.2. Quyết định biện pháp kế hoạch hoá gia đình .......................................... 61 -4-
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc 2.4. Vai trò giới trong chức năng chăm sóc, giáo dục của gia đình ................. 71 2.4.1. Trong hoạt động chăm sóc gia đình ....................................................... 71 2.4.2.Trong hoạt động giáo dục con cái ............................................................ 77 2.5 Vai trò giới trong chức năng tình cảm, tinh thần của gia đình ................... 85 2.5.1 Tăng cƣờng mối quan hệ tình cảm trong gia đình ................................... 85 2.5.2 Kiểm soát, điều hoà mối quan hệ trong gia đình ..................................... 89 Kết luận và khuyến nghị .............................................................................. 91 1. Kết luận ......................................................................................................... 91 2. Khuyến nghị .................................................................................................. 93 Tài liệu trích dẫn ............................................................................................. 96 Phụ lục ........................................................................................................... 100 Bảng hỏi về vai trò giới trong gia đình buôn bán nhỏ .............................. 100 Hƣớng dẫn Phỏng vấn sâu cá nhân tại gia đình ....................................... 111 Hƣớng dẫn Phỏng vấn sâu cán bộ phụ nữ .................................................. 111 -5-
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc DANH MỤC BẢNG Bảng 1 : Sở hữu nhà ở và thời gian kết hôn (%) .................................................. 41 Bảng 2: Sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào công việc buôn bán (%) ....... 43 Bảng 3: Sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động buôn bán theo địa điểm cửa hàng (%) ........................................................................................................ 51 Bảng 5: Tƣơng quan giữa thời gian buôn bán với tiền tiết kiệm (%) .................. 56 Bảng 4: Ngƣời làm việc nhà và buôn bán khi ngƣời phụ nữ nghỉ sinh (%) ....... 70 Bảng 5: Tỷ lệ ngƣời làm buôn bán thay vợ khi sinh đối chiếu với địa điểm buôn bán của gia đình .......................................................................................... 70 Bảng 6: Sự đảm nhận chính trong các công việc nội trợ hàng ngày (%) ............ 74 Bảng 7: công việc chăm sóc con (%) .................................................................. 75 Bảng 8: Quyết định việc học tập, hƣớng nghiệp cho con cái (%) ...................... 77 Bảng 9: Những khó khăn trong việc dạy con (%)................................................ 81 Bảng 10 : Tƣơng quan gia đình gặp khó khăn khi dạy con với địa điểm buôn bán khác nhau (%) ................................................................................................ 82 Bảng 11: Lo lắng đối với con cái hiện nay (%) .................................................. 84 Bảng 12: Tƣơng quan số bữa ăn chung của cả gia đình với địa điểm buôn bán (%) ........................................................................................................ 87 Bảng 14: Những hoạt động trong thời gian rỗi .................................................... 88 Bảng 15: Ngƣời điều hoà mối quan hệ trong gia đình (%) .................................. 89 Bảng 16 : Ngƣời trò chuyện với con cái (%) ....................................................... 90 -6-
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 1: Tƣơng quan theo nhóm tuổi của phụ nữ trong việc thực hiện công việc buôn bán ...................................................................................................... 49 Biểu đồ 2: Sự tham gia của hai vợ chồng vào các công việc buôn bán theo nhóm tuổi của vợ ................................................................................................ 50 Biểu đồ 3: Ngƣời đi vay vốn ............................................................................... 52 Biểu đồ 4: Nguồn vay vốn .................................................................................. 53 Biểu đồ 7: Tỷ lệ phụ nữ và nam giới quyết định nạo hút thai ............................ 66 Biểu đồ 8: Tổ chức bữa ăn .................................................................................. 86 -7-
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), nƣớc ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Một trong những sự đổi mới tƣ duy quan trọng nhất là quan điểm kinh tế thị trƣờng, về phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân, tạo đà phát triển kinh tế gia đình. Sự thay đổi này tạo ra động lực mạnh mẽ trong hành động của mọi ngƣời dân và góp phần đáng kể làm biến đổi bộ mặt kinh tế của đất nƣớc. Với quan điểm này, cộng đồng đã vƣợt qua cái nhìn định kiến về "con buôn" của nhóm thƣơng nhân vốn dai dẳng tồn tại qua các thời kỳ lịch sử phong kiến, trong cơ chế kinh tế bao cấp, để đi tới thực sự nhìn nhận họ nhƣ một nhóm xã hội với vị thế và vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, trong những bƣớc hội nhập về mọi mặt ra thế giới của đất nƣớc Việt Nam. Trong xu thế biến đổi đó phải kể tới sự khởi sắc của hoạt động buôn bán, kinh doanh ở các hộ gia đình. Chức năng kinh tế của gia đình bị lu mờ trong thời kỳ nền kinh tế tập trung bao cấp thì nay đã đƣợc khôi phục, đƣợc thừa nhận và khuyến khích phát triển. Kinh tế gia đình đƣợc công nhận là một trong 6 thành phần kinh tế cơ bản của hệ thống kinh tế quốc dân. Khu vực kinh tế này thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trƣởng của kinh tế quốc dân hàng năm. Gia đình ngày càng khẳng định là đơn vị kinh tế năng động, hiệu quả. Từ chỗ chủ yếu là đơn vị tiêu thụ, gia đình chuyển sang đơn vị sản xuất và tự hoạch toán với những thay đổi tất yếu trong sự vận hành của thiết chế này. Sự biến đổi kinh tế- xã hội nhƣ vậy kéo theo những biến đổi trong gia đình, có thể thấy rằng việc làm giàu đã đem lại những thành quả tốt đẹp cho gia đình, tuy nhiên bên cạnh những thành quả kinh tế tốt đẹp, gia đình đã gặp -8-
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc phải những vấn đề cần giải quyết, nhƣ sự biến đổi vai trò của các thành viên trong gia đình, giáo dục gia đình, xung đột gia đình… Đã có nhiều công trình nghiên cứu xã hội học với quy mô lớn nhỏ khác nhau về mọi khía cạnh của đời sống gia đình, ở các vùng miền khác nhau, ở các loại hình gia đình khác nhau, nhƣ gia đình nông thôn, gia đình miền núi, gia đình công nhân, gia đình nông dân, gia đình trí thức… Gia đình buôn bán nhỏ là loại hình gia đình phát triển rất mạnh mẽ trong những năm vừa qua, và có xu hƣớng mở rộng số lƣợng hơn nữa trong thời gian tới. Nhóm gia đình này có những đặc trƣng chung nhƣ mọi gia đình khác, tuy nhiên, tính chất buôn bán đã tạo ra một số khác biệt nhƣ tính chất tự do trong lao động, tự hạch toán kinh tế gia đình, tự do cả theo nghĩa họ không là hội viên, đoàn viên của các tổ chức hội, đoàn thể xã hội nào. Phụ nữ và nam giới trong gia đình này tạo thu nhập cho gia đình bằng hoạt động buôn bán hàng ngày của mình. Những nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vai trò giới trong các gia đình buôn bán nhỏ còn rất ít. Chính vì vậy việc chọn đề tài này là chúng tôi muốn tìm hiểu vai trò giới trong gia đình buôn bán nhỏ mong rằng góp phần vào việc hiểu biết chung về vấn đề giới và gia đình ở Việt Nam. Trong những gia đình buôn bán nhỏ, vai trò giới có chịu tác động, ảnh hƣởng của tính chất nghề nghiệp hay không, vai trò giới trong việc thực hiện các chức năng kinh tế, giáo dục con cái, tái sản xuất con ngƣời cũng nhƣ trong việc đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình thế nào? Để trả lời những câu hỏi này cần có những khảo sát, nghiên cứu làm rõ. Bản thân ngƣời thực hiện luận văn này rất yêu thích những vấn đề liên quan đến giới và gia đình. Từ những lý do đó, luận văn mong muốn làm rõ thực trạng vai trò giới trong gia đình buôn bán nhỏ qua khảo sát thực tế tại phƣờng Trung Liệt thuộc -9-
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc quận Đống Đa - Hà Nội, mong góp phần cải thiện quan hệ giới trong gia đình nói chung và gia đình buôn bán nói riêng và thực hiện chủ trƣơng chính sách bình đẳng giới, tiến bộ của xã hội của Đảng và Nhà nƣớc ta. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 2.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu Vai trò giới trong gia đình buôn bán nhỏ từ hƣớng tiếp cận xã hội học để tìm hiểu, nhận diện sự tham gia và quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới vào thực hiện các chức năng gia đình. Trên cơ sở đó đề tài làm rõ hiện trạng vai trò giới trong nhóm gia đình buôn bán nhỏ ở Hà Nội trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng. Những kết quả và thông tin thu đƣợc có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân, tổ chức quan tâm đến lĩnh vực này. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ những kết quả nghiên cứu, hy vọng luận văn này sẽ đƣa ra đƣợc những khuyến nghị hữu ích tới những những ngƣời lập chính sách và thực hiện chính sách để họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm cho nam giới và phụ nữ trong các gia đình buôn bán nhỏ, đặc biệt là những ngƣời phụ nữ hiểu rõ hơn vai trò mà họ đang đảm nhận, những vƣớng mắc mà họ đang gặp phải trong việc thực hiện vai trò của mình, từ đó giúp đỡ họ nâng cao địa vị, giảm thiểu những xung đột vai trò nảy sinh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Phân tích vai trò giới trong các gia đình buôn bán nhỏ thông qua một số hoạt động thực hiện các chức năng của gia đình - 10 -
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc - Tìm hiểu tác động của hoạt động buôn bán đến việc thực hiện các vai trò của phụ nữ và nam giới . - Đƣa ra khuyến nghị mang tính giải pháp đối với các cấp chính quyền có biện pháp quản lý và hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực liên quan đến giới, bình đẳng giới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài: Vai trò; vai trò giới, giới, gia đình; gia đình buôn bán nhỏ; chức năng của gia đình - Phân tích thực trạng thực hiện vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất của gia đình buôn bán nhỏ. - Đề xuất khuyến nghị cho các cấp chính quyền nhằm nâng cao địa vị của ngƣời phụ nữ trong gia đình tạo điều kiện cho phụ nữ vừa làm tốt vai trò kinh tế, vừa giữ gìn hạnh phúc gia đình và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò giới trong các gia đình buôn bán nhỏ 4.2. Khách thể nghiên cứu Phụ nữ (ngƣời vợ) và nam giới (ngƣời chồng) trong các gia đình buôn bán nhỏ. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này đi vào tìm hiểu vai trò giới trong hoạt động sản xuất và tái sản xuất của gia đình, không đi vào tìm hiểu vai trò giới trong hoạt động cộng đồng. Với khuân khổ một luận văn không có điều kiện tìm hiểu vai trò giới trong tất cả các hoạt động sản xuất và tái sản xuất của gia đình mà chỉ tìm hiểu, phân tích vai trò giới trong một số hoạt động tiêu biểu . Trên cơ sở đó đƣa ra kết luận trong khuôn khổ các nội dung nghiên cứu. Mặt khác, luận văn - 11 -
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc chỉ mới có điều kiện khảo sát gia đình làm nghề buôn bán nhỏ tại đô thị với số lƣợng mẫu không lớn, chƣa có sự so sánh nhiều chiều và chƣa thể đại diện cho cho các hộ gia đình buôn bán nhỏ. Phạm vi không gian nghiên cứu: Phƣờng Trung Liệt, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Phạm vi thời gian nghiên cứu: năm 2007 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp thu thập thông tin 5.1 Phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng trong xã hội không có hiện tƣợng, sự vật nào tồn tại độc lập, tách biệt nhau mà chúng liên kết chặt chẽ với nhau; hiện tƣợng, sự vật này tác động và chịu tác động của hiện tƣợng, sự vật kia, đồng thời chúng còn chuyển hoá lẫn nhau: “Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu đƣợc là một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể khăng khít với nhau... Việc các vật thể ấy đều có liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau, sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động” [1, 945]. Việc nghiên cứu các vấn đề xã hội yêu cầu phải xem xét các hiện tƣợng xã hội trong mối liên hệ với các hiện tƣợng xã hội khác, phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố của sự vật, hiện tƣợng, nhƣng vì các biểu hiện của sự vật, hiện tƣợng là rất lớn nên chúng ta chỉ xem xét những mối liên hệ quan trọng nói lên bản chất sự vật, hiện tƣợng cần nghiên cứu. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng những hiện tƣợng xã hội đều có quy luật, không có hiện tƣợng xã hội nào là ngẫu nhiên. Ăngghen viết: “Nhƣ vậy, xét chung và toàn bộ, ngẫu nhiên hình nhƣ cũng chi phối cả những sự kiện lịch sử. Nhƣng ở đâu mà ngẫu nhiên hình nhƣ tác động ở mặt ngoài thì ở đấy, tính - 12 -
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc ngẫu nhiên ấy luôn luôn bị chi phối bởi những quy luật nội tại bị che giấu; và vấn đề chỉ là phát hiện ra những quy luật đó” [8, 932]. Chúng ta cần phải hiểu đƣợc những bản chất của sự vật, hiện tƣợng để từ đó phát hiện ra những quy luật phát triển của chúng. Những quy luật phát triển của hiện tƣợng, sự vật nhiều khi lộ rõ, nhƣng phần lớn là ẩn dấu bên trong những biểu hiện có vẻ bất thƣờng, do vậy ngƣời nghiên cứu phải phát hiện ra đƣợc những quy luật kể cả dễ nhận thấy và ngầm ẩn, khó nhận biết của sự vật, hiện tƣợng. Vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là rất cần thiết đối với mục tiêu của luận văn. Chúng ta không thể phát hiện, làm rõ một hiện tƣợng chỉ theo những biểu hiện không cơ bản, không rõ ràng và không đầy đủ của chúng. Chính vì những lý do đó, tƣ tƣởng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử luôn là kim chỉ nam cho nghiên cứu này. 5.2 Phương pháp thu thập thông tin 5.2.1 Phương pháp quan sát Quan sát những hoạt động hàng ngày của các gia đình buôn bán nhỏ đã hình thành nên ý tƣởng nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình thu thập thông tin định tính và định lƣợng, quan sát thái độ, hành vi của ngƣời trả lời để xem xét tính xác thực của thông tin. Ngoài ra chúng tôi còn quan sát nhà ở và của hàng- nơi buôn bán của gia đình để đánh giá bổ sung về cuộc sống của họ. 5.2.2 Phương pháp phân tích tài liệu Phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó tìm ra những vấn đề, những khía cạnh chƣa đƣợc đề cập, làm rõ. Trên cơ sở đó định hƣớng cho vấn đề nghiên cứu của mình - 13 -
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc Nguồn tài liệu bao gồm: - Các sách, các đề tài nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Báo, tạp chí có liên quan - Các báo cáo, số liệu về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa bàn nghiên cứu. 5.2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng Phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của luận văn là phân tích thông tin định lƣợng thu đƣợc qua điều tra chọn mẫu 151 bảng hỏi của những gia đình buôn bán nhỏ có hộ khẩu tại Hà Nội, hiện đang buôn bán trên địa bàn nghiên cứu (phƣờng Trung Liệt). Các khách thể trên đƣợc lựa chọn theo các tiêu chí chính sau: 1) Gia đình buôn bán nhỏ; 2) Tuổi của ngƣời buôn bán đƣợc phân theo 18-34; 35-49 và 50 trở lên, lý do của việc chia thành các nhóm trên là ở các nhóm tuổi khác nhau thì mức sinh khác nhau cho nên việc thực hiện các vai trò khác nhau. Những yếu tố nhƣ thời gian của cuộc hôn nhân, mức độ xã hội hoá vai trò giới đƣợc đối chiếu vì có liên quan đến sự vận hành thiết chế gia đình. Các tiêu chí đƣợc cân nhắc tiếp theo là: Địa điểm buôn bán (tại nhà ở hay không tại nhà ở). Cách phân nhóm này thực hiện dựa trên sự kết hợp tƣơng đối các tiêu chí có liên quan nhiều tới nội dung và điều kiện thực hiện các vai trò của phụ nữ và nam giới. 5.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân Phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng nhằm thu thập các thông tin cho phép phân tích, nhận xét bổ sung cho các thông tin thu đƣợc từ các phƣơng pháp định lƣợng, phƣơng pháp phân tích tài liệu... Phƣơng pháp này đƣợc triển khai qua 10 phỏng vấn sâu với cơ cấu cụ thể gồm: 1 Cán bộ phụ nữ phƣờng, 9 phỏng vấn sâu chia đều cho 3 nhóm gia đình (mỗi nhóm gia đình thực hiện 2 cuộc phỏng vấn sâu chia đều cho vợ và chồng để phân tích và đối - 14 -
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc chứng). Sự kết hợp thông tin định tính với định lƣợng sẽ cho phép kiểm định chính xác hơn các giả thuyết đƣợc đƣa ra. 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 6.1 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Trong gia đình buôn bán nhỏ, ngƣời phụ nữ và nam giới tham gia và đóng góp nhiều công sức vào việc buôn bán, của gia đình. Phụ nữ làm việc liên quan đến trực tiếp buôn bán, nam giới là trụ cột và quyết định.Phụ nữ tƣơng đối bình đẳng với nam giới trong quyền ra quyết định kinh tế. Giả thuyết 2: Ngƣời phụ nữ là ngƣời thực hiện chủ yếu công việc tái sản xuất của gia đình và thực hiện chức năng gắn kết tình cảm gia đình. Giả thuyết 3: Vai trò giới trong gia đình buôn bán nhỏ không khác nhiều lắm so các loại hình gia đình khác. - 15 -
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc 6.2 Khung phân tích BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI Hệ thống chính sách pháp luật , tư tưởng liên quan đến gia đình, giới, kinh tế hộ Hoạt động buôn bán của gia đình VAI TRÒ GIỚI TRONG THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH Thực hiện Thực hiện Thực hiện Thực hiện chức năng chức năng chức năng chức năng kinh tế tái sản xuất giáo dục, tình cảm, con người chăm sóc tinh thần - 16 -
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò giới, phân công lao động theo giới cả trên phƣơng diện lý thuyết và thực nghiệm. Trƣớc hết phải đề cập đến tác phẩm: “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Engels ( 1884). Có thể coi đây là một trong những công trình nghiên cứu về phân công lao động theo giới sớm nhất. Đứng trên quan điểm duy vật lịch sử, Engels đã mô tả sự phân công lao động theo giới gắn liền với sự tồn tại của các hình thức sở hữu tƣ liệu sản xuất khác nhau, các kiểu hôn nhân và gia đình khác nhau.Theo đó, địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới thay đổi khi có sự thay đổi về mô hình phân công lao động mà nguồn gốc sâu xa của nó bắt nguồn từ sự thay đổi về quan hệ đối với tƣ liệu sản xuất, về kỹ thuật cũng nhƣ hình thái hôn nhân và gia đình. Một trong những công trình khác đƣợc nhiều ngƣời biết đến là tác phẩm: “Giới tính thứ hai” của Simone De Beauvoir (1949). Trong tác phẩm này tác giả đã giải thích các nguyên nhân dẫn đến “địa vị hạng hai” của phụ nữ. Bà khẳng đinh rằng phụ nữ phải đảm nhận phần lớn công việc nội trợ. Phụ nữ càng làm việc thì quyền lợi của họ càng thấp kém. Từ đó Bà lên tiếng bênh vực quyền lợi của họ và đấu tranh nhằm xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng nam- nữ. Tác phẩm “ Sự huyền bí của nữ tính” của Betty Friedan ( 1963) đƣợc coi là một công trình rất nổi tiếng về phân công lao động theo giới. Trên cơ sở nghiên cứu 50 trƣờng hợp phụ nữ trung lƣu lớp trên chuyên đảm nhận các công việc nội trợ trong khi các ông chồng của họ làm các công việc ngoài gia - 17 -
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc đình và có lƣơng, Bà đã phát hiện ra rằng sự phân công lao động ấy dã đem đến cho những ngƣời phụ nữ này sự khốn khổ và thất vọng. Nghiên cứu của Boserup với tiêu đề: “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” ( 1970) đã làm thay đổi nhận thức về phân công lao động theo giới của con ngƣời. Boserup đã xác định một cách có hệ thống và ở phạm vi thế giới trong các nền kinh tế nông nghiệp. Những khám phá của Bà đã góp phần làm sáng tỏ hơn nữa bức tranh về phân công lao động theo giới thông qua việc phân tích và khẳng định vai trò quan trọng của lao động nữ trong các nƣớc thuộc thế giới thứ ba. Tác giả Ann Oakley- ngƣời đầu tiên đƣa thuật ngữ giới vào xã hội học. Công trình nghiên cứu “ Xã hội học về người nội trợ” ( 1974) bà đã đề cập đến sự bất bình đẳng trong phân công lao động theo giới trong công việc nội trợ và chỉ ra rằng ở nhiều nơi công việc nội trợ không công và không đƣợc trả lƣơng phần lớn do phụ nữ đảm nhận, nam giới đã thoái thác công việc này. Với tiêu đề: “ Công việc của phụ nữ- Sự phát triển và phân công lao động theo giới”, E. Leacock, Helen I. Safa và những ngƣời khác ( 1986) một lần nữa làm sáng tỏ những kết luận của Boserup về phân công lao động theo giới và vai trò của thế giớ thứ ba. Không những thế nghiên cứu của họ đã mở rộng ra để xem xét sự phân công lao động cả trong xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp. Các tác giả cũng chứng minh rằng dù trong xã hội nông nghiệp hay công nghiệp thì phụ nữ cũng bị đặt những gánh nặng của công việc tái sản xuất ngoài hoạt động sản xuất để kiếm sống, điều đó khiến họ thƣờng xuyên phải lao động quá sức. Vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20, Carolin O. N Moser đã cho ra đời tác phẩm “ Kế hoạch hoá về giới- Lý thuyết, thực hành và huấn luyện” (1993). Cuốn sách này không chỉ cung cấp những khái niệm then chốt có liên quan đến phân công lao động theo giới và các công cụ phân tích và lập kế hoạch về giới - 18 -
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc trong các chƣơng trình phát triển mà còn chỉ ra thực trạng phân công lao động theo giới ở nhiều xã hội khác nhau. Bên cạnh đó còn nhiều công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến các khía cạnh của phân công lao động theo giới trong sản xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng ở các quốc gia khác nhau trong bối cảnh của các nền văn hoá khác nhau. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước. Ngay từ thời kỳ kiến thức về giới còn khá mới mẻ ở Việt nam, nhiều tác giả trong nƣớc đã đặt vấn đề nghiên cứu về phân công lao động theo giới và lao động của phụ nữ. Tác giả Đào Thế Tuấn trong nghiên cứu có tên “Phụ nữ trong kinh tế hộ nông dân” ( 1992) cũng đã khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ trong sản xuất và tái sản xuất. Tác giả cho rằng cần thay đổi kiểu phân công lao động theo giới hiện tại để giảm gánh nặng công việc và nâng cao địa vị xã hội cho phụ nữ. Tác giả Lê Thị Quý với đề tài “ Vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” ( 1994) đã cho thấy cƣờng độ lao đông quá cao của phụ nữ dƣới tác động của cơn lốc kinh tế thị trƣờng để mƣu sinh và những mặt trái của thực trạng ấy. Đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân” ( 1997) của tác giả Lê Ngọc Văn đã chỉ ra mô hình phân công lao động theo giới ở khu vực nông thôn trong thời kỳ kinh tế thị trƣờng. Với xu thế nam giới đƣợc khuyến khích chuyển sang các hoạt động tạo thu nhập tiền mặt, phụ nữ gắn với công việc tái sản xuất và sản xuất các sản phẩm tiêu dùng của gia đình. Sự phân công lao động ấy tạo ra sự bất lợi cho phụ nữ trong việc nâng cao học vấn, sức khoẻ và vị thế xã hội của họ. - 19 -
- LuËn v¨n Th¹c sü X· héi häc Với tên đề tài: “ Gia đình phụ nữ nghèo: Phân công lao động và mối quan hệ giữa các thành viên” ( 1997), tác giả Ngô Thị Ngọc Anh đã khảo sát 500 phụ nữ nghèo thành thị và chứng minh rằng họ là những ngƣời trụ cột trong việc nuôi sống gia đình và các công việc nội trợ, chăm sóc và nuôi dạy con cái. Tác giả Vũ Tuấn Huy và Deborah S. Carr với nghiên cứu “ Phân công lao động nội trợ trong gia đình” ( 2000) đã khẳng định sự bất bình đẳng trong phân công lao động nội trợ- phụ nữ đẩm nhận là chủ yếu. Nghiên cứu của Đặng Thị Hoa về “ Vị thế của người phụ nữ H’Mông trong gia đình và trong xã hội” (2001) đã đề cập đến sự bất bình đẳng giữa đóng góp lao động và vị thế xã hội thấp kém của phụ nữ H’Mông. Nguyễn Linh Khiếu với công trình nghiên cứu có nhan đề “ Khía cạnh quan hệ giới trong gia đình nông thôn miền núi” ( 2002) đã phác thảo những nét cơ bản về phân công lao động theo giới của một số dân tộc thiểu số ở Miền Bắc và sự bất bình đẳng giới trong gia đình của họ. Nghiên cứu của Lê Thị Quý về “ Vấn đề giới trong các dân tộc ít người ở Sơn La, lai Châu hiện nay” ( 2004) đã đề cập khá rõ nét về mối quan hệ giới của các dân tộc ít ngƣời thông qua phân công lao động theo giới. Tác giả Lê Tiêu La và Nguyễn Đình Tấn với công trình nghiên cứu: “ Phân công và hợp tác lao động theo giới trong phát triển hộ gia đình và cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam hiện nay- Thực trạng và xu hướng biến đổi” đã chỉ ra mô hình phân công lao động theo giới ở cộng đồng ven biển trong đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp, nội trợ,v.v… Gia đình học (2007) của tác giả Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý. Các tác giả đã chỉ ra 4 chức năng chính của gia đình là : 1) Xã hội hoá, chăm sóc và giáo dục con cái; 2) Chức năng kinh tế; 3) Chức năng tái sản xuất ra con ngƣời và xã hội; 4) Chức năng tình cảm. Các tác giả cho rằng đây là những chức năng cơ bản nhất mà gia đình đã thực hiện mà không thể thiếu đƣợc trong - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay
40 p | 197 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN)
111 p | 961 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thực trạng và giải pháp
123 p | 222 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hành vi tiêu dùng thực phẩm thịt lợn an toàn của cư dân đô thị (Nghiên cứu tại khu đô thị Đặng Xá và khu đô thị Ecopark)
102 p | 151 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
106 p | 166 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay
127 p | 78 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô
137 p | 91 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, Lào Cai
110 p | 41 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
120 p | 49 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Định hướng việc làm cho sinh viên ngành Xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn & Trường Đại học Công Đoàn
126 p | 68 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hiện tượng xăm mình của giới trẻ Hà Nội hiện nay
110 p | 60 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường Đại học Công đoàn
104 p | 53 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
142 p | 45 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
113 p | 111 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp
109 p | 53 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh Trì, Hà Nội
131 p | 14 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh Đắk Lắk (Nghiên cứu trường hợp tại phường Tự An và phường Thắng Lợi
142 p | 51 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư
91 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn