intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng của điện châm và tư vấn dinh dưỡng trong điều trị giảm béo ở bệnh nhân béo phì

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đánh giá tác dụng của điện châm và tư vấn dinh dưỡng trong điều trị giảm béo ở bệnh nhân béo phì" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá tác dụng của điện châm và tư vấn dinh dưỡng trong điều trị giảm béo ở bệnh nhân béo phì độ I, II; Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp trong điều trị giảm béo ở bệnh nhân béo phì độ I, II.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng của điện châm và tư vấn dinh dưỡng trong điều trị giảm béo ở bệnh nhân béo phì

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NGUYỄN VINH NAM ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ GIẢM BÉO Ở BỆNH NHÂN BÉO PHÌ LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NGUYỄN VINH NAM ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ GIẢM BÉO Ở BỆNH NHÂN BÉO PHÌ Chuyên ngành Y học cổ truyền Mã số: 872 0115 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thu Vân TS. Nguyễn Văn Hải HÀ NỘI – 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Trần Thị Thu Vân, TS. Nguyễn Văn Hải, những người thầy hướng dẫn đã cho em những ý kiến, kinh nghiệm quý báu và sát thực trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Sau đại học và các Bộ môn, khoa phòng chức năng của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, nơi tôi đang theo học, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, tập thể cán bộ y bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi có thể được thu thập số liệu, làm việc và học tập tại Bệnh viện. Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến các nhà khoa học trong Hội đồng đề cương đã hướng dẫn, chỉ bảo chuyên môn cũng như góp ý, nhận xét, sửa chữa để luận văn được hoàn thiện như ngày hôm nay. Tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các bệnh nhân đã sẵn sàng chấp nhận tham gia nghiên cứu và cung cấp cho chúng tôi những dữ liệu quý báu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh chị em đồng nghiệp, gia đình, bạn bè, đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có cơ hội được học tập và trau dồi chuyên môn. Xin trân trọng cảm ơn! Nguyễn Vinh Nam
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Vinh Nam, Học viên lớp Cao học khóa 12 chuyên ngành Y học cổ truyền, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thị Thu Vân, TS. Nguyễn Văn Hải. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Người viết cam đoan Nguyễn Vinh Nam
  5. CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh BMI Chỉ số khối cơ thể Body Mass Index NC Nhóm chứng NNC Nhóm nghiên cứu WHO Tổ chức Y tế Thế giới World Health Organization WHR Chỉ số bụng mông Waist-Hip Ratio YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………..……..…….1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Thừa cân béo phì theo Y học hiện đại .................................................... 3 1.1.1. Khái niệm thừa cân – béo phì .......................................................... 3 1.1.2. Cơ chế .............................................................................................. 3 1.1.3. Đặc điểm sinh lý bệnh ..................................................................... 5 1.1.4. Phản ứng với giảm cân .................................................................... 7 1.1.5. Chẩn đoán và điều trị thừa cân – béo phì ........................................ 8 1.2. Tổng quan về béo phì theo Y học cổ truyền. ....................................... 14 1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ................................................. 15 1.2.2. Phân thể lâm sàng .......................................................................... 16 1.2.3. Tổng quan về phương pháp điện châm. ........................................ 18 1.2.4. Giới thiệu một số công thức huyệt điều trị béo phì ....................... 20 1.2.5. Công thức huyệt nghiên cứu .......................................................... 21 1.3. Các nghiên cứu về điều trị thừa cân béo phì ........................................ 21 1.3.1. Trên thế giới................................................................................... 21 1.3.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................ 25 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân. ....................................................... 25 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân .................................................... 25 2.2. Chất liệu nghiên cứu............................................................................. 26 2.2.1. Công thức huyệt nghiên cứu .......................................................... 26 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu ................................................................. 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 26
  7. 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 26 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................ 27 2.3.3. Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 27 2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................................ 28 2.4.1. Biến số, chỉ số nhân khẩu học ....................................................... 28 2.4.2. Biến số và chỉ số lâm sàng............................................................. 28 2.4.3. Biến số và chỉ số cận lâm sàng ...................................................... 29 2.4.4. Đánh giá kết quả chung ................................................................. 30 2.4.5. Đánh giá tác dụng không mong muốn........................................... 30 2.5. Thời gian nghiên cứu............................................................................ 31 2.6. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 31 2.7. Kỹ thuật điện châm............................................................................... 31 2.7.1. Phương tiện nghiên cứu ................................................................. 32 2.8. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 32 2.9. Sai số và cách khống chế sai số............................................................ 32 2.9.1. Sai số .............................................................................................. 32 2.9.2. Biện pháp khống chế sai số ........................................................... 32 2.10. Đạo đức nghiên cứu............................................................................ 33 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 35 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..................................................... 35 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................... 35 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới ......................................................... 36 3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ............................................ 37 3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử hút thuốc ..................................... 38 3.1.5. Phân bố theo tiền sử đái tháo đường ............................................. 39 3.1.6. Phân bố theo tiền sử tăng huyết áp ................................................ 39 3.1.7. Chỉ số lâm sàng trước điều trị........................................................ 40
  8. 3.2. Kết quả điều trị ..................................................................................... 41 3.2.1. Sự thay đổi chỉ số khối cơ thể - BMI............................................. 41 3.2.2. Sự thay đổi số đo vòng bụng ......................................................... 42 3.2.3. Sự thay đổi số đo vòng mông ........................................................ 42 3.2.4. Sự thay đổi chỉ số WHR ................................................................ 43 3.2.5. Sự thay đổi chỉ số cân nặng ........................................................... 44 3.2.6. Sự thay đổi chỉ số cholesterol toàn phần ....................................... 44 3.2.7. Sự thay đổi chỉ số triglycerid ......................................................... 45 3.2.8. Sự thay đổi chỉ số HDL-cholesterol .............................................. 45 3.2.9. Sự thay đổi chỉ số LDL-cholesterol............................................... 46 3.3. Kết quả chung ....................................................................................... 47 3.3.1. Kết quả chung sau 10 ngày điều trị ............................................... 47 3.3.2. Kết quả chung sau 20 ngày điều trị ............................................... 48 3.4. Tác dụng không mong muốn ................................................................ 49 3.4.1. Tác dụng không mong muốn trên dấu hiệu sinh tồn ..................... 49 3.4.2. Tác dụng mong muốn của châm cứu ............................................. 50 Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 51 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..................................................... 51 4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................... 51 4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới ......................................................... 52 4.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ............................................ 52 4.1.4. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử hút thuốc ..................................... 53 4.1.5. Phân bố theo tiền sử đái tháo đường ............................................. 53 4.1.6. Phân bố theo tiền sử tăng huyết áp ................................................ 54 4.1.7. Chỉ số lâm sàng trước điều trị........................................................ 54 4.2. Kết quả điều trị ..................................................................................... 57 4.2.1. Sự thay đổi chỉ số khối cơ thể - BMI............................................. 57
  9. 4.2.2. Sự thay đổi số đo vòng bụng ......................................................... 58 4.2.3. Sự thay đổi số đo vòng mông và WHR ......................................... 58 4.2.4. Sự thay đổi chỉ số cân nặng ........................................................... 59 4.2.5. Sự thay đổi chỉ số cholesterol toàn phần ....................................... 59 4.2.6. Sự thay đổi chỉ số triglycerid ......................................................... 60 4.2.7. Sự thay đổi chỉ số HDL-cholesterol .............................................. 61 4.2.8. Sự thay đổi chỉ số LDL-cholesterol............................................... 61 4.3. Kết quả chung ....................................................................................... 62 4.4. Tác dụng không mong muốn ................................................................ 68 KẾT LUẬN………………………..………………………………………..72 KIẾN NGHỊ…………………………………………..…………………….73 PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng phân loại chỉ số BMI ............................................................... 9 Bảng 2.1. Chứng trạng trong béo phì thể tỳ hư thấp trở ................................. 25 Bảng 2.2. Biến số, chỉ số nhân khẩu học ........................................................ 28 Bảng 2.3. Biến số, chỉ số lâm sàng ................................................................. 29 Bảng 2.4. Biến số, chỉ số cận lâm sàng ........................................................... 30 Bảng 2.6. Đánh giá kết quả điều trị chung ...................................................... 30 Bảng 2.7. Chỉ số tác dụng không mong muốn ................................................ 31 Bảng 3.1. Chỉ số lâm sàng trước điều trị......................................................... 40 Bảng 3.2. Sự thay đổi chỉ số khối cơ thể - BMI.............................................. 41 Bảng 3.3. Sự thay đổi số đo vòng bụng .......................................................... 42 Bảng 3.4. Sự thay đổi số đo vòng mông ......................................................... 42 Bảng 3.5. Sự thay đổi chỉ số WHR ................................................................. 43 Bảng 3.6. Sự thay đổi chỉ số cân nặng ............................................................ 44 Bảng 3.7. Sự thay đổi chỉ số cholesterol toàn phần ........................................ 44 Bảng 3.8. Sự thay đổi chỉ số triglycerid .......................................................... 45 Bảng 3.9. Sự thay đổi chỉ số HDL-cholesterol ............................................... 45 Bảng 3.10. Sự thay đổi chỉ số LDL-cholesterol.............................................. 46 Bảng 3.11. Tác dụng không mong muốn trên dấu hiệu sinh tồn .................... 49 Bảng 3.12. Tác dụng không mong muốn của châm cứu ................................. 50
  11. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 34 Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................ 35 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới ...................................................... 36 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ......................................... 37 Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử hút thuốc .................................. 38 Biểu đồ 3.5. Phân bố theo tiền sử đái tháo đường .......................................... 39 Biểu đồ 3.6. Phân bố theo tiền sử tăng huyết áp ............................................. 39 Biểu đồ 3.7. Kết quả chung sau 10 ngày điều trị ............................................ 47 Biểu đồ 3.8. Kết quả chung sau 20 ngày điều trị ............................................ 48
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng mỡ quá mức và không bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa [1]. Nghiên cứu toàn cầu về béo phì của tác giả Matthias Blueher công bố năm 2019 cho thấy tỷ lệ béo phì đã tăng gấp 3 lần trong 50 năm vừa qua và đã đạt đến mức “đại dịch” [2], [3]. Béo phì là một gánh nặng lớn với sức khỏe vì nó làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, đặc biệt tại các nước đang phát triển [3]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến năm 2016 khoảng 39% công dân trưởng thành mắc phải chứng thừa cân – béo phì [3]. Nghiên cứu công bố năm 2019 ước tính khoảng 2/3 dân số Hoa Kỳ mắc thừa cân – béo phì và bệnh là một trong 7 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật hoặc tử vong tại nước này [1], [3]. Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2020) cho thấy có đến 26,8% trẻ em thành thị mắc chứng thừa cân – béo phì, đặc biệt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này lần lượt là 41% và 50% [4]. Cũng theo nghiên cứu này chỉ trong 10 năm tính từ năm 2010 tỷ lệ thừa cân béo phì trong trẻ em đã tăng gấp 2,2 lần, và con số này chưa có chiều hướng giảm [4]. Béo phì là một thách thức lớn đối với sức khỏe bởi vì người mắc béo phì có liên quan rõ ràng với nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường týp 2, bệnh gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, sa sút trí tuệ, viêm xương khớp, tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ và một số bệnh ung thư, do đó góp phần làm giảm cả hai chất lượng cuộc sống và tuổi thọ [1], [5], [6]. Béo phì còn đi kèm với tình trạng thất nghiệp, gây bất lợi cho xã hội và giảm năng suất kinh tế - xã hội, do đó ngày càng tạo ra gánh nặng kinh tế [1], [7], [8]. Cho đến nay, các chiến lược phòng ngừa và điều trị béo phì – cả ở cấp độ cá nhân và dân số – đã không thành công trong dài hạn [1].
  13. 2 Các can thiệp vào lối sống và hành vi nhằm mục đích giảm lượng calo và tăng tiêu thụ năng lượng có hiệu quả hạn chế bởi vì sự thích nghi của nội tiết tố, chuyển hóa và hóa thần kinh phức tạp và dai dẳng chống lại sự giảm cân và thúc đẩy sự phục hồi cân nặng [1], [9]. Giảm gánh nặng béo phì đòi hỏi các phương pháp tiếp cận kết hợp các can thiệp cá nhân với những thay đổi của môi trường và xã hội [9], [10]. Các thuốc điều trị béo phì dựa trên các tác dụng gây chán ăn, ức chế men lipase làm lipid không được hấp thụ tại đường ruột, tuy nhiên những loại thuốc này có một số tác dụng phụ tác động lên tâm thần, làm gia tăng biến cố tim mạch [11]. Những can thiệp phẫu thuật đặt bóng dạ dày, thu nhỏ dạ dày, phẫu thuật lấy mỡ bụng mang lại tác dụng giảm cân nhanh tuy nhiên phương pháp yêu cầu kỹ thuật cao, tốn kém và nguy hiểm [12]. Ngày nay, trước tình trạng gia tăng nhanh chóng của thừa cân béo phì các giải pháp điều trị thừa cân – béo phì bằng y học cổ truyền ngày càng được quan tâm hơn[13]. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy châm cứu không những có hiệu quả cao trong điều trị thừa cân – béo phì thông qua cơ chế làm giảm kháng insulin, hạ cholesterol toàn phần máu [13] và giảm cảm giác thèm ăn mà còn có tính an toàn cao [14]. Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã được biết đến là một đơn vị có uy tín trong điều trị thừa cân – béo phì bằng phương pháp y học cổ truyền, đặc biệt là sử dụng điện châm, tuy nhiên lại chưa được nghiên cứu đánh giá tác dụng một cách khoa học và hệ thống về hiệu quả điều trị thừa cân – béo phì bằng Y học cổ truyền. Do đó, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá tác dụng của điện châm và tư vấn dinh dưỡng trong điều trị giảm béo ở bệnh nhân béo phì” với mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng của điện châm và tư vấn dinh dưỡng trong điều trị giảm béo ở bệnh nhân béo phì độ I, II. 2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp trong điều trị giảm béo ở bệnh nhân béo phì độ I, II.
  14. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thừa cân béo phì theo Y học hiện đại 1.1.1. Khái niệm thừa cân – béo phì Béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng mỡ quá mức và không bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa, trong đó chủ yếu là quá trình tích lũy mỡ trắng dưới da [1]. Nghiên cứu toàn cầu về béo phì của tác giả Matthias Blueher công bố năm 2019 cho thấy tỷ lệ béo phì đã tăng gấp 3 lần trong 50 năm vừa qua, bệnh không những làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính và tử vong, công trình nghiên cứu cũng đã cung cấp bằng chứng rõ rằng về việc béo phì đã đạt đến mức “đại dịch” [2], [3]. Năm 2015, Tuyên bố Nagoya đã xác định bệnh béo phì là một tình trạng bệnh lý tiến triển mạn tính và cần can thiệp lâm sàng [15], [16]. 1.1.2. Cơ chế 1.1.2.1. Tác động của yếu tố môi trường Trong vài thập kỷ vừa qua cùng với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong chế biến và sản xuất lương thực, thực phẩm làm gia tăng đáng kể nguồn cung cấp và tiêu thụ lương thực bình quân đầu người, đặc biệt là các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, hợp khẩu vị thường được phục vụ theo khẩu phần lớn [17]; Thêm vào đó việc giảm thời gian dành cho các hoạt động thể chất nghề nghiệp và gia tăng hoạt động giải trí tại chỗ [18]; Con người ngày càng sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng có tác dụng phụ làm tăng cân [19]; Một trong những nguyên nhân quan trọng liên quan đến việc ngủ không đủ giấc cũng làm gia tăng tình trạng thừa cân – béo phì [1]; Giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm và kéo dài tuổi thọ, đã tạo nền tảng cho các dịch bệnh liên quan giữa bệnh mãn tính và béo phì [1].
  15. 4 1.1.2.2. Tác động của yếu tố di truyền Không phải tất cả những người tiếp xúc với môi trường thành thị và nông thôn đều trở nên béo phì, điều này cho thấy sự tồn tại của các cơ chế di truyền cơ bản hoạt động ở cấp độ cá nhân [20]. Mặc dù các ước tính khác nhau, các nghiên cứu về cặp song sinh, gia đình và nhận con nuôi cho thấy tỷ lệ di truyền của BMI cao, dao động từ 40 đến 70% [21]. Mười một dạng béo phì đơn nguyên hiếm gặp hiện đã được công nhận bao gồm sự thiếu hụt các thụ thể leptin và melanocortin-4, đột biến dị hợp tử ở gen thụ thể melanocortin-4 hiện là nguyên nhân phổ biến nhất gây béo phì đơn gen, xuất hiện 2 - 5% trẻ em bị béo phì nặng [22], [23]. Hơn 300 locus đã được xác định có liên quan đến béo phì những locus này chỉ chiếm ít hơn 5% sự thay đổi cá thể của chỉ số BMI và tính trạng mỡ [22]. Những thay đổi trong quá trình phiên mã và dịch mã gen do ảnh hưởng của môi trường có thể xảy ra mà không có những thay đổi trong trình tự nucleotide DNA [24]. 1.1.2.3. Điều hòa cân bằng năng lượng Gen và môi trường tương tác trong một hệ thống phức tạp điều chỉnh sự cân bằng năng lượng có liên quan trực tiếp đến trọng lượng cơ thể [22], [23]. Cân bằng năng lượng ngắn hạn và dài hạn được kiểm soát thông qua một mạng lưới phối hợp các cơ chế trung tâm và tín hiệu ngoại vi phát sinh từ hệ vi sinh vật của cơ thể và các mô mỡ, dạ dày, tuyến tụy và các cơ quan khác [23]. Vùng dưới đồi đóng góp vào việc điều chỉnh cân bằng năng lượng thông qua đầu vào tín hiệu cảm giác, quá trình nhận thức, tác động khoái lạc của việc tiêu thụ thức ăn, trí nhớ và sự chú ý [23]. Giảm lượng thức ăn hoặc tăng hoạt động thể chất dẫn đến sự cân bằng năng lượng tiêu cực và một loạt các cơ chế thích ứng bù trừ ở trung tâm và ngoại vi để bảo tồn các chức năng quan trọng [25]. Nhìn về mặt lâm sàng,
  16. 5 những tác động này có thể liên quan đến việc giảm tương đối tiêu hao năng lượng khi nghỉ ngơi, mức độ lo lắng đến thức ăn và tâm lý khác phụ thuộc vào mức độ và thời gian hạn chế calo [26], [27]. Những hiệu ứng chuyển hóa và sinh lý được thiết lập tốt xuất hiện trong quá trình giảm cân có thể được duy trì ở trạng thái giảm cân [25], [26]. Tỷ lệ tái phát cao phù hợp với quan điểm này và phù hợp với khái niệm béo phì là một bệnh mãn tính cần cảnh giác lâu dài và quản lý cân nặng [20]. 1.1.3. Đặc điểm sinh lý bệnh 1.1.3.1. Hiệu ứng giải phẫu Tình trạng mỡ thừa thường tiến triển chậm theo thời gian, với sự dư thừa lượng trong thời gian dài [20]. Sự tích tụ lipid, chủ yếu là chất béo trung tính, trong mô mỡ xảy ra cùng với sự gia tăng thể tích ở cơ xương, gan, và các cơ quan và mô khác; trọng lượng dư thừa gây tăng trọng lượng cơ thể [29]. Người béo phì có cân nặng ổn định, so với người không thừa cân hoặc béo phì, do đó có khối lượng mỡ và cơ lớn hơn, cùng với việc tiêu hao năng lượng khi nghỉ ngơi, cung lượng tim và huyết áp cao hơn và khối lượng tế bào β tuyến tụy lớn hơn [29], [30]. Sự bài tiết insulin ở trạng thái đói và sau khi nạp glucose sẽ tăng tuyến tính với chỉ số BMI [1]. Với sự tăng cân theo thời gian, lipid dư thừa được phân phối đến nhiều ngăn cơ thể, nhưng chủ yếu mỡ của cơ thể được tích lũy dưới da [1]. Hầu hết các tế bào mỡ trong mô mỡ dưới da có màu trắng, do chất béo trung tính được dự trữ; Một lượng tương đối nhỏ và có thể thay đổi của các tế bào mỡ màu nâu và màu be sinh nhiệt cũng có ở người lớn [31]. Béo phì đi kèm với sự gia tăng đại thực bào và các tế bào miễn dịch khác trong mô mỡ, một phần là do quá trình tái tạo mô để phản ứng với quá trình chết của tế bào mỡ [32]. Mô mỡ nội tạng là nơi chứa lipid phổ biến thứ hai chỉ sau mô mỡ dưới da, đây là một trong nhưng nguyên nhân gây ra các biến cố tim mạch liên quan đến
  17. 6 béo phì [31]. Béo phì thường đi kèm với sự gia tăng các mô mềm ở hầu họng, có thể gây tắc nghẽn đường thở trong khi ngủ và dẫn đến tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ [33]. Mỡ thừa cũng làm tăng tải trọng cơ học lên các khớp, làm cho béo phì trở thành một yếu tố nguy cơ dẫn đến sự gia tăng bệnh lý viêm vô khuẩn xương khớp [34]. Sự gia tăng áp lực trong ổ bụng ở người thừa cân – béo phì được cho là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thực quản Barrett và ung thư biểu mô tuyến thực quản [1]. 1.1.3.2. Hiệu ứng chuyển hóa và sinh lý Tế bào mỡ tổng hợp adipokine và hormone gây ảnh hưởng bởi sự phân bố và số lượng mô mỡ của cơ thể bài tiết bởi các tế bào mỡ và đại thực bào trong mô mỡ dẫn đến tình trạng viêm toàn thân mức độ thấp ở một số người béo phì [31]. Sự thủy phân chất béo trung tính trong tế bào mỡ giải phóng các axit béo tự do, nồng độ axit béo tự do trong huyết tương thường cao ở những bệnh nhân béo phì [31]. Ngoài việc được tìm thấy trong mô mỡ, lipid còn được tìm thấy trong liposome, là một bào quan tế bào chất nhỏ gần với ti thể ở nhiều loại tế bào [35]. Các liposome trong tế bào gan có thể tăng kích thước (nhiễm mỡ), tạo thành các không bào lớn kèm theo một loạt các trạng thái bệnh lý, bao gồm bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan nhiễm mỡ và xơ gan [1]. Mức độ tăng cao của các axit béo tự do, các cytokine gây viêm và các chất trung gian lipid trong các mô không có đường dẫn đến suy giảm tín hiệu insulin và tình trạng kháng insulin có ở nhiều bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì [31], [36]. Mức độ khả dụng sinh học cao của yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 và các phân tử thúc đẩy khối u khác có liên quan đến bệnh ung thư [1]. 1.1.3.3. Ảnh hưởng tâm lý Béo phì có liên quan đến sự gia tăng tâm trạng, lo lắng và các rối loạn tâm
  18. 7 thần khác, đặc biệt là ở những người bị béo phì nặng và những người tìm kiếm phẫu thuật béo phì [37]. Con đường nhân quả giữa béo phì và rối loạn tâm thần có thể có hai chiều [38]. Hơn nữa, các thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực, trầm cảm nặng và một số rối loạn tâm thần có thể kèm theo tăng cân đáng kể [19], [37]. 1.1.4. Phản ứng với giảm cân Khi cân bằng năng lượng âm được tạo ra bằng cách giảm lượng thức ăn, tăng mức độ hoạt động hoặc cả hai, các mô hình dự đoán nhiệt động lực học xác định chính xác quỹ đạo giảm cân ở những bệnh nhân tuân thủ [39]. Hầu hết các bệnh nhân đạt được mức giảm cân sớm hơn so với dự đoán của các mô hình này, chỉ sau vài tháng và dần dần tăng cân sau đó. Cân nặng tăng lại có liên quan đến việc giảm tuân thủ chế độ ăn uống và hoạt động theo đơn và các cơ chế bù đắp nội sinh ngày càng được công nhận [25], [40]. Giảm cân vừa phải, được định nghĩa là giảm từ 5 đến 10% trọng lượng cơ bản, có liên quan đến những cải thiện có ý nghĩa lâm sàng đối với các yếu tố nguy cơ chuyển hóa liên quan đến béo phì và các rối loạn hiện có [41], [42]. Giảm 5% trọng lượng cải thiện chức năng tế bào β tuyến tụy và độ nhạy của gan và cơ xương với insulin; giảm cân tương đối lớn hơn dẫn đến cải thiện từng bước trong rối loạn mô mỡ quan trọng [43]. Những hiệu ứng tích cực này đã được quan sát trên lâm sàng ở những bệnh nhân thừa cân và béo phì mắc bệnh tiểu đường type 2 được điều trị bằng biện pháp can thiệp sâu vào lối sống trong nghiên cứu Look AHEAD (Hành động vì sức khỏe bệnh nhân tiểu đường) [44]. Một phản ứng mức giảm trọng lượng lớn hơn đi kèm với những cải tiến lớn hơn đã được ghi nhận [45]. Giảm cân vừa phải có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật ở những người có nguy cơ cao. Bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì và rối loạn dung nạp glucose được can thiệp lối sống tích cực trong Chương trình Phòng chống Đái tháo đường đã
  19. 8 giảm cân trung bình 5,6 kg sau 2,8 năm và giảm tương đối 58% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 [1]. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 vẫn thấp hơn 34% so với tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm chứng sau 10 năm theo dõi, mặc dù những người tham gia nhóm can thiệp thừa cân đã trở về gần với cân nặng ban đầu của họ [1]. Giảm trung bình từ 16 đến 32% trọng lượng cơ bản do phẫu thuật cắt bỏ khối u ở những bệnh nhân béo phì nặng làm giảm nguy cơ đái tháo đường type 2, đặc biệt là cắt bỏ dạ dày Roux-en-Y [47], [48], [49]. Mức giảm này cũng có liên quan đến việc giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cũng đã được chỉ ra trong các nghiên cứu quan sát trên bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật [50], [51]. Mặc dù giảm cân là một biện pháp điều trị hiệu quả, có tác dụng rộng rãi, nhưng không phải tất cả các yếu tố nguy cơ và tình trạng bệnh mãn tính đều đáp ứng tốt như nhau [41], [42]. Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nghiêm trọng được cải thiện nhưng hiếm khi thuyên giảm hoàn toàn khi đáp ứng với các phương pháp điều trị giảm cân, bao gồm cả phẫu thuật giảm cân [33]. Hơn nữa, hiệu quả lâm sàng có lợi của việc giảm cân vừa phải đạt được với can thiệp lối sống tích cực không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến bệnh tim mạch sau 9,6 năm trong nghiên cứu Look AHEAD [52]. Tương tự, các triệu chứng của một số rối loạn tâm thần có thể cải thiện khi giảm cân [37]. 1.1.5. Chẩn đoán và điều trị thừa cân – béo phì Chẩn đoán béo phì chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng chỉ có giá trị để chẩn đoán các bệnh kèm theo hoặc có giá trị tiên lượng bệnh [1]. Chẩn đoán bệnh béo phì là đưa ra bằng chứng về sự gia tăng quá mức lượng mỡ dư thừa trong cơ thể có thể thực hiện bằng phương pháp đo tỉ lệ mỡ trong cơ thể bằng máy chụp X-Quang năng lượng kép, tuy nhiên phương pháp này khác tốn kém nên khó triển khai rộng rãi trong cộng đồng.
  20. 9 Do đó, phương pháp được sử dụng phổ biến để chẩn đoán thừa cân – béo phì là thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI) [1], [53]. 1.1.5.1. Các triệu chứng lâm sàng Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của béo phì bao gồm: Tăng cân, tăng vòng bụng, thèm ăn, lười vận động [1], [53]. 1.1.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân – béo phì Chẩn đoán thừa cân – béo phì thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI): Tiêu chuẩn thường được áp dụng nhất trong chẩn đoán thừa cân – béo phì là thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI) [1], [53]. Các công trình nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt chỉ số BMI theo chủng tộc, theo đó người châu Á thường có chỉ số BMI thấp hơn so với người châu Âu [20], [53]. Do đó, Văn phòng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WPRO- WHO), cùng Viện nghiên cứu Đái tháo đường Quốc tế (IDI), đã đi đến đồng thuận về việc đưa ra ngưỡng chẩn đoán thừa cân – béo phì cho người châu Á như sau [1], [20], [53]: Bảng 1.1. Bảng phân loại chỉ số BMI Phân loại WHO WPRO-WHO Nhẹ cân < 18,5 < 18,5 Bình thường 18,5 – 24,9 18,5 – 22,9 Thừa cân 25 – 29,9 23 – 24,9 Béo phì độ 1 30 – 34,9 25 – 29,9 Béo phì độ 2 35 – 39,9 ≥30 Béo phì độ 3 ≥ 40 Chẩn đoán thông qua chỉ số Lorentz Theo đó, mức tăng cân nặng vượt quá 20% trọng lượng lý tưởng là thừa cân và tăng vượt quá 30% được coi là béo phì [54].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2