Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng xua muỗi của tinh dầu cây Húng quế Ocimum basilicum L. trên động vật thực nghiệm và trên người
lượt xem 5
download
Luận văn "Đánh giá tác dụng xua muỗi của tinh dầu cây Húng quế Ocimum basilicum L. trên động vật thực nghiệm và trên người" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá tác dụng kích ứng da và ảnh hưởng của tinh dầu cây Húng quế Ocimum basilicum L. đến nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ của thỏ thực nghiệm; Đánh giá tác dụng xua muỗi của tinh dầu cây Húng quế Ocimum basilicum L. trên chuột thực nghiệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng xua muỗi của tinh dầu cây Húng quế Ocimum basilicum L. trên động vật thực nghiệm và trên người
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NGUYỄN ĐỨC THÀNH ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG XUA MUỖI CỦA TINH DẦU CÂY HÚNG QUẾ (OCIMUM BASILICUM L.) TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM VÀ TRÊN NGƢỜI LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NGUYỄN ĐỨC THÀNH ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG XUA MUỖI CỦA TINH DẦU CÂY HÚNG QUẾ (OCIMUM BASILICUM L.) TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM VÀ TRÊN NGƢỜI LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN MÃ SỐ: 8720115 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN THỊ MINH THU 2. PGS.TS. ĐỖ THỊ PHƢƠNG HÀ NỘI- 2022
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều Thầy, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp và các cơ quan và các Viện. Nhân dịp này, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - Ban Giám Đốc, Phòng Sau Đại học - Học Viện Y Dƣợc Học Cổ Truyền Việt Nam. - Bộ môn Dƣợc Lý- Học Viện Y Dƣợc Học Cổ Truyền Việt Nam. - Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng. Đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Minh Thu – Phụ trách Bộ môn Dƣợc lý- Học Viện Y Dƣợc Học Cổ Truyền Việt Nam và PGS.TS. Đỗ Thị Phƣơng - Nguyên trƣởng khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Hà Nội; Những ngƣời Thầy đã tận tình hƣớng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành luận văn. Tôi vô cùng biết ơn các thầy, các cô trong Hội đồng thông qua đề cƣơng, Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ - Học Viện Y Dƣợc Học Cổ Truyền Việt Nam, những ngƣời Thầy, ngƣời cô đã cho tôi nhiều đóng góp quý báu để cho tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ và luôn sát cánh bên tôi, dành cho tôi những điều kiện thuận lợi nhất để tôi yên tâm thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày ….tháng…...năm 2022 Nguyễn Đức Thành
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Đức Thành, Học viên Cao Học K12- Học Viện Y Dƣợc Học Cổ Truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Minh Thu và PGS.TS. Đỗ Thị Phƣơng. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã công bố. 3. Các số liệu thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày ….tháng…...năm 2022 Ngƣời viết cam đoan Nguyễn Đức Thành
- MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY HÚNG QUẾ ............................................................... 3 1.2. TỔNG QUAN TINH DẦU- TINH DẦU HÚNG QUẾ ..................................... 7 1.3. TÌNH HÌNH CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TINH DẦU CÂY HÚNG QUẾ OCIMUM BASILICUM L. TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƢỚC ................... 16 1.4. VÀI NÉT VỀ PHƢƠNG PHÁP THỬ TÁC DỤNG KÍCH ỨNG DA ............. 17 1.5. VÀI NÉT VỀ 3 LOÀI MUỖI THỬ NGHIỆM CULEX TRITAENIORHYNCHUS , ANOPHELES MINIMUS VÀ AEDES AEGYPTI........................................................ 19 CHƢƠNG 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................... 23 2.1.1. Chất liệu nghiên cứu ...................................................................................... 23 2.1.2. Động vật dùng trong nghiên cứu .................................................................... 23 2.1.3. Ngƣời tình nguyện tham gia nghiên cứu ........................................................ 25 2.1.4. Thiết bị, dụng cụ dùng trong nghiên cứu ....................................................... 25 2.1.5. Hóa chất dùng trong nghiên cứu .................................................................... 26 2.2. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ........................................................................ 27 2.2.1. Thử tác dụng kích ứng da và đánh giá ảnh hƣởng của tinh dầu cây Húng quế đến nhịp thở, nhịp tim và nhiệt độ của thỏ thực nghiệm.......................................... 27 2.2.2. Thử tác dụng xua muỗi của tinh dầu cây Húng quế trên chuột thực nghiệm 32 2.2.3. Thử tác dụng xua muỗi và tác dụng không mong muốn của tinh dầu cây Húng quế trên ngƣời .......................................................................................................... 34 2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................ 37 2.3. CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU........................................................................... 37
- 2.3.1. Tác dụng kích ứng da, đo nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ của tinh dầu cây Húng quế trên thỏ ............................................................................................................... 37 2.3.2. Thử tác dụng xua muỗi của tinh dầu cây Húng quế trên chuột thực nghiệm 38 2.3.3. Tác dụng xua muỗi và tác dụng không mong muốn của tinh dầu cây Húng quế trên ngƣời .......................................................................................................... 38 2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................................................. 39 2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU .............................................................................................. 39 2.6. CÁCH KHẮC PHỤC SAI SỐ .......................................................................... 39 2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .............................................................................. 39 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 41 3.1. ẢNH HƢỞNG CỦA TINH DẦU CÂY HÚNG QUẾ ĐẾN KHẢ NĂNG KÍCH ỨNG DA, NHIỆT ĐỘ, NHỊP THỞ VÀ NHỊP TIM CỦA THỎ THỰC NGHIỆM ... 41 3.2. TÁC DỤNG XUA MUỖI CỦA TINH DẦU CÂY HÚNG QUẾ TRÊN CHUỘT THỰC NGHIỆM ....................................................................................... 45 3.2.1. Tác dụng của tinh dầu Húng quế với loài Aedes aegypti ............................... 45 3.2.2. Tác dụng của tinh dầu Húng quế với loài Anopheles minimus ...................... 49 3.2.3. Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế với loài Culex tritaeniorhynchus ........... 53 3.3. TÁC DỤNG XUA MUỖI VÀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA TINH DẦU CÂY HÚNG QUẾ TRÊN NGƢỜI ...................................................... 56 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 65 4.1. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GÂY KÍCH ỨNG DA, ẢNH HƢỞNG CỦA TINH DẦU CÂY HÚNG QUẾ ĐẾN NHỊP THỞ, NHỊP TIM, NHIỆT ĐỘ CỦA THỎ THỰC NGHIỆM ...................................................................................................... 65 4.2. TÁC DỤNG XUA MUỖI CỦA TINH DẦU CÂY HÚNG QUẾ TRÊN CHUỘT THỰC NGHIỆM ....................................................................................... 67 4.2.1. Tác dụng của tinh dầu Húng quế với loài Aedes aegypti ............................... 67 4.2.2. Tác dụng của tinh dầu Húng quế với muỗi Anopheles minimus .................... 68 4.2.3. Tác dụng của tinh dầu Húng quế với loài Culex tritaeniorhynchus .............. 69 4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG XUA MUỖI VÀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA TINH DẦU CÂY HÚNG QUẾ TRÊN NGƢỜI ............................... 70
- KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75 KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 78 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4 PHỤ LỤC 5 PHỤ LỤC 6
- DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết Tắt Tên Đầy Đủ Tiếng Việt DDT Dichloro-Diphenyl- Dichloro-Diphenyl- Trichloroethane Trichloroethane DNA Deoxyribonucleic Acid Deoxyribonucleic Acid Ae. aegypti Aedes aegypti Aedes aegypti O. basilicum Ocimum basilicum Húng Quế OECD Organization for Economic Tổ Chức Kinh Tế Hợp Tác Cooperation and Development Và Phát Triển REACH Registration- Evaluation- Đăng Ký - Đánh Giá- Cấp Authorisation- restriction of Phép- Hạn Chế Hóa Chất Chemicals WHO World Health Organization Tổ Chức Y tế Thế giới NTN Ngƣời tình nguyện Ngƣời tình nguyện
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1. Cây Húng quế ............................................................................................ 4 Hình 1. 2. Hoa Húng quế ........................................................................................... 4 Hình 1. 3. Cấu trúc hóa học của Linalool .................................................................. 5 Hình 1. 4. Cấu trúc hóa học của Cineole ................................................................... 5 Hình 1. 5. Cấu trúc hóa học của Estragole ................................................................. 5 Hình 1. 6. Muỗi Aedes aegypti ................................................................................. 22 Hình 1. 7. Muỗi Anopheles minimus ....................................................................... 22 Hình 1. 8. Muỗi Culex tritaeniorhynchus ............................................................... 22 Hình 2. 1. Muỗi Aedes aegypti ................................................................................. 24 Hình 2. 2. Muỗi Anopheles minimus ........................................................................ 24 Hình 2. 3. Muỗi Culex tritaeniorhynchus ................................................................ 24 Hình 2. 4. Lồng muỗi ............................................................................................... 26 Hình 2. 5. Đặt gạc tẩm dung môi và chất thử lên da thỏ .......................................... 28 Hình 2.6. Đo nhiệt độ ở hậu môn thỏ ....................................................................... 31 Hình 2.7. Đếm nhịp tim thỏ ..................................................................................... 32 Hình 2. 8. Bộ thử tunnel ........................................................................................... 33 Hình 2.9. Thử tác dụng xua muỗi trên ngƣời ........................................................... 36 Hình 3.1. Da thỏ ở lô 1 sau đặt thuốc 24 giờ ........................................................... 41 Hình 3. 2. Muỗi chạm hoặc đốt tay phải (chứng) của NTN .................................... 58
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Mức độ phản ứng trên da thỏ .................................................................. 29 Bảng 2. 2: Phân loại các phản ứng trên da thỏ ......................................................... 30 Bảng 2. 3. Một số tình huống nghiên cứu và xử trí ................................................. 34 Bảng 3. 1: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế đến nhiệt độ cơ thể thỏ ................... 42 Bảng 3. 2: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế đến nhịp thở của thỏ ....................... 43 Bảng 3. 3: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế đến nhịp tim của thỏ ....................... 44 Bảng 3. 4: Ảnh hƣởng của tinh dầu húng quế với Aedes aegypti (lần 1) ................ 45 Bảng 3. 5: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế với Aedes aegypti (lần 2) ............... 46 Bảng 3. 6: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế với Aedes aegypti (lần 3) ............... 47 Bảng 3. 7: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế với Aedes aegypti (n = 300/lô) ....... 48 Bảng 3. 8: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế với Anopheles minimus (lần 1)....... 49 Bảng 3. 9: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế với Anopheles minimus (lần 2)....... 50 Bảng 3. 10: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế với Anopheles minimus (lần 3)..... 51 Bảng 3. 11: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế với Anopheles minimus (n = 300/lô) ...................................................................................................................... 52 Bảng 3. 12: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế với Culex tritaeniorhynchus (n = 100, lần 1)..............................................................................................................53 Bảng 3. 13: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế với Culex tritaeniorhynchus (n = 100, lần 2) ................................................................................................................. 54 Bảng 3. 14: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế với Culex tritaeniorhynchus (n = 100, lần 3) ................................................................................................................. 55 Bảng 3. 15: Ảnh hƣởng của tinh dầu Húng quế với Culex tritaeniorhynchus......... 56 (n = 300/lô) ............................................................................................................... 56 Bảng 3. 16: Diện tích vùng da hở của NTN dùng trong thử nghiệm ....................... 57 Bảng 3. 17: Đáp ứng của muỗi Aedes aegypti với tinh dầu Húng quế tại các thời điểm sau khi bôi mẫu thử (n = 200/giờ) ................................................................... 58 Bảng 3. 18: Hiệu lực xua muỗi Aedes aegypti của chất thử .................................... 59
- Bảng 3. 19: Đáp ứng của muỗi Anopheles minimus với tinh dầu Húng quế tại các thời điểm sau khi bôi mẫu thử (n = 200/giờ) ........................................................... 60 Bảng 3. 20: Hiệu lực xua muỗi Anopheles minimus của chất thử ........................... 61 Bảng 3. 21: Đáp ứng của muỗi Culex tritaeniorhynchus với tinh dầu Húng quế tại các thời điểm sau khi bôi mẫu thử (n = 200/giờ) ..................................................... 62 Bảng 3. 22: Hiệu lực xua muỗi Culex tritaeniorhynchus của chất thử .................... 63 Bảng 3. 23: Bảng thông tin phỏng vấn và theo dõi tác dụng không mong muốn của tinh dầu Húng quế trên NTN .................................................................................... 64
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nƣớc có khí hậu nóng ẩm mƣa nhiều đây là điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật sinh trƣởng và phát triển tạo nên một thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dƣợc phẩm tổng hợp rất phong phú và đa dạng, có tác dụng nhanh, thời gian điều trị ngắn nhƣng nếu sử dụng lâu dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời bệnh. Do đó, việc dùng các dƣợc phẩm thiên nhiên đang ngày đƣợc phổ biến. [1] Trong Đông y, cây Húng quế là dƣợc liệu có nhiều hoạt tính sinh học quý. Húng quế là loại thảo mộc ẩm thực đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, tác dụng của Húng quế rất đa dạng có nhiều hoạt chất có tác dụng trong phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, cây đƣợc dùng làm thuốc để chữa cảm lạnh, sốt, ho, viêm xoang, đau đầu, thấp khớp, mụn cóc, giun, suy thận,… [2], [3], [4], [5]. Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu cây húng quế ngoài khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa còn có khả năng chống ung thƣ cổ tử cung và ung thƣ biểu mô thanh quản (Hep-2) [1], [6], [7]. Xu hƣớng phát triển của thế giới là tìm kiếm các loại tinh dầu tự nhiên có hoạt tính dùng để xua, diệt côn trùng, đặc biệt là trong phòng chống muỗi đốt để phòng chống các bệnh do muỗi gây ra nhằm thay thế các chất hóa học. Nhiều loại tinh dầu thực vật nhƣ: sả, đinh hƣơng, khuynh diệp, bạc hà, … đƣợc báo cáo có tác dụng chống muỗi, an toàn cho ngƣời sử dụng, thân thiện với môi trƣờng [8], [9]. Ở Việt Nam, tinh dầu Húng quế chƣa đƣợc nghiên cứu tác dụng xua muỗi mặc dù trong dân gian có tƣơng truyền về tác dụng xua đuổi côn trùng. Vì vậy, để chứng minh một cách có khoa học về tác dụng cũng nhƣ góp phần phát triển sản phẩm từ tinh dầu húng quế, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng xua muỗi của tinh dầu cây Húng quế Ocimum basilicum L. trên động vật thực nghiệm và trên người” với ba mục tiêu chính sau đây:
- 2 1. Đánh giá tác dụng kích ứng da và ảnh hưởng của tinh dầu cây Húng quế Ocimum basilicum L. đến nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ của thỏ thực nghiệm. 2. Đánh giá tác dụng xua muỗi của tinh dầu cây Húng quế Ocimum basilicum L. trên chuột thực nghiệm. 3. Đánh giá tác dụng xua muỗi và tác dụng không mong muốn của tinh dầu cây Húng quế Ocimum basilicum L. trên người.
- 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY HÚNG QUẾ + Tên gọi: Tên khoa học: Ocimum basilicum L. Tên tiếng Anh: Sweet basil (Anh), basilic aux sauces (Pháp) Tên khác: Húng chó, Húng giổi, Rau é, É tía, É quế. Giới thực vật: Plantae Ngành Ngọc Lan: Magnoliophyta Lớp Ngọc Lan: Magnoliophyta Phân lớp Hoa Môi: Lamiidae Bộ Hoa Môi: Lamiales Họ Bạc hà: Lamiaceae Chi: Ocimum Loài: Ocimum basilicum[10]. Cây Húng quế còn gọi là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hƣơng thái, pak bua la phe, phak y tou (Lào) mrea preou ( Campuchia), grand basilic, basilic commun [11]. + Phân bố, thu hái, chế biến Ngƣời ta cho rằng cây này vốn có nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhƣng hiện nay đƣợc trồng ở nhiều nƣớc nhiệt đới và ôn đới thuộc Châu Á, Châu Âu (nhƣ Pháp, Đức, các nƣớc thuộc Liên Xô cũ, Ý, Tây Ban Nha,...). Tại những nƣớc này thƣờng trồng với mục đích nhƣ hái lá và toàn cây cất tinh dầu dùng làm thuốc hay trong công nghiệp chất thơm. Ở nƣớc ta, tại miền Bắc trƣớc đây chỉ thấy trồng lấy lá và ngọn làm gia vị. Từ năm 1975, tại một số tỉnh đã trồng trên quy mô lớn để cất tinh dầu Húng quế dùng trong công nghiệp chất thơm ở trong và ngoài nƣớc. Ở miền Nam, ngoài mục
- 4 đích nhƣ làm gia vị nhƣ ở miền Bắc, ngƣời ta còn thu hoạch quả (gọi nhầm là hạt- Fructus ocimi) để ăn cho mát và giải nhiệt gọi là hạt é. Để làm thuốc, ngƣời ta chỉ hái lá và ngọn có hoa ( Herba ocimi) phơi hay sấy khô. Để cất tinh dầu ngƣời ta hái toàn cây, cây tƣơi hay để hơi héo mới cất [11]. Hình 1. 1. Cây Húng quế Hình 1. 2. Hoa Húng quế + Thành phần hóa học Trong cây Húng quế có từ 0.4 đến 0.8% tinh dầu, tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ, dễ chịu. Tùy theo nơi trồng các chỉ số hóa lý có thể thay đổi. Tinh dầu Húng quế Việt Nam cất tại một số địa phƣơng chứa tới 80- 90% metylchavicol. Quả cây Húng quế (thƣờng gọi là hạt Húng quế, hạt é) chứa chất nhầy, khi ngâm vào trong nƣớc thì sẽ nở ra bao quanh hạt thành một màng nhầy trắng [11]. Húng quế hiện nay là một loại cây chuyên dùng để sản xuất tinh dầu. Phần trên mặt đất của cây Húng quế chứa tinh dầu có hàm lƣợng cao nhất lúc cây đã ra hoa. Lƣợng tinh dầu chứa trong cây Húng quế khá cao là 0,5-1,7%, trong tinh dầu có linalool (60%), cineole, estragole (methyl-chavicol) cùng một số chất khác nhƣ Germacrene D, Tau-cadinol, δ-Gurjunen, δ-Cadinene… Ngoài tinh dầu, trong lá và hoa còn chứa protein, carbonhydrat và một lƣợng nhỏ Vitamin A và Vitamin C. Cho tới nay ngƣời ta đã khám phá hơn 140 hợp chất khác nhau, trong đó có trên
- 5 30 hợp chất monoterpen, khoảng 20 carboxylic acid, 11 aldehyd mạch thẳng, khoảng 20 hợp chất có mùi thơm và khoảng 20 hợp chất khác [12]. Hình 1. 3. Cấu trúc hóa học của Linalool Hình 1. 4. Cấu trúc hóa học của Cineole Hình 1. 5. Cấu trúc hóa học của Estragole
- 6 + Công dụng và liều dùng: Bộ phận dùng: Toàn cây và hạt (Herba et Semen Ocimi) Ở nƣớc ta trƣớc đây Húng quế chỉ thấy đƣợc trồng làm gia vị. Tại miền Nam, ngoài công dụng làm gia vị ngƣời ta còn thu hoạch hạt để ăn cho mát, hơi có tác dụng chống táo bón: cho từ 6 đến 12g hạt vào nƣớc thƣờng hay nƣớc đƣờng. Đợi cho chất nhầy nở ra rồi uống. Tại các nƣớc khác ngƣời ta trồng Húng quế chủ yếu làm nguồn cây cho nguyên liệu cất tinh dầu, hoặc lấy cây sắc uống chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nƣớc súc miệng và ngậm chữa đau, sâu răng. Mỗi ngày uống từ 10 đến 25g dƣới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Hạt có thể dùng đắp lên mắt đau đỏ. Từ năm 1975, tại miền Bắc và một số tỉnh đã trồng Húng quế với mục đích dùng cây cất tinh dầu dùng trong công nghiệp chất thơm trong nƣớc và xuất khẩu [11]. + Cây Húng quế trong Y học cổ truyền Việt Nam: Húng quế có vị cay, tính ấm, vào 2 kinh phế, tâm, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, tán máu ứ, giảm đau. Húng quế đƣợc dùng phổ biến làm rau gia vị trong bữa ăn. Trong y học, Húng quế chữa cảm cúm, đầy bụng khó tiêu, vấp ngã hay bị đòn sƣng đau. Dùng uống hoặc giã đắp. Hạt dùng làm thức giải khát nhƣ chè và có tác dụng nhuận tràng [10]. Cây Húng quế đƣợc xếp vào các cây thuốc và vị thuốc chữa cảm sốt thuộc nhóm tân ôn giải biểu của thuốc y học cổ truyền[11]. Giải biểu là một phƣơng pháp điều trị thƣờng dùng trong y học cổ truyền, trên cơ sở sử dụng những bài thuốc có các vị thuốc mang tính vị : Tân, Tán, khinh, Tuyên làm chủ dƣợc, để nhằm mục đích giải tà chứng thông qua tác dụng phát hãn làm ra mồ hôi.
- 7 Bệnh ở biểu chứng rất đa dạng và phong phú, khi tà khí ở bên ngoài xâm phạm vào cơ biểu, trên lâm sàng thƣờng biểu hiện ở thể phong hàn hay thể phong nhiệt. Nếu là thể phong hàn biểu chứng thì cần phải dùng pháp điều trị tân ôn giải biểu. Nếu là thể phong nhiệt biểu chứng thì pháp điều trị là tân lƣơng giải biểu [13]. Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đƣa ngoại tà ( phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài bằng đƣờng mồ hôi, chữa những bệnh còn ở bên ngoài (biểu), làm cho bệnh không xâm nhập vào trong (lý). Các vị thuốc này đa số vị cay, cay có tác dụng phát tán, gây ra mồ hôi và qua đƣờng này đƣa tà khí ra ngoài, vì vậy còn gọi là thuốc giải biểu phát hãn hay phát tán giải biểu. Phát tán phong hàn hay Tân ôn giải biểu dùng để chữa cảm mạo do lạnh, ho hen do lạnh, đau các cơ, đau dây thần kinh do lạnh, một số bệnh dị ứng do lạnh [14]. 1.2. TỔNG QUAN TINH DẦU- TINH DẦU HÚNG QUẾ + Định nghĩa Tinh dầu Khái niệm tinh dầu để chỉ các chất lỏng không tan trong nƣớc chứa các hợp chất hữu cơ tan lẫn vào nhau, dễ bay hơi và có mùi thơm đặc trƣng. Tinh dầu thu đƣợc từ nguồn nguyên liệu thực vật bằng quá trình chiết hơi nƣớc, chƣng cất khô (dry distillation) hoặc bởi một quá trình cơ học phù hợp mà không cần dùng nhiệt (ép hoặc chiết bằng dung môi). Khái niệm tinh dầu cũng đƣợc dùng để chỉ các loại dầu dễ bay hơi (volatile oil), dầu nhẹ (ethereal oil). Về thành phần hóa học, tinh dầu chứa tecpen và các dẫn xuất có chứa oxi của tecpen nhƣ rƣợu, andehyt, ete, este, lacton… Mặc dù tinh dầu chứa nhiều cấu tử nhƣ vậy nhƣng thƣờng chỉ có một vài cấu tử chính có giá trị về mùi đặc trƣng cho tinh dầu đó. Tinh dầu đƣợc sử dụng trong nƣớc hoa, mỹ phẩm, xà phòng và các sản phẩm khác, đƣợc dùng làm gia vị thực phẩm hoặc hƣơng vị đồ uống; ngoài ra còn đƣợc dùng làm nguyên liệu để tách, chuyển hóa hoặc tổng hợp nhiều chất thơm quan trọng đƣợc ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp [15].
- 8 + Lịch sử nghiên cứu về tinh dầu Tinh dầu đƣợc sử dụng từ rất lâu đời. Dựa theo những văn bản cổ để lại thì từ thế kỷ thứ 9, tinh dầu đã đƣợc thu bằng phƣơng pháp chƣng cất: nguyên liệu thực vật đƣợc xử lý với ancol và sau đó đƣợc chƣng cất với nƣớc để thu đƣợc nƣớc thơm. Vào thế kỷ thứ 16, khái niệm dầu béo và tinh dầu cũng nhƣ các phƣơng pháp để thu nhận chúng từ nƣớc thơm đã đƣợc xác định. Ngay từ thời gian này, tinh dầu đã đƣợc thƣơng mại hóa với các mục tiêu mỹ phẩm, công nghiệp và chữa bệnh. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ 19, các tiến bộ trong hóa học đã có thể phân lập các phân tử có mùi thơm và sau đó tổng hợp chúng để sử dụng trong điều trị, nƣớc hoa và công nghiệp. Sang thế kỷ 20, sự phát triển mạnh mẽ của hóa học ở giai đoạn này đã khiến cho việc sản xuất tinh dầu theo con đƣờng tổng hợp đƣợc cải tiến với khối lƣợng lớn, giá rẻ, quy trình ổn định và đƣợc tiêu chuẩn hóa, do đó tinh dầu tổng hợp đã từ từ thay thế các loại tinh dầu tự nhiên. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất tinh dầu trong thời kỳ này đƣợc ví nhƣ thuật giả kim [15]. Bên cạnh đó, trong thời gian này, việc sử dụng tinh dầu tự nhiên không đƣợc ƣa chuộng do các thông tin về khả năng gây dị ứng của các loại tinh dầu khi dùng để chữa lành vết thƣơng cũng nhƣ các nguy cơ gây tử vong của các loại thảo mộc Trung Quốc… Cho đến đầu những năm 1990 và nhất là thời kỳ đầu thế kỷ 21, cách nhìn nhận về tinh dầu đã mang tính đổi mới toàn diện. Điều này có thể là do một số yếu tố: xu hƣớng sinh thái kêu gọi quay trở về với thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng, các cân nhắc về lợi ích kinh tế nhằm thúc đẩy (khuyến khích) việc tự điều trị cũng nhƣ các thông tin về mối nguy hại của hóa chất tổng hợp nhƣ nguy cơ gây ung thƣ của thuốc nhuộm tóc, ảnh hƣởng của hóa chất đến khả năng sinh sản của con ngƣời, nhận thức về độc tính của thuốc trừ sâu hóa học cho hành tinh, các vụ bê bối liên quan đến y tế công cộng (nhiễm độc máu khi truyền, nhiễm độc amiăng, nhiễm độc hormon tăng trƣởng…), sự thi hành của hệ thống REACH (đăng ký R- Registration, đánh giá E- Evaluation, cấp phép A- Authorisation và hạn chế hóa chất CH- restriction of Chemicals) nhằm kiểm soát sự sản xuất hóa
- 9 chất, sự gia tăng nghi ngờ về các chất mùi tổng hợp và sự hài hòa dần dần của các khuôn khổ pháp lý cho việc sử dụng tinh dầu (ở một số nƣớc châu Âu, tinh dầu đƣợc coi là thuốc chữa bệnh và có thể đƣợc đăng ký sử dụng truyền thống), sự toàn cầu hóa khiến cho tinh dầu có thể đƣợc sản xuất ở các nƣớc có giá nhân công rẻ… Do đó, từ chỗ bị lãng quên, tinh dầu đã lấy lại vị thế của mình và dần chiếm lĩnh thị trƣờng các sản phẩm hữu cơ (thậm chí liệu pháp đối chứng – allopathy, đã sử dụng tinh dầu trong phƣơng pháp điều trị sinh học hoặc hữu cơ). Có thể nói rằng, sự đổi mới này xuất phát một phần từ sự không hài lòng đối với các chất hóa học tổng hợp và một phần vào tính tích cực nhấn mạnh rằng các sản phẩm tự nhiên là vô hại. Do đó, không có gì khó hiểu khi ngày càng có nhiều ngƣời quan tâm đến lĩnh vực tinh dầu. Theo con số thống kê, chỉ tính riêng trong năm 2009 đã có 1.420.000 lƣợt truy cập vào trang Google France với từ khóa “Essential oils” [16]. + Các ứng dụng của tinh dầu trong thực tế cuộc sống Tinh dầu đƣợc sử dụng trong y dƣợc với vai trò là hoạt chất chính hoặc là chất dẫn thuốc, ngoài ra cũng đƣợc sử dụng nhiều trong mỹ phẩm, thực phẩm và công nghiệp. Tinh dầu đã đƣợc chiết xuất từ một số họ thực vật chính nhƣ: họ Thông Abietaceae (đƣợc biết đến nhiều nhất là tinh dầu cây thông nhựa Pinus merkusii là nguồn cung cấp tinh dầu thông, nhựa thông và colophan), họ Hoàng đàn Cupressaceae (trắc bách diệp, trắc bá, tùng), họ Hoa tán Lamiaceae (húng quế, oải hƣơng, kinh giới, tía tô đất, bạc hà, hoắc hƣơng, hƣơng thảo), họ Sim Myrtaceae (bạch đàn, đinh hƣơng, sim, tràm), họ Long não Lauraceae (quế, nguyệt quế, gỗ hồng, đậu khấu, de vàng), họ Cam quýt Rutaceae (chanh, chanh sần, quýt, cam, bƣởi), họ Cúc Asteraceae (cúc, ngải giấm, sweet inula, gray santolina), họ Lúa Poaceae (sả) và họ Hoa hồng (hoa hồng)…[15]. Từ xa xƣa, tinh dầu đã đƣợc dùng để chữa các bệnh sƣng viêm, giảm đau, các bệnh về đƣờng tiêu hóa, giảm stress…. Các nghiên cứu dƣợc lý hiện đại cho thấy tinh dầu có nhiều hoạt tính sinh học rất đáng chú ý: kháng nấm, kháng khuẩn [17-25] , kháng viêm, giảm đau [26-30], gây độc tế bào, chống ung thƣ [31],[32],
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2212 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 283 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 148 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 92 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 80 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Khảo sát đặc điểm và chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an
123 p | 26 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa y học cổ truyền của bệnh viện Quân Y 175
108 p | 63 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa Y học cổ truyền của Bệnh viên Quân y 175
108 p | 16 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 67 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan chỉ số non-HDL-C với các thể y học cổ truyền ở bệnh nhân rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp
108 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
109 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên
73 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ
85 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
77 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
78 p | 47 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố Thái Nguyên
81 p | 57 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu tình trạng kháng Insulin ở bệnh nhân suy tim điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên
84 p | 43 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố Lạng Sơn
86 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn