intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân Thalassemia trưởng thành tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Chia sẻ: Tiêu Kính Đằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Thalassemia trưởng thành tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Nhận xét kết quả sau truyền máu ở bệnh nhân Thalassemia trưởng thành tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân Thalassemia trưởng thành tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC LƢƠNG TRUNG HIẾU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN THALASSEMIA TRƢỞNG THÀNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA Mã số: 60 72 01 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC LƢƠNG TRUNG HIẾU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN THALASSEMIA TRƢỞNG THÀNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA Mã số: 60 72 01 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƢƠNG HỒNG THÁI Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2012 Lương Trung Hiếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên – Khoa nội Tiêu hóa – Tiết niệu – Huyết học lâm sàng và Trung tâm Huyết học truyền máu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Dương Hồng Thái, Người thầy đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình hoàn thành khóa học. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2012 Học viên Lƣơng Trung Hiếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BN : Bệnh nhân BVĐKTƯTN : Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên TIF : Liên đoàn Thalassemia quốc tế (Thalassemia International Federation) LIC : Liver iron content MCH : Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Hemoglobin) MCV : Thể tích trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Volume) MCHC : Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) NST : Nhiễm sắc thể KT : Kháng thể KN : Kháng nguyên XN : Xét nghiệm WHO : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) α Thal : α Thalassemia β Thal : β Thalassemia β Thal/HbE : β Thalassemia huyết sắc tố E Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ................................................................................................................................................................. Lời cảm ơn ...................................................................................................................................................................... Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................................................................... Mục lục ............................................................................................................................................................................. Danh mục bảng .......................................................................................................................................................... Danh mục biểu đồ .................................................................................................................................................... ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................................................... 3 1.1. Một số hiểu biết về Hemoglobin ............................................................................................................ 3 1.2. Thalassmia .............................................................................................................................................................. 6 1.3. Các nghiên cứu về Thalassmia ................................................................................................................ 24 1.4. Giới thiệu về bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên .............................................. 26 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................................... 27 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................................................... 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................................. 27 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................................................................................... 29 2.5. Các kỹ thuật áp dụng và tiêu chuẩn đánh giá ................................................................................ 30 2.6. Xử lý số liệu .......................................................................................................................................................... 35 2.7. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................................................................................... 35 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 36 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu....................................... 36 3.2. Những kết quả liên quan đến truyền máu ở bệnh nhân Thalssemia trưởng 42 thành ...................................................................................................................................................................................... Chƣơng 4. BÀN LUẬN ........................................................................................................................................ 49 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu....................................... 50 4.3. Những kết quả liên quan đến truyền máu ở bệnh nhân Thalassemia trưởng 55 thành ................................................................................................................................................................................... KẾT LUẬN .................................................................................................................................................................... 61 1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Thalassemia...................... 61 2. Nhận xét kết quả sau truyền máu................................................................................................................ 62 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................ 64 MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ................................................................................................................. DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU ................................................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. MỤC LỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Tuổi trung bình theo thể bệnh của đối tượng nghiên cứu 36 Bảng 3.2. Đặc điểm BMI theo thể bệnh của đối tượng nghiên cứu ........................................... 38 Bảng 3.3. Đặc điểm xạm da theo thể bệnh của đối tượng nghiên cứu 38 Bảng 3.4. Đặc điểm lách theo thể bệnh của đối tượng nghiên cứu 39 Bảng 3.5. Đặc điểm gan theo thể bệnh của đối tượng nghiên cứu 39 Bảng 3.6. Đặc điểm vàng da theo thể bệnh của đối tượng nghiên cứu .................................... 40 Bảng 3.7. Đặc điểm biến dạng xương của đối tượng nghiên cứu 40 Bảng 3.8. Đặc điểm các chỉ số hồng cầu theo các thể bệnh. ........................................................... 41 Bảng 3.9. Giá trị trung bình của xét nghiệm đông máu cơ bản ............................ 42 Bảng 3.10. Kết quả điện di Hemoglobin theo các thể bệnh ........................................................... 42 Bảng 3.11. Thay đổi nồng độ Hemoglobin sau 4 tuần truyền máu 44 Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi Hemoglobin ở các mức độ sau 4 tuần truyền 45 máu ............................................................................................................................................................. Bảng 3.13. Thay đổi số lượng hồng cầu sau 4 tuần truyền máu 45 Bảng 3.14. Sự thay đổi sắt huyết thanh sau 4 tuần truyền máu..................................................... 46 Bảng 3.15. Thay đổi kích thước lách sau 4 tuần truyền máu 46 Bảng 3.16. Thay đổi Ferritin sau 4 tuần truyền máu 47 Bảng 3.17. Tai biến trong tổng số lần truyền máu của đối tượng 48 nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. MỤC LỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu 36 Biểu đồ 3.2. Phân bố dân tộc của đối tượng nghiên cứu 37 Biểu đồ 3.3. Phân bố thể bệnh Thalassemia của đối tượng nghiên 37 cứu Biểu đồ 3.4. Kết quả xét nghiệm Coombs trực tiếp 43 Biểu đồ 3.5. Kết quả xét nghiệm Coombs gián tiếp 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thalassemia là một nhóm bệnh Hemoglobin di truyền do thiếu hụt tổng hợp một hay nhiều mạch polypeptid trong chuỗi globin của Hemoglobin, cấu trúc mạch globin vẫn bình thường. Tùy theo sự thiếu hụt tổng hợp ở mạch alpha, beta, hay vừa ở mạch delta và beta mà gọi là alpha - Thalassemia, beta - Thalassemia hay delta - beta - Thalassemia [1]. Bệnh Thalassemia phổ biến trên thế giới cũng như ở khu vực châu Á. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh, hàng năm có từ 300,000 - 500,000 trẻ sơ sinh mắc bệnh Thalassemia, trong đó khoảng 80% là trẻ ở các nước đang phát triển [67]. Tỉ lệ mắc bệnh Thalassemia ở trẻ sơ sinh tại các nước Trung Đông, Đông Á, Nam Thái Bình Dương chiếm từ 2 - 25% [66]. Ở Việt Nam có khoảng 1,8% người mang gen beta- Thalassemia [14], đối với các dân tộc ít người, tỉ lệ lưu hành gen bệnh beta- Thalassemia chiếm khoảng 5% [6]. Bệnh thường khởi phát từ những năm đầu đời, phần lớn các trường hợp mắc bệnh tử vong trước 15 tuổi. Tuy nhiên, số đáng kể bệnh nhân đến bệnh viện lần đầu ở tuổi trưởng thành. Các đặc điểm của những bệnh nhân mới được chẩn đoán và những biến chứng của các bệnh nhân Thalassemia được chẩn đoán khi còn nhỏ sống đến tuổi trưởng thành thường rất đa dạng với các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau [1]. Điều trị Thalassemia là điều trị triệu chứng bao gồm cắt lách, thải sắt, truyền máu [38]. Truyền máu đầy đủ hạn chế được các biến chứng của bệnh nhưng khi truyền máu nhiều lần cũng gây ra các tai biến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thời gian sống và chất lượng sống của bệnh nhân [66]. Một trong những tai biến hay gặp do truyền máu là tan máu miễn dịch mắc phải, do sự xuất hiện các kháng thể bất thường ở trong huyết tương cũng như trên màng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 2 hồng cầu của bệnh nhân làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị, vì vậy lựa chọn các đơn vị máu phù hợp để thực hiện an toàn truyền máu về mặt miễn dịch là một việc làm quan trọng và cần thiết cho bệnh nhân Thalassemia [47], [66]. Khi truyền máu nhiều lần, bệnh nhân Thalassemia còn xuất hiện biến chứng như ứ sắt, dị ứng… [2], [11], [47], các biến chứng này liên quan trực tiếp đến việc điều trị cho bệnh nhân Thalassmia hiện tại và trong tương lai sau này. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã và đang điều trị các bệnh nhân Thalassemia. Phương pháp điều trị đang được áp dụng tại bệnh viện là truyền máu đây là một trong những phương pháp điều trị cơ bản nhất hiện nay. Việc xẩy ra các biến chứng khi truyền máu nhiều lần là khó tránh khỏi. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân Thalassemia trƣởng thành tại bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên” với mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Thalassemia trưởng thành tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2. Nhận xét kết quả sau truyền máu ở bệnh nhân Thalassemia trưởng thành tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số hiểu biết về Hemoglobin 1.1.1. Cấu trúc hemoglobin Hb là một đại phân tử protein hình cầu đường kính 5,5 nm, gồm có 4 bán đơn vị giống nhau từng đôi một, mỗi bán đơn vị có 2 phần là HEM và globin [3], [7], [13]. Cấu trúc Hemoglobin - HEM: là một sắc tố chứa Fe++ chiếm 4% trọng lượng Hb. HEM có cấu trúc là một vòng porphyrin có bốn nhân pyrol liên kết với ion Fe++. Cấu trúc của HEM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 4 - Globin là một chuỗi polypeptid được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu globin. Có nhiều loại globin thuộc hai họ: họ α và họ không α, mỗi loại có số lượng và trình tự acid amin đặc trưng. Họ α bao gồm: α và ξ; họ không α bao gồm β, δ, γ, ε. Cấu trúc của chuỗi globin gồm [13], [57]: + Cấu trúc bậc 1: Là trình tự các acid amin trong chuỗi. + Cấu trúc bậc 2: Là sự xoắn vòng của chuỗi bậc 1 do các liên kết bằng cầu nối hydro. + Cấu trúc bậc 3: Sự gấp khúc của chuỗi globin đã xoắn. :a cida m in :L iªnk Õtp eptid acid amin Cấu trúc bậc 1 chuỗi globin Cấu trúc bậc 2, 3 chuỗi globin + Cấu trúc bậc 4: Tạo phân tử huyết sắc tố 4 dưới đơn vị kết hợp với nhau theo nguyên tắc giống nhau từng đôi một, 1 đôi thuộc họ α và 1 đôi thuộc họ không α. Hem. Cấu trúc bậc 4 chuỗi globin Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 5 1.1.2. Phân loại hemoglobin [13], [37], [66] Các chuỗi globin xuất hiện tuần tự trong quá trình phát triển cá thể và sau khi cặp đôi với nhau sẽ tạo thành bốn loại chính Hb sau: a) Hemoglobin “phôi”, hiện diện từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 10 của thai kỳ và bao gồm hai cặp đôi Hb Gower I ξ2ε2, Hb Gower II α2ε2và Hb Porland ξ2γ2; b) Hemoglobin “thai” (HbF α2γ2), tạo nên thành phần chính trong việc chuyên chở oxy trong thai kỳ. c) Hemoglobin “người lớn” (HbA α2β2), thay thế HbF ngay sau khi sinh một thời gian ngắn. d) Một thành phần nhỏ hemoglobin người lớn khác là HbA2 (α2δ2). Trong điều kiện bình thường, hồng cầu của người trưởng thành chứa 98% HbA, 2% HbA2 và vết HbF. 1.1.3. Chức năng Hemoglobin Hb ở trong hồng cầu, nhờ chứa Fe++ có thể oxy hoá do vậy có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2 từ tổ chức đến phổi. Ngoài ra Hb còn có vai trò làm đệm để trung hoà các H + do tổ chức giải phóng ra [37]. 1.1.4. Tổng hợp [20], [37], [62] - Tổng hợp globin: Globin là một protein đơn, là sản phẩm của một gen. Gen globin có hai họ: Họ gen α và không α. + Họ gen α: Gồm gen α và gen ξ nằm trên cánh ngắn nhiễm sắc thể 16. + Họ gen không α: Gồm các gen β, gen δ, gen Aγ, gen Gγ và gen ε, các gen này nằm trên cánh ngắn nhiễm sắc thể 11. Bình thường, một tế bào nguyên hồng cầu có 2 gen β nhưng lại có tới 4 gen α. Lượng ARNm α được tổng hợp nhiều hơn ARNm β nhưng quá trình giải mã của ARNm β nhanh hơn nên lượng chuỗi α và β gần tương đương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 6 Đồng thời với các giai đoạn sinh máu trong thời kỳ phát triển phôi thai có các loại tế bào và huyết sắc tố tương ứng. - Tổng hợp HEM: Là quá trình hình thành các vòng porphyrin, quá trình gắn Fe++ vào vòng porphyrin ở ty lạp thể nhờ các men glutation khử. Sơ đồ 1.1. Quá trình tổng hợp Hemoglobin 1.2. Thalassemia 1.2.1. Định nghĩa Thalassemia là một nhóm bệnh lý huyết học đặc trưng bởi sự giảm tổng hợp của một trong hai chuỗi polypeptide (α hoặc β) cấu tạo nên phân tử hemoglobin người lớn bình thường (HbA, α2β2), gây hậu quả giảm hemoglobin trong hồng cầu và thiếu máu [1], [66]. Bình thường phân tử huyết sắc tố là 22 có sự cân bằng giữa tổng hợp chuỗi alpha(α), beta(β). Quá trình tổng hợp một chuỗi bị rối loạn sẽ gây thiếu loại chuỗi đó và thừa chuỗi còn lại làm xuất hiện tình trạng bệnh lý. Nếu tổng hợp thiếu hoặc không tổng hợp được chuỗi α sẽ gây bệnh α Thalassemia (α Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 7 Thal). Nếu tổng hợp chuỗi β bị hạn chế hay ngừng hẳn sẽ gây bệnh β Thalassemia (β Thal) [1], [16], [38]. 1.2.2. Lịch sử và dịch tễ bệnh Thalassemia 1.2.2.1. Lịch sử bệnh Thalassemia [41], [43] Bệnh β Thalassemia được phát hiện từ năm 1910 bởi Jame Henrick và năm 1925 bởi Lee và Coolay. Hai tác giả đã miêu tả 5 trẻ bị thiếu máu, kèm theo các triệu chứng lách to và gan to được coi như những chứng cớ phát hiện đầu tiên của bệnh. Năm 1927, Cooley phát hiện thêm 2 trường hợp khác, ngoài triệu chứng thiếu máu, lách to, gan to còn có biểu hiện da bị nhiễm sắc tố, xương sọ dầy lên, có biến đổi sức bền hồng cầu. Đó là những trường hợp β thalassemia mô tả đầu tiên, và được gọi là “bệnh thiếu máu Cooley”. Tiếp những phát hiện lâm sàng đầu tiên của Cooley, rất nhiều nghiên cứu về lâm sàng đươc công bố, nhất là nghiên cứu ở Italia của Rietti (1925), Greppi (1928), Michcheli (1935). Wintrobe và cộng tác viên (1940)… Năm 1936 Whipple và Bradford đã đề nghị từ “Thalassemia” để gọi bệnh mà Cooley mô tả. 1.2.2.2. Dịch tễ bệnh Thalassemia Thalassemia là một trong những rối loạn di truyền phổ biến nhất thế giới, bệnh liên quan đến nguồn gốc dân tộc, phân bố khắp toàn cầu song có tính địa dư rõ rệt, bệnh thường gặp ở vùng Địa Trung Hải, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á và Bắc Phi. Số người mang gen bệnh Thalassemia trên thế giới rất lớn, theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh, hàng năm có từ 300,000 - 500,000 trẻ sơ sinh mắc bệnh Thalassaemia, trong đó khoảng 80% là trẻ ở các nước đang phát triển [67]. Tỉ lệ mắc bệnh Thalassemia ở trẻ sơ sinh tại các nước Trung Đông, Đông Á, Nam Thái Bình Dương chiếm từ 2- 25% [42]. Các số liệu nghiên cứu cho thấy tần số mang gen bệnh ở một số nước khá cao: Mang gen β Thal Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 8 ở Hy Lạp khoảng 6 - 19%, ở Thái Lan 3 - 9% [42]. Tại Việt Nam, theo số liệu nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Khanh và CS tần số mang gen β Thal ở cộng đồng người Kinh khoảng 1,5 - 2% [15], tần số này thấp hơn ở dân tộc ít người như dân tộc Tày, Dao với tỉ lệ trẻ mang bệnh chiếm tới 9,73% [25], tần số người dân tộc Gia Jai mang gen bệnh Hemoglobin cũng chiếm tới 39% [6]. Ngoài các thể bệnh nêu trên, ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác nơi lưu hành đồng thời bệnh β Thal và HbE (Thái Lan 10 - 53%; Lào và Campuchia khoảng 30 - 40%; Việt Nam 1- 50%), nên β Thalassemia/ HbE là rối loạn Hb phổ biến nhất [19], [21], [28], [41],[48]. Tỉ lệ trẻ sinh ra bị Hemoglobin bệnh lý trên 1000 trẻ sống [60] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 9 1.2.3. Phân loại thể bệnh Trong quá trình tổng hợp Hemoglobin, khi tổng hợp một loại chuỗi globin bị rối loạn sẽ gây thiếu loại chuỗi đó và thừa tương đối những loại chuỗi còn lại làm xuất hiện tình trạng bệnh lý. Tuỳ theo sự thiếu hụt tổng hợp ở chuỗi α, β hay ở chuỗi δ và β mà gọi là α Thal, β Thal hay δ β Thalassemia. Đến nay có nhiều thể bệnh được biết đến nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 thể bệnh α Thal và β Thal, do giảm hoặc mất sự tổng hợp chuỗi globin α, β [12]. 1.2.3.1. α Thalassemia Là bệnh do giảm hoặc mất hẳn sự tổng hợp chuỗi α globin. Các gen α nằm trên nhiễm sắc thể 16, nếu vùng gen đó tổn thương không tổng hợp được chuỗi gọi là α0 Thal, nếu tổn thương nhưng vẫn tổng hợp được chuỗi α với số lượng ít được gọi là α+ Thal. Các thể bệnh α Thal được chia như sau [13], [37], [43]: - Thể α2 Thal (α Thal thể ẩn): Mất một trong bốn gen α, không có biểu hiện lâm sàng và huyết học. - Thể α1 Thal (α Thal thể nhẹ): Mất hai trong bốn gen α, biểu hiện lâm sàng và huyết học nhẹ hoặc rất nhẹ. - Thể HbH: mất ba trong bốn gen α, biểu hiện lâm sang và huyết học như một Thalassemia trung gian. - Thể Hb Barts (thể phù bào thai): Mất cả bốn gen α, biểu hiện bệnh này rất nặng, thường gây tử vong ngay từ thời kỳ thai nhi hoặc sau đẻ. Do có sự giảm tổng hợp ARNm cho chuỗi α, hậu quả giảm tổng hợp các chuỗi α ở các mức độ khác nhau. Mức độ giảm tổng hợp chuỗi α tỉ lệ với lượng gen α bị mất chức năng và lâm sàng cũng biểu hiện các thể bệnh nặng nhẹ tương ứng. Có thể xảy ra sự kết hợp α Thal với các Hb bất thường về cấu trúc ở cả chuỗi α và β, như HbQ, HbG Philadelphia, HbE, HbF. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 10 1.2.3.2. β Thalassemia Là bệnh do giảm hoặc mất hẳn sự tổng hợp chuỗi β globin. Gen chỉ đạo tổng hợp chuỗi β (gen β) nằm trên cánh ngắn nhiễm sắc thể 11 cùng các gen δ, γ, ε. Nếu nhiễm sắc thể tổn thương mất hoàn toàn khả năng chỉ đạo tổng hợp chuỗi β gọi là β0. Nếu gen β tổn thương làm giảm tốc độ tổng hợp chuỗi β gọi là β+ [16], [30], [34], [46]. Có nhiều khuyết tật ở gen β gây β Thal. Đến nay phát hiện được khoảng 200 đột biến của gen tổng hợp chuỗi β globin [3]. - Các đột biến ở vùng khởi động làm giảm tốc độ sao chép, gây β+. - Đột biến ở một số bộ 3 mã hoá làm thành mã chấm hết không tạo ARNm đầy đủ gây β0 Thal. - Các đột biến ở đoạn đầu hay đoạn cuối sao chép làm rối loạn quá trình sao chép ARNm, gây giảm tốc độ tổng hợp chuỗi β gây β+. - Các đột biến ở vùng Intron làm chậm quá trình chín của ARNm gây β+ Thal. Chuỗi β giảm hoặc không tổng hợp được sẽ làm cơ thể tăng cường tổng hợp chuỗi khác để bù: - Tổng hợp chuỗi δ tạo α2/δ2 đó là HbA2. - Tổng hợp chuỗi γ tạo α2/γ2 đó là HbF. Các chuỗi α thừa ra lắng đọng vào màng hồng cầu gây vỡ hồng cầu và gây các hậu quả bệnh lý [30], [34]. Về tế bào học, β Thal được chia thành các thể sau: a. β Thal dị hợp tử hay thể nhẹ: - Dị hợp tử β0 Thal: β0/β. - Dị hợp tử β+ Thal: β+/β. b. β Thal đồng hợp tử hay thể nặng - bệnh Cooley: - Đồng hợp tử β0 Thal: β0/β0. - Đồng hợp tử β+ Thal: β+/β+. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 11 c. δβ Thalassemia dị hợp tử: - Dị hợp tử (δβ)0 Thalassemia. - Dị hợp tử (δβ)+ Thalassemia. d. δβ Thalassemia đồng hợp tử: - Đồng hợp tử (δβ)0 Thalassemia. - Đồng hợp tử (δβ)+ Thalassemia. e. Tồn tại HbF. f. Thể phối hợp: β Thal có thể phối hợp với một bệnh Hb khác tạo ra thể phối hợp, hay gặp: β Thal/ HbE; β Thal/ HbS và β Thal/ HbC. 1.2.3.3. δ γ Thalassemia Nguyên nhân của thể bệnh này là do không tổng hợp được chuỗi δ và γ, bệnh ít gặp và ít có ý nghĩa lâm sàng. 1.2.4. Triệu chứng lâm sàng và huyết học Thalassemia là một hội chứng bệnh với bệnh cảnh lâm sàng rất phong phú và đa dạng bao gồm nhiều thể bệnh khác nhau, đặc trưng nhất là biểu hiện thiếu máu tan máu mạn tính, mức độ từ nhẹ không có triệu chứng đến nặng phải truyền máu thường xuyên… Tuỳ thể bệnh sẽ có triệu chứng lâm sàng tương ứng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2