Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường Trung học phổ thông Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên
lượt xem 8
download
Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm: mô tả thực trạng stress ở học sinh trường Trung học phổ thông Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên. Phân tích một số yếu tố liên quan đến stress tâm lý ở học sinh trường trung học phổ thông Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường Trung học phổ thông Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGÔ THỊ TRANG THỰC TRẠNG STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƯƠNG PHÚ - PHÚ BÌNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGÔ THỊ TRANG THỰC TRẠNG STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƯƠNG PHÚ - PHÚ BÌNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG Mã số : 60 72 01 63 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀM THỊ BẢO HOA THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ thông Lương Phú - Phú Bình -Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Đàm Thị Bảo Hoa. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Ngô Thị Trang
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Y tế công cộng – Trường đại học Y Dược Thái Nguyên; Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và đóng góp những ý kiến vô cùng quý giá để tôi hoàn thành luận văn và khóa học này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới TS Đàm Thị Bảo Hoa - người thầy đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu và trực tiếp hướng dẫn tôi suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuân lợi cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp cũng như sự giúp đỡ tận tình để tôi vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017 Học viên Ngô Thị Trang
- KÝ HIỆU VIẾT TẮT ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu ĐTV : Điều tra viên KAP : Knowledge – Attitudes - Practices (Kiến thức, Thái độ, Thực hành) PCP : Trung tâm phòng chống khủng hoảng tâm lý PVS : Phỏng vấn sâu SKTT : Sức khỏe tâm thần THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở TP : Thành phố VTN : Vị thành niên WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) YSR : Youth Self - Report (Thang đo về hành vi) DASS : Depression – Anxiety – Stress Scale 21 (Thang đo Trầm cảm – Lo âu – Căng thẳng)
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN .......................................................................................................................................................... 3 1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về stress ................................................................................................................................................................ 3 1.1.2. Các dấu hiệu của stress .................................................................................................................................................... 3 1.1.3. Nguyên nhân của stress ................................................................................................................................................... 4 1.1.4. Ảnh hưởng của stress.......................................................................................................................................................... 6 1.2. Thực trạng rối loạn stress ở học sinh phổ thông trên Thế giới và Việt Nam ............. 8 1.2.1. Thực trạng rối loạn stress ở học sinh phổ thông trên Thế giới................................ 8 1.2.2. Thực trạng rối loạn stress ở học sinh phổ thông tại Việt Nam ................................ 9 1.3. Các yếu tố liên quan đến rối loạn stress ở học sinh .................................................................. 12 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới................................................................................................................................. 12 1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................................................................................. 15 1.4. Công cụ sử dụng nghiên cứu stress ở học sinh - sinh viên ............................................. 18 1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu......................................................................................................................... 20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................................................................... 21 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................................................................... 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................................................. 21 2.4. Cỡ mẫu và kĩ thuật chọn mẫu ................................................................................................................................... 21 2.5. Công cụ và vật liệu nghiên cứu.............................................................................................................................. 23 2.5.1. Công cụ và vật liệu dành cho nghiên cứu thực trạng stress và tác hại tâm lý của stress sở học sinh ............................................................................................................... 23 2.5.2. Công cụ và vật liệu dành cho nghiên cứu các yếu tố liên quan đến stress ở học sinh ................................................................................................................................................................ 23
- 2.6. Kĩ thuật thu thập số liệu.................................................................................................................................................... 23 2.6.1. Đối với học sinh và cha mẹ của học sinh ........................................................................................... 23 2.6.2. Đối với giáo viên chủ nhiệm và ban lãnh đạo nhà trường ......................................... 24 2.7. Chỉ số nghiên cứu ...................................................................................................................................................................... 24 2.7.1. Các chỉ số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ........................................... 24 2.7.2. Mục tiêu 1: Các chỉ số về thực trạng stress ở học sinh .................................................. 24 2.7.3. Mục tiêu 2: Các chỉ số về yếu tố liên quan đến stress ở học sinh ................... 24 2.8. Phương pháp đánh giá ......................................................................................................................................................... 25 2.9. Biện pháp khống chế sai số ......................................................................................................................................... 26 2.10. Xử lý và phân tích số liệu........................................................................................................................................... 27 2.11. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................................................................................ 27 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 28 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu ............................................................. 28 3.1.1. Các thông tin chung của học sinh ................................................................................................................. 28 3.1.2. Thông tin chung về nhóm cha mẹ học sinh .................................................................................... 29 3.2. Thực trạng stress ở học sinh trường THPT Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên........................................................................................................................................................................... 30 3.3. Các yếu tố liên quan ............................................................................................................................................................... 35 Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................................................................................. 45 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu ............................................................. 45 4.1.1. Các đặc điểm chung về nhóm học sinh nghiên cứu ............................................................ 45 4.1.2. Các đặc điểm chung về nhóm cha mẹ học sinh ........................................................................ 46 4.2. Thực trạng stress ở học sinh trường THPT Lương Phú – Phú Bình – Thái Nguyên........................................................................................................................................................................... 46 4.3. Một số yếu tố liên quan đến stress ở học sinh trường Trung học phổ thông Lương Phú – Phú Bình – Thái Nguyên ....................................................................... 49 4.3.1. Liên quan theo khối học, giới tính và dân tộc ............................................................................. 49 4.3.2. Liên quan giữa yếu tố gia đình và stress ở học sinh ........................................................... 51
- 4.3.3. Liên quan giữa các yếu tố thuộc về nhà trường với stress ở học sinh....... 53 4.3.4. Liên quan giữa các hành vi sức khỏe và stress ở học sinh ........................................ 55 KẾT LUẬN .................................................................................................................................................................................................... 57 1. Về thực trạng stress ở học sinh trường THPT Lương Phú – Phú Bình – Thái Nguyên........................................................................................................................................................................... 57 2. Một số yếu tố liên quan đến stress ở học sinh trường THPT Lương Phú – Phú Bình – Thái Nguyên ................................................................................................................................ 57 KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................................................. PHỤ LỤC..................................................................................................................................................................................................................
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm về thông tin chung của học sinh........................................................................28 Bảng 3.2. Đặc điểm chung về nhóm cha mẹ học sinh ......................................................................29 Bảng 3.3. Mức độ stress theo khối học...................................................................................................................31 Bảng 3.4. Các đặc điểm của stress theo thang đo DASS 21 ....................................................32 Bảng 3.5. Tỷ lệ lo âu và trầm cảm ở học sinh do stress theo thang DASS 21 ..........32 Bảng 3.6. Đặc điểm của lo âu do stress theo thang DASS 21 ...............................................33 Bảng 3.7. Đặc điểm của trầm cảm do stress theo thang DASS 21..................................33 Bảng 3.8. Phân bố stress theo giới, dân tộc ......................................................................................................35 Bảng 3.9. Phân bố stress theo khối học..................................................................................................................35 Bảng 3.10. Phân tích đặc điểm giới tính của học sinh mắc stress theo khối lớp ................................................................................................................................................................................................... 36 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa học thêm ngoài trường với stress ở học sinh..36 Bảng 3.12. Phân bố stress theo dự định tương lai của học sinh ..........................................37 Bảng 3.13. Phân bố stress theo đặc điểm của cha mẹ học sinh............................................37 Bảng 3.14. Phân bố stress theo các yếu tố gia đình ..............................................................................39 Bảng 3.15. Phân bố stress theo cảm nhận của học sinh về nhà trường.....................40 Bảng 3.16. Phân bố stress theo các yếu tố về nhà trường ............................................................41 Bảng 3.17. Phân bố stress theo các hành vi sức khỏe........................................................................42
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ stress ở học sinh .............................................................................................................. 30 Biểu đồ 3.2. Mức độ stress ở học sinh....................................................................................................... 30 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm kiến thức, thái độ, thực hành của cha mẹ học sinh về chăm sóc rối loạn stress ở học sinh.................................................................... 38
- DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH Hộp 3.1. Các ý kiến về rối loạn stress ở học sinh ......................................................................... 34 Hộp 3.2. Các ý kiến về mối quan hệ của học sinh tại lớp / trường............................. 43 Hộp 3.3. Ý kiến về các hoạt động ngoại khóa, thể thao, năng khiếu ....................... 44
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Stress là một biểu hiện thường gặp trong cuộc sống và là một trong những vấn đề sức khoẻ đáng kể nhất trong xã hội hiện đại và thế kỷ 21 [47]. Stress là mối tương quan giữa tác nhân kích thích và phản ứng của cơ thể. Nếu đáp ứng của cơ thể với các yếu tố stress không thích hợp và cơ thể không tạo ra được một cân bằng mới, thì chức năng của cơ thể ít nhiều bị ảnh hưởng, xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tâm lý như: mất ngủ, đau đầu, buồn phiền, trầm cảm, sợ hãi, lo âu, tức giận... thậm chí dẫn đến hành vi tự sát [5], [10], [12], [17]. Theo thống kê của Trung tâm phòng chống khủng khoảng tâm lý (PCP), ở Việt Nam học sinh, sinh viên từ 15 - 24 tuổi là nhóm tuổi có ý định tự tử cao nhất [27]. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (năm 2010) đối với hơn 10.000 người trong nhóm tuổi này cho thấy có 4,1% người nghĩ đến chuyện tự tử và 25% đã tìm cách kết thúc cuộc sống do căng thẳng quá mức vì: không đạt được kết quả học tập như mong muốn; bị mất danh dự, bị sỉ nhục trước trường, trước tập thể lớp; bị người thân xúc phạm, vu oan, hiểu lầm; bị áp lực do gia đình, nhà trường kỳ vọng ở các em quá cao trong học tập; gia đình có nhiều xung đột không thể giải quyết: cha mẹ thường cãi vã nhau, anh em hiềm khích…[6]. Báo cáo của WHO (2003) cho thấy có 33% dân số thế giới gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần và dự đoán đến năm 2020, các vấn đề sức khỏe tâm thần sẽ là gánh nặng bệnh tật lớn thứ hai toàn cầu, chỉ đứng sau bệnh tim mạch. Theo đó, khoảng 20% trẻ em và vị thành niên đang mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần (trong đó có stress) [55]. Tại Việt Nam vấn đề stress học đường đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi những hậu quả do stress gây ra như giảm kết quả học tập, trầm cảm, lo âu, dễ giận dữ, bỏ nhà đi bụi thậm chí là tự sát... Trong đó, học sinh trung học phổ thông là
- 2 nhóm tuổi dễ mắc stress. Nghiên cứu stress ở trẻ vị thành niên qua đường dây nóng của Phạm Hồng Định trong 200 mẫu trẻ em thì học sinh trung học phổ thông chiếm 194 trường hợp [7]. Nguyên nhân là do ở lứa tuổi này hoạt động của các em được mở rộng và đa dạng hơn. Trong học tập, yêu cầu đối với các em cao hơn. Càng đến cuối cấp, lịch học càng dày đặc hơn nhằm đáp ứng mục đích chọn trường, chọn nghề của học sinh. Cùng với đó, sự thay đổi về sinh lý của lứa tuổi cũng làm gia tăng căng thẳng cho học sinh [13]. Theo nghiên cứu cắt ngang của Khoa nhân văn và xã hội học Viện công nghệ New Delhi, Ấn Độ, tỷ lệ mắc các rối loạn tâm lý ở thanh thiếu niên Ấn Độ khoảng 14,4-31,7%, trong đó rối loạn stress là 20% [58]. Tại Việt Nam, Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hồng Vân tại trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội cho kết quả 46,1% học sinh bị stress ở các mức độ khác nhau [29]. Hiện nay tại Thái Nguyên chưa có nhiều nghiên cứu về stress ở học sinh trung học phổ thông trong khi đây là đối tượng chịu nhiều tác động từ các yếu tố khác nhau như gia đình, nhà trường, xã hội… Đặc biệt là học sinh ở các vùng nông thôn như Trường trung học phổ thông Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên ngoài việc học các em còn phải phụ giúp gia đình tăng gia sản xuất. Vậy câu hỏi đặt ra là: Thực trạng stress ở học sinh trung học phổ thông như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến tình trạng stress ở học sinh trung học phổ thông? Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ thông Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên” Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng stress ở học sinh trường Trung học phổ thông Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên, năm 2016. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến stress tâm lý ở học sinh trường trung học phổ thông Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về stress Trong cuộc sống hiện đại thuật ngữ stress xuất hiện ngày càng nhiều, tuy nhiên mỗi tác giả sử dụng thuật ngữ này với những sắc thái khác nhau. Walter Cannon, bác sĩ chuyên khoa thần kinh nổi tiếng của Mỹ, định nghĩa stress là biểu hiện khó chịu hay những áp lực của đời sống cá nhân [37]. Hiện nay, stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi. Định nghĩa của Han Selye đưa ra năm 1976 được cho là đầy đủ nhất: “Stress là tình trạng căng thẳng thể hiện mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể” [12]. Trong điều kiện bình thường, stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý, sinh học và tập tính. Stress đặt con người vào quá trình dàn xếp, thích ứng với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một sự cân bằng mới sau khi chịu đựng những tác động của môi trường. Nói cách khác, stress bình thường đã góp phần làm cho cơ thể thích nghi. Nếu đáp ứng của cá nhân với stress không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra được một cân bằng mới thì những chức năng của cơ thể ít nhiều sẽ bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý cơ thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện và tạo ra những stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài [17]. 1.1.2. Các dấu hiệu của stress Các dấu hiệu bị ảnh hưởng bởi stress bao gồm những bất bình thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội. Cụ thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hay bỏ ăn, đau đầu, khóc, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc là ngủ quên và những biểu hiện khó chịu khác cũng là dấu hiệu của stress. Stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dữ hoặc sợ hãi. Người bị stress thường có biểu hiện
- 4 là tăng nhịp tim, tăng huyết áp, nhức đầu, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ra mồ hôi. Biểu hiện cảm xúc là cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt, lo âu, trầm cảm, buồn bã, chán nản, thờ ơ, không thân thiện, sa sút tinh thần… Có những hành vi như lạm dụng chất kích thích (rượu, thuốc lá), dễ gây hấn, bất cần đời, xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, giấc ngủ), mất tập trung, hay quên, xa lánh mọi người, có vấn đề về tình dục… Stress trầm trọng và kéo dài có thề làm tổn hại hệ miễn dịch và các chức năng sinh lý khác, làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể cũng như sự xâm nhập của vi trùng và làm tăng nguy cơ tử vong [10], [19]. 1.1.3. Nguyên nhân của stress Có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress nhưng thông thường bao gồm 4 nguyên nhân cơ bản sau: Môi trường bên ngoài: Thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi và sự ô nhiễm… Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Các vấn đề về tài chính, do sự mất mát của người thân, mâu thuẫn trong gia đình (cha mẹ ly hôn, tranh chấp, xích mích, bất hòa…), quan hệ bạn bè không tốt, tình yêu tan vỡ hay bị phụ bạc…[3]. Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật. Suy nghĩ của bản thân: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ, nếu trượt đại học, tương lai thật mù mịt...[3], [17]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Hằng năm 2009 cho thấy các tác nhân gây stress ở trẻ vị thành niên bao gồm 4 nhóm tác nhân là học tập, mối quan hệ với gia đình, mối quan hệ với bạn bè và các tình huống bất thường. Trong đó tác nhân do các tình huống bất thường (trung bình là 1.6) cao hơn so với các
- 5 tác nhân khác như học tập (trung bình là 1.5), mối quan hệ với gia đình (trung bình là 1.3) và bạn bè (trung bình là 1.2). Khi so sánh các tác nhân gây stress cho học sinh theo cấp học thì học sinh cấp 3 chịu áp lực học tập cao hơn học sinh cấp 2, do các em chuẩn bị cho việc lựa chọn nghề sau này và phải đối mặt với nhiều kỳ thi quan trọng như tốt nghiệp Trung học phổ thông, thi đỗ đại học… Cũng theo nghiên cứu này trẻ nam chịu ảnh hưởng từ áp lực học tập cao hơn trẻ nữ [8]. Theo Nguyễn Thị Hằng Phương trong nghiên cứu “Thực trạng và nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh THPT chuyên Quảng Bình” có 4 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông là: nhóm nguyên nhân liên quan đến học tập, liên quan đến bản thân học sinh, liên quan đến gia đình và liên quan đến các mối quan hệ xã hội [20]. Nghiên cứu của Phùng Đức Nhật và cộng sự phát hiện các yếu tố gây stress ở học sinh như: lo lắng về kết qủa học tập, về tương lai; lo lắng về kinh tế gia đình, về áp lực học tập, tình hình an ninh nơi ở và thiếu bạn chia sẻ khi buồn. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ stress ở học sinh với tỷ lệ học sinh cảm thấy lo lắng về kết quả học tập, về tương lai và về bệnh của bản thân. Những học sinh lo lắng về kinh tế gia đình bị stress cao gấp 1,56 lần học sinh không lo lắng về kinh tế gia đình. Học sinh lo lắng nhiều về áp lực học tập sẽ bị stress gấp 1,81 lần học sinh không lo lắng. Tỷ lệ học sinh lo lắng vì không có bạn để chia sẻ cao gấp 1,57 lần học sinh không lo lắng. Nhóm học sinh lo lắng về tình hình an ninh nơi ở bị stress gấp 1,5 lần nhóm không lo lắng [18]. Trong nghiên cứu về stress trong học tập ở học sinh, sinh viên của tác giả Edem Maxwell Azila-Gbettor cho rằng stress có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên và stress là hậu quả của việc học tập vượt quá khả năng của cơ thể [40].
- 6 Tổng quan nghiên cứu “Hiệu quả của việc quản lý căng thẳng về các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở thanh thiếu niên vị thành niên và thanh thiếu niên” của tác giả Zhang Jiapeng Casper, đối với thanh thiếu niên, kiểm tra ở trường học, xung đột gia đình và mối quan hệ bạn bè bất hòa là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến stress và trầm cảm [61]. 1.1.4. Ảnh hưởng của stress Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu cho thấy, stress có thể gây nhiều tác động xấu cho bản thân những người mang nó, đồng thời cũng gây ra những bất lợi cho những người xung quanh và xã hội nói chung. Sau đây là những tác động chính mà stress có thể gây ra: Tác động của stress đối với cảm xúc, tâm lý: Trạng thái stress thường biểu hiện rõ ở mặt cảm xúc với các biểu hiện thường gặp như: lo âu, dễ nổi nóng, nổi cáu, hồi hộp, chán nản, sợ hãi, không hài lòng về bản thân (tự đổ lỗi cho bản thân), cảm thấy trống rỗng mất phương hướng, cảm thấy dễ bị tổn thương, căng thẳng…[3]. Đây là những ảnh hưởng ban đầu của stress với các dấu hiệu cơ bản như tinh thần dao động, hành vi thất thường có thể làm bạn bè và gia đình xa lánh, những người bị stress gần như luôn đắm chìm trong các hành vi tiêu cực như bỏ học đi chơi game, dễ có hành vi hung hãn dẫn tới bạo lực học đường, bỏ nhà đi bụi, giao du với những người xấu trong xã hội, có thể làm những người xung quanh và cả xã hội phải trả giá đắt. Áp lực học hành đến từ chương trình học, sự kỳ vọng của cha mẹ vào con cái, tâm lý bằng cấp, không đánh giá đúng năng lực của bản thân con cái để có những đòi hỏi phù hợp,… cũng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên. Số lượng học sinh mắc chứng nhiễu tâm (lo âu, trầm cảm, hoảng loạn, hung tính,…) do học tập ngày càng lớn. Thậm chí có những trẻ dẫn tới hành vi tự sát do không biết cách vượt qua stress. Đây là những hậu quả đáng tiếc do stress gây ra. Phản ứng gây stress thông thường có thể giúp thanh thiếu niên phản ứng thích ứng với những thách thức của tuổi vị thành
- 7 niên, nhưng có thể dẫn đến sự căng thẳng trong số thanh thiếu niên có nguy cơ cao, làm tăng khả năng bị bệnh tâm thần. Sự tăng nhạy cảm với kích thích cảm xúc liên quan đến tuổi dậy thì có thể làm trầm trọng thêm các khuynh hướng cá nhân đối với quá trình xử lý tình cảm phóng đại, có thể góp phần vào sự xuất hiện các rối loạn tâm lý ở tuổi trẻ này [59]. Tác động của stress đối với cơ thể: Khi ở trong trạng thái stress, về mặt cơ thể thường có các biểu hiện như: mệt mỏi, đau đầu, đau lưng đau cơ bắp, chóng mặt, đổ mồ hôi, tức ngực khó thở, tay chân bủn rủn, ăn không ngon, ăn quá nhiều hoặc quá ít, khó ngủ, mất ngủ, tim đập nhanh, thở gấp, bị tiêu chảy hoặc táo bón …[3]. Khi rơi vào tình trạng stress tâm lý hay thể chất, cơ thể sẽ gia tăng sản xuất các loại hormon như adrenaline và cortisol. Các hormon này tạo ra các thay đổi rõ rệt ở nhịp tim, huyết áp, sự trao đổi chất và các hoạt động thể chất khác. Mặc dù đôi khi phản ứng sinh học này giúp hoạt động hiệu quả hơn trong những khoảng thời gian ngắn, nhưng nó cực kỳ nguy hại cho cơ thể nếu xảy ra trong thời gian dài. Tác động của stress đối với sức khỏe và đời sống: Stress kéo dài được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến của nhiều căn bệnh như: Bệnh tâm thần kinh, Bệnh tim mạch, Stress làm da xuất hiện nhiều dấu hiệu xấu, thậm chí các biểu hiện của bệnh tật, ví dụ như mụn sưng đỏ, phồng rộp lên hay là bệnh Zona, Bệnh tiêu hóa, Bệnh tình dục, Bệnh phụ khoa, Bệnh cơ xương khớp hay toàn thân: Suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm. Các thay đổi hành vi chẳng hạn như lạm dụng rượu bia, thuốc lá cũng làm suy giảm đáng kể tình trạng thể chất con người. Các phát hiện cũng cho thấy rằng cần sa thường được sử dụng như là một chiến lược ứng phó với căng thẳng. Khi cơ thể phải chịu quá mức tình trạng stress, nguy cơ bị lệ thuộc vào rượu là rất cao [3], [54], [43]. Việc sử dụng rượu quá nhiều sẽ làm tinh thần bấn loạn và vì thế làm cho các mối quan hệ cá nhân thêm căng thẳng, cả trong gia đình lẫn nơi công sở.
- 8 Tác động của stress đối với khả năng ra quyết định: Stress ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến mặt trí tuệ của mỗi người, các biểu hiện thường thấy như: mất khả năng tập trung, liên tưởng chậm, phán đoán không chính xác, trí nhớ giảm sút, khả năng nhận định, đánh giá kém. Stress ở mức độ nào cũng nhanh chóng làm cho con người mất khả năng đưa ra các quyết định chính xác, nhất là khi sự tự tin mất đi [19], [45]. Trong nghiên cứu Mức độ căng thẳng về tâm lý xã hội kinh niên cao có thể dẫn đến sự gia tăng BMI đối với những cô gái thừa cân và béo phì, nghiên cứu cũng cho thấy thanh thiếu niên nữ nhạy cảm với stress do tâm lý xã hội hơn là thanh thiếu niên nam [50]. Nghiên cứu của tác giả Linda WP về chủ động và thụ động trong ứng phó với sự căng thẳng với ý tưởng tự sát ở những người căng thẳng cho thấy có mối liên quan giữa stress và ý tưởng tự tử ở mức cao và trung bình [49]. 1.2. Thực trạng rối loạn stress ở học sinh phổ thông trên Thế giới và Việt Nam 1.2.1. Thực trạng rối loạn stress ở học sinh phổ thông trên Thế giới Stress là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần cần được quan tâm. Theo báo cáo của WHO (2003), khoảng 20% trẻ em và vị thành niên đang mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, tỷ lệ này khác biệt ở các quốc gia khác nhau, do những khác biệt về kinh tế, xã hội nhưng cũng một phần do sử dụng các công cụ đo đạc khác nhau và cách thức lấy mẫu khác nhau [56]. Các điều tra dịch tễ học ở nhiều quốc gia trên thế giới đều cho thấy các rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên rất phổ biến và chiếm tỷ lệ khoảng từ 13–29% [35], [36], [38], [39]. Nghiên cứu của tác giả Noelle R. Leonard về căng thẳng, đối phó và sử dụng chất gây nghiện trong thanh thiếu niên các trường tư thục, tỷ lệ học sinh bị stress là 31%, trong đó nữ bị stress cao hơn nam (60% so với 41%) [54]. Trong phần tổng quan của tác giả Shilpa Taragar (2009), nghiên cứu về yếu tố gây stress ở học sinh cho biết tỷ lệ học sinh 10 – 19 tuổi bị stress là khoảng 10 – 20%, trong đó nguyên nhân chính gây ra stress ở học
- 9 sinh chủ yếu là do các yếu tố gia đình [57]. Hay trong nghiên cứu của tác giả Kouzma NM (2004), tại Australia cũng chỉ ra rằng có 10 – 15% học sinh trung học phổ thông bị căng thẳng [46]. Tổng quan nghiên cứu của tác giả Zhang Jiapeng Casper (2012), có tới 25 – 30% học sinh Mỹ chịu ảnh hưởng của stress và Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ nghiên cứu về stress trên 16 nghìn sinh viên thì có 33,7% sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng bị stress [61]. Tại Goa, Ấn Độ, theo Pillai và cộng sự (2008) nghiên cứu ở lứa tuổi 12-16 tuổi, tỷ lệ stress thấp là 1,8% [29]. Nghiên cứu cắt ngang của Khoa nhân văn và xã hội học Viện công nghệ New Dehi, Ấn Độ (2015), tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên Ấn Độ khoảng 14,4-31,7% [58]. Trong phần tổng quan của tác giả Trần Thị Hồng Vân và cộng sự cho biết tại Israel, theo Farbstein và cộng sự (2009) nghiên cứu ở lứa tuổi 14-17 tuổi, tỷ lệ stress là 11,7% còn tại Puerto Rico, theo Canino và cộng sự (2004) nghiên cứu ở độ tuổi 4-17 tuổi, tỷ lệ này là 19,8%. Tại Zurich Conton Swetzerland, theo Steinhausen và cộng sự (1998) nghiên cứu ở độ tuổi 6-17 tuổi, tỷ lệ stress là 22,5% hay theo Guan và cộng sự (2010) nghiên cứu tại Trung Quốc ở độ tuổi 5-17 tuổi, tỷ lệ trẻ stress là 16,22% [29]. 1.2.2. Thực trạng rối loạn stress ở học sinh phổ thông tại Việt Nam Ở Việt Nam, số lượng trẻ em trong độ tuổi học sinh mắc các rối loạn stress, lo âu và trầm cảm có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương trong tổng số 600 em tham gia điều tra thì tất cả các em đều có biểu hiện bất thường về sức khỏe và tâm lý trong vòng 2 tháng trở lại đây [20]. Một nghiên cứu của viện Tâm thần Mai Hương năm 2005 cho thấy tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46% [5]. Một số nghiên cứu điển hình về stress như nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hồng Vân và cộng sự (2014), tại trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Nội, cho thấy có đến 46,1% học sinh bị stress, trong đó nhẹ là 18,9%, vừa là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2227 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 292 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú và nguồn lực tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông
93 p | 203 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 161 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 83 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Khảo sát đặc điểm và chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an
123 p | 30 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019
118 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa y học cổ truyền của bệnh viện Quân Y 175
108 p | 67 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa Y học cổ truyền của Bệnh viên Quân y 175
108 p | 17 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 70 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan chỉ số non-HDL-C với các thể y học cổ truyền ở bệnh nhân rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp
108 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên
73 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
109 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 61 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
77 p | 48 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
78 p | 48 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố Thái Nguyên
81 p | 61 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn