intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Hệ thống thông tin: Nghiên cứu xử lý các đoạn video để trợ giúp phát triển tư duy học sinha

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

49
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 - Cơ sở dữ liệu đa phương tiện trong thực tế, chương 2 - Tổ chức cơ sở dữ liệu video và chương 3 - Xây dựng bài toán quản lý video để hỗ trợ bài giảng cho giáo viên. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Hệ thống thông tin: Nghiên cứu xử lý các đoạn video để trợ giúp phát triển tư duy học sinha

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG --------------------------------------------- ISO 9001:2008 NGUYỄN ÁNH NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN HẢI PHÒNG, 2017 i
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG --------------------------------------------- NGUYỄN ÁNH NGUYÊN NGHIÊN CỨU XỬ LÝ CÁC ĐOẠN VIDEO ĐỂ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN MÃ SỐ: 60 48 01 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ TRUNG TUẤN ii
  3. MỤC LỤC Danh mục các bảng biểu, hình vẽ ....................................................................v CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .................................................................... vi LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... vii MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1 .....................................................................................................4 CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG THỰC TẾ .........................4 1.1. Vai trò của cơ sở dữ liệu đa phương tiện ..............................................4 1.1.1. Hỗ trợ thiết kế ................................................................................4 1.1.2. Biểu diễn thông tin ........................................................................6 1.1.3. Lĩnh vực giải trí, nghệ thuật ..........................................................7 1.1.4. Giáo dục và đào tạo .......................................................................8 1.2. Những loại dữ liệu đa phương tiện .....................................................10 1.2.1. Dữ liệu văn bản ...........................................................................10 1.2.2. Dữ liệu âm thanh .........................................................................10 1.2.3. Dữ liệu hình ảnh ..........................................................................10 1.2.4. Dữ liệu hình động ........................................................................11 1.3. Tác động của dữ liệu đa phương tiện đối với sự phát triển tư duy .....11 1.3.1. Tư duy với âm nhạc .....................................................................11 1.3.2. Tư duy với hội họa ......................................................................12 1.3.3. Tư duy với phim ảnh ...................................................................12 1.4. Nhu cầu thể hiện đồ họa để phát triển tư duy học sinh ......................13 1.5. Nhu cầu phát triển trí tuệ cho học sinh trong điều kiện hiện nay ...............14 1.6. Kết luận chương ..................................................................................16 CHƯƠNG 2 ...................................................................................................17 TỔ CHỨC CƠ SỞ DỮ LIỆU VIDEO ...........................................................17 2.1. Về dữ liệu video ..................................................................................17 2.1.1 Trừu tượng hóa dữ liệu .................................................................17 2.1.2. Đặc trưng dữ liệu video mức thấp ...............................................18 2.1.3. Đặc trưng dữ liệu video mức cao ................................................18 2.2. Vai trò của dữ liệu video đối với cộng đồng xã hội ...........................18 iii
  4. 2.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu đa phương tiện ...........................................20 2.3.1. Mục đích của MDBMS ...............................................................20 2.3.2. Các yêu cầu đối với MDBMS .....................................................23 2.3.3. Các vấn đề của MDBMS .............................................................28 2.4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL SERVER và khả năng xử lí dữ liệu đa phương tiện ...........................................................................................................35 2.4.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL SERVER ....................................35 2.4.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL SERVER và khả năng xử lí dữ liệu đa phương tiện ...........................................................................................39 2.5. Kết luận chương ..................................................................................43 CHƯƠNG 3 ...................................................................................................44 XÂY DỰNG BÀI TOÁN QUẢN LÝ VIDEO ĐỂ HỖ TRỢ BÀI GIẢNG CHO GIÁO VIÊN .....................................................................................................44 3.1. Giới thiệu ............................................................................................44 3.2. Một số video được sử dụng trong các bài giảng .................................45 3.3. Xử lý các đoạn video trước khi phân loại để lưu trữ trên hệ thống ....50 3.4. Ứng dụng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL SERVER vào quản lý các đoạn video trong bài giảng giáo viên. ...................................................................51 3.4.1. Xây dựng kho dữ liệu video ........................................................51 3.4.2. Truy vấn đến cơ sở dữ liệu ..........................................................52 3.5. Hệ thống quản lý video .......................................................................53 3.5.1. Thiết kế cơ sở chứa video............................................................53 3.5.2. Cập nhật dữ liệu...........................................................................55 3.5.3. Chức năng hệ thống .....................................................................57 3.5.3. Quy trình thực hiện hệ thống .......................................................57 3.6. Tìm kiếm video ...................................................................................58 3.7. Cài đặt hệ thống ..................................................................................58 3.8. Một số giao diện chính .......................................................................59 KẾT LUẬN ....................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................62 PHỤ LỤC .......................................................................................................63 iv
  5. Danh mục các bảng biểu, hình vẽ Hình 1.1. Thiết kế đồ họa .................................................................................5 Hình 1.2. Thiết kế trò chơi ...............................................................................5 Hình 1.3. Thiết kế truyền thông tương tác .......................................................6 Hình 2.1. Ba mức trừu tượng dữ liệu .............................................................17 Hình 2.2. Kiến trúc bậc cao cho một MDBMS đáp ứng các yêu cầu cho dữ liệu đa phương tiện ........................................................................22 Hình 2.3. Khả năng quản trị lưu trữ lớn .........................................................25 Hình 2.4. Các thành phần chính SQL Server .................................................37 Hình 2.5. Ảnh nhị phân ..................................................................................40 Hình 3.1. Clip Chiến Tranh Đặc Biệt 1961 ...................................................46 Hình 3.2. Sinh trưởng và phát triển ở động vật .............................................46 Hình 3.3. Natri tác dụng với nước .................................................................47 Hình 3.4. Các loài chim vùng nhiệt đới .........................................................47 Hình 3.5. Kỹ thuật tạo liên kết giữa các bảng ................................................48 Hình 3.6. Hiện tượng cầu vồng sau mưa .......................................................49 Hình 3.7. Bài giảng E-learning tác phẩm “Chí Phèo” ...................................49 Hình 3.8. Truy vấn đến cơ sở dữ liệu.............................................................52 Hình 3.9. Tạo bảng Dlvideo ...........................................................................53 Hình 3.10. Tạo bảng Tacgia ...........................................................................54 Hình 3.11. Tạo bảng Chude ...........................................................................54 Hình 3.12. Tạo mối quan hệ giữa các bảng ...................................................55 Hình 3.13. Nhập thông tin chủ đề ..................................................................55 Hình 3.14. Nhập thông tin tác giả ..................................................................56 Hình 3.15. Nhập thông tin dữ liệu video........................................................56 Hình 3.16. Form tìm kiếm tên video ..............................................................58 Hình 3.17. Giao diện chính của chương trình ................................................59 Hình 3.18. Cập nhật video mới ......................................................................59 Hình 3.19. Tìm kiếm theo tên video ..............................................................60 Hình 3.20. Tìm kiếm theo nội dung video .....................................................60 v
  6. CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Giải thích ASCII Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kì CSDL Cơ sở dữ liệu IR Hệ thống truy xuất thông tin DBMS Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MDBMS Hệ quản trị cơ sở dữ liệu đa phương tiện MMDB Cơ sở dữ liệu đa phương tiện MTĐPT Mỹ thuật đa phương tiện SQL Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc vi
  7. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Đỗ Trung Tuấn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, cho em những định hướng và những ý kiến rất quý báu để em có thể hoàn thành luận văn này. Em cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô – Khoa công nghệ thông tin – Đại học Dân lập Hải Phòng đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập để em có thể hoàn thành bản luận văn này một cách tốt đẹp. Xin chân thành cám ơn các bạn bè của tôi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tìm tòi và sưu tầm tài liệu. Trong quá trình học tập cũng như khi làm luận văn, do trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn không nhiều nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô giúp đỡ, tạo điều kiện để luận văn của em hoàn thiện hơn. Hải Phòng, ngày 24 tháng 12 năm 2017 Học viên Nguyễn Ánh Nguyên vii
  8. MỞ ĐẦU Trong thời đại công nghệ số, cơ sở dữ liệu đa phương tiện liên quan tới việc mô tả sự kết hợp các dạng thức thông tin khác nhau (văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh, video) dưới dạng tín hiệu số. Có thể nêu ra đây một số ứng dụng công nghệ đa phương tiện như :  E-learning;  Hội thảo Video (Video Conferencing);  Thư viện điện tử (Elibrary);  Hiện tại ảo (Vitual Reality); Các công nghệ truyền dùng để thao tác, truyền phát, điều khiển các dữ liệu đa phương tiện đã và đang được nghiên cứu một cách rất sôi động. Các hệ thống đa phương tiện cần có một hệ thống phân phối nhằm mục đích thu thập các đối tượng đa phương tiện và đưa chúng đến người dùng, một trong số các phương tiện đầu tiên được dùng dến là đĩa từ và đĩa quang. Ngày nay, Internet cũng như các giao thức khác như TCP/IP, NetBIOS, các mạng LAN đang trở thành các phương tiện để truyền bá dữ liệu đa phương tiện. Khả năng mô tả phong phú cũng như khả năng đồ họa của các trình duyệt Web cùng với các tính năng đang được tiếp tục tăng cường như hoạt họa, âm thanh và video khiến các chúng đang trở thành một phương tiện mới để mang lại các dữ liệu đa phương tiện cho người dùng. Cơ sở dữ liệu đa phương tiện (MMDB) là một tập hợp các dữ liệu đa phương tiện có liên quan. Các dữ liệu đa phương tiện bao gồm một hoặc nhiều kiểu dữ liệu phương tiện truyền thông chính như văn bản, hình ảnh, các đối tượng đồ họa (bao gồm bản vẽ, phác thảo và hình minh họa) các chuỗi hình ảnh động, âm thanh và video. Video clip là các đoạn phim video ngắn, thường là một phần của một đoạn hoặc một phần video dài hơn. 1
  9. Video clip dưới dạng kỹ thuật số thường tìm thấy ở trên mạng Internet nơi có hàng loạt đoạn video xuất hiện trong năm 2006 như một hiện tượng mới có ảnh hưởng sâu sắc đối với Internet và các dạng phương tiện truyền thông điện tử. Nguồn của các video bao gồm các bản tin và các sự kiện thể thao, các video lịch sử, video âm nhạc, chương trình truyền hình, đoạn phim quảng cáo và các Vlog. Webvideo dưới dạng hiện tại khác với loại video theo yêu cầu chủ yếu về mặt công nghệ, giao diện và chi phí cho người sử dụng. Sự phổ biến hiện nay của video trực tuyến chỉ bắt đầu khi những trang web cung cấp lưu trữ miễn phí với nội dung băng thông rộng và cho phép tích hợp những nội dung này vào blog và trang web. Điều này cho phép video trực tuyến trở thành trào lưu chính. Sự xuất hiện của những trang web như vậy cũng giúp cho cái tên webvideo lan truyền rộng rãi hơn. Một hệ thống quản lý MMDB là một khung quản lý các loại dữ liệu khác nhau có khả năng đại diện trong một sự đa dạng rộng của các định dạng trên một mảng rộng các nguồn phương tiện truyền thông. Nó cung cấp hỗ trợ cho các loại dữ liệu đa phương tiện, và tạo thuận lợi cho việc tạo ra, lưu trữ, truy cập, truy vấn và kiểm soát của một MMDB. Sản phẩm của công nghệ đa phương tiện đã và đang xâm nhập ngày càng sâu, rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói các sản phẩm của công nghệ có mặt ở khắp mọi nơi, từ công sở đến gia đình. Nó xuất hiện trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế, đến vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học v.v. Sức mạnh của các sản phẩm do công nghệ đa phương tiện mang lại là sự đa dạng phong phú của các dạng thông tin. Người ta có thể thu nhận, xử lý thông tin thông qua thị giác, thính giác nhờ âm thanh, hình ảnh, văn bản mà công nghệ đa phương tiện mang lại. Điều này làm cho hiệu quả thu nhận, xử lý thông tin cao hơn so với thông tin chỉ ở dạng văn bản. Đặc biệt trong giáo dục, tăng cường trang bị thiết bị dạy học hiện đại như phần mềm dạy học, máy tính, máy chiếu, bảng tương tác... để nâng cao chất lượng dạy, học đã và đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của các trường học, cơ sở đào tạo. 2
  10. Hầu hết các môn học đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin để tăng độ hấp dẫn của các bài giảng, khiến học sinh dễ tiếp thu kiến thức. Như với môn Hóa học, thông qua phần mềm thiết kế các mô hình phản ứng hóa học, học sinh có thể nhớ nhanh hơn và lâu hơn các kiến thức mà thày cô muốn truyền thụ. Hoặc ở ngành sư phạm ngữ văn có môn Nghệ thuật chèo, nhưng không phải giáo viên nào cũng biết hát chèo, giờ chỉ cần vào YouTube, mở clip để người học trải nghiệm, vừa nhanh chóng vừa hiệu quả. Với xu thế phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin - truyền thông, giáo viên không thể duy trì cách dạy học truyền thống. Thông qua nhiều phương thức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giờ đây, phần lớn giáo viên đều đã biết cách sử dụng PowerPoint để làm giáo án điện tử và trong các bài giảng đó các sản phẩm đa phương tiện không thể không có để làm sinh động thêm các bài học và từ đó tăng cường phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh. Do tính cấp thiết của việc giảng dạy và học tập của học sinh, tôi mong muốn chọn đề tài "Nghiên cứu xử lý các đoạn video để trợ giúp phát triển tư duy học sinh" như đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ. 3
  11. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG THỰC TẾ 1.1. Vai trò của cơ sở dữ liệu đa phương tiện 1.1.1. Hỗ trợ thiết kế Nếu sách chỉ cho phép ta đọc, truyền hình chỉ cho phép ta nghe và xem thì Mỹ thuật đa phương tiện (MTĐPT) cho phép ta cảm nhận bằng nhiều giác quan cùng một lúc: nghe, nhìn, đọc, cảm giác và quan trọng nhất là khả năng tương tác lên nó. MTĐPT ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí. Thiết kế đồ họa, trò chơi điện tử, làm hoạt hình 3D, thiết kế Web, làm phim v.v… MTĐPT đang mở ra khả năng sáng tạo cực kỳ lớn cho những người đam mê cả nghệ thuật và công nghệ. Các lĩnh vực thiết kế trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện: Về thiết kế đồ họa: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các nhà thiết kế tại Việt Nam hiện nay, chuyên viên thiết kế đồ họa là người lập kế hoạch, phân tích, và tìm kiếm các giải pháp thị giác nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của quá trình sản xuất. Hầu hết họ dùng phần mềm máy tính để ứng dụng công nghệ xử lý, biến thông tin dưới dạng bản in, điện tử, hay phim ảnh thành các thiết kế làm mê hoặc khách hàng. Các nhà thiết kế đồ họa làm việc trong các nhà xuất bản, tòa soạn báo, công ty thiết kế, công ty quảng cáo v.v... 4
  12. Hình 1.1. Thiết kế đồ họa Thiết kế trò chơi: Các nhà thiết kế trò chơi (games) thiết kế các bối cảnh, mô hình, các tình huống, âm thanh, hình ảnh... cho trò chơi điện tử. Nắm được các đặc thù của thiết bị chơi (máy tính, máy chơi game, điện thoại thông minh,...) cũng như hoàn cảnh sử dụng của chúng kết hợp với những hiểu biết công nghệ giúp ích rất nhiều cho họ. Nếu bạn ham mê chơi game, có khả năng về thiết kế đồ họa, hiểu biết nhiều về lịch sử, thích đọc tiểu thuyết, và đặc biệt là hiểu rõ tâm lý người chơi, bạn có thể sẽ là một nhà thiết kế trò chơi đầy tiềm năng. Hình 1.2. Thiết kế trò chơi Thiết kế truyền thông tương tác: Đây là một công việc khá mới mẻ, đòi hỏi nghệ sỹ thiết kế phải am hiểu về nhiều vấn đề khác nhau của MTĐPT. Nhiệm vụ chính là xây dựng kịch bản, lựa chọn âm thanh, hình ảnh, đồ họa, và tương tác để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh (một đĩa CD giới thiệu về lịch sử Việt Nam chẳng 5
  13. hạn). Một sản phẩm truyền thông tương tác không chỉ cung cấp thông tin một chiều cho người sử dụng mà còn cho phép họ tham gia vào quá trình này một cách chủ động. Bạn nên bắt đầu với việc học cách xây dựng kịch bản, xử lý âm thanh, biên tập hình ảnh, và một chút về lập trình tương tác. Hình 1.3. Thiết kế truyền thông tương tác Thiết kế Website: Nhiệm vụ chính của nghệ sĩ thiết kế website là xây dựng cấu trúc, định dạng các quy chuẩn về hình ảnh, chữ viết,... cho từng trang và cho toàn bộ website. Như vậy, để có thể thiết kế website, trước hết cần phải là một nhà thiết kế đồ họa, sau đó cần có các hiểu biết khá kỹ về các công nghệ liên quan đến web như HTML (ngôn ngữ siêu văn bản trên Web), CSS (các tập tin định kiểu theo tầng)... Nghệ sĩ thiết kế cần đưa ra thiết kế khả thi và thuận tiện cho việc lập trình. Một số đặc thù của Web như vấn đề tốc độ truyền, màu sắc... cũng cần được nghệ sĩ thiết kế quan tâm. 1.1.2. Biểu diễn thông tin Thông thường người dùng thường ghi nhận thông tin ở dạng văn bản, các văn bản này được mã hóa và lưu trữ trên máy tính, khi đó chúng ta có dữ liệu dạng văn bản. Một câu hỏi đặt ra nếu thông tin chúng ta thu nhận được ở một dạng khác như âm thanh, hình ảnh thì dữ liệu đó ở dạng nào? Chính điều này dẫn đến một khái 6
  14. niệm mới ta gọi đó là dữ liệu đa phương tiện. Dữ liệu đa phương tiện biểu diễn ở các dạng thông tin khác nhau như: (i) âm thanh, (ii) hình ảnh, (iii) văn bản hoặc kết hợp các dạng. Khi nghiên cứu các dữ liệu ở dạng thông tin trên, ta nhận thấy rằng cần phải phân chia dữ liệu đa phương tiện nhỏ hơn nữa. Bởi vì dữ liệu ở các dạng âm thanh, hình ảnh trong quá trình vận động theo thời gian có những tính chất rất khác so với dạng tĩnh. Điều này đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ xử lý rất khác nhau. Vì vậy trong lĩnh vực công nghệ đa phương tiện, có thể chia ra ra ở các dạng: 1. Văn bản (text) 2. Âm thanh (sound) 3. Âm thanh động, có làn điệu (Audio) 4. Hình ảnh (Image/ Picture) 5. Ảnh động (Motion picture) 6. Ảnh động kết hợp âm thanh động (video) 7. Hình ảnh theo nguyên tắc chiếu phim (Animation) 8. AVI (Audio-Video Interleaved AVI) 9. Kết hợp giữa các dạng trên 1.1.3. Lĩnh vực giải trí, nghệ thuật Truyền thông đa phương tiện là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giải trí và nghệ thuật. Hiểu một cách đơn giản đó là việc thiết kế đồ họa, trò chơi điện tử, làm hoạt hình 3D, thiết kế web, biên tập âm thanh, hình ảnh, dựng phim truyền hình, video clip,... tất cả đều thực hiện trên máy tính. Hầu hết các sản phẩm truyền thông (quảng cáo, truyền hình, Internet, video) và giải trí hiện đại (trò chơi, điện ảnh, hoạt hình,...) chúng ta sử dụng ngày nay đều là sản phẩm của ngành truyền thông đa phương tiện. 7
  15. Có thể nói, truyền thông đa phương tiện là sự giao thoa của công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó máy tính là công cụ chủ yếu cho việc sáng tạo, xây dựng các sản phẩm truyền thông, giải trí và ứng dụng đồ họa cho tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.. Thiết kế đồ họa, trò chơi điện tử, làm hoạt hình 3D, thiết kế Web, làm phim v.v… đã và đang mở ra khả năng sáng tạo cực kỳ lớn cho những người đam mê cả nghệ thuật và công nghệ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác, ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí. 1.1.4. Giáo dục và đào tạo Đổi mới giáo dục nói chung, phương pháp dạy học nói riêng là quy luật phát triển của thời đại và của bất cứ quốc gia nào trong quá trình phát triển xã hội, của giáo dục và của chính bản thân người làm công tác giáo dục, của giáo viên và học sinh trong điều kiện mới. Đổi mới phương pháp dạy học là sự kế thừa, có chọn lọc và sáng tạo dựa trên những giá trị tích cực của phương pháp dạy học truyền thống. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải kiên quyết loại bỏ các phương pháp dạy học lạc hậu, truyền thụ một chiều, biến học sinh thành người thụ động trong học tập, mất dần khả năng sáng tạo vốn có của người học thông qua việc ứng dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật có khả năng ứng dụng trong quá trình dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Việc khắc phục những trở ngại về tâm lý, những thói quen ở người học và người dạy đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong 6 thành tố của quá trình dạy học gồm: (i) Mục tiêu, (ii)Nội dung, (iii) Phương pháp, (iv) Giáo viên, (v) Học sinh và (vi) Phương tiện dạy học thì phương pháp dạy học giữ vai trò, ý nghĩa quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Sử dụng phòng học đa phương tiện sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy 8
  16. học thông qua những điểm sau :  Sử dụng đa phương tiện trong dạy học mang lại cho chúng ta nguồn thông tin phong phú và sinh động, bài giảng trở nên trực quan hơn, bài giảng sống động hơn, thu hút sự tập trung, niềm say mê hứng thú của người học, làm cho người học dễ hiểu và nhớ lâu, giúp giảm bớt thời gian tìm hiểu vấn đề và làm cho việc trau dồi kiến thức được bền hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn.  Đa phương tiện phản ánh đúng đắn thực tế khách quan và qua đó cung cấp cho người học những kiến thức chính xác và cụ thể những vấn đề đang nghiên cứu. đa phương tiện đặc biệt phù hợp với việc mô phỏng ở những nơi mà chương trình có độ phức tạp, trừu tượng và năng động cao. Mô phỏng cho phép người học trực quan hóa quá trình và xây dựng những mô hình trí tuệ.  Đa phương tiện góp phần tăng cường hoạt động nhận thức, cảm giác, tri giác các sự vật, hiện tượng, giúp cho việc lĩnh hội kiến thức mới thuận lợi hơn, vững chắc hơn.  Đa phương tiện giúp người thày có thể truyền đạt bằng nhiều con đường khác nhau những lượng thông tin cần thiết cho việc tiếp thu bài học của học sinh. Việc tiếp thu kiến thức có hiệu quả cao khi học sinh nhận được lượng tin từ nhiều nguồn tri giác khác nhau và trong hoạt động riêng của mình, tổng hợp và chọn lọc những nguồn tin đó.  Đa phương tiện góp phần chống hình thức dạy và học chay trong điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu thốn và lạc hậu như hiện nay. Nó còn có mục đích làm cho việc học “mang tính xã hội tích cực hơn, liên ngành hơn và nhiều kiến thức được liên kết lại với nhau hơn trong một thế giới”. 9
  17. 1.2. Những loại dữ liệu đa phương tiện 1.2.1. Dữ liệu văn bản Văn bản bao gồm các ký tự số, chữ. Cách thể hiện chung nhất của kí tự là theo mã ASCII, người ta dùng 7 bít cho mỗi mã, nhưng sử dụng chung là 8 bit, thêm bit chẵn lẻ. Bộ nhớ dành cho văn bản được tính theo số kí tự, số trang. Trong hệ thống truy tìm thông tin, thuộc tính ứng với văn bản độ dài thay đổi không phù hợp với Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nên khó xác định hiệu suất xử lí. 1.2.2. Dữ liệu âm thanh Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phần tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền. Theo định nghĩa về âm thanh, người ta nghe được chúng bởi tác động của áp suất không khí lên trống của tai con người. Con người nghe được với ngưỡng âm thanh tần số 20Hz đến 20.000 Hz. Tham số khác đo âm thanh là biên độ, cho phép âm thanh mềm hay thô. Tai người có ngưỡng nghe rộng, từ mức nghe thấy đến mức gây đau tai. Ngưỡng nghe được đối với sóng âm dạng hình sin 1 kHz thiết lập 0.000283 dye2 trên cm2. Biên độ sóng âm có thể tăng từ ngưỡng nghe thấy với hệ số giữa 100.000 đến 1.000.000 trước khi tai đau. Sóng âm thanh là liên tục theo biên độ và thời gian. 1.2.3. Dữ liệu hình ảnh Dữ liệu hình ảnh được thể hiện ở hai dạng, ảnh bitmap và ảnh vectơ. Ảnh bitmap thể hiện ảnh trong các điểm ảnh. Sử dụng nhiều điểm ảnh sẽ làm hình ảnh mịn hơn. Ảnh vectơ không dùng ma trận điểm ảnh, mà thể hiện nội dung ảnh qua phương trình thể hiện của hình ảnh, sau đó thiết bị hiển thị sẽ thể hiện lại hình ảnh, dựa trên phương trình của ảnh. 10
  18. Người ta tạo và số hóa các đồ họa để chuẩn bị tư liệu ảnh tĩnh cho việc tích hợp dữ liệu, tạo sản phẩm đa phương tiện. Việc số hóa sẽ chuyển các đồ họa sang dạng điểm ảnh hai chiều, đồ họa bitmap, gọi là ảnh raster, các đồ họa được tạo ra sử dụng các đường cong toán học thay vì dùng điểm ảnh được gọi là đồ họa vectơ. 1.2.4. Dữ liệu hình động Việc mô phỏng chuyển động được tạo bởi hiện một loạt các hình, tức khung hình, được gọi là hình động. Phim hoạt hình trên tivi là thí dụ về hình động. Hình động trên máy tính có vai trò chính trong thể hiện đa phương tiện. Có nhiều ứng dụng phần mềm cho phép người ta tạo hình động, rồi thể hiện trên màn hình máy tính. Cần phân biệt hình động với video. Trong khi video hiện các chuyển động liên tục, sử dụng các khung rời rạc, hình động bắt đầu bằng các ảnh độc lập, rồi đặt chúng với nhau để tạo nên ảo ảnh chuyển động liên tục. 1.3. Tác động của dữ liệu đa phương tiện đối với sự phát triển tư duy 1.3.1. Tư duy với âm nhạc Nghe nhạc là hoạt động giải trí phổ biến nhất của chúng ta. Nhiều bạn trẻ còn có thói quen nghe nhạc trong lúc đọc sách, làm việc hay tập thể thao. Có thể nói âm nhạc đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc: âm nhạc ảnh hưởng tới não bộ của chúng ta như thế nào? một vài khía cạnh khoa học từ ảnh hưởng của âm nhạc tới não bộ của chúng ta ra sao. Bạn thường nghe nhạc để thư giãn? Bạn có biết rằng khi bạn nghe nhạc sẽ kích thích nhiều phần não bộ khác nhau? Khi bạn nghe một bản nhạc, thùy não trước và thùy thái dương sẽ bị tác động. Có nhiều tế bào thần kinh tham gia vào quá trình này, đảm nhận những chức năng khác nhau (như cảm thụ giai điệu, tần suất...). Sau đó, những phần não bộ liên quan tới trí nhớ, tưởng tượng và ngôn ngữ cũng sẽ bị tác động. Có đôi khi bạn không để ý rằng mình đang nhẩm theo lời một bài hát 11
  19. quen thuộc, hay nhớ lại những kỷ niệm của bạn gắn lại với bài hát bạn đang nghe? Đó chính là do bài hát đó đã đánh thức phần não bộ chuyên về trí nhớ và ngôn ngữ của bạn. Biết được những tác động của âm nhạc tới não bộ như thế nào có thể giúp bạn chọn được âm nhạc phù hợp cho từng thời điểm, và tận hưởng những điều kỳ diệu mà âm nhạc mang lại. 1.3.2. Tư duy với hội họa Hội họa thúc đẩy não tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh nhanh hơn, tăng tính nhạy cảm đối với cuộc sống. Nhiều nghiên cứu cho rằng hội họa là một trong những hoạt động trí tuệ giúp con người thông minh hơn vì đây là môn nghệ thuật thể hiện ra bên ngoài được những suy nghĩ của mình và cụ thể hóa những quan sát hay trí tưởng tượng về thế giới xung quanh… Do đó, thường xuyên tiếp xúc với hội họa sẽ kích thích khả năng quan sát, nâng cao nhận thức và phát triển thị giác, thúc đẩy các kỹ năng vận động, sự hiểu biết về không gian, phát huy trí tưởng tượng… Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy trí não phát triển, giúp con người thông minh hơn. Ngoài ra tiếp xúc với hội họa còn mang lại nhiều lợi ích sau :  Rèn luyện trí nhớ, các nhà tâm lý học cho biết những bức tranh được vẽ ra không phải là không có ý tưởng mà nó chính là cách lấy từ trong trí nhớ, trí tưởng tượng của mình để vẽ ra những gì mà mình nhìn thấy, tưởng tượng hoặc gặp hàng ngày.  Nâng cao khả năng quan sát, đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ con người từ nội tâm hay khả năng cảm thụ.  Nâng cao khả năng tưởng tượng, nhận thức. 1.3.3. Tư duy với phim ảnh Xem phim có tác dụng kích thích sự sáng tạo của người xem, đặc biệt là những bộ phim khoa học viễn tưởng. Các ý tưởng sẽ dễ dàng đến với bạn mỗi khi rời khỏi rạp chiếu phim. Tương tự như vậy trên truyền hình hay trên các bộ phim 12
  20. giúp chúng ta hiểu được nhiều đề tài khác nhau trong cuộc sống. Thông qua phương tiện truyền thông, con người có thể khám phá những địa danh, các loài động vật hoặc những thứ mà mình ít được gặp thực tế. Các chương trình truyền hình, phim ảnh có thể truyền cảm hứng cho con người khi tham gia vào các hoạt động mới. Đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, khi các em nhìn thấy những nhân vật yêu thích của mình tham gia vào các trò chơi mang tính giáo dục, chúng cũng sẽ muốn tham gia cùng. Các em cũng sẽ thích những hoạt động giáo dục hơn khi có các thần tượng của chúng tham gia. Các chương trình dành cho học sinh đặc biệt có hiệu quả để tạo ra những ý tưởng cho các hoạt động học tập và dùng các nhân vật mà các em yêu thích để khuyến khích chúng cùng tham gia hoạt động. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, phim ảnh giải trí cũng được coi là một liệu pháp hay giúp giảm căng thẳng sau những công việc mệt nhọc, giảm stress cho con người. 1.4. Nhu cầu thể hiện đồ họa để phát triển tư duy học sinh Đồ họa là sản phẩm của nghệ thuật đồ họa, đặc biệt trong thiết kế và minh họa thương mại; là biểu đồ trong tính toán và thiết kế; là việc sử dụng máy tính để hiện thị, nhằm tạo và xử lý các hình ảnh hiển thị. Đồ họa thuộc lĩnh vực truyền thông trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác. Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền thông. Trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, tư duy ở đây được hiểu là những là những suy nghĩ được hình thành trong quá trình nghiên cứu và học tập có tác động đến hành động thực tiễn của con người, làm ảnh hưởng hoặc làm thay đổi kết quả cuối cùng của công việc mà người đó đang thực hiện. Đối với học sinh, lĩnh vực góp phần phát triển tư duy ở các khía cạnh:  Tư duy định hướng: hầu hết các em cần có định hướng rõ ràng cho công 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2