MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ do<br />
<br />
uế<br />
<br />
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa; nông nghiệp, nông thôn đã<br />
<br />
chuyển một phần không nhỏ đất sang xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
du lịch và đô thị mới,… thu hút đầu tư là vấn đề được hầu hết các tỉnh, thành phố<br />
<br />
quan tâm thậm chí đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng<br />
kinh tế, tỉnh nào có nhiều dự án đầu tư thì diện tích đất nông nghiệp càng bị thu hẹp.<br />
<br />
h<br />
<br />
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế ngành trong tiến<br />
<br />
in<br />
<br />
trình đô thị hóa ở nông thôn nói riêng đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay<br />
của nhiều nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam chúng<br />
<br />
cK<br />
<br />
ta, đơn cử, việc ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TƯ tại hội nghị lần thứ bảy Ban<br />
chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.<br />
<br />
họ<br />
<br />
Trong đó, nội dung quan trọng được đề cập đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành<br />
có vai trò quan trọng trong phát triển, là một trong những biện pháp để thực hiện<br />
quá trình phát triển kinh tế mới đạt mục tiêu đề ra.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Phú Vang là một huyện tiếp giáp thành phố Huế, có vị trí địa lý thuận lợi để<br />
phát triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội. Huyện đã xác định mục tiêu xây dựng<br />
cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp, TTCN – Nông nghiệp trong quá trình đô thị<br />
<br />
ng<br />
<br />
hóa mạnh mẽ. Vì vậy, huyện Phú Vang hiện nay tập trung vào phát triển công<br />
nghiệp thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp. Nền kinh tế Phú Vang phải<br />
<br />
ườ<br />
<br />
chuyển sang đa dạng hoá sản xuất theo cơ chế thị trường, phục vụ cho nhu cầu<br />
thành phố Huế, phát huy và khai thác những tiềm năng, như bãi biển Thuận An,<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Vinh Thanh, Phú Diên, nhiều làng nghề truyền thống, đầm phá Tam Giang – Cầu<br />
Hai, đầu mối giao thông thuận lợi, lao động dồi dào, có trình độ kỹ thuật, cơ sở hạ<br />
tầng được nâng cấp và từng bước được hoàn thiện. Cùng với quy hoạch chung của<br />
tỉnh, huyện Phú Vang đang được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt là trong công tác phát<br />
triển đô thị, cụ thể là phát triển hạ tầng đô thị cho thị trấn Thuận An, Phú Đa và<br />
<br />
1<br />
<br />
Vinh Thanh trong thời gian tới; cùng với sự phát triển của các xã ven đô gần thành<br />
phố Huế như Phú Thượng, Phú Mỹ,… quá trình đô thị hóa của Phú Vang đang có<br />
những bước tiến vượt bậc. Với những điều kiện đó, huyện Phú Vang có những<br />
thuận lợi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tăng dần tỷ trọng công<br />
<br />
uế<br />
<br />
nghiệp, thương mại, dịch vụ. Vì vậy, nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh<br />
tế ngành trong tiến trình đô thị hóa ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế để<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
đánh giá được những thực trạng, thông qua đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc<br />
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nhằm phát huy các lợi thế, nâng cao<br />
<br />
hiệu quả hoạt động của các ngành kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định<br />
đời sống của nhân dân, góp phần vào tiến trình đô thị hóa và phát triển kinh tế xã<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
hội của huyện Phú Vang nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.<br />
Với đề tài chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, từ trước đến nay đã có nhiều<br />
<br />
cK<br />
<br />
công trình nghiên cứu, luận văn đề cập đến như:<br />
<br />
- “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền<br />
<br />
Đình Giao chủ biên.<br />
<br />
họ<br />
<br />
kinh tế quốc dân”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1994, do GS.TS Nguyễn<br />
<br />
- “Chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
của nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Nam Á và Việt Nam”, nhà xuất bản<br />
KHXH, năm 1994, do TS Bùi Tất Thắng chủ biên.<br />
- “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng duyên hải ở một số nước trên<br />
<br />
ng<br />
<br />
thế giới trong thời kỳ công nghiệp hóa và việc vận dụng vào vùng duyên hải Nam<br />
Trung bộ của Việt Nam”, Vũ Hùng Cường (2006), Tạp chí Những vấn đề kinh tế và<br />
<br />
ườ<br />
<br />
chính trị, số 10.<br />
<br />
- “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng<br />
<br />
Tr<br />
<br />
CNH,HĐH”, Nguyễn Văn Phát (2005), đề tài cấp bộ, trường Đại học kinh tế Huế,…<br />
Và một số đề tài khoa học, khóa luận, luận văn cao học khác.<br />
Tuy nhiên, với địa bàn huyện Phú Vang, đặc biệt là nghiên cứu vấn đề<br />
CDCCKTN trong tiến trình đô thị hóa, chưa có đề tài nào tiến hành nghiên cứu một<br />
cách có hệ thống và bao quát. Trước tình hình đó, nhận thức được tầm quan trọng<br />
<br />
2<br />
<br />
của chuyển dịch kinh tế ngành trong tiến trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng hiện<br />
nay, tác giả chọn đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong tiến trình đô thị<br />
hoá ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.” làm luận văn thạc sỹ của mình.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
<br />
uế<br />
<br />
2.1. Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và thực<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
trạng các ngành kinh tế của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn đưa ra<br />
<br />
những giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Phú Vang<br />
theo hướng đô thị hóa nhằm tạo động lực phát triển kinh tế của huyện.<br />
<br />
h<br />
<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
<br />
in<br />
<br />
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế ngành,<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.<br />
<br />
cK<br />
<br />
- Phân tích và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện<br />
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển<br />
<br />
họ<br />
<br />
dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Phú Vang trong thời gian tới.<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là các ngành kinh tế trong mối quan hệ<br />
với nhau dưới tác động của đô thị hóa như ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp –<br />
tiểu thủ công nghiệp và ngành thương mại dịch vụ.<br />
<br />
ng<br />
<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
+ Về nội dung: đề tài giới hạn nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế<br />
<br />
ườ<br />
<br />
trong tiến trình đô thị hóa.<br />
<br />
Tr<br />
<br />
+ Về thời gian: từ 2007 – 2012 và giải pháp, định hướng đến 2020.<br />
+ Về không gian: địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử<br />
<br />
của chủ nghĩa Mác- Lê nin vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương.<br />
- Phương pháp thu thập thông tin:<br />
<br />
3<br />
<br />
+ Số liệu thứ cấp: sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so<br />
sánh, thống kê, đánh giá thông qua các tư liệu, sách tham khảo, các tạp chí chuyên<br />
ngành, báo cáo của phòng, sở, ban, ngành trong huyện và cả tỉnh; niên giám thống<br />
kê, các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ,...<br />
<br />
uế<br />
<br />
+ Số liệu sơ cấp: tiến hành phát 120 phiếu điều tra về lao động ngẫu nhiên trên<br />
địa bàn một số xã của huyện Phú Vang. Cùng với 50 phiếu điều tra về các hộ kinh<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
doanh dịch vụ trên địa bàn huyện Phú Vang.<br />
<br />
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: tiến hành phỏng vấn một số lãnh đạo của<br />
ủy ban nhân dân huyện, lãnh đạo các phòng ban, các xã trên địa bàn huyện Phú Vang.<br />
5. Kết cấu luận văn<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
Luận văn kết cấu gồm: mở đầu, kết luận và 3 chương:<br />
<br />
Chương 1: Lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế ngành và chuyển dịch cơ cấu<br />
<br />
cK<br />
<br />
kinh tế ngành trong tiến trình đô thị hóa.<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong tiến trình đô thị<br />
hoá ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
họ<br />
<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
<br />
Tr<br />
<br />
ườ<br />
<br />
ng<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
ngành trong tiến trình đô thị hoá ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
4<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH<br />
<br />
uế<br />
<br />
CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRONG TIẾN TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA<br />
1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong tiến trình đô<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
thị hóa<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
- Cơ cấu kinh tế<br />
<br />
Cơ cấu kinh tế, một phạm trù kinh tế có tầm quan trọng to lớn trong quá trình<br />
<br />
h<br />
<br />
xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia<br />
<br />
in<br />
<br />
qua các thời kỳ. Cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép tạo nên sự cân đối, hài hoà của nền<br />
<br />
cK<br />
<br />
kinh tế để sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên, của cải vật chất,<br />
của cải tinh thần và sức lao động. Điều đó có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng trưởng,<br />
và phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của nền kinh tế quốc dân.<br />
<br />
họ<br />
<br />
Thuật ngữ cơ cấu (kết cấu) có nguồn gốc ban đầu từ chữ La Tinh “Trucke”, nó<br />
phản ánh cách sắp xếp các bộ phận của một chỉnh thể. Sau đó, các khái niệm này<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
được sử dụng rộng hơn cho các ngành khoa học khác.<br />
Theo quan điểm triết học “cơ cấu” hay “kết cấu” là một phạm trù phản ánh<br />
cấu trúc bên trong của đối tượng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản, tương đối ổn<br />
định giữa các yếu tố cấu thành nên đối tượng, trong một thời gian nhất định.<br />
<br />
ng<br />
<br />
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống C.Mác tiếp cận<br />
<br />
ườ<br />
<br />
cơ cấu nền kinh tế như là: Toàn bộ các quan hệ giữa những người làm nhiệm vụ sản<br />
xuất với nhau và giữa họ với tự nhiên, tức là những điều kiện trong đó họ tiến hành<br />
sản xuất. Toàn bộ những quan hệ đó hợp thành xã hội, xét về mặt cơ cấu kinh tế của<br />
<br />
Tr<br />
<br />
nó. Và theo C.Mác, cơ cấu là “một sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số<br />
lượng của một quá trình sản xuất xã hội”.<br />
Như vậy, theo C.Mác, cơ cấu kinh tế có cấu trúc bao gồm: Những yếu tố gắn<br />
với lực lượng sản xuất (các quan hệ giữa họ với tự nhiên, kỹ thuật) và các nội dung<br />
của quan hệ sản xuất (các quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản<br />
<br />
5<br />
<br />