PHẦN I: MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Nguồn thu từ thuế đáp ứng phần lớn<br />
nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, giúp Nhà nước tạo thế chủ động về vốn, kinh phí để<br />
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.<br />
Nhận thưc tầm quan trọng của thuế, ngay từ những ngày đầu thành lập nước,<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến công tác thuế. Qua nhiều lần sửa đổi,<br />
<br />
U<br />
<br />
bổ sung chính sách thuế ngày càng được hoàn thiện, phù hợp hơn với điều kiện kinh<br />
<br />
́H<br />
<br />
tế xã hội của đất nước và có xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới. Công cuộc cải<br />
cách thuế bước hai với nội dung chính là thay thế thuế doanh thu và thuế lợi tức<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
bằng thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã tạo<br />
nên những chuyển biến mới trong việc thực thi các chính sách thuế.<br />
<br />
H<br />
<br />
Một trong những bước đột phá trong công tác quản lý thuế đó là Luật Quản<br />
<br />
IN<br />
<br />
lý thuế được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày<br />
<br />
K<br />
<br />
1/7/2007. Theo đó, cơ quan thuế quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự tính tự nộp<br />
thuế. Đây là phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại đang được hầu hết các nước<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
trên thế giới áp dụng. Theo cơ chế quản lý thuế này các tổ chức, cá nhân nộp thuế<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tự kê khai, tự nộp tiền<br />
thuế vào ngân sách Nhà nước. Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình thực<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
hiện nghĩa vụ thuế của tổ chức cá nhân kinh doanh, vì thế nâng cao vai trò trách<br />
nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với việc chấp hành pháp luật thuế, giúp cơ sở sở sản<br />
xuất kinh doanh hạn chế được các sai sót, các sai phạm do thiếu hiểu biết gây ra,<br />
giảm thiểu được những chi phí không cần thiết cho cơ sở sản xuất kinh doanh và cơ<br />
quan thuế. Bên cạnh đó, cơ quan thuế sẽ có điều kiện tập trung nguồn lực phục vụ<br />
cho việc tư vấn hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân nộp thuế, tăng cường công tác thanh tra,<br />
kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh có vi phạm pháp luật thuế, tạo điều kiện cho<br />
cơ quan thuế tổ chức quản lý thuế hiệu quả.<br />
<br />
1<br />
<br />
Chi cục thuế Quảng Điền được giao nhiệm vụ quản lý thu ngân sách phát<br />
sinh trên địa bàn huyện. Đây là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế,<br />
được tái lập từ năm 1990, đã nhanh chóng cùng với cả tỉnh tạo thế, tạo đà vững<br />
bước đi lên, xây dựng huyện từng bước trở thành trung tâm kinh tế-văn hóa ngày<br />
càng vững mạnh. Trong quá trình phát triển kinh tế, huyện luôn luôn quan tâm xây<br />
dựng cơ sở hạ tầng, trung tâm thương mại và các chợ nông thôn, quy hoạch các khu<br />
dành cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, kinh<br />
<br />
Ế<br />
<br />
tế trang trại nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng quy mô,<br />
<br />
U<br />
<br />
đầu tư vốn vào kinh doanh tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương ngày càng đáp<br />
<br />
́H<br />
<br />
ứng nhu cầu chi tiêu của huyện.<br />
<br />
Kết quả thu ngân sách qua các năm đều tăng, nhờ hệ thống chính sách thuế<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, thực hiện chương trình cải cách và hiện đại<br />
hóa hệ thống thuế; trình độ nhận thức, tính tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp<br />
<br />
H<br />
<br />
thuế cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngủ công chức thuế được<br />
<br />
IN<br />
<br />
nâng lên, tổ chức bộ máy của cơ quan thuế các cấp ngày càng hoàn thiện, tinh gọn<br />
<br />
K<br />
<br />
góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.<br />
Tuy nhiên, hệ thống chính sách thuế, cơ chế quản lý thuế bổ sung chưa kịp<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
thời và thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế; các quy trình nghiệp vụ thuế<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
chưa đồng bộ, chưa ứng dụng được những tiến bộ của công nghệ thông tin trong<br />
công tác quản lý thuế. Tổ chức bộ máy của cơ quan thuế còn bất cập, trình độ<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thuế chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc<br />
cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế dẫn đến thất thu thuế xảy ra phổ biến. Mặc<br />
khác, cơ chế quản lý thuế để cho tổ chức, cá nhân kinh doanh tự khai, tự tính, tự<br />
nộp tiền thuế vào NSNN đã xảy ra khá phổ biến trình trạng người nộp thuế không<br />
tuân thủ pháp luật thuế, kê khai không đầy đủ nghĩa vụ thuế, làm thất thu ngân sách<br />
Nhà nước, ảnh hưởng đến tính bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.<br />
Hàng năm, số thu thuế GTGT, thuế TNDN từ các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng<br />
hơn 50% số thu lĩnh vực ngoài quốc doanh. Chính sách thuế GTGT, thuế TNDN thường<br />
xuyên có sự thay đổi bổ sung và còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn; công tác<br />
<br />
2<br />
<br />
quản lý thu chưa được hoàn thiện, tình trạng doanh nghiệp trốn lậu thuế xảy ra phổ biến,<br />
gây thất thu ngân sách Nhà nước.<br />
Xác định tầm quan trọng đó tôi thấy rằng cần phải có những giải pháp trong<br />
công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách<br />
Nhà nước đồng thời tạo công bằng, bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,<br />
tôi chọn đề tài “Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh<br />
nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Huế” làm luận văn thạc sĩ.<br />
<br />
U<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
́H<br />
<br />
2.1 Mục tiêu tổng quát<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng công tác<br />
quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN đối với các doanh nghiệp đăng ký kê khai,<br />
nộp thuế tại Chi cục thuế Quảng Điền (doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Trên cơ sở<br />
<br />
H<br />
<br />
đó kiến nghị những giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT và thuế TNDN đối<br />
<br />
IN<br />
<br />
với các doanh nghiệp để tăng nguồn thu cho NSNN.<br />
<br />
K<br />
<br />
2.2. Mục đích cụ thể<br />
<br />
(1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế nói chung, thuế GTGT và<br />
<br />
̣C<br />
<br />
thuế TNDN nói riêng, công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.<br />
<br />
O<br />
<br />
(2) Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý thuế GTGT và thuế<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
TNDN, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thuế, những mặt tồn tại và hạn<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
chế của công tác quản lý thuế GTGT, TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn<br />
huyện Quảng Điền hiện nay.<br />
(3) Kiến nghị, đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT và<br />
<br />
thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền để tăng nguồn<br />
thu cho ngân sách Nhà nước.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Chi cục thuế Quảng Điền và các doanh nghiệp đăng ký kê khai, nộp thuế<br />
GTGT và thuế TNDN trên địa bàn huyện.<br />
<br />
3<br />
<br />
3.2. Nội dung nghiên cứu<br />
Hoạt động quản lý thu và nộp thuế GTGT và thuế TNDN.<br />
3.3. Phạm vi không gian<br />
Địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
3.4. Phạm vi thời gian<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu và nộp thuế trong giai đoạn 20072009 và đề xuất giải pháp đến năm 2012.<br />
<br />
Ế<br />
<br />
4. Kết cấu của luận văn<br />
<br />
U<br />
<br />
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, kiến nghị, luận văn được chia làm 03<br />
<br />
́H<br />
<br />
chương như sau:<br />
<br />
thuế TNDN đối với các doanh nghiệp.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Chương 1: Tổng quan lý luận về thuế và công tác quản lý thuế GTGT và<br />
<br />
Chương 2: Đánh giá thực trạng của công tác quản lý thuế GTGT và thuế<br />
<br />
H<br />
<br />
TNDN đối với các doanh nghiệp của Chi cục thuế Quảng Điền giai đoạn 2007-<br />
<br />
IN<br />
<br />
2009.<br />
<br />
K<br />
<br />
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT và thuế TNDN<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ, QUẢN LÝ THUẾ GTGT<br />
VÀ THUẾ TNDN<br />
<br />
1.1. LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ, THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN<br />
1.1.1. Khái niệm, bản chất, chức năng của thuế<br />
1.1.1.1 Khái niệm<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Từ trước đến nay, trên các sách báo kinh tế của thế giới vẫn chưa có sự thống<br />
<br />
U<br />
<br />
nhất khái niệm về thuế. Nhìn chung các quan điểm của các nhà kinh tế đưa ra mới<br />
<br />
́H<br />
<br />
nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế, do đó chưa phản ánh đầy đủ bản<br />
chất chung nhất của phạm trù này.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Chẳng hạn, theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản: “Để<br />
đạt được quyền lực công cộng đó, cần phải có những đóng góp của những người<br />
<br />
H<br />
<br />
công dân của nhà nước, đó là thuế” [3].<br />
<br />
IN<br />
<br />
Còn theo Benjamin Franklin, một trong những tác giả của bản tuyên ngôn<br />
<br />
K<br />
<br />
độc lập nổi tiếng của nước Mỹ đã đưa ra một lời tuyên bố bất hủ trong lịch sử thuế<br />
khoá: “Trong cuộc sống không có gì tất yếu, ngoài cái chết và thuế” [3].<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
Sau này khái niệm về thuế ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Trong<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
cuốn từ điển của hai tác giả người Anh Chrisopher Pass và Bryan Lowes cho rằng:<br />
“Thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận được<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hoá và<br />
dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản” [3].<br />
Một định nghĩa về thuế tương đối hoàn chỉnh được nêu lên trong cuốn<br />
<br />
“Economics” của hai nhà kinh tế Mỹ K.P.Makkohhell và C.L.Bryu như sau: “Thuế<br />
là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc là chuyển giao bằng hàng hoá,<br />
dịch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó<br />
họ không nhận được một cách trực tiếp hàng hoá hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó<br />
không phải là tiền phạt mà toà án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”[3 ].<br />
<br />
5<br />
<br />