intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sỹ Địa lý học: Nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2009

Chia sẻ: Ngọc Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

133
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sỹ Địa lý học "Nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2009" giới thiệu đến các bạn những nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu biến động sử dụng đất, tình hình biến động sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ, định hướng và giải pháp sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ đến năm 2015,... Hy vọng nội dung luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ Địa lý học: Nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2009

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------------------- BÙI THỊ THU HOA NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2000 - 2009 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thái Nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------------------- BÙI THỊ THU HOA NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2000 - 2009 Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VIỆT TIẾN Thái Nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Bùi Thị Thu Hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3
  4. LỜI CẢM ƠN Với sự kính trọng và tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thấy giáo hƣớng dẫn: TS Nguyễn Việt Tiến. Em xin chân thành cảm ơn BCN Khoa Địa lí, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, cơ sở đào tạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận văn hoàn thành đúng hạn. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa lí, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã có nhiều đóng góp để em hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, em gửi lời cảm ơn tới các cán bộ trong Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, Phòng tài nguyên môi trƣờng, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ em hoàn thành luận văn. Cám ơn tất cả các hộ gia đình thuộc xã Hóa Thƣợng, xã Khe Mo, xã Văn Hán... đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc điều tra tại địa bàn nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010 Tác giả Bùi Thị Thu Hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu Danh mục các hình vẽ Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2 4. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................... 2 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 2 5.1.Quan điểm nghiên cứu ............................................................................. 2 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3 6. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 4 6.1. Lịch sử nghiên cứu đánh giá sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam................... 4 6.2. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ ............................ 6 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 7 Phần 2: NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 8 1.1.1.Khái quát chung về tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất ................. 8 1.1.2. Đánh giá biến động sử dụng đất ......................................................... 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5
  6. 1.1.3. Sử dụng đất bền vững ........................................................................ 14 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................. 19 1.2.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới ..................................................... 19 1.2.2. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam ...................................................... 20 1.2.3. Tình hình sử dụng đất ở tỉnh Thái Nguyên .......................................... 21 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 22 Chƣơng 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG HỶ ................................................ 24 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 24 2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội .................................................................. 28 2.2. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 .................................................................... 33 2.2.1. Hiện trạng sử dụng vốn đất ................................................................ 33 2.2.2. Tình hình biến động sử dụng các loại đất ............................................ 38 2.2.3. Phân tích các nguyên nhân tạo nên những thay đổi sử dụng đất huyện Đồng Hỷ ...................................................................................................... 56 Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 58 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ ĐẾN NĂM 2015 3.1. CƠ SỞ CỦA SỰ ĐỊNH HƢỚNG........................................................... 59 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ đến năm 2015 .......................................................................................... 59 3.1.2. Tiềm năng và tồn tại trong sử dụng vốn đất của huyện Đồng Hỷ .............. 61 3.2. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN ĐỒNG HỶ- TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2015 ........................................................ 62 3.2.1. Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6
  7. Nguyên đến năm 2015 ........................................................................ 62 3.2.2. Đề xuất những biện pháp trong quản lý, qui hoạch sử dụng đất huyện Đồng Hỷ ................................................................................. 69 3.3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NLKH - MỘT MÔ HÌNH CHO SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ ............................................................ 76 3.3.1. Vai trò của mô hình NLKH đối với phát triển kinh tế xã hội huyện Đồng Hỷ ................................................................................. 76 3.3.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng các mô hình NLKH tại Đồng Hỷ. ....................................................................................... 77 3.3.3. Mức độ phù hợp của các mô hình NLKH đối với quá trình sử dụng đất ở huyện Đồng Hỷ ....................................................................... 80 3.3.4. Đề xuất những biện pháp cho sự phát triển mô hình NLKH ở huyện Đồng Hỷ ................................................................................. 82 Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................... 84 Phần 3: KẾT LUẬN 1. Những kết quả đạt đƣợc .......................................................................... 86 2. Những tồn tại của luận văn ....................................................................... 88 Tài liệu tham khảo Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐHTSDĐ : Biến động hiện trạng sử dụng đất CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá GDP : Tổng thu nhập trong nƣớc HTSDĐ : Hiện trạng sử dụng đất KT – XH : Kinh tế - xã hội NLKH : Nông lâm kết hợp QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất SXKD : Sản xuất kinh doanh VQHTKNN : Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU STT TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG Bảng 1: Một số tiêu chí đánh giá hệ thống sử dụng đất bền vững 1 17 ở Việt Nam Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính ở huyện Đồng Hỷ 2 38 giai đoạn 2000-2009 Bảng 2.2: Biến động sử dụng các loại đất chính ở huyện Đồng 3 39 Hỷ giai đoạn 2000-2009 Bảng 2.3: Biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đồng 4 40 Hỷ giai đoạn 2000-2009 Bảng 2.4: Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện 5 45 Đồng Hỷ giai đoạn 2000-2009 Bảng 2.5: Biến động sử dụng đất ở của huyện Đồng Hỷ giai 6 46 đoạn 2000-2009 Bảng 2.6: Biến động sử dụng đất chuyên dùng huyện Đồng Hỷ 7 47 giai đoạn 2000-2009 Bảng 2.7: Biến động sử dụng đất chƣa sử dụng huyện Đồng Hỷ 8 49 giai đoạn 2000-2009 Bảng 2.8: Biến động sử dụng đất nông nghiệp theo đơn vị hành 9 50 chính giai đoạn 2000-2009 Bảng 2.9: Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo đơn 10 52 vị hành chính giai đoạn 2000-2009 Bảng 2.10: Biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo đơn vị hành 11 53 chính huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2000-2009 Bảng 2.11: Biến động sử dụng phi nông nghiệp theo đơn vị hành 12 54 chính giai đoạn 2000-2009 Bảng 2.12: Biến động sử dụng đất chƣa sử dụng theo đơn vị 13 55 hành chính giai đoạn 2000-2009 Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp đến năm 14 65 2010, dự kiến đến năm 2015 Bảng 3.2: Diện tích, cơ cấu nhóm đất phi nông nghiệp đến năm 15 67 2010, dự kiến đến năm 2015 Bảng 3.3: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất huyện Đồng Hỷ đến 16 69 năm 2015 Bảng 3.4: Những nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển mô hình 17 77 nông lâm kết hợp tại huyện Đồng Hỷ Bảng 3.5: Các dạng mô hình nông lâm kết hợp hiện có tại huyện 18 79 Đồng Hỷ Bảng 3.6: Mức độ phù hợp của các mô hình nông lâm kết hợp 19 80 đối với sự phát triển đất bền vững của huyện Đồng Hỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH STT TÊN CÁC HÌNH TRANG 1 Hình 1: Sơ đồ phân loại đất theo mục đích sử dụng 11 2 Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ 26 3 Hình 2.2: Bản đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Đồng Hỷ năm 34 2009 4 Hình 2.3: Bản đồ biến động sử dụng đất huyện Đồng Hỷ 37 năm 2000-2009 5 Hình 2.4: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính ở huyện Đồng 38 Hỷ giai đoạn 2000-2009 6 Hình 2.5: Bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp 44 huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2000-2009 7 Hình 2.6: Biểu đồ biến động sử dụng đất ở các năm 2000, 47 2005, 2009 8 Hình 2.7: Bản đồ biến động sử dụng đất phi nông nghiệp 48 giai đoạn 2000-2009 9 Hình 3.1: Sơ đồ vòng xoáy đói nghèo khi nào chấm dứt ? 75 10 Hình 3.2: Sơ đồ vai trò của nông lâm trong phát triển nông 76 thôn bền vững xoá đói giảm nghèo 11 Hình 3.3: Mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Đồng Hỷ 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10
  11. Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng của sự sống, đây là nguồn tài nguyên hữu hạn. Đất vừa là tƣ liệu sản xuất không gì có thể thay thế, vừa là địa bàn cƣ trú của dân cƣ, các cơ sở kinh tế và an ninh quốc phòng. Nghiên cứu biến động sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng với thực tiễn sản xuất, bảo vệ môi trƣờng, đối với công tác quy hoạch và bảo vệ nguồn tài nguyên, đặc biệt trƣớc sự suy giảm nhanh của nguồn tài nguyên này dƣới sức ép của tốc độ gia tăng dân số, CNH –HĐH nông nghiệp và nông thôn nhƣ hiện nay. Sự thay đổi tích cực hoặc tiêu cực của mỗi loại hình sử dụng đất là bức tranh phản ánh chân thực và rõ nét nhất thực trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Thái Nguyên, với 18 xã, 3 thị trấn, tổng diện tích của huyện là 460km², mật độ dân số 247 ngƣời/km². So với mật độ dân số của địa phƣơng lân cận nhƣ huyện Phú Lƣơng 289 ngƣời/km², Phổ Yên 528 ngƣời/km², có thể nói tài nguyên đất của Đồng Hỷ còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên với tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,05%/năm, cùng với quá trình công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ nguồn tài nguyên đất nông nghiệp lại đứng trƣớc nhiều sức ép lớn. Xuất phát nhƣ trình bày nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2009”. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu địa lí để phân tích thực trạng sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2000 – 2009, trên cơ sở đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11
  12. nêu ra định hƣớng và đề xuất những giải pháp sử dụng đất tại địa phƣơng theo hƣớng bền vững. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, cần giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. - Phân tích biến động sử dụng đất huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2000 – 2009. - Đề ra định hƣớng và những giải pháp sử dụng đất huyện Đồng Hỷ nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội và qui hoạch sử dụng đất đến năm 2015. 4. Giới hạn nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu biến động hiện trạng sử dụng đất. - Về lãnh thổ nghiên cứu: Đề tài thực hiện trong phạm vi huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2000 – 2009. 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1.Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm tổng hợp Sử dụng tài nguyên đất cần đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ với các tài nguyên khác, với các yếu tố kinh tế - xã hội khác. Quan điểm này là cơ sở để đánh giá tổng hợp về hiện trạng sử dụng đất huyện Đồng Hỷ và dự đoán khả năng biến động hiện trạng sử dụng đất. - Quan điểm hệ thống Xem xét đất đai của Đồng Hỷ nhƣ là một bộ phận cấu thành của đất Thái Nguyên. Việc quy hoạch và sử dụng đất ở Đồng Hỷ cần đặt trong tổng thể lớn hơn. - Quan điểm thực tiễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12
  13. Quan điểm này đƣợc vận dụng để đánh giá hiện trạng sử dụng lãnh thổ cũng nhƣ để định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ với những khuyến nghị và giải pháp có tính khả thi. - Quan điểm lịch sử Sự biến động của các loại đất của Đồng Hỷ không chỉ thay đổi theo không gian mà còn thay đổi theo thời gian. Vì thế khi nghiên cứu vấn đề trên quan điểm lịch sử sẽ thấy đƣợc sự biến động sâu sắc của chúng và phân tích đánh giá đƣợc nguyên nhân dẫn tới những biến động đó. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, phân tích thống kê kinh tế - xã hội Tài liệu sơ cấp: Sử dụng phƣơng pháp điều tra mẫu điển hình, chọn hộ điều tra về các nội dung luận văn nghiên cứu theo phiếu điều tra. Tài liệu thứ cấp: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các tài liệu về đất đai, số liệu thống kê của các ban ngành và cơ quan; sách, báo, tạp chí... có liên quan đến nội dung của luận văn. - Phương pháp thực địa Có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó vừa là để khẳng định tính chính xác của những vấn đề nghiên cứu qua tài liệu, vừa là bổ sung thêm những kiến thức thực tế cho luận văn. - Phương pháp ứng dụng các phần mềm hệ thống thông tin địa lý Sử dụng phần mềm Mapinfo để thành lập các cơ sở dữ liệu địa lý và xây dựng các bản đồ: Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ, bản đồ biến động diện tích đất của huyện Đồng Hỷ theo mục đích sử dụng. - Phương pháp chuyên gia phỏng vấn, lấy phiếu điều tra Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc đặc biệt chú trọng, từ các khâu chuẩn bị đề cƣơng đến đánh giá BĐSDĐ, sửa chữa, hoàn chỉnh luận văn. Ngoài các chuyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13
  14. gia là các nhà khoa học địa lí, địa chất, còn tham khảo ý kiến các cán bộ và nhân dân địa phƣơng. Trong những trƣờng hợp với phƣơng pháp xã hội học. Khi xây dựng mô hình sử dụng đất bền vững phù hợp với điều kiện của địa phƣơng chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn và phát phiếu điều tra để tham khảo nhu cầu cũng nhƣ thực tế sản xuất của các nông hộ, từ đó đƣa mô hình sử dụng đất phù hợp với thực tiễn địa phƣơng. 6. Lịch sử nghiên cứu 6.1. Lịch sử nghiên cứu đánh giá sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam Đánh giá đất đai là khái niệm đƣợc sử dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu đánh giá phục vụ QHSDĐ. Theo Stewat (1968), đánh giá đất đai là “sự đánh giá khả năng thích nghi của đất đai cho việc sử dụng của con ngƣời vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết kế thuỷ lợi, QHSDĐ… và đánh giá nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai”. Tại Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu, trong những năm 60, các công trình đánh giá đất đai đƣợc thực hiện theo 3 bƣớc: 1- đánh giá lớp phủ thổ nhƣỡng, 2- đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (kết hợp thổ nhƣỡng, khí hậu, địa hình), 3- đánh giá kinh tế đất [24]. Nhƣ vậy, phƣơng pháp này chƣa xem xét đầy đủ các khía cạnh kinh tế- xã hội của việc sử dụng đất đai. Tại Hoa Kỳ, năm 1951, Cục cải tạo đất đai (USBR) đã tiến hành phân loại khả năng thích nghi đất đai có nƣớc tƣới. Trong đó, ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế cũng đƣợc chú trọng nhƣng giới hạn ở phạm vi thuỷ lợi. Sau đó, năm 1964, các tác giả Klinggebiel và Montgomery đã đƣa khái niệm “khả năng đất đai” (land capability), chỉ tiêu chính để phân loại khả năng đất đai là các hạn chế của lớp phủ thổ nhƣỡng cho mục tiêu canh tác đƣợc đề nghị, đây là một dạng đánh giá đất đai sơ lƣợc, gắn với SDĐ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14
  15. Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là ở các nƣớc công nghiệp phát triển việc xây dựng bản đồ BĐSDĐ và theo dõi BĐSDĐ đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trên cơ sở sử dụng các tƣ liệu viễn thám cùng với các phần mềm xử lí số chuyên dụng. Ví dụ, ở Mỹ ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp xử lí ảnh số để thƣờng xuyên cập nhật các thông tin về BĐSDĐ trong quản lí đất đai, trong nghiên cứu biến động rừng, thậm chí để dự báo tình trạng sâu bệnh đối với các loại cây trồng nông nghiệp[33]. Tại Việt Nam, những công trình nghiên cứu, đánh giá đất đai tiêu biểu bắt đầu từ thập niên 80 trở lại đây: - Năm 1984, tác giả Tôn Thất Chiểu và cộng sự thực hiện đánh giá phân hạng đất đai khái quát toàn quốc theo nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của Hoa Kỳ, chỉ tiêu là các đặc điểm thổ nhƣỡng và địa hình, phân cấp thành 7 nhóm: 4 nhóm cho nông nghiệp, 2 nhóm cho lâm nghiệp và 1 nhóm cho mục đích khác. - Năm 1985, tác giả Bùi Quang Toản và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá và QHSDĐ khai hoang ở Việt Nam theo phƣơng pháp của FAO. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm thổ nhƣỡng, thủy văn và các điều kiện tƣới tiêu. Hệ thống phân vị là lớp (class) thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất. - Năm 1986, nhóm tác giả Viện quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp (VQHTKNN) đã biên tập “Cơ sở khoa học bố trí sử dụng đất đồng bằng sông Cửu Long” trên cơ sở xây dựng bản đồ sinh thái nông nghiệp. Đơn vị cơ sở là các đơn vị sinh thái. Từ đó xây dựng bản đồ thích nghi cho một số cây trồng nhƣ lúa, ngô, mía… với 4 cấp: thích hợp nhất, thích hợp, ít thích hợp, không thích hợp. - Năm 1990 Hoàng Xuân Tứ và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc và xác định phƣơng hƣớng sử dụng hợp lý”, việc đánh giá tiềm năng đất dựa trên sự phân loại sinh khí hậu, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15
  16. xây dựng bản đồ mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả năng gây trồng và phục hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Nam - Đà Nẵng. - Việc điều tra nghiên cứu BĐSDĐ thông qua xây dựng và khai thác thông tin từ bản đồ trong những năm gần đây đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Bản đồ BĐSDĐ Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 đƣợc xây dựng 5 năm một lần bằng phƣơng pháp tổng hợp các bản đồ sơ đồ BĐSDĐ tỷ lệ từ 1/250.000 đến bản đồ 1/100.000 của các tỉnh trong cả nƣớc. Các bản đồ này đƣợc xây dựng từ các tƣ liệu đo vẽ và thống kê diện tích các loại hình sử dụng đất ở các cấp xã, huyện theo một qui trình thống nhất do Tổng cục Quản lí Ruộng đất qui định (nay là Bộ Tài nguyên Môi trƣờng). Thành lập bản đồ BĐSDĐ bằng phƣơng pháp truyền thống có cách thức tƣơng đối đơn giản và kết quả sát với thực tế song công tác điều tra tốn thời gian và công sức mà tính tổng hợp của bản đồ không cao. Hiện nay, việc điều tra BĐSDĐ còn có sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nên đã phần nào khắc phục đƣợc những hạn chế của phƣơng pháp truyền thống. 6.2. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ Tại Huyện Đồng Hỷ, BĐSDĐ là một vấn đề luôn đƣợc nêu ra trong các báo cáo qui hoạch sử dụng đất và trong các đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Tuy nhiên, trong các báo cáo này, việc nghiên cứu BĐSDĐ mới chỉ dừng lại ở các con số thống kê, chƣa đi sâu đánh giá, phân tích những biến động đó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến môi trƣờng sinh thái cũng nhƣ quá trình phát triển kinh tế xã hội ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Và vì vậy vẫn tồn tại những bất cập trong vấn đề sử dụng đất nhƣ tăng diện tích đất trống đồi trọc, đất nông nghiệp giảm…), suy thoái đất ở một số nơi do xói mòn và khai thác chƣa hợp lí, ô nhiễm môi trƣờng đất… Do vậy, đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất huyện Đồng Hỷ phục vụ mục tiêu phát triển KT - XH là một vấn đề mới, hiện nay chƣa có tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16
  17. giả nào đề cập tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có đóng góp nhất định về mặt lí luận và thực tiễn, góp phần xây dựng chiến lƣợc phát triển KT - XH của huyện Đồng Hỷ. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu biến động sử dụng đất Chƣơng II: Tình hình biến động sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ Chƣơng III: Định hƣớng và giải pháp sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ tới năm 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17
  18. Phần 2: NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái quát chung về tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất 1.1.1.1. Khái niệm về đất Trong đời sống hằng ngày hai từ “đất” và “đất đai” đƣợc dùng với cùng một khái niệm khá phổ biển. Tài nguyên đất và đất đai có sự phân biệt nhất định. Theo các nhà thổ nhƣỡng thì “đất” tƣơng đƣơng với “soil” trong tiếng Anh, có nghĩa là “thổ” hay “thổ nhƣỡng” bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn “đất đai” tƣơng đƣơng với “land” trong tiếng Anh, có nghĩa về phạm vi không gian hay đƣợc hiểu về “lãnh thổ”. Vì thế, mà từ trƣớc tới nay có nhiều cách định nghĩa về đất. - Theo quan điểm phát sinh học thổ nhƣỡng, đất là thể tự nhiên đặc biệt hình thành do sự tác động tổng hợp các yếu tố: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và tác động của con ngƣời (Đôcutraev - 1879). - Theo quan điểm kinh tế học: Đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, là đối tƣợng lao động đồng thời là sản phẩm lao động. Khái niệm về đất đai bao gồm nội dung về mặt bằng lãnh thổ sử dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân [10]. Theo cách tiếp cận mới, mở rộng định nghĩa đất thì đất đƣợc hiểu là một không gian giới hạn có chiều thẳng đứng (bao gồm cả phần khí hậu của khí quyển bên trên bề mặt, mặt đất đến tài nguyên nƣớc ngầm ở bên dƣới) đó là sự kết hợp của thổ nhƣỡng, khí hậu, thủy văn và thực vật cùng với những thành phần khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18
  19. 1.1.1.2. Phân loại hiện trạng sử dụng đất HTSDĐ là trạng thái lớp phủ bề mặt đất bao gồm lớp phủ tự nhiên và nhân tác, phản ảnh trạng thái sử dụng quĩ đất thông qua các loại hình sử dụng đất. HTSDĐ luôn thay đổi dƣới tác động của các qui luật tự nhiên và những hoạt động kinh tế xã hội của con ngƣời. Theo quy định của điều 13 Luật đất đai 2003 căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai đƣợc phân loại nhƣ sau: - Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: + Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác + Đất trồng cây lâu năm + Đất rừng sản xuất + Đất rừng phòng hộ + Đất rừng đặc dụng + Đất nuôi trồng thuỷ sản + Đất làm muối + Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất: + Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị + Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp + Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. + Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19
  20. thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ gồm: + Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng + Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đƣờng, nhà thờ họ + Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nƣớc chuyên dùng + Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ - Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. HTSDĐ hằng năm, các địa phƣơng lại lựa chọn cách phân loại HTSDĐ với 2 loại: Đất nông – lâm nghiệp (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) và đất phi nông nghiệp (đất chuyên dùng, đất ở, đất chƣa sử dụng) Trong luận văn, chúng tôi sử dụng cách phân loại theo quy định của điều 13 Luật đất đai 2003. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2