intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sỹ: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội - Lê Đăng Hải

Chia sẻ: Chu Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:144

482
lượt xem
129
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sỹ: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội được thực hiện nhằm mục tiêu hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề truyền thống; đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề truyền thống tại huyện Phú Xuyên những năm qua; đề xuất những giải pháp đẩy mạnh phát triển bền vững làng nghề truyền thống tại huyện Phú Xuyên những năm tới.

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội - Lê Đăng Hải

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ­­­­­­­­­­***­­­­­­­­­­ LÊ ĐĂNG HẢI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG  TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ
  2. HÀ NỘI – 2015
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ­­­­­­­­­­***­­­­­­­­­­ LÊ ĐĂNG HẢI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG  TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MàSỐ: 60.31.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ THỊ THUẬN HÀ NỘI – 2015
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, số  liệu và kết quả  nghiên cứu trong luận văn là  trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự  giúp đỡ  cho việc thực hiện luận   văn này đã được cảm ơn và các thông tintrích dẫn trong luận văn đã đượ c  chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày……. tháng ….. năm 2015 Tác giả Lê Đăng Hải       5
  5. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề  tài, tôi đã nhận được sự  giúp đỡ  nhiệt  tình và sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện  để tôi hoàn thành bản luận văn này. Trước hết tôi xin chân thành cảm  ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Thị  Thuận ­ Giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận  văn này. Tôi xin chân thành cảm  ơn các thầy cô thuộc Khoa Kinh tế  và Phát  triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng Học viện Nông nghiệp Việt   Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm  ơn sự  giúp đỡ  nhiệt tình của UBND huyện  Phú Xuyên, Phòng Thống Kê, Phòng Công thương, Phòng kinh tế  huyện   Phú Xuyên, UBND các xã địa phương đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số  liệu, những thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn.  Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp   và bạn bè ­ những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về  vật chất  cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày……. tháng ….. năm 2015 Tác giả 6
  6. Lê Đăng Hải MỤC LỤC 7
  7. DANH MỤC BẢNG DANH MỤC ĐỒ THỊ 8
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ 9
  9. DANH MỤC HÌNH 10
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân CC Cơ cấu CP Chính phủ KD Kinh doanh LNTT Làng nghề truyền thống NĐ Nghị định NQ Nghị quyết SL Số lượng SP Sản phẩm SWOT Strength – Weak – Opertunity – Threat Mạnh – Yếu – Cơ hội – Thách thức SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh SXTT Sản xuất tiêu thụ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTCN Tiểu thủ công nghiệp TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân 11
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống, với đặc   trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa vụ  và chế  độ  làng xã, nghề  thủ  công  xuất hiện khá sớm và gắn liền với lịch sử  của dân tộc. Các làng nghề  đã hình  thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, của đời sống cộng  đồng và dần dần được qui về  các khái niệm như  nghề  truyền thống, nghề  cổ  truyền, nghề  gia truyền.Trải qua những thăng trầm của thời gian, những làng  nghề  truyền thống đã chứng tỏ  được sức sống bền bỉ  của mình, giữ  gìn được  những nét đẹp văn hóa của cha ông chúng ta. Hiện nay, nước ta có khoảng gần  2000 làng nghề thủ  công thuộc 11 nhóm ngành nghề  chính như: Sơn mài, đồ  gỗ  mỹ ngệ, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá…Có thể  nói rằng những làng nghề  truyền thống này có vị  trí vô cùng quan trọng trong   phát triển nền kinh tế của các địa phương nó trực tiếp giải quyết việc làm, nâng   cao thu nhập cho lao động nông thôn. Hơn nữa, các làng nghề truyền thống còn  tạo ra rât nhiêu s ́ ̀ ản phâm không ch ̉ ỉ đơn thuần là trao đổi thương mại mà còn có  giá trị to lớn vê văn hoá và l ̀ ịch sử của đất nước. Phú Xuyên là một trong những huyện có nhiều làng nghề nổi tiếng của Hà  Nội Hiện nay, toàn huyện có hơn 100 làng nghề  thủ  công, trong đó có 38 làng  được công nhận làng nghề truyền thống theo tiêu chí thành phố với những nhóm  nghề  như  sơn mài, khảm trai, mây giang đan, đồ  gỗ, da giày... Nhiều sản phẩm   đã xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Nhờ công tác nhân cấy  nghề, đến nay các làng trên địa bàn huyện đều đã có nghề, giải quyết trên 70%   lao động nông thôn, tiêu biểu như  nghề  khảm trai Chuyên Mỹ  thu hút 95% lao   động nông thôn; làng nghề mây, tre, giang đan xã Phú Túc thu hút 70% lao động,  làng nghề  da giầy xã Phú Yên thu hút trên 80% lao động, làng nghề  mộc dân  dụng xã Tân Dân thu hút 80% lao động.  12
  12. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển LNTT (làng nghề  truyền thống) trên  địa bàn huyện hiện nay đang còn bộc lộ nhiều bất cập như: Phát triển nghề vẫn  mang tính tự  phát, phân tán, quy mô sản xuất nhỏ  chủ  yếu là hộ  gia đình,  chất  lượng sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh tranh không cao, mẫu mã sản phẩm ít  sáng tạo. Thị  trường tiêu thụ  sản phẩm chưa được bền vững một số  sản phẩm   không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc và các địa phương khác. Bên cạnh  đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, ô nhiễm khí thải từ các làng  nghề, ô nhiễm nguồn nước…  ngày càng nghiêm trọng và  ảnh hưởng tiêu cực  đến chất lượng cuộc  sống trong các  làng nghề  truyền thống nói riêng  ở  địa   phương nói chung. Vấn đề về quy hoạch làng nghề gắn với bảo vệ môi trường  và đầu tư  xây dựng cơ  sở  hạ  tầng trong các làng nghề  truyền thống, đào tạo  nguồn nhân lực và trong trong tương lai tiếp tục phát triển làng nghề  truyền   thống gắn với du lịch, tiến hành xây dựng thương hiệu cần được định hướng   như thế nào để có thể phát triển bền vững. Từ  những bất cập đó huyện Phú Xuyên phải làm thế  nào để  phát triển   bền vững các làng nghề trên địa bàn huyện đang có. Nhằm giải quyết những bất   cập nêu trên, đồng thời đưa ra các giải pháp giải quyết những bất cập đó chúng   tôi tiến hành nghiên cứu đề  tài:"Phát triển bền vững làng nghề  truyền thống   trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Trên cơ  sở  đánh giá thực trạng phát triển, các yếu tố   ảnh hưởng mà đề  xuất định hướng, giải pháp đẩy mạnh phát triển bền vững LNTT trên địa bàn  huyện Phú Xuyên. Mục tiêu cụ thể ­ Hệ   thống hóa  lý  luận và  thực  tiễn  về   phát triển bền vững làng nghề  truyền thống. 13
  13. ­ Đánh giá thực trạng phát triển LNTT, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến   phát triển bền vững làng nghề  truyền thống tại huyện Phú Xuyên những năm  qua. ­ Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh phát triển bền vững làng nghề truyền   thống tại huyện Phú Xuyên những năm tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ­ Các loại sản phẩm tại các làng nghề truyền thống ­ Các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống ­ Các văn bản pháp quy liên quan đến phát triển làng nghề truyền thống ­ Các vấn  đề  kinh tế  xã hội và môi trường liên quan tại các làng nghề  truyền thống. Phạm vi nghiên cứu ­ Về  nội dung: Đề  tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh   LNTT trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Qua việc phân tích thực trạng chỉ  ra các  yếu tố   ảnh hưởng, trên cơ  sở  đó đề  xuất định hướng, giải pháp chủ  yếu đẩy  mạnh sự phát triển bền vững LNTT trên địa bàn huyện Phú Xuyên. ­ Về  không gian: Đề  tài chủ  yếu đi sâu điều tra, khảo sát các hộ  sản xuất  kinh doanh tập trung tại 3 làng truyền thống nghề  gồm: Làng nghề  mây tre đan  (Lưu Thượng) xã Phú Túc, làng nghề  giày da xã Phú Yên (Giẽ  Thượng) và làng  nghề mộc (Đại nghiệp) xã Tân Dân.  ­ Phạm vi thời gian: Các số  liệu thứ  cấp được thu thập từ  2011 đến 2013.   Các giải pháp được đề  xuất tới 2020 đến 2025. Dữ  liệu sơ  cấp khảo sát năm   2014. Câu hỏi nghiên cứu 1) Phát triển làng nghề  truyền thống gồm những nội dụng và tiêu chí đánh  giá? 14
  14. 2) Sản phẩm của các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện gồm những   sản phẩm nào? Sản xuất tiêu thụ ra sao? 3) Thực trạng phát triển làng nghề  truyền thống thể  nào? Các yếu tố   ảnh  hưởng đến phát triển bền vững LNTT trên địa bàn huyện Phú Xuyên gì? 4) Giải pháp để phát triển bền vững LNTT trên địa bàn huyện Phú Xuyên là   gì? CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG  NGHỀ TRUYỀN THỐNG Lý luận về phát triển bền vững làng nghề truyền thống Lý luận về làng nghề truyền thống Các khái niệm * Nghề Truyền thống Truyền thống là thuật ngữ dùng để chỉ các giá trị, yếu tố, quan niệm của   một cộng đồng người hay của xã hội lưu giữ  trong một thời gian dài từ  thế  hệ  này qua thế  hệ  khác. Truyền thống thể  hiện tính kế  thừa là chủ  yếu, tuy nhiên  cũng có sự phát triển theo lịch sử. Truyền thống được biểu hiện ở hình thức như  truyền thống học tập, lễ  hội truyền thống, truyền thống dòng họ, nghề  truyền   thống. Theo Thông tư 116/2006/TT­BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và  Phát triển nông thôn thì: “Nghề truyền thống là nghề  đã được hình thành từ  lâu  đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát   triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.”  Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là: phải có kỹ thuật và   công nghệ  truyền thống, đồng thời có các nghệ  nhân và đội ngũ thợ  lành nghề.  Sản phẩm làm ra phải có tính hàng hoá, đồng thời có tính nghệ  thuật và mang  đậm bản sắc văn hoá dân tộc. 15
  15. Những nghề  truyền thống thường được truyền trong một gia đình, một  dòng họ, một làng, một vùng. Trong những làng nghề truyền thống, đa số người  dân đều hành nghề  truyền thống đó. Ngoài ra, họ  còn có thể  phát triển những  nghề khác, những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với nghề truyền thống. Ngày nay, việc sản xuất các sản phẩm có tính truyền thống được hỗ  trợ  bởi quy trình công nghệ  mới với nhiều loại nguyên vật liệu mới. Do vậy khái  niệm nghề truyền thống cũng được nghiên cứu và mở rộng hơn. Hiện nay ở nước ta tồn tại nhiều nghề truyền thống khác nhau, việc phân   loại các nhóm nghề  tương đối khó khăn, nó chỉ  mang ý nghĩa tương đối, bởi vì   một số người có thể vừa thuộc nhóm này song cũng có thể vừa thuộc nhóm khác.   Mặt khác, một số  nghề   đối với địa phương  được  coi là nghề  truyền thống,  nhưng trên phạm vi vĩ mô có thể chưa được gọi là nghề truyền thống. Có nhiều   cách phân loại nghề, tuy nhiên có thể xem xét một số cách như sau: ­ Các ngành nghề  sản xuất các mặt hàng thủ  công mỹ  nghệ  như  gốm sứ,  chạm khảm gỗ, chạm khắc đá, thêu, vàng bạc… ­ Các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như: nề, mộc, hàn, đúc  đồng, gang, nhôm, sản xuất vật liệu xây dựng, công cụ… ­ Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như: dệt vải, dệt chiếu,   khâu nón… ­ Các ngành nghề  chế  biến lương thực thực phẩm như: xay xát, làm bún  bánh, nấu rượu, nấu đường mật, chế biến thủy sản… Để   được   công   nhận   là   một   nghề   truyền   thống   thì  theo   Thông  tư116/2006/TT BNN của Bộ  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đạt 03  tiêu chí sau: ­ Nghề  đã xuất hiện tại địa phương từ  trên 50 năm tính đến thời điểm đề  nghị công nhận ­ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc ­ Nghề  gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ  nhân hoặc tên tuổi của   làng nghề. 16
  16. * Làng nghề Làng, theo định nghĩa của Từ  điển Tiếng Việt, là một khối người quây  quần  ở  một nơi nhất định trong nông thôn. Làng là một tế  bào của xã hội của  người Việt, là một tập hợp dân cư  chủ  yếu theo quan hệ láng giềng. Đó là một  không gian lãnh thổ  nhất định,  ở  đó tập hợp những người dân quần tụ  lại cùng   sinh sống và sản xuất. Trong quá trình đô thị hóa, khái niệm làng được hiểu một  cách tương đối. Một số địa phương hiện nay không còn được gọi là làng mà thay   vào đó là những tên gọi khác như phố, khối phố. Tuy nhiên, dù tên gọi là có thay  đổi nhưng bản chất của cộng đồng dân cư  đó vẫn gắn với nông thôn thì vẫn   được xem là làng. Các làng ở nước ta được chia làm 4 loại chính: ­ Làng thuần nông hay còn gọi là làng nông nghiệp, là những làng nghề  nông một cách thuần túy. ­ Làng buôn bán, là làng làm nghề nông có thêm nghề buôn bán của một số  thương nhân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. ­ Làng nghề, là làng làm nghề nông nghiệp nhưng có thêm một số nghề thủ  công. ­ Làng chài, là làng của các cư dân làm nghề  chài lưới, đánh cá sống ở  ven  sông, ven biển. Các nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là ngành nghệ phụ, chủ yếu  được nông dân tiến hành trong lúc nông nhàn. Về  sau, các ngành nghề  thủ  công   tách dần khỏi nông nghiệp nhưng lại phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, khi đó  người thợ  thủ  công có thể  không còn sản xuất nông nghiệp nhưng họ  vẫn gắn  chặt với làng quê mình. Khi nghề thủ công phát triển, số người chuyên làm nghề  thủ  công và sống được bằng nghề  này tăng lên, điều nay diễn ra ngay trong các   làng quê và đó là cơ sở cho sự tồn tại của các làng nghề ở nông thôn. Theo Thông tư 116/2006/TT­ BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông  thôn: “Làng nghề  là một hoặc nhiều cụm dân cư  cấp thôn,  ấp, bản, làng, buôn,  phum, sóc hoặc các điểm dân cư  tương tự  trên địa bàn một xã, thị  trấn có các   17
  17. hoạt động ngành nghề  nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm   khác nhau”.  Như  vậy khái niệm làng nghề  có thể bao gồm những nội dung chính sau:  “Làng nghề là một thiết chế KT­XH ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố  làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất định trong đó bao gồm  nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết   chặt chẽ về kinh tế ­ xã hội và văn hóa”. Phân loại và tiêu chí công nhận làng nghề: Việc phân loại loại nghề cũng  khá phức tạp người ta thường dựa vào quy mô, lĩnh vực và lịch sử  hình thành,  ngành nghề  sản xuất,  loại  hình kinh doanh, tính chất hoạt động sản xuất kinh  doanh của các làng nghề. Để được công nhận là một làng nghề thì theo Thông tư 116/2006/TT­BNN  của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đạt 03 tiêu chí sau: (1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành   nghề nông thôn (2) Hoạt động sản xuất kinh doanh  ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời   điểm đề nghị công nhận (3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. * Làng nghề truyền thống Khái niệm làng nghề  truyền thống (LNTT) được khái quát dựa trên hai  khái niệm nghề truyền thống và làng nghề nêu trên. Theo Thông tư 116/2006/TT­ BNN của Bộ  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề  truyền thống là   làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”.  Tác giả  luận án Bạch Thị  Lan Anh cho rằng: “LNTT là làng nghề  được  tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề  thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là  nơi có nhiều hộ  gia đình chuyên làm nghề  truyền thống lâu đời, giữa họ  có sự  liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và   18
  18. đặc biệt cácthành viên luôn ý thức tuân thủ  những  ước chế  xã hội và gia tộc”,   (Bạch Thị Lan Anh, 2010). Như  vậy LNTT được hình thành từ  lâu đời, trải qua thử  thách của thời  gian vẫn duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong các   LNTT thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ  truyền hoặc một vài dòng họ  chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được thực   hiện bằng phương pháp truyền nghề. Đặc điểm làng nghề truyền thống Điều kiện sản xuất kinh doanh gắn bó với hộ gia đình nông thôn và ngành   nông nghiệp: Nghề  thủ  công truyền thống bắt đầu tư  nông nghiệp và gắn liền  với sự phân công lao động ở nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung   tự  cấp của người nông dân và chủ  yếu phục vụ  nông nghiệp. Nông nghiệp là  nguồn   cung   cấp  nguyên   liệu,   nguồn   nhân   lực,   nguồn   vốn   chủ   yếu   và   là   thị  trường tiêu thụ rộng lớn. Lao động trong các làng nghề  chủ  yếu là nghề  nông, các gia đình tự  quản lý,  phân công lao động, thời gian cho phù hợp giữa việc sản xuất nông nghiệp lúc  mùa vụ với nghề thủ công lúc nông nhàn. Về sản phẩm: Sản phẩm lành nghề truyền thống nhằm phục vụ đời sống  sinh hoạt và sản xuất. Nó là các vật dụng hàng ngày, có thể là những sản phẩm  vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ, nhân văn và xã hội. Các sản phẩm   của làng nghề truyền thống được tạo ra với bộ óc sang tạo và thông bàn tay khéo   léo và sự tinh tế tinh vi của người thợ hay có thể là các nghệ nhân.  Chật lượng sản phẩm thường không đồng đều do việc sản xuất không  thể  tạo ra nhiều sản phẩm giống nhau, chỉ là do các người thợ  sản xuất và tạo   nên từng sản phẩm đơn lẻ. Do đó, khó đáp ứng được các hợp đồng lớn. Kỹ thuật công nghệ: Làng nghề truyền thống thường sử dụng những công  cụ thủ công, công nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người  lao động trong làng nghề tạo ra. Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề là những  19
  19. bí quyết, kinh nghiệm của người thợ được tích lũy qua nhiều thế  hệ, giữ  được  tính chất bí truyền của nghề. Tổ chức sản xuất kinh doanh: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong   các làng nghề hiện nay chủ yếu là hộ gia đình. Do vậy, đây được xem là mo hình   sản xuất nhỏ, thường chỉ sử dụng lao động gia đình, do đó ai cũng có thể  tham   gia. Chính mô hình nhỏ  này là một bất lợi cho việc tiếp nhận công nghệ, năng   lực quản lý, năng lực tài chính, năng lực sản xuất còn kém vì vậy việc tiếp nhận   các đơn đặt hang lớn thường khó khăn. Tuy nhiên nó lại là mô hình tổ  chức sản  xuất phù hợp nhất với cơ sở vật chất  ở làng nghề  truyền thống hiện nay do có   nhiều  ưu điểm như  tranh thủ  thời gian lao động, linh hoạt trong sản xuất thích  ứng với cuộc sống lao động sản xuất ở vùng nông thôn. Bên cạnh các hộ  sản xuất còn có các mô hình mới như  hợp tác xã, các  doanh nghiệp, các công ty cổ  phần… những mô hình này hoạt động theo Luật   hợp tác xã và Luật doanh nghiệp. Các mô hình sản xuất này khá phù hợp với xu  hướng thị  trường hiện nay và ngày một đã khẳng định được vai trò của mình  trong xu thế hội nhập của các làng nghề truyền thống.  Vai trò của làng nghề truyền thống a) Tạo việc làm cho người lao động Người nông dân sản xuất nông nghiệp thường theo mùa vụ, nên thời gian   sản xuất thường kéo dài hơn thời gian thật sự  lao động. Do đó, trong sản xuất  nông nghiệp có những lúc nhàn rỗi, dư  thừa lao  động. Khi sản xuất các sản  phẩm của làng nghề sẽ tạo cho người lao động có việc làm trong thời điểm này.   Từ  đó lao động được sử  dụng triệt để  hơn trong gia đình. Có những làng nghề  thu hút trên 60% lực lượng lao động  ở  nông thôn tham gia vào hoạt động sản  xuất tiểu thủ  công nghiệp. Nhờ  đó, tỷ  lệ  thời gian làm việc được sử  dụng của   lao động trong độ  tuổi  ở  khu vực nông thôn đạt khoảng 80%. Đặc biệt một số  làng nghề truyền thống còn sử dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em mà   các khu vực kinh tế khác không nhận. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1