Luận văn thạc sỹ kinh tế: Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của ngân hàng Mizuho Corporate, Ltd và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 29
download
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của ngân hàng Mizuho Corporate, Ltd và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trình bày những vấn đề cơ bản về quản trị chi nhánh trong các ngân hàng đa quốc gia, nghiên cứu hoạt động quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia Mizuho Coporate bank, Ltd: Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sỹ kinh tế: Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của ngân hàng Mizuho Corporate, Ltd và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------- TRẦN THỊ HỒNG CẢO QUẢN TRỊ CHI NHÁNH TẠI NGÂN HÀNG ĐA QUỐC GIA – KINH NGHIỆM CỦA NGÂN HÀNG MUZUHO CORPORATE, LTD VÀ BÀI HỌC CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH MINH Hà Nội, 2010
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO. Sự kiện này là một mốc son lịch sử đánh dấu quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chúng ta tiếp nhận từ các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới không chỉ ở nguồn vốn lớn, khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại mà tiếp nhận cả kinh nghiệm quản trị công ty của họ. Với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam tất yếu sẽ hình thành các tập đoàn kinh tế mang tầm cỡ quốc tế vƣơn chi nhánh hoạt động tới các nƣớc trong khu vực và thế giới trở thành các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang phải thực hiện lộ trình mở cửa đối với lĩnh vực ngân hàng. Đã có một số ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập tại Việt Nam. Với sức hấp dẫn của thị trƣờng Việt Nam, nhiều quỹ và công ty tài chính đang tích cực đầu tƣ vào Việt nam nên sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng mạnh mẽ. Trong điều kiện nhƣ vậy, các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam muốn tồn tại và hoạt động vững mạnh trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ trên trƣờng quốc tế trong tƣơng lai đòi hỏi các ngân hàng không chỉ phải có nguồn vốn lớn, khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại, đội ngũ nhân lực có trình độ cao mà còn là vấn đề hiệu quả quản trị chi nhánh, hiệu quả quản trị toàn hệ thống ngân hàng. Với ý nghĩa và tính cấp thiết về vấn đề quản trị chi nhánh của các ngân hàng, học viên xin đƣợc tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài: "Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd và bài học cho các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam" với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc nâng cao trình độ quản trị chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Đồng thời, học viên lựa chọn đề tài này để làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội.
- 2 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài về các tập đoàn hay công ty đa quốc gia, đã có một số đề tài đề cập đến nhƣng chỉ tập trung vào các vấn đề chuyển giao công nghệ, vốn giữa các chi nhánh của tập đoàn đa quốc gia. Hiện tại chƣa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề tƣơng tự nhƣ đề tài luận văn tiến hành nghiên cứu ở trên. Trên cơ sở phân tích và kế thừa các công trình nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, học viên tiến hành nghiên cứu một cách tổng thể về một số mô hình quản trị chi nhánh cơ bản của ngân hàng đa quốc gia trong đó đi sâu nghiên cứu hoạt động quản trị chi nhánh của Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong quản trị chi nhánh có thể áp dụng trong quản trị chi nhánh của các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đi sâu tìm hiểu hoạt động quản trị chi nhánh của Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd từ đó rút ra một số bài học giúp nâng cao năng lực quản trị chi nhánh của các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về quản trị chi nhánh của các ngân hàng đa quốc gia. - Tìm hiểu hoạt động quản trị chi nhánh của Ngân hàng đa quốc gia Mizuho Corporate Bank, Ltd. - Rút ra bài học kinh nghiệm giúp các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam quản trị chi nhánh một cách hiệu quả. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động quản trị chi nhánh của Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd và các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam.
- 3 - Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản trị chi nhánh của Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd và của các Ngân hàng Thƣơng mại Việt nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, đặc biệt là kết hợp phƣơng pháp định lƣợng và định tính trong nghiên cứu lý luận cũng nhƣ trong đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc chia thành ba phần tƣơng ứng với ba chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản trị chi nhánh trong các ngân hàng đa quốc gia. Chương 2: Nghiên cứu hoạt động quản trị chi nhánh của Ngân hàng đa quốc gia Mizuho Corporate Bank, Ltd Chương 3: Một số đề xuất nhằm áp dụng bài học kinh nghiệm trong quản trị chi nhánh của MHCB đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Trong luận văn còn có nhiều vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu và đƣa ra các biện pháp ứng dụng hiệu quả vào Ngân hàng Thƣơng mại Việt nam nên đề tài còn cần nhiều đóng góp ý kiến và thảo luận thêm. Học viên rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và các bạn thông qua địa chỉ email: caotran168@gmail.com hoặc số điện thoại: 0912 269 585. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2010.
- 4 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHI NHÁNH TRONG CÁC NGÂN HÀNG ĐA QUỐC GIA 1.1. Một số vấn đề cơ bản về ngân hàng đa quốc gia 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Khái niệm về công ty đa quốc gia: Ngân hàng đa quốc gia là một thực thể cụ thể của công ty đa quốc gia nên trƣớc khi tìm hiểu khái niệm cơ bản về ngân hàng đa quốc gia, chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là công ty đa quốc gia. Theo từ điển Wipkipedia: "Công ty đa quốc gia, thƣờng viết tắt là MNC (Multinational Corporation) hoặc MNE (Multinational Enterprises) là công ty sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia" [7, tr. 10]. Nhiều công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vƣợt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hƣởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và nền kinh tế của các quốc gia. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hoá. Thông thƣờng các công ty đa quốc gia thƣờng tạo ra các phiên bản nhỏ của chính nó ở mỗi công ty. Định nghĩa khác về công ty đa quốc gia: Công ty đa quốc gia là doanh nghiệp có hoạt động trên khắp thế giới với thị trƣờng và hoạt động sản xuất ở nƣớc ngoài cộng với triết lý toàn cầu đƣợc hợp nhất bao gồm cả các hoạt động ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài. Một công ty đa quốc gia thƣờng sử dụng hầu hết các dạng hoạt động kinh doanh quốc tế nhƣ xuất khẩu, hoạt động cấp phép kinh doanh (licence), đầu tƣ nƣớc ngoài gián tiếp và trực tiếp [4, tr. 15]. Định nghĩa công ty đa quốc gia của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): Một công ty đa quốc gia bao gồm nhiều công ty hay thực thể kinh tế. Những thực thể này có thể thuộc quyền sở hữu cá nhân, thuộc quyền sở hữu nhà nƣớc hay
- 5 sở hữu hỗn hợp, đƣợc thành lập ở nhiều nƣớc khác nhau và có mối liên kết chặt chẽ. Chúng ảnh hƣởng đến hoạt động của nhau và đặc biệt cùng có chung mục đích và nguồn vốn kinh doanh. Trong một công ty đa quốc gia, mức độ tự chủ của các thực thể rất khác nhau, tuỳ thuộc vào bản chất mối liên kết và lĩnh vực hoạt động giữa chúng [11, tr. 8]. Định nghĩa công ty đa quốc gia của Liên Hiệp Quốc năm 1978: “Công ty đa quốc gia là những công ty nắm quyền sở hữu hay kiểm soát hoạt động sản xuất và hệ thống bán hàng tại nhiều nƣớc khác ngoài nƣớc của mình. Đây không chỉ là công ty cổ phần, công ty tƣ nhân, mà chúng có thể là những công ty dƣới hình thức hợp tác xã hay thực thể thuộc quyền sở hữu nhà nƣớc” [6, tr.8]. Qua một số định nghĩa về công ty đa quốc gia nêu trên chúng ta thấy về mặt định lƣợng, công ty đa quốc gia có phạm vi hoạt động là từ hai nƣớc trở lên; tỷ lệ lợi nhuận thu từ những hoạt động ở nƣớc ngoài thƣờng chiếm tỷ trọng lớn, từ 25% - 30% [7, tr.11]; mức độ thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài khá vững chắc, đủ chắc chắn để đƣa ra các quyết định kinh doanh. Về mặt định tính: công ty đa quốc gia có sự quản lý và hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế, triết lý quản trị công ty có thể phân thành "dân tộc" (hƣớng nội), đa dạng (hƣớng theo thị trƣờng nƣớc ngoài), khu vực hay vùng (hƣớng đến khu vực rộng lớn hơn, có thể là toàn cầu). Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phƣơng tiện sản xuất: i) Công ty quốc gia theo chiều ngang: sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tƣơng tự ở các quốc gia khác nhau; ii) Công ty đa quốc gia theo chiều dọc: có các cơ sở sản xuất ở một số nƣớc nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nƣớc khác; iii) Công ty đa quốc gia nhiều chiều: có các cơ sở sản xuất ở các nƣớc khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc. Khái niệm về ngân hàng đa quốc gia: Trong phần trên chúng ta đã có một số khái niệm cơ bản về công ty đa quốc gia. Trƣớc khi tìm hiểu ngân hàng đa quốc gia, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm ngân hàng. Nói chung, ngân hàng theo nghĩa truyền thống là một định chế tài chính cung cấp hai loại dịch vụ chính cho công
- 6 chúng là nhận tiền gửi và cho vay trực tiếp đến các doanh nghiệp, cá nhân và các định chế tài chính khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Ở Anh, ngân hàng đƣợc coi là một tổ chức bằng hoạt động của mình tiến hành thu nhận vốn dƣới hình thức tiền gửi và cấp tín dụng cho các cá nhân và doanh nghiệp. Còn tại Việt Nam: "Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan" [30, (điều 20)] trong đó "Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi cung cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán...". Tuy có nhiều cách diễn giải khác nhau để làm rõ khái niệm về ngân hàng nhằm phân biệt ngân hàng với các định chế tài chính khác nhƣng có điểm chung nhất trong các định nghĩa về ngân hàng đó là chỉ có ngân hàng mới thực hiện các khoản cho vay và bán ra những tài khoản thanh toán, ngoài những dịch vụ tài chính giống nhƣ các định chế tài chính khác cũng thực hiện. Nhƣ vậy, có thể hiểu ngân hàng là một định chế tài chính cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính, trong đó nghiệp vụ cơ bản và truyền thống là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và thực hiện dịch vụ thanh toán. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, có loại hình ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tƣ, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình tổ chức ngân hàng khác. Qua những khái niệm về công ty đa quốc gia và ngân hàng đơn thuần ở trên, chúng ta có thể hiểu Ngân hàng đa quốc gia là ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính có phạm vi hoạt động ở hai hay nhiều nƣớc, có trụ sở hoạt động chính tại một nƣớc và có các chi nhánh hoạt động ở nhiều nƣớc trên thế giới. Nhƣ các công ty đa quốc gia hoạt động trong các lĩnh vực khác trên thế giới, ngân hàng đa quốc gia là một thực thể kinh tế gồm nhiều công ty hoặc chi nhánh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng nhƣ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán... hoặc các ngành khác có liên quan đến hoạt động đầu tƣ tài chính tại nhiều nƣớc trên thế giới. Mỗi công ty con hoặc chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia hoạt động tại các nƣớc là những pháp nhân độc lập, trong đó có một ngân hàng đóng vai trò làm
- 7 nòng cốt là ngân hàng mẹ. Giữa các chi nhánh và ngân hàng mẹ có mối liên kết nhất định về tài chính, về quản lý, thông tin hoặc về vấn đề thƣơng hiệu... để cùng nhau thực hiện một liên kết có quy mô lớn, nhằm đạt đƣợc các tôn chỉ, mục đích, sứ mệnh và hiệu quả hoạt động của cả công ty một cách tối đa. Khái niệm về quản trị: Trƣớc khi tìm hiểu về quản trị chi nhánh trong các ngân hàng đa quốc gia, chúng ta tìm hiểu về khái niệm quản trị chung trong công ty và quản trị chi nhánh. Có nhiều khái niệm về quản trị nhƣng có thể hiểu quản trị là một quá trình tổng thể về bố trí, sắp xếp nhân lực và tài nguyên một cách hiệu quả hƣớng đến các mục tiêu nhất định của một tổ chức. Liên quan đến vấn đề quản trị trong công ty, có hai khái niệm là quản trị công ty (QTCT) và quản trị kinh doanh (QTKD). Nhiều ngƣời cho rằng quản trị chính là QTKD hoặc cũng chính là QTCT. Thực ra hai khái niệm này không giống nhau. QTKD là điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Ban Giám đốc thực hiện. Còn QTCT, theo từ điển Bách khoa toàn thƣ Wikipedia [35], là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hƣớng, vận hành và kiểm soát công ty. QTCT cũng bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ nội bộ công ty mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty nhƣ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các đối tác kinh doanh và cả môi trƣờng, cộng đồng và xã hội. Có thể hiểu QTCT là một quá trình giám sát và kiểm soát để đảm bảo hoạt động quản trị kinh doanh phù hợp với lợi ích của các cổ đông. QTCT ở nghĩa rộng còn hƣớng đến đảm bảo quyền lợi của những ngƣời liên quan không chỉ là cổ đông mà còn bao gồm các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, môi trƣờng và các cơ quan nhà nƣớc. QTCT đƣợc đặt trên cơ sở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty là nhà đầu tƣ hoặc các cổ đông... nhƣng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự điều hành của Hội đồng Quản trị (HĐQT), Ban giám đốc và những đóng góp của ngƣời lao động mà những ngƣời này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và quyền lợi. Rõ ràng cần phải có một cơ chế quản lý, điều hành và kiểm soát để nhà đầu tƣ, cổ đông có thể kiểm soát việc điều hành công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Điểm mấu chốt
- 8 nhất của QTCT là phải có đƣợc HĐQT có đủ tầm để chỉ đạo và kiểm soát công ty. Theo thông lệ quốc tế, HĐQT là một cơ quan có quyền lực cao nhất của doanh nghiệp, nơi vạch ra những chiến lƣợc và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. QTCT tốt sẽ có tác dụng làm cho các quyết định và hành động của Ban Giám đốc thể hiện đúng ý chí và đảm bảo lợi ích của nhà đầu tƣ, cổ đông và những ngƣời có lợi ích liên quan. Nói gọn lại, QTCT là mô hình cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa các bên liên quan của công ty, hƣớng tới sự phát triển dài hạn của công ty. Quản trị chi nhánh: Chúng ta đã có một số khái niệm về vấn đề quản trị trong công ty. Quản trị chi nhánh là hoạt động quản lý của công ty mẹ hoặc hội sở chính với chi nhánh, đảm bảo sự phát triển bền vững cho các chi nhánh cũng nhƣ của toàn bộ công ty. Để hiểu hơn về hoạt động quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia, chúng ta tìm hiểu một số đặc điểm chung trong việc quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia nhƣ sau: Thứ nhất, đó là quyền sở hữu tập trung: ngân hàng con hay các chi nhánh trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của ngân hàng mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hàng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau và giống ngân hàng mẹ, các chi nhánh đƣợc phép cung cấp các dịch vụ cụ thể tại các nƣớc tùy thuộc vào luật pháp các nƣớc quy định Thứ hai, các nhà lãnh đạo ngân hàng đa quốc gia thƣờng xuyên theo đuổi những chiến lƣợc quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng đa quốc gia có thể có nhiều chiến lƣợc và kỹ thuật hoạt động đặc trƣng để phù hợp với từng địa phƣơng nơi có chi nhánh, trụ sở hoạt động. Thứ ba, về quản trị tài chính quốc tế hoặc các hoạt động quản trị khác trong các ngân hàng con, chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia hoạt động tại các nƣớc trên thế giới cũng có nhiều khác biệt so với ngân hàng mẹ và các chi nhánh ngân hàng hoạt động đơn thuần trên thị trƣờng nội địa nhƣ sự khác biệt về hệ thống tiền
- 9 tệ, khác biệt về cơ sở hạch toán lợi nhuận, các quy định chính sách pháp luật, văn hóa, chính trị... Nhƣ vậy, quản trị chi nhánh tại các ngân hàng đa quốc gia là hoạt động quản trị của ngân hàng mẹ có trụ sở tại một nƣớc với các ngân hàng con hay chi nhánh ngân hàng hoạt động tại nƣớc của ngân hàng mẹ và tại các nƣớc khác trên thế giới, thông qua các quy định, chính sách, kế hoạch thực hiện và các hoạt động kiểm soát của ngân hàng mẹ với các ngân hàng con hoặc chi nhánh nhằm đảm bảo các ngân hàng con hoặc chi nhánh hoạt động theo các mục tiêu, định hƣớng phát triển chung của ngân hàng mẹ. Đồng thời đảm bảo các ngân hàng con hoặc chi nhánh ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả nhất dƣới tác động của môi trƣờng vĩ mô quốc tế và môi trƣờng ngành quốc tế. 1.1.2. Một số đặc điểm của ngân hàng đa quốc gia Trong môi trƣờng hoạt động trên phạm vi toàn thế giới, các ngân hàng đa quốc gia luôn phải chú ý tới những sự khác biệt cơ bản trong quá trình hoạt động. Những sự khác biệt cơ bản đó là: Thứ nhất, đó là sự khác biệt về hệ thống tiền tệ: vấn đề mà các ngân hàng đa quốc gia rất chú trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị chi nhánh trên phạm vi toàn cầu là vấn đề quản lý tài chính giữa các chi nhánh trên toàn thế giới và vấn đề hợp nhất tài chính giữa các chi nhánh với công ty mẹ. Do môi trƣờng hoạt động kinh doanh giữa các chi nhánh và Hội sở chính là khác nhau, các chi nhánh sử dụng các loại tiền tệ khác nhau, áp dụng các hệ thống kế toán khác nhau... Trong vấn đề quản lý tài chính, các chi nhánh hoạt động tại các nƣớc ghi nhận các dòng lƣu thông tiền tệ luân chuyển vào và ra thông qua các hệ thống hạch toán kế toán theo quy định cụ thể tại nƣớc sở tại nơi có chi nhánh hoạt động. Các nghiệp vụ tài chính phát sinh do đó phải hạch toán bằng hệ thống kế toán tại nƣớc sở tại và tính toán trên tiền bản xứ sau đó qui đổi ra đơn vị tiền tệ thống nhất của ngân hàng mẹ (đơn vị tiền tệ thống nhất thƣờng là ngoại tệ mạnh hoặc là loại tiền Hội sở chính sử dụng). Nhƣ vậy, khi phân tích tình hình tài chính của ngân hàng đa
- 10 quốc gia cần chú ý tới các chỉ tiêu phân tích tỷ giá hối đoái hoặc phân tích ảnh hƣởng của biến động giá trị tiền tệ hay cơ chế kế toán... Thứ hai, đó là về thể chế chính trị và kinh tế: Mỗi quốc gia có khuôn mẫu và đặc thù kinh tế và chính trị riêng. Sự khác biệt này là một vấn đề rất quan trọng trong các đối sách của ngân hàng đa quốc gia trong việc điều hành và quản lý các ngân hàng con và các chi nhánh trên qui mô toàn thế giới. Thứ ba là sự khác biệt về ngôn ngữ: Khả năng giao tiếp là yêu cầu hàng đầu trong mọi giao dịch kinh doanh, trong đó ngôn ngữ đóng vai trò trọng yếu. Vì vậy các ngân hàng đa quốc gia muốn bành trƣớng việc kinh doanh của mình ra khỏi biên giới quốc gia thì vấn đề hàng đầu cần quan tâm đó là khả năng ngoại ngữ của nƣớc sở tại. Thứ tư là sự khác biệt về văn hoá: Mỗi nƣớc có bản sắc văn hoá riêng và ảnh hƣởng sâu sắc tới hoạt động kinh doanh trong xã hội. Chính vì vậy, các ngân hàng đa quốc gia muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, mở thêm chi nhánh hoạt động hay thực hiện các mục tiêu kinh doanh ở nƣớc ngoài cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Từ những khác biệt trong môi trƣờng kinh doanh quốc tế trên chúng ta thấy ngân hàng đa quốc gia có một số đặc điểm sau: Trƣớc hết về mặt xuất xứ, các ngân hàng đa quốc gia là sản phẩm của sự liên minh giữa những nhà tƣ bản có thế lực nhất. Đặc trƣng này phân biệt các ngân hàng đa quốc gia trong thời đại tƣ bản tài chính, tức là các ngân hàng đa quốc gia hiện đại, với các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế ra đời trong thời kỳ tƣ bản tự do cạnh tranh và ngay cả thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tƣ bản. Trong thời đại ngày nay, khi quốc tế hoá sản xuất đƣợc đẩy mạnh, các công ty của những quốc gia đang phát triển, nhất là những công ty thuộc nhóm các nƣớc công nghiệp mới, mở rộng thị trƣờng cạnh tranh quốc tế và với sự giúp đỡ của nhà nƣớc thì chúng có thể vƣơn ra hoạt động trên phạm vi quốc tế, thậm chí thiết lập những chi
- 11 nhánh ở ngay tại các nƣớc tƣ bản phát triển. Chính vì vậy, các ngân hàng đa quốc gia cũng phát triển mạng lƣới hoạt động ra phạm vi toàn cầu một cách nhanh chóng. Đặc điểm thứ hai của ngân hàng đa quốc gia là những ngân hàng có tầm cỡ quốc tế, hoạt động trong môi trƣờng kinh doanh quốc tế. Các ngân hàng này thiết lập hệ thống chi nhánh ở nƣớc ngoài với mục đích nâng cao tỷ suất lợi nhuận thông qua việc bành chƣớng quốc tế. Chúng thực hiện việc phân công lao động quốc tế và phân chia thị trƣờng thế giới giữa các công ty tƣ bản nói riêng và các cƣờng quốc công nghiệp nói chung. Đặc điểm thứ ba của các ngân hàng đa quốc gia là ngân hàng mẹ hay gọi là Hội sở chính và các chi nhánh có mối liên kết đặc biệt. Ngân hàng đa quốc gia luôn có cơ cấu tổ chức gồm hai bộ phận cơ bản: Ngân hàng mẹ hay Hội sở chính và các chi nhánh. Hội sở chính thƣờng có trụ sở đặt tại nƣớc mà ngân hàng đó mang quốc tịch. Giữa Hội sở chính và các chi nhánh có mối quan hệ tƣơng trợ, trong đó Hội sở chính giữ vai trò quản lý chung, các chi nhánh là những đơn vị hạch toán độc lập nhƣng tuân thủ các điều lệ, quy định và chính sách phát triển chung của Hội sở, tất cả hợp thành một chỉnh thể thống nhất. Tuy nhiên, mối liên kết này là một chỉnh thể nhƣng lại chứa đựng điểm mâu thuẫn. Trong vòng xoáy hoạt động của chúng có cả những lực hƣớng tâm và ly tâm. Các lực hƣớng tâm liên kết các ngân hàng con, công ty con, các chi nhánh thành một tổ hợp kinh tế quốc tế thống nhất thông qua nhiều mối dây liên hệ, mốc nối và phụ thuộc nhau ở các mức độ nhất định. Các lực ly tâm buộc các công ty con, ngân hàng con, các chi nhánh phải tự xây dựng và hoạch định các chiến lƣợc kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tại mỗi nƣớc trên thế giới, hoạt động độc lập với Hội sở chính. 1.1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia Từ một số đặc điểm của ngân hàng đa quốc gia trong phần 1.1.2, chúng ta nhận thấy một số yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị và các quyết định quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia.
- 12 Thứ nhất là môi trường hoạt động của Ngân hàng, của Hội sở chính và các chi nhánh. Môi trƣờng hoạt động của ngân hàng gồm có các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành. Môi trƣờng vĩ mô gồm có môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng chính trị, môi trƣờng pháp luật, môi trƣờng công nghệ, môi trƣờng văn hoá xã hội. Môi trƣờng ngành gồm có các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, các sản phẩm mới thay thế và các đối thủ tiềm ẩn. Đối với các ngân hàng đa quốc gia thì bên cạnh môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành của nƣớc đặt Hội sở chính thì còn chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành của các nƣớc có chi nhánh hoạt động, có thể hiểu là môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành quốc tế. Trong môi trƣờng hoạt động kinh doanh với phạm vi quốc tế và chịu sự điều chỉnh của các luật quốc gia, các điều ƣớc quốc tế, vấn đề quản trị của ngân hàng đa quốc gia là vấn đề hết sức quan trọng. Do đó, các ngân hàng đa quốc gia, với đặc thù là trung gian tài chính thực hiện chức năng kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là tiền tệ, có chi nhánh hoạt động trên khắp thế giới thì vấn đề quản trị chi nhánh đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng càng trở nên quan trọng. Thứ hai là về mặt quản lý. Nét nổi bật trong vấn đề quản lý của ngân hàng đa quốc gia là vấn đề kiểm soát của ngân hàng mẹ đối với các công ty con, ngân hàng con hoặc các chi nhánh theo phong cách riêng, bằng cách sử dụng các đòn bẩy kinh tế, thực hiện việc tập trung hoá có mức độ và kiểm soát chủ yếu theo hệ thống dọc từ trung tâm đến ngoại vi. Theo cách quản lý đó, vai trò định hƣớng phát triển chiến lƣợc về tài chính, kỹ thuật, thông tin, tín dụng của ngân hàng mẹ rất quan trọng, còn các công ty con, ngân hàng con và các chi nhánh là những đơn vị kinh doanh hoạt động mang tính độc lập tƣơng đối và trở thành những đơn vị hạch toán độc lập. Do đó buộc chúng phải năng động, xây dựng các điều kiện và môi trƣờng thích hợp để phát huy tính năng động.
- 13 1.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong quản trị chi nhánh của các ngân hàng đa quốc gia Quản trị chiến lƣợc có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào. Ngân hàng Thƣơng mại cũng là một loại hình doanh nghiệp do vậy quản trị chiến lƣợc Ngân hàng Thƣơng mại cũng phải tuân theo các nội dung cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, Ngân hàng Thƣơng mại là một doanh nghiệp đặc biệt, có những đặc điểm và đặc trƣng riêng nên quản trị Ngân hàng Thƣơng mại có những nguyên tắc quản trị riêng. Đồng thời, nguyên tắc quản trị chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia là trƣờng hợp cụ thể của nguyên tắc quản trị chi nhánh trong các công ty đa quốc gia hoặc tập đoàn đa quốc gia do đó để tìm hiểu các nguyên tắc quản trị chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia, chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản trong quản trị công ty, quản trị chi nhánh của các công ty đa quốc gia, tập đoàn đa quốc gia, từ đó đƣa ra các nguyên tắc cơ bản quản trị chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia. Quản trị công ty đòi hỏi có những nguyên tắc nhất định thì việc quản trị chi nhánh càng đòi hỏi phải có những nguyên tắc chặt chẽ và đầy đủ hơn. Nguyên tắc quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia cũng chính là các nguyên tắc quản lý chi nhánh của một ngân hàng thƣơng mại trong phạm vi một nƣớc hoặc cũng chính là các nguyên tắc quản lý các công ty con trong một tập đoàn tài chính. Tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại, phát triển, liên kết hoặc tích hợp các tập đoàn trong lịch sử phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, có thể nhận thấy ở mỗi nƣớc tuỳ theo đặc thù kinh tế của mình đều có những mô hình và nguyên tắc quản trị riêng và khác biệt. Nhƣng cũng có thể rút ra đƣợc một số nguyên tắc chung và mang tính quyết định tới sự thành công của các mô hình quản trị này. Thứ nhất, trong quá trình quản trị chi nhánh, phải xác định được quy trình hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, từ Hội sở tới các chi nhánh, bảo đảm tính thống nhất và chặt chẽ trong tổ chức. Đó có thể là hệ thống quản lý tài chính rành mạch trong trƣờng hợp ngân hàng đa quốc gia có các công ty con, ngân hàng, chi nhánh hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cũng có thể là Hội sở chính quản
- 14 lý mọi hoạt động của các công ty con và các chi nhánh: từ các vấn đề nhƣ chiến lƣợc và định hƣớng phát triển của các chi nhánh cho tới các hoạt động hàng ngày của các chi nhánh. Nói tóm lại, khi quản trị chi nhánh, các ngân hàng đa quốc gia phải xác định đƣợc các công ty con, ngân hàng con và các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng sẽ đƣợc quản lý và liên kết với nhau theo nguyên tắc nào. Thứ hai, đảm bảo tính độc lập và tự chủ trong một thể thống nhất. Với nguyên tắc này, phải bảo đảm đồng thời tính thống nhất về vấn đề độc lập, tự chủ trong hoạch toán và các hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, công ty con, ngân hàng con với Hội sở chính. Để làm đƣợc điều này đòi hỏi các ngân hàng đa quốc gia phải thiết lập mối quan hệ thị trƣờng rạch ròi giữa các chi nhánh trong ngân hàng, trong vấn đề quản lý tài chính, quản lý vốn đầu tƣ cũng nhƣ vấn đề về quản lý và điều phối cổ phần. Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các chi nhánh, công ty con, ngân hàng con để nâng cao sức cạnh tranh của toàn bộ ngân hàng. Một trong những điểm cốt lõi của thị trƣờng và nguồn gốc của sự phát triển là sự cạnh tranh. Dù hoạt động trong lĩnh vực nào, vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của mỗi chi nhánh, công ty con, ngân hàng con và của toàn bộ ngân hàng đa quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đó, các ngân hàng đa quốc gia luôn chú trọng việc thiết lập cơ chế thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh, công ty con, ngân hàng con từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống ngân hàng. Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc hoạt động cơ bản, với đặc thù của ngành ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến tài chính thì trong quá trình quản trị chi nhánh, các ngân hàng đa quốc gia phải tuân thủ thêm một số nguyên tắc do Uỷ ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng, viết tắt là Basel, quy định. Từ năm 1999, Uỷ ban này đã nỗ lực đƣa ra Hiệp ƣớc mới thay thế cho Basel I, và cho đến năm 2004, bản Hiệp ƣớc quốc tế về vốn của Basel (gọi là Basel II) đã chính thức đƣợc ban hành với cách tiếp cận mới dựa trên ba nguyên tắc cơ bản mà các ngân hàng quốc tế khi hoạt động bắt buộc phải tuân theo:
- 15 Nguyên tắc thứ nhất: Các ngân hàng phải duy trì một lƣợng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của toàn bộ ngân hàng, bao gồm cả Hội sở và tất cả các chi nhánh, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng và rủi ro tác nghiệp. Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng quy định trong Basel II có sự sửa đổi lớn so với quy định trong Basel I và thay đổi nhỏ đối với rủi ro thị trƣờng nhƣng hoàn toàn là phiên bản mới trong rủi ro tác nghiệp. Nguyên tắc thứ hai: Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về các loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng các giám sát viên có thể đánh giá đƣợc tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này. Với nguyên tắc này, Basel II nhấn mạnh các vấn đề bắt buộc của công tác rà soát, giám sát trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các ngân hàng cần phải xây dựng quy trình đánh giá về mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và thiết lập các chiến lƣợc đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Nguyên tắc thứ ba: các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trƣờng. Với nguyên tắc này, Basel II đƣa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai và minh bạch thông tin từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này. Ngoài một số nguyên tắc cơ bản của Basel, trong quá trình quản trị chi nhánh mỗi ngân hàng đa quốc gia còn xây dựng những nguyên tắc quản lý đặc thù tuỳ theo mục đích quản trị chiến lƣợc của ngân hàng đó. 1.3. Một số mô hình quản trị chi nhánh cơ bản của ngân hàng đa quốc gia 1.3.1. Định hƣớng tiếp cận về quản trị chi nhánh trong các ngân hàng đa quốc gia Từ các đặc điểm về ngân hàng đa quốc gia nhƣ đã tìm hiểu trong mục 1.1.2, chúng ta sẽ đi tới các hƣớng tiếp cận về quản trị chi nhánh trong các ngân hàng đa quốc gia. Để hiểu hơn về ngân hàng đa quốc gia, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cấu
- 16 trúc tổ chức và các loại hình ngân hàng đa quốc gia chủ yếu trên thế giới. Hiện nay trên thế giới, ngân hàng đa quốc gia có các cấu trúc tổ chức chủ yếu sau: Mô hình ngân hàng đa năng (Universal banking): Mô hình ngân hàng đa năng là mô hình tập đoàn ngân hàng xuất hiện sớm ở Anh và Mỹ. Ở Mỹ, loại hình tập đoàn này là sản phẩm của Đạo luật Glass – Steagall Act năm 1933. Các ngân hàng lớn thƣờng có xu hƣớng hoạt động nhƣ những ngân hàng toàn cầu trong khi một số tổ chức nhỏ hơn lại tập trung vào phát triển thành những ngân hàng thƣơng mại chuyên biệt hoặc ngân hàng đầu tƣ. Mô hình ngân hàng đa năng cũng là mô hình ngân hàng phổ biến nhất ở Châu Âu. Với mô hình này, các cổ đông của ngân hàng trực tiếp quản lý các hoạt động kinh doanh ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và không có sự phân biệt về quản lý vốn giữa các lĩnh vực. Với cấu trúc tổ chức nhƣ vậy cũng gây ra khó khăn trong việc xác định rủi ro của mỗi lĩnh vực. Bên cạnh đó, rủi ro của lĩnh vực này có thể dẫn tới rủi ro sang các lĩnh vực khác. Ở Châu Âu, ngân hàng đa năng có thể hoạt động cả trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bảo hiểm cùng với hoạt động kinh doanh ngân hàng nhƣng thực tế không có quốc gia nào cho phép một công ty đơn lẻ thực hiện cả 3 hoạt động kinh doanh trên. Đây là mô hình ít đƣợc áp dụng ở các nƣớc đang phát triển và không áp dụng đƣợc ở Việt Nam vì Việt Nam chƣa đạt đƣợc trình độ phát triển cao và đội ngũ quản lý cũng không thể quản lý đƣợc một hệ thống nhƣ vậy. Nhƣ vậy, ngân hàng đa năng là ngân hàng không chỉ đơn thuần hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng mà còn hoạt động trong các lĩnh vực tài chính có liên quan khác nhƣ kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm. Mô hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa kinh doanh ngân hàng (parent- subsidiary relationship): Với mô hình tổ chức của loại hình ngân hàng này, các công ty tài chính là công ty con của ngân hàng. Các cổ đông của ngân hàng quản lý trực tiếp ngân hàng nhƣng không quản lý trực tiếp các công ty bảo hiểm hay công ty chứng khoán, còn các lãnh đạo ngân hàng quản lý trực tiếp hoạt động của công ty
- 17 chứng khoán và công ty bảo hiểm. Với mô hình này, vốn của ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm đƣợc quản lý một cách độc lập tuy nhiên rủi ro vẫn có thể xảy ra và gây ra rủi ro dây chuyền. Đây là mô hình phổ biến ở các nƣớc nhƣ Anh, Canada... Mô hình này có ƣu điểm là hoạt động ngân hàng thƣơng mại và hoạt động đầu tƣ đƣợc tách biệt, giúp cho ngân hàng này có thể giảm thiểu rủi ro hơn so với mô hình ngân hàng đa năng. Nguồn vốn đƣợc chia cho các công ty con và quản lý một cách độc lập do đó hạn chế đƣợc nhiều rủi ro hơn khi nền kinh tế gặp khó khăn hoặc một công ty con gặp vấn đề. Mô hình này có cấu trúc rõ ràng, đơn giản hơn mô hình đa năng và dễ quản lý hơn vì nó đƣợc chia thành nhiều mảng hoạt động, các công ty con chịu trách nhiệm đối với từng mảng hoạt động do đó tạo điều kiện cho các cổ đông dễ dàng nắm bắt các hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này có nhƣợc điểm là không mang lại sự thuận tiện cho khách hàng và không nắm bắt thông tin nhanh nhƣ mô hình ngân hàng đa năng. Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần tuý (Holding company): Trong mô hình này, ngân hàng mẹ sở hữu cổ phần của các công ty con hoặc các chi nhánh. Ngân hàng mẹ chủ yếu thƣờng chỉ thực hiện hoạt động đầu tƣ tài chính và chịu trách nhiệm quản lý các chi nhánh hoặc công ty con trên từng lĩnh vực. Mô hình này có ƣu điểm là có thể giảm thiểu rủi ro cho các chủ sở hữu, cho phép họ sở hữu và kiểm soát số lƣợng các chi nhánh khác nhau. Mô hình này là mô hình của một số tập đoàn ngân hàng đa quốc gia nhƣ Citigroup, HSBC... Các cổ đông của công ty mẹ không trực tiếp quản lý hoạt động của các công ty con. Do đó, rủi ro của lĩnh vực này không ảnh hƣởng đến hoạt động của lĩnh vực khác. Mô hình này rất phổ biến trong các tập đoàn tài chính quốc tế ở Mỹ và Nhật Bản. Nhƣ vậy, có ba loại hình ngân hàng đa quốc gia chính đó là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đơn ngành, không chịu sự quản lý hay thuộc sở hữu của công ty hay tập đoàn khác. Loại hình ngân hàng thứ hai là ngân hàng thuộc sở hữu và chịu sự quản lý của một tập đoàn hay công ty khác. Loại hình thứ ba là ngân hàng liên kết với các ngân hàng hay công ty khác nhƣng hoạt động độc lập với công
- 18 ty liên kết. Các chi nhánh của ngân hàng hoạt động tại nhiều nƣớc trên thế giới và chỉ chịu sự quản lý của ngân hàng này. 1.3.2. Một số mô hình quản trị chi nhánh cơ bản của ngân hàng đa quốc gia Qua cách tiếp cận trong phần 1.3.1, chúng ta thấy các ngân hàng, công ty con, chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia có mối quan hệ khác nhau với ngân hàng mẹ nhƣng có một điểm chung đó là các ngân hàng con, các chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia luôn nhân danh ngân hàng mẹ để thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác bên ngoài. Mặt khác, quan hệ giữa các ngân hàng con, công ty con và các chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia với nhau là dựa trên quan hệ kinh tế, quan hệ thị trƣờng. Ngân hàng đa quốc gia thiết lập hệ thống nguyên tắc quản trị thống nhất trong ngân hàng với việc thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh, hệ thống giá trị cốt lõi, quy định, quy chế quản trị nội bộ và xây dựng thƣơng hiệu cho toàn bộ ngân hàng. Hệ thống nguyên tắc quản trị này áp dụng thống nhất và ảnh hƣởng đến tất cả các chi nhánh thành viên trong ngân hàng. Ví dụ, Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông Thƣợng Hải sử dụng khẩu hiệu: "Ngân hàng toàn cầu, am hiểu địa phƣơng" tại tất cả các công ty, chi nhánh trên toàn thế giới. Ngân hàng đa quốc gia thiết lập hàng loạt các uỷ ban và hội đồng nhƣ hội đồng tài chính, hội đồng kiểm toán, hội đồng chiến lƣợc, hội đồng nhân sự... Trên cơ sở ngân hàng mẹ chủ trì, các uỷ viên của uỷ ban, hội đồng đƣợc các chi nhánh trong ngân hàng tham gia theo cơ chế kiêm nhiệm. Theo đó, các hội đồng, uỷ ban này xây dựng các kế hoạch và tổ chức hƣớng dẫn triển khai kế hoạch cho toàn bộ các chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia. Các ngân hàng đa quốc gia đƣợc hình thành theo quy luật của thị trƣờng, đó là sự kết hợp tổng thể các phƣơng thức phát triển, có thể là con đƣờng nội sinh của chính ngân hàng mẹ trên cơ sở thành lập, góp vốn thành lập hàng loạt các chi nhánh trực thuộc ngân hàng mẹ trong và ngoài nƣớc. Giữa ngân hàng mẹ với các chi nhánh ở nƣớc ngoài có mối quan hệ chặt chẽ mặc dù ngân hàng mẹ và các chi nhánh nƣớc ngoài là các thực thể độc lập về mặt pháp lý. Với các hình thức quản lý vốn khác nhau của ngân hàng mẹ đối với các chi nhánh sẽ hình thành nên các mô hình quản trị chi nhánh khác nhau. Trên thế giới, mô hình quản lý ngân hàng đa
- 19 quốc gia ở các khu vực và các nƣớc cũng đƣợc thiết lập với cấu trúc và hình thức có thể khác nhau nhƣng mô hình quản trị chi nhánh thông thƣờng đƣợc phân loại theo ba yếu tố: Cơ chế đầu tƣ vốn, Cơ chế liên kết kinh doanh và cơ chế quản lý. 1. Theo cơ chế đầu tư vốn: Ngân hàng đa quốc gia có thể có lựa chọn một trong các mô hình đầu tƣ: mô hình đầu tƣ đơn cấp, mô hình đầu tƣ đồng cấp, mô hình đầu tƣ đa cấp, hoặc mô hình đầu tƣ hỗn hợp (tức là phối hợp nhiều hình thức đầu tƣ). Trong mô hình đầu tƣ đơn cấp, ngân hàng mẹ lẫn các chi nhánh đều chỉ đầu tƣ xuống một cấp trực tiếp, không đầu tƣ xuống cấp xa hơn. Trong đầu tƣ đồng cấp, các chi nhánh trong cùng một cấp đầu tƣ qua lại. Trong mô hình đa cấp, các chi nhánh, đặc biệt là ngân hàng mẹ, vừa đầu tƣ trực tiếp vào các chi nhánh con, đồng thời cũng đầu tƣ trực tiếp vào các chi nhánh “cháu”, “chắt” ở dƣới, không thông qua chi nhánh trung gian nào. Cuối cùng, mô hình hỗn hợp là mô hình phối hợp nhiều hình thức đầu tƣ (đơn cấp, đồng cấp, đa cấp) giữa các chi nhánh trong ngân hàng. 2. Theo cơ chế liên kết kinh doanh: Ngân hàng đa quốc gia có thể lựa chọn mô hình quản trị chi nhánh theo các mô hình: liên kết theo chiều dọc, liên kết theo chiều ngang và liên kết hỗn hợp. Liên kết theo chiều dọc là mô hình liên kết các chi nhánh hoạt động trong cùng một chuỗi giá trị ngành. Liên kết theo chiều ngang là sự kết hợp giữa các chi nhánh có các sản phẩm, dịch vụ liên quan với nhau và có thể sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả. Mối liên kết này tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tận dụng hệ thống phân phối để tiết kiệm chi phí, phân tán rủi ro. Liên kết hỗn hợp là sự kết hợp của cả hai dạng liên kết dọc và ngang. 3. Theo cơ chế quản lý: Ngân hàng đa quốc gia quản lý chi nhánh theo các mô hình: quản lý tập trung, quản lý phân tán hoặc quản lý hỗn hợp. Trong mô hình quản lý tập trung, quyền lực đƣợc tập trung ở cơ quan đầu não, thƣờng là tại ngân hàng mẹ. Ngân hàng mẹ quản lý tất cả các hoạt động của các chi nhánh. Trong mô hình quản lý phân tán, ngân hàng mẹ chỉ đƣa ra định hƣớng và kiểm soát lại các định hƣớng đã đặt ra vào cuối quý hoặc cuối năm tài chính và giao quyền tự chủ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Xây dựng chiến lược Marketing của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh TPHCM hướng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2007-2010
79 p | 1102 | 457
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Phân tích ảnh hưởng của sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế đến quyết định của nhà đầu tư
88 p | 484 | 163
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Nghiên cứu và đề xuất áp dụng lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế để tăng cường tính hội nhập cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam
105 p | 458 | 149
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
134 p | 482 | 144
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Xây dựng và áp dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Nam Việt
107 p | 347 | 139
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
13 p | 361 | 114
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tỉnh Đồng Tháp - Trần Văn Khiêm
20 p | 324 | 109
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tê ́hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
128 p | 483 | 106
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau bắp cải huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên
167 p | 213 | 76
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Qúa trình hòa hợp, hội tụ kế toán quốc tế và phương hướng, giải pháp của Việt Nam
147 p | 248 | 75
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Chiến lược marketing cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank
139 p | 237 | 69
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Xây dựng quỹ tín thác đầu tư bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh
0 p | 255 | 58
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
102 p | 201 | 52
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa - Mai Văn Nghĩa
107 p | 177 | 51
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
0 p | 357 | 50
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý và sử dụng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định
129 p | 139 | 34
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm metro tại thành phố Hồ Chí Minh
0 p | 195 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Xác định vận tốc đối tượng chuyển động qua Camera
13 p | 89 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn