intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sỹ kinh tế: Tác động của cam kết thuế quan về hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Chia sẻ: Cxzvscv Cxzvscv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

192
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn thạc sỹ kinh tế: Tác động của cam kết thuế quan về hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO nêu tổng quan các cam kết thuế quan về hàng hóa của Việt Nam khi gia nhập WTO, tình hình thực hiện cam kết thuế quan về hàng hóa trong WTO và những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam, kinh nghiệm thực hiện các cam kết thuế quan khi gia nhập WTO của một số nước và đề xuất co Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sỹ kinh tế: Tác động của cam kết thuế quan về hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN THU TRANG NGUYỄN THU TRANG trÇn trÇn TÁC ĐỘNG CỦA CAM KẾT THUẾ QUAN VỀ HÀNG HOÁ TÁC ĐỘNG CỦA CAM KẾT THUẾ QUANSAU HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VỀ KHI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO GIA NHẬP WTO Chuyên ngành : KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số : 603107 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ LÝ HÀ NỘI- 2008 HÀ NỘI- 2008
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường đại học Ngoại Thương trong suốt 5 năm học đại học, của thầy cô Khoa Sau Đại học trường Đại học Ngoại thương đã giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học và làm Luận văn Thạc sỹ. Đặc biệt tôi xin bày tỏ cảm ơn chân thành tới cô giáo, Tiến sỹ. Bùi Thị Lý, người đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp này. Nhân đây tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ tôi tìm kiếm tài liệu, đóng góp ý kiến nhận xét trong suốt quá trình làm Luận văn. Đặc biệt tôi cám ơn gia đình đã động viên tôi rất nhiều để có thể hoàn thành Luận văn đúng tiến độ. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2008
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) ngày 11/1/2007 là một bƣớc đánh dấu quan trọng trong tiến trình thƣơng mại hoá và quốc tế hoá, thể hiện mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Một trong những nội dung quan trọng Việt Nam đàm phán gia nhập WTO là các cam kết thuế quan về hàng hoá. Sau hơn một năm tham gia, các cam kết này đã có những ảnh hƣởng nhất định đối với hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất và đầu tƣ trong nƣớc nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Chính vì vậy việc tìm hiểu, phân tích những tác động của cam kết thuế quan về hàng hoá, trên cơ sở đó dự báo và đề xuất những chính sách, biện pháp nhằm tận dụng những lợi thế và giảm thiểu những ảnh hƣởng tiêu cực là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Đây cũng là lý do mà tác giả lựa chọn vấn đề “Tác động của cam kết thuế quan về hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Các tài liệu liên quan đến nội dung các cam kết gia nhập WTO, trong đó có đề cập các cam kết về thuế quan hiện đã có tƣơng đối nhiều. Đáng chú ý và đầy đủ có cuốn “Các văn kiện gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới của Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, 2006. Ngoài ra hiện nay cũng đã có một số tài liệu liên quan phân tích tác động hội nhập đến kinh tế xã hội Việt Nam, trong đó có đề cập đến tác động của việc cắt giảm thuế quan. Ví dụ cuốn “Báo cáo tác động, ảnh hƣởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế - tài chính Việt Nam” của Nhóm tƣ vấn chính sách (PAG), Bộ Tài chính; “ Báo
  4. 2 cáo nghiên cứu tác động WTO đối với Việt Nam” do Uỷ ban Châu Âu (EC) phối hợp với Bộ Công Thƣơng thực hiện trong khuôn khổ dự án MUTRAP II. Tuy nhiên các tài liệu hầu nhƣ phân tích tác động hội nhập ở diện rộng, chƣa đi sâu tập trung phân tích tác động của riêng từng nhóm cam kết. Vì vậy các giải pháp đƣa ra cũng còn mang tính định hƣớng chung chung, chƣa cụ thể và sâu sát. Trong khuôn khổ có hạn của một luận văn thạc sỹ, tác giả xin đƣợc trình bày một cách tổng quan về cam kết thuế quan về hàng hoá của Việt Nam và tác động của việc cắt giảm thuế quan sau hơn một năm gia nhập WTO. Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá, phân tích các tác động này, luận văn đƣa ra một số giải pháp để bạn đọc tham khảo. 3. Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá tác động của các cam kết kết thuế quan về hàng hoá của Việt Nam khi gia nhập WTO bao gồm: danh mục hàng hoá cam kết cắt giảm thuế quan, lộ trình thực hiện, mức thuế cắt giảm… đối với nền kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháp, chính sách nhằm tận dụng các cơ hội và giảm thiểu những ảnh hƣởng tiêu cực. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.  Nghiên cứu, tìm hiểu các cam kết về cắt giảm thuế quan  Phân tích, đánh giá các tác động của cam kết thuế về hàng hoá đối với kinh tế Việt Nam sau hơn 1 năm gia nhập  Đề xuất biện pháp khả thi trên cơ sở rút kinh nghiệm và công tác dự báo. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.  Đối tƣợng: tác động của cam kết thuế quan về hàng hoá đối với các lĩnh vực của nền kinh tế sau hơn 1 năm gia nhập WTO nhƣ: Ngân sách nhà nƣớc, đầu tƣ nƣớc ngoài, cán cân thƣơng mại, sản xuất và tiêu dùng, công nghệ...
  5. 3  Phạm vi: Tác động của riêng cam kết thuế quan về hàng hoá (không bao gồm tất cả các cam kết). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu.  Phƣơng pháp định tính: phân tích báo cáo, nhận xét, bình luận, ý kiến….  Phƣơng pháp định lƣợng: thống kê kim ngạch, tính toán biểu đồ, vẽ sơ đồ,…  Phƣơng pháp chuyên gia: ý kiến chuyên ngành của các chuyên gia kinh tế, tài chính trong nƣớc và các tổ chức quốc tế.  Phƣơng pháp tổng hợp: kết hợp các phƣơng pháp trên. 7. Kết cấu của Luận văn. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng chính nhƣ sau: - Chƣơng 1: Tổng quan các cam kết thuế quan về hàng hóa của Việt Nam khi gia nhập WTO. - Chƣơng 2: Tình hình thực hiện cam kết thuế quan về hàng hóa trong WTO và những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam. - Chƣơng 3: Kinh nghiệm thực hiện các cam kết về thuế quan khi gia nhập WTO của một số nƣớc và đề xuất những giải pháp cho Việt Nam.
  6. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CAM KẾT THUẾ QUAN VỀ HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 1.1. Tổng quan về WTO và các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. WTO là tổ chức thƣơng mại quy mô toàn cầu, hiện có 151 Thành viên, đƣợc thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1995. Tiền thân của tổ chức này là Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại (GATT), đƣợc 23 quốc gia ký kết vào năm 1947 nhằm tăng cƣờng giao lƣu thƣơng mại giữa các quốc gia thông qua việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ ở mỗi nƣớc thành viên. Trong lịch sử gần 50 năm của mình, GATT đã tổ chức đƣợc 8 vòng đàm phán đa phƣơng về thƣơng mại. Vòng thứ 8, thƣờng đƣợc gọi là Vòng đàm phán Uruguay, diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994, đã hoàn tất quá trình cải tổ GATT để lập ra một định chế thƣơng mại toàn cầu mới có tên là Tổ chức Thƣơng mại thế giới, gọi tắt là WTO. GATT chỉ là một hiệp định thƣơng mại đa phƣơng, không phải là một tổ chức. Trong khi đó, WTO là một tổ chức hoàn chỉnh, bao gồm các cơ quan có thẩm quyền nhƣ Hội nghị Bộ trƣởng, Đại hội đồng, các Uỷ ban chức năng và Cơ quan giải quyết tranh chấp. Giúp việc cho các cơ quan này là Ban Thƣ ký với hơn 600 nhân viên, đứng đầu là Tổng thƣ ký. Trụ sở WTO đặt tại Giơ- ne-vơ, Thụy Sỹ. Các Thành viên tham gia vào hoạt động của WTO thông qua phái đoàn đại diện. Các quyết định quan trọng nhất của WTO đƣợc thông qua tại Hội nghị Bộ trƣởng (họp ít nhất 2 năm một lần) hoặc tại các cuộc họp của Đại hội đồng (cấp đại sứ, họp thƣờng xuyên tại Giơ-ne-vơ). Mỗi thành viên
  7. 5 có một phiếu biểu quyết, không phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế hay mức niên liễm đóng góp. WTO có những chức năng cơ bản sau đây: - Quản lý, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các hiệp định của WTO. Trƣớc khi WTO đƣợc thành lập, chỉ tồn tại duy nhất một hiệp định đa phƣơng là GATT và hiệp định này chỉ điều chỉnh thƣơng mại hàng hoá. WTO, ngƣợc lại, có cả một hệ thống hiệp định đa phƣơng (bắt buộc) và hiệp định nhiều bên (không bắt buộc) với phạm vi điều chỉnh đƣợc mở rộng sang cả các lĩnh vực khác nhƣ thƣơng mại dịch vụ, các biện pháp về đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại và các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ. - Thúc đẩy tự do hoá thƣơng mại thông qua các cuộc đàm phán đa phƣơng về tự do hoá thƣơng mại. Năm 2001, vòng đàm phán đầu tiên của WTO đƣợc phát động với tên gọi là Nghị trình Phát triển Đô-ha, hay Vòng Đô-ha. Vòng đàm phán này cho tới nay vẫn chƣa kết thúc. - Giải quyết tranh chấp thƣơng mại giữa các Thành viên theo các quy tắc, trình tự, thủ tục do WTO quy định. Đây là bƣớc phát triển mới so với GATT, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo đảm tuân thủ các luật lệ của WTO cũng nhƣ sự bình đẳng giữa các thành viên. - Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nƣớc đang phát triển thông qua các chƣơng trình tƣ vấn, đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Các nguyên tắc cơ bản của WTO là: - Không phân biệt đối xử: là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, thể hiện qua hai chế độ là đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Đối xử MFN quy định một thành viên phải đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên khác. Đối xử NT quy định phải dành cho hàng hoá, dịch vụ và
  8. 6 doanh nghiệp nƣớc ngoài sự đối xử bình đẳng nhƣ dành cho hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp trong nƣớc. WTO cho phép có ngoại lệ về đối xử MFN và NT nhƣng phải theo đúng quy định của WTO. - Thúc đẩy thƣơng mại quốc tế đối với hàng hoá và dịch vụ thông qua đàm phán dỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia: bao gồm cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các biện pháp phi thuế, xử lý các hành vi gây lệch lạc thƣơng mại nhƣ trợ cấp, phá giá .v.v.. - Minh bạch hoá: bao gồm minh bạch về chính sách và minh bạch về tiếp cận thị trƣờng. Minh bạch về chính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan đến thƣơng mại của một thành viên phải đƣợc công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp với luật lệ của WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ. Đồng thời, phải dành cơ hội thoả đáng cho các bên có liên quan đƣợc góp ý trong quá trình lập quy. Minh bạch về tiếp cận thị trƣờng yêu cầu các Thành viên nỗ lực ràng buộc mức trần cho thuế nhập khẩu và đƣa ra các cam kết rõ ràng về mở cửa thị trƣờng dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp có thể dự báo và hoạch định chiến lƣợc kinh doanh. Hệ thống văn kiện pháp lý của WTO bao gồm: 1. Hiệp định thành lập WTO, thƣờng gọi tắt là Hiệp định WTO; 2. Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại (GATT), chuyên điều chỉnh thƣơng mại hàng hoá; 3. Các hiệp định phụ trợ cho GATT (nhƣ Hiệp định Nông nghiệp, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại, Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại, Hiệp định về xác định trị giá hải quan v..v.); 4. Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS), chuyên điều chỉnh thƣơng mại dịch vụ; 5. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs);
  9. 7 6. Thoả thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp; 7. Cơ chế rà soát chính sách thƣơng mại; 8. Các hiệp định thƣơng mại nhiều bên (Hiệp định về mua bán máy bay dân dụng, Hiệp định về mua sắm chính phủ). Các văn kiện từ 1 đến 7 đƣợc gọi là các văn kiện đa phƣơng, mang tính bắt buộc, các thành viên phải cam kết tuân thủ theo nguyên tắc “chấp nhận cả gói”. Với các hiệp định nhiều bên không mang tính bắt buộc, các thành viên đƣợc khuyến khích tham gia trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, các thành viên mới gia nhập từ năm 1995 đều phải tham gia các hiệp định này, chí ít là cũng phải đàm phán và đƣa ra cam kết nào đó. 1.1.1. Cam kết về thƣơng mại hàng hóa. 1. Các thành viên WTO thƣờng yêu cầu nƣớc xin gia nhập phải cam kết: (i) ràng buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu của mình; (ii) chỉ dùng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ; và (iii) tại cửa khẩu, ngoài thuế nhập khẩu, không sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách. Tiếp theo là yêu cầu phải giảm thuế, nhất là các mặt hàng đang có thuế suất áp dụng cao. Ngoài ra, họ còn yêu cầu các nƣớc xin gia nhập tham gia vào các hiệp định tự do hoá theo ngành để cắt giảm toàn bộ thuế áp dụng cho ngành đó xuống mức 0% (nhƣ Hiệp định công nghệ thông tin, Hiệp định về thiết bị máy bay dân dụng, thiết bị y tế) hoặc hài hoà thuế suất ở mức thấp (nhƣ Hiệp định hoá chất, Hiệp định hàng dệt may). Trong đàm phán thuế nhập khẩu với Việt Nam, các thành viên đƣa ra yêu cầu rất cao. Nếu theo các yêu cầu này, tuyệt đại đa số các dòng thuế sẽ phải giảm xuống 0-5%, chỉ một số ít mặt hàng đƣợc duy trì mức 10-20%. Thời gian để thực hiện giảm thuế thƣờng không quá 3 năm, tuyệt đại đa số các trƣờng hợp là phải giảm ngay từ khi gia nhập. Những mặt hàng đƣợc các Thành viên đặc biệt quan tâm là nông sản (nhƣ thịt, sữa, đƣờng, lá thuốc lá)
  10. 8 và các nhóm hàng thuộc các hiệp định tự do hóa theo ngành (nhƣ rƣợu, bia, sản phẩm công nghệ thông tin, hoá chất, dệt may, thiết bị máy bay dân dụng, thiết bị xây dựng, giấy, cá ..). Nguyên tắc cơ bản của ta trong đàm phán thuế nhập khẩu là: không gây biến động lớn đối với sản xuất trong nƣớc, bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn và xem xét việc giảm thuế trong bối cảnh đã có các cam kết cắt giảm thuế cho các nƣớc ASEAN (theo CEPT/AFTA) và cho các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc .. (theo khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do). Ngoài ra, cần nỗ lực duy trì mức độ bảo hộ nhất định đối với một số mặt hàng trọng yếu, có ý nghĩa cơ bản đối với nền kinh tế, những mặt hàng nhạy cảm đối với sản xuất trong nƣớc. 2. Mức cam kết chung: Việt Nam đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu đƣợc giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9%, thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp, mức bình quân giảm từ 16,8% xuống 12,6%, thực hiện chủ yếu trong vòng từ 5 đến 7 năm. [9] 3. Mức cam kết cụ thể: Có khoảng hơn 1/3 số dòng của biểu thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế nhƣ nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô, xe máy... vẫn duy trì đƣợc mức bảo hộ nhất định. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Thuế nhập khẩu thịt lợn, thịt bò và phụ phẩm cũng phải cắt giảm ở mức tƣơng đối lớn. Ta đạt đƣợc mức thuế trần
  11. 9 cao hơn mức đang áp dụng đối với các nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hoá chất, phƣơng tiện vận tải. Nhƣ tất cả các nƣớc mới gia nhập khác, ta cũng cam kết tham gia một số hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà ta cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà ta tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để giảm thuế là từ 3-5 năm. Về hạn ngạch thuế quan, ta bảo lƣu quyền áp dụng với đƣờng, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. Riêng muối là mặt hàng WTO không coi là nông sản, do vậy thƣờng không đƣợc áp dụng công cụ hạn ngạch thuế quan nhƣng ta kiên quyết giữ để bảo vệ lợi ích của diêm dân. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tƣơng đƣơng mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đƣờng thô 25%, đƣờng tinh 40-50%, thuốc lá lá 30%, muối ăn 30%). Mức thuế ngoài hạn ngạch cao hơn rất nhiều. 1.1.2. Cam kết về thƣơng mại dịch vụ. 1. Phần Cam kết chung (còn gọi là Cam kết nền): Trƣớc hết, công ty nƣớc ngoài không đƣợc hiện diện tại Việt Nam dƣới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó đƣợc ta cho phép trong từng ngành cụ thể (những ngành nhƣ vậy không nhiều). Ta cũng bảo lƣu những ƣu đãi đã dành cho các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài trƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của họ không bị ảnh hƣởng bởi các cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ. Ngoài ra, ta cho phép tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài đƣợc mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhƣng mức mua cổ phần trong từng ngành phải phù hợp với mức độ cam kết của ngành đó trong Biểu cam kết dịch vụ (thí dụ, nếu ngành A ta chỉ cho phép thành lập liên doanh 51% vốn nƣớc ngoài thì tỷ lệ mua cổ phần của nƣớc ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam thuộc ngành đó cũng không đƣợc quá
  12. 10 51%). Riêng ngân hàng, ta chỉ cho phép nƣớc ngoài đƣợc mua tối đa 30% cổ phần. Ta cho phép công ty nƣớc ngoài đƣa cán bộ quản lý và các chuyên gia có trình độ cao vào làm việc tại Việt Nam theo thông lệ của WTO nhƣng tối thiểu 20% cán bộ quản lý của công ty phải là ngƣời Việt Nam. Ngoài ra, để đƣợc phép vào Việt Nam làm việc, ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam về thủ tục xuất nhập cảnh và lƣu trú, cán bộ quản lý mà công ty nƣớc ngoài đƣa vào phải đáp ứng đƣợc các tiêu chí đƣợc quy định rất rõ tại phần Cam kết chung. Ta bảo lƣu đƣợc phạm vi trợ cấp tƣơng đối rộng, trong đó có trợ cấp để tạo công ăn việc làm cho đồng bào thiểu số, trợ cấp vì mục tiêu nghiên cứu và phát triển, trợ cấp cho các doanh nghiệp cổ phần hoá, v..v. Bảo lƣu này rộng hơn nhiều so với cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO. 2. Phần Cam kết cụ thể: Phần này đƣa ra cam kết cho 11 ngành dịch vụ bao gồm: các dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, dịch vụ môi trƣờng, dịch vụ tài chính, y tế, du lịch, văn hoá giải trí và dịch vụ vận tải. Trong từng ngành lại chia tiếp thành phân ngành và tiểu ngành. Theo phân loại của GATS, ngành dịch vụ này đƣợc chia thành 46 phân ngành. Ta cam kết 26 phân ngành: Dịch vụ pháp lý, Dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ thuế, Dịch vụ kiến trúc, dịch vụ tƣ vấn kỹ thuật, Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị, Dịch vụ máy tính, Dịch vụ quảng cáo, Dịch vụ nghiên cứu phát triển, Dịch vụ nghiên cứu thị trƣờng, Dịch vụ tƣ vấn quản lý, Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật, Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp, Dịch vụ thú y, Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ, Dịch vụ liên quan tƣ vấn khoa học kỹ thuật, Dịch vụ liên quan đến sản xuất, dịch vụ sửa chữa thiết bị, Dịch vụ chuyển phát nhanh, Dịch vụ
  13. 11 viễn thông, Dịch vụ nghe nhìn, Dịch vụ xây dựng, Dịch vụ phân phối, Dịch vụ giáo dục, Dịch vụ môi trƣờng, Dịch vụ bảo hiểm, Dịch vụ ngân hàng, Dịch vụ chứng khoán, Dịch vụ y tế, Dịch vụ du lịch, Dịch vụ văn hoá giải trí, Dịch vụ vận tải. 1.2. Nội dung cam kết thuế quan về hàng hóa của Việt Nam khi gia nhập WTO. a. Về thuế xuất khẩu Về thuế xuất khẩu, Việt Nam chỉ cam kết về thuế xuất khẩu đối với duy nhất một nhóm hàng là phế liệu kim loại. Cụ thể là: - Việt Nam sẽ giảm thuế giảm thuế xuất khẩu của phế liệu sắt thép từ 35% xuống 17% trong vòng 5 năm; - Giảm thuế phế liệu kim loại màu (đồng, nhôm, chì...) từ 40%, 45% xuống 22% trong vòng 5 năm. b. Về thuế nhập khẩu Cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO nhƣ đƣợc thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt nam, theo đó Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế; Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm. Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng nhƣ xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phƣơng tiện vận tải chuyên dùng. Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ đƣợc cắt giảm
  14. 12 thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử.[9] Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%. Mức độ cam kết và cắt giảm thuế của Việt Nam tổng hợp theo một số nhóm ngành hàng và nhóm mặt hàng chính với thời gian thực hiện đƣợc cụ thể hoá trong các bảng dƣới đây: Bảng 1.1 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính Thuế suất cam kết cắt Thuế suất cam kết tại thời Nhóm mặt hàng giảm cuối cùng cho WTO điểm gia nhập WTO (%) (%) 1. Nông sản 25,2 21,0 2. Cá, 29,1 18,0 sản phẩm cá 3. 3. Dầu khí 36,8 36,6 4. Gỗ, giấy 14,6 10,5 5. Dệt may 13,7 13,7 6. Da, cao su 19,1 14,6
  15. 13 7. Kim loại 14,8 11,4 8. Hóa chất 11,1 6,9 9. Thiết bị vận tải 46,9 37,4 10. Máy móc thiết 9,2 7,3 bị cơ khí 11. Máy móc thiết 13,9 9,5 bị điện 12. Khoáng sản 16,1 14,1 13. Hàng chế tạo 12,9 10,2 khác Cả biểu thuế 17,2 13,4 Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính Bảng 1.2 - Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng chính Cam kết với WTO TT Ngành hàng/Mức thuế suất Thuế Thuế Thuế Thời suất suất khi suất gian MFN gia nhập cuối thực cùng hiện 1 Một số sản phẩm nông nghiệp - Thịt bò 20 20 14 5 năm - Thịt lợn 30 30 15 5 năm - Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 năm - Sữa thành phẩm 30 30 25 5 năm
  16. 14 - Thịt chế biến 50 40 22 5 năm - Bánh kẹo (thuế suất bình 39,3 34,4 25,3 3-5 năm quân) Bia 80 65 35 5 năm Rƣợu 65 65 45-50 5-6 năm Thuốc lá điếu 100 150 135 5 năm Xì gà 100 150 100 5 năm Thức ăn gia súc 10 10 7 2 năm 2. Một số sản phẩm công nghiệp - Xăng dầu (thuế suất bình 0-10 38,7 38,7 quân) - Sắt thép (thuế suất bình 7,5 17,7 13 5-7 năm quân) - Xi măng 40 40 32 2 năm - Phân hoá học (thuế suất bình 0,7 6,5 6,4 2 năm quân) - Giấy (thuế suất bình quân) 22,3 20,7 15,1 5 năm - Tivi 50 40 25 5 năm - Điều hoà 50 40 25 3 năm - Máy giặt 40 38 25 4 năm - Dệt may (thuế suất bình 37,3 13,7 13,7 Ngay khi quân) gia nhập (thực tế đã thực hiện theo
  17. 15 hiệp định dệt may với Mỹ và EU - Giày dép 50 40 30 5 năm - Xe ôtô con + Xe từ 2.500 cc trở lên, 90 90 52 12 năm chạy xăng + Xe từ 2.500 cc trở lên, loại 90 90 47 10 năm 2 cầu + Xe dƣới 2.500 cc và các 90 90 70 7 năm loại khác - Xe tải + Loại không quá 5 tấn 100 80 50 10 năm + Loại khác, thuế suất hiện 80 100 70 7 năm hành 80% + Loại khác, thuế suất hiện 60 60 50 5 năm hành 60% - Phụ tùng ôtô 20,9 24,3 20,5 3-5 năm - Xe máy + Loại từ 800 cc trở lên 100 100 40 8 năm + Loại khác 100 95 70 7 năm Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính Nhƣ tất cả các nƣớc mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy
  18. 16 bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm. Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Nhƣ vậy, các sản phẩm điện tử nhƣ: máy tính, điện thoại di động, máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm. Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phƣơng hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa Kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%. Bảng 3 dƣới đây sẽ đề cập cụ thể về tình hình cam kết theo các Hiệp định tự do hoá theo ngành của Việt Nam trong WTO. Bảng 1.3 - Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành Hiệp định tự do hoá theo Số dòng T/s MFN T/s cam kết cuối ngành thuế (%) cùng (%) 1. HĐ công nghệ thông tin 330 5,2% 0% ITA- tham gia 100% 2. HĐ hài hoà hoá chất CH- 1.300/1.600 6,8% 4,4% tham gia 81% 3. HĐ thiết bị máy bay dân 89 4,2% 2,6% dụng CA- tham gia hầu hết 4. HĐ dệt may TXT- tham gia 1.170 37,2% 13,2% 100% 5. HĐ thiết bị y tế ME- tham 81 2,6% 0% gia 100% Ngoài ra, tham gia không đầy đủ một số HĐ khác nhƣ thiết bị khoa học, thiết bị xây dựng… Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính
  19. 17 c. Cam kết về thuế nội địa Đối với thuế nội địa, nguyên tắc xuyên suốt nhất của WTO là không đƣợc quy định mức thuế suất phân biệt đối xử giữa hàng hoá sản xuất trong nƣớc và hàng hoá nhập khẩu và các cam kết của Việt Nam cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc này. Các nội dung về thuế nội địa đƣợc nêu từ điểm 185 đến 199 trong Báo cáo gia nhập WTO của Việt Nam. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam cũng đã tiến hành sửa đổi hai sắc thuế quan trọng là thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp với các nguyên tắc của WTO, trong đó có vấn đề liên quan đến sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá sản xuất trong nƣớc và hàng hoá đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Ngoài ra, theo nguyên tắc của WTO, các quy định liên quan dựa trên thành tích xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu hay hàm lƣợng nội địa hoá phải đƣợc bãi bỏ. Việt Nam cũng đã cam kết là ngay khi gia nhập, Việt Nam sẽ áp dụng miễn và giảm thuế nhập khẩu đảm bảo đối xử MFN đối với hàng nhập khẩu. Việt Nam sẽ không miễn và giảm thuế nhập khẩu dựa trên thành tích xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu, hay các yêu cầu hàm lƣợng nội địa hoá. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Các quy định về thuế GTGT của Việt Nam hiện hành đều đã phù hợp với nguyên tắc nêu trên của WTO, thể hiện ở Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế GTGT số 57/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006. Trong đó, các quy định có tính chất phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nƣớc và hàng nhập khẩu trƣớc đây đã đƣợc bãi bỏ từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, cụ thể: - Bông nhập khẩu và bông sản xuất trong nƣớc đã đƣợc quy định mức thuế suất thuế GTGT thống nhất là 5%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2