Luận văn Thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam thực trạng và giải pháp
lượt xem 28
download
Trong bối cảnh chung hiện nay, mọi quốc gia đều có sự tham gia vào quá trình phân công lao động khu vực và thế giới. Nhận thức được tầm quan trong của vấn đề tại hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định: " Kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả". Việt Nam là một nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên thích hợp tiềm lực lao động thích hợp với việc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam thực trạng và giải pháp
- Luận văn Thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam thực trạng và giải pháp
- Lời mở đầu Trong bối cảnh chung hiện nay, mọi quốc gia đều có sự tham gia vào quá trình phân công lao động khu vực và thế giới. Nhận thức được tầm quan trong của vấn đề tại hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định: " Kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả". Việt Nam là một nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên thích hợp tiềm lực lao động thích hợp với việc sản xuất nông nghiệp, trong đó có mặt hàng chè. Xuất khẩu chè đ ã góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, giúp tích luỹ vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hoạt động xuất khẩu chè có mối quan hệ chặt chẽ với thị trường. Thị trường có ảnh hưởng tới việc thúc đẩy hay hạn chế khối lượng chè xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn mà thị trường quốc tế đem lại, doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đ ối thủ cạnh tranh. Khi đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải bảo vệ được thị phần đã có và tìm cách khai thác, chiếm lĩnh các thị trường mới nhằm củng cố vị trí của mình trên thương trường. Tổng công ty chè Việt Nam là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của ngành chè Việt Nam xuất khẩu sản phẩm chè ra thị trường nước ngoài và hiện nay chiến lược, mục tiêu chủ yếu của Tổng công ty là hướng vào xuất khẩu. Chè là sản phẩm mang nhiều lợi thế so sánh và có nhiều khả năng phát triển. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam, tôi nhận thấy tình hình thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty còn chưa thực sự phù hợp với tiềm lực của Tổng công ty, Tôi quyết định chọn đề tài: " Thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam thực trạng và giải pháp". làm chuyên đề thực tập.
- Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam. Chương 2: Thực trang thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian tới.
- Chương1: Một số vấn đề chung về thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam I. Khái quát về thị trường chè xuất khẩu 1. Khái niệm thị trường và thị trường chè xuất khẩu 1.1. Khái niệm thị trường Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan gắn bó chặt chẽ với khái niệm phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, khái niệm thị trường có nhiều biến đổi và ngày càng được hoàn thiện hơn. Theo quan điểm của kinh tế học: Thị trường là tổng thể của cung và cầu đối với một loại hàng hoá nhất định. Theo quan điểm kinh tế chính trị: Thị trường là tổng ho à những mối quan hệ mua bán trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định. Theo nghĩa cổ điển, thị trường là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá. Theo nghĩa này thị trường được thu hẹp lại ở khái niệm “cái chợ”. Theo quan điểm Marketing: Thị trường chính là tập hợp khách hàng hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp, những người có mong muốn và khả năng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Nói cách khác, thị trường đối với doanh nghiệp là tổng số cầu của loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
- Các nhà kinh tế lại quan niệm: Thị trường là lĩnh vực mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh nhau để xác định giá cả hàng hoá và dịch vụ. Cho dù thị trường được hiểu như thế nào thì khi nói đến thị trường phải nói đến ba yếu tố sau: + Khách hàng: không nhất thiết phải gắn với địa điểm xác định. + Nhu cầu chưa được thoả mãn: đây là cơ sở thúc đẩy khách hàng mua hàng hoá d ịch vụ. + Khách hàng phải có khả năng thanh toán. Trong kinh doanh, cần mô tả thị trường một cách cụ thể hơn từ góc độ kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp này dẫn tới yêu cầu hiểu biết về thị trường của doanh nghiệp. ở phạm vi của doanh nghiệp thương mại, thị trường được mô tả là một hay nhiều nhóm khách hàng với các nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu trên của khách hàng. Theo quan niệm người bán, thị trường của doanh nghiệp thương mại trước hết là những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hàng hoá, d ịch vụ trong một thời gian nhất định và chưa được thoả mãn chứ không quan niệm thị trường đơn thuần là một khu vực hay một phạm vi địa lý nào đó. 1.2. Thị trường chè xuất khẩu 1.2.1. Khái niệm ở doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chè, thị trường chè xuất khẩu là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chè vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trao đổi sản phẩm chè giữa nước này với nước khác và dùng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Thị trường chè xuất khẩu chính là thị trường nước
- ngoài, hàng hoá được mua bán trao đổi ở đây là các mặt hàng chè chẳng hạn như chè đen, chè xanh, chè túi lọc.... Việc mua bán và trao đổi các sản phẩm trên thị trường quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam là điều không phải dễ dàng nếu không muốn nói là còn nhiều khó khăn và b ất cập vì các lý do sau: Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn mang tính sơ chế, chất lượng chưa cao, ta không am hiểu về phong tục tập quán buôn bán, các chính sách ngoại thương của các nước trên thế giới, chưa tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, không có thị trường và bạn hàng ổn định, thường bán qua trung gian với giá rẻ, hiệu quả thấp, trình đ ộ doanh nhân của ta còn yếu đặc biệt về ngoại ngữ, kinh nghiệm giao dịch buôn bán với nước ngoài. 1.2.2. Phân loại thị trường chè xuất khẩu Việc phân loại thị trường chè xuất khẩu tuỳ thuộc vào các góc độ nghiên cứu thị trường: Căn cứ vào lượng người bán, người mua tham gia trên thị trường: - + Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là thị trường mà ở đó có nhiều người tham gia mua bán, không ai có ưu thế để cung ứng một lượng sản phẩm đủ lớn để có thể chi phối giá cả thị trường, người mua cũng chẳng có ai có đủ khả năng mua được số lượng sản phẩm đủ lớn để gây biến động về giá cả. Người mua và người bán không ai quyết định giá cả mà chỉ chấp nhận giá cả. Các sản phẩm mua bán trên thị trường là đồng nhất, không có sự dị biệt, điều kiện tham gia và rút lui khỏi thị trường nói chung là dễ d àng. Những người bán tham gia trên thị trường chỉ có cách thích ứng với giá cả thị trường, họ chỉ có cách tìm biện pháp giảm chi phí sản xuất và sản xuất một lượng sản phẩm đến giới hạn mà chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên. Người bán có thể di chuyển tự do và d ễ dàng từ ngành này sang ngành khác
- để tìm con đường làm ăn có lợi nhất. Có thể xem thị trường chè xuất khẩu là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. + Thị trường độc quyền: Đây là thị trường mà sản phẩm chè chỉ có một người bán, đó là sản phẩm đặc thù mà người bán khác không có hoặc không thể làm được. Họ có thể kiểm soát hoàn toàn số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường, không có sự cạnh tranh về giá, điều kiện gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường có nhiều trở ngại, khó khăn do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền về công nghệ... + Thị trượng độc quyền cạnh tranh: Đây là loại thị trường vừa có tính độc quyền vừa có tính cạnh tranh. -Căn cứ vào phạm vi xuất khẩu chè của các doanh nghiệp +Thị trường Trung Cận Đông: Đây là khu vực thị trường chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu chè của nước ta chiếm hơn 60% sản lượng xuất khẩu cả nước. Khu vực này bao gồm các nước như :Irac, Pakistan,Syria,Libang...Trong đó Irac và Pakistan là hai thị trường chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu +Thị trường Châu Âu: Thị trường này bao gồm các nước như : Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kì, Hà Lan, Nga và các nước SNG...Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực thị trường này ngày càng tăng. +Thị trường Châu á: gồm các nước như Đài Loan, Hồng Kông...Đây là khu vực thị trường lớn thứ hai sau khu vực Trung Cận Đông +Thị trường Bắc Mỹ: Đây là khu vực thị trường mới nhưng đầy tiềm năng. Hiện nay chúng ta đã xuất khẩu đ ược sang thị trường Mỹ năm 2002 Mỹ nhập khẩu hè của chúng ta là 94000 tấn giá trị là 160 triệu USD.
- 2. Vai trò của thị trường chè xuất khẩu Thị trường chè xuất khẩu có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển. Đối với doanh nghiệp, thị trường có vị trí trung tâm, thị trường vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá. Thị trường là nơi chuyển tải các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất xã hội gồm có bốn khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng thì thị trường gồm hai khâu phân phối và trao đổi. Đó là khâu trung gian cần thiết, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nó tác động đến mặt sản xuất và tiêu dùng xã hội. Thị trường có ảnh hưởng lớn tới từng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thị trường là mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn xâm nhập và chiếm giữ. Thị trường là nơi đánh giá mọi hoạt động của doanh nghiệp một cách khách quan và chính xác. Thị trường bảo đảm cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càng mở rộng và b ảo đảm hàng hoá cho khách hàng với đúng thị hiếu và nhu cầu. Còn thị trường thì còn sản xuất. Thị trường chè xuất khẩu phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất chè phát triển về quy mô lẫn chất lượng, tận dụng được ưu thế, tiềm năng của đất nước, tạo điều kiện công ăn việc làm cho nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp phát triển các vùng chè, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước đó là chương trình: phủ xanh đất trồng đồi chọc, giúp bà con nông dân trồng chè cải thiện được cuộc sống... Thị trường chè xuất khẩu trực tiếp hướng dẫn, điều tiết việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh chè xuất khẩu, nó phá vỡ ranh giới sản xuất tự cấp tự túc để tạo thành thể thống nhất trong toàn nền kinh tế. Qua trao đổi buôn bán giữa các vùng, các nước sẽ biến kiểu tổ chức khép kín thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá liên kết với nhau, chuyển nền kinh tế tự nhiên thành nền kinh tế hàng hoá. Để dạt đ ược mục tiêu cuối
- cùng là lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải giải quyết được các mục tiêu trung gian: thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng đ ể từ đó tăng khả năng bán sản phẩm. V ì vậy, việc quyết định cung ứng sản phẩm chè gì, bằng phương thức nào, cho ai là nhu cầu thị trường quyết định. Do vậy, thị trường tác động đến từng quyết định kinh doanh của doanh nghiệp và các doanh nghiệp muốn thành công đều phải tìm cách thích ứng với thị trường. Thông qua tình hình tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè trên thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp có thể thấy được ưu, nhược điểm của các quyết định, các kế hoạch kinh doanh để từ đó có những điều chỉnh thích hợp với tình hình thực tế. Thị trường chè xuất khẩu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chè. Nhìn vào thị trường sẽ thấy được tốc độ, trình độ và quy mô sản xuất kinh doanh, mức độ tham gia vào thị trường quốc tế của các doanh nghiệp, dự đoán được khả năng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. II. Phát triển thị trường chè xuất khẩu 1. Sự cần thiết phải phát triển thị trường chè xuất khẩu ở Việt Nam 1.1. Khái niệm về phát triển thị trường Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để tồn tại và phát triển được bền vững, mọi doanh nghiệp không chỉ kinh doanh dựa vào những thị trường hiện có mà cần phải vươn tới những thị trường mới. Bởi vì, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt b ên cạnh doanh nghiệp còn có các doanh nghiệp khác cùng hướng tới phục vụ một nhóm khách hàng nào đó. Do vậy, thị trường của doanh nghiệp cũng chính là thị trường của các đối thủ cạnh tranh
- khác và thị trường cũng luôn luôn biến đổi. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần thiết phải quan tâm phát triển thị trường. Trước kia, quan niệm phát triển thị trường tức là phát triển thị trường theo chiều rộng, có nghĩa là đem sản phẩm hiện có của doanh nghiệp vào thị trường mới. Ngày nay, trong điều kiện cơ chế thị trường, quan niệm về phát triển thị trường được hiểu theo nghĩa phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phát triển thị trường được hiểu là việc khai thác tốt thị trường hiện tại, đưa những sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp vào tiêu thụ ở những thị trường mới và nghiên cứu, dự đoán thị trường rồi đưa ra những sản phẩm mới để đáp ứng được cả nhu cầu thị trường hiện tại lẫn thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp cần thâm nhập. Thực chất của việc phát triển thị trường đó là việc doanh nghiệp khai thác tối đa thị trường tiềm năng bằng việc áp dụng các biện pháp hợp lý. 1.2. Sự cần thiết phải phát triển thị trường chè xuất khẩu Trước đây, nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp không phải lo về thị trường vì đã có nhà nước lo giúp, các doanh nghiệp chỉ sản xuất chè còn việc xuất khẩu chè chỉ nhằm mục đích là trả nợ và trao đổi hàng hoá. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường đến nay thì mỗi doanh nghiệp phải độc lập trong sản xuất kinh doanh, tự tìm thị trường cho sản phẩm của m ình. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, khi sự bao cấp của nhà nước về đầu ra không còn nữa bắt b uộc họ phải tìm kiếm thị trường nước ngoài đ ể tiêu thụ sản phẩm. Việc tìm kiếm, thâm nhập và phát triển thị trường quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong sự cạnh tranh gay gắt càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh xuất khẩu một loại mặt hàng sang cùng một thị trường nên lợi nhuận và thị trường có nguy cơ bị chia sẻ. Muốn kiếm
- được lợi nhuận trong điều kiện cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải vươn tới những thị trường mới. Có thể nói phát triển thị trường là biện pháp hữu hiệu để doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, kịp thời nắm bắt những cơ hội mới, vươn lên lớn mạnh, nâng cao thị phần, lợi nhuận. Phát triển thị trường hàng xuất khẩu trong đó có mặt hàng chè là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu trong chiến lược kinh doanh. Trước tiên đó là mục tiêu lợi nhuận vì lợi nhuận là m ục tiêu hàng đ ầu, là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mục tiêu thế lực kinh doanh, khả năng thoả mãn các thị trường tiềm năng, mức độ phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác, mức độ tăng trưởng thị phần. Các doanh nghiệp đều muốn có thế lực trên thị trường. Trong kinh doanh việc gặp phải rủi ro là điều khó tránh khỏi, rủi ro thường đi kèm với thiệt hại về kinh tế do đó doanh nghiệp phải tìm những đoạn thị trường mà ở đó khả năng gặp rủi ro là thấp nhất, đó là các khu vực có chính trị ổn định, nhu cầu tiêu dùng lớn mà chưa khai thác được tối đa... Trong kinh doanh, uy tín được đánh giá cao, đây được coi là nguồn vốn vô hình đối với các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường, uy tín giúp cho doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong kinh doanh. Phát triển thị trường sẽ làm tăng thêm uy tín của doanh nghiệp và ngược lại nếu doanh nghiệp có uy tín sẽ làm cho thị trường ngày càng được mở rộng. Phát triển thị trường chè xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là công tác quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu trong chiến lược kinh doanh chung là lợi nhuận , thế lực, an to àn... Phát triển thị trường chè xuất khẩu nhằm đạt được những mục tiêu mong đợi của các doanh nghiệp xuất khẩu chè. Trước hết là mục tiêu tăng lợi nhuận vì lợi nhuận là cái đích hàng đầu của hoạt động kinh doanh nhất là trong lĩnh
- vực xuất khẩu, là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có lợi nhuận thì hoạt động tái sản xuất mới được thực hiện. Việc doanh nghiệp có phát triển được thị trường hay không phụt thuộc rất lớn vào việc thị trường có mang lại lợi nhuận hay không. Trong thực tế kinh doanh không phải lúc nào cũng có lãi, có những thời điểm doanh nghiệp cũng phải chịu lỗ vì doanh nghiệp còn theo đ uổi các mục đích khác. 2. Hướng phát triển thị trường xuất khẩu Trong kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều mong muốn phát triển được thị trường để tiêu thụ được sản phẩm đạt được các mục tiêu đề ra như: lợi nhuận, vị thế, an toàn...Muốn phát triển thì doanh nghiệp phải quan tâm tới phát triển thị trường, vạch ra những mục tiêu dài hạn về mặt thị trường, tập hợp các biện pháp, cách thức, các bước cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã định đó cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trên cơ sở phân tích dự báo, khả năng, các nhân tố, các điệu kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp từ đó sử dụng chúng một cách có hiệu quả. 2.1. Thị trường truyền thống Đối với thị trường truyền thống, để phát triển doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược thẩm thấu thị trường và phát triển sản phẩm. Chiến lược thẩm thấu thị trường giúp làm tăng thị phần của doanh nghiệp, tăng khối lượng tiêu thụ. V ì vậy doanh nghiệp cần chú trọng vào hoạt động marketing, tăng cường xúc tiến thương mại. Phát triển sản phẩm: đ ưa các sản phẩm hiện có, sản phẩm cải tiến, sản phẩm mới vào cả thị trường hiện tại và thị trường mới. Có thể là phát triển theo chiều rộng hoặc phát triển theo chiều sâu hoặc kết hợp cả hai. + Phát triển thị trường theo chiều rộng: tức là mở rộng phạm vi thị trường, tạo ra những khách hàng m ới. Phương thức này thường được áp dụng
- khi thị trường hiện tại đang có xu hướng bão hoà hoặc khi thị trường mà doanh nghiệp hướng đến còn nhiều tiềm năng khai thác. Đây là hướng đi quan trọng đối với doanh nghiệp, nó cho phép doanh nghiệp bán nhiều hàng hoá tăng được vị thế trên thương trường. + Phát triển theo chiều sâu: tức là doanh nghiệp cố bán những sản phẩm của mình thêm vào thị trường hiện tại, doanh nghiệp sử dụng hướng này để nhằm nâng cao vị thế và thị phần của mình trên thị trường hiện tại khi tiềm năng vẫn còn rộng lớn, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp có thể tăng cao. Nộ dung của phát triển thị trường theo chiều sâu bao gồm các vấn đề: Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đưa ra thị trường những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thoả mãn các nhu cầu của khách hàng trong cùng một vùng địa lý. Muốn làm được điều này doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề sau. Xem xét thị hiếu, nhu cầu của từng thị trường tại những thời điểm nhất định, để từ đó có những chính sách kịp thời về mẫu mã, bao bì, chất lượng kiểu dáng tăng cường xuất khẩu sản phẩm tinh chế nhằm tăng giá trị xuất khẩu. Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng bao bì sản phẩm. Tạo mối quan hệ tốt với bạn hàng bằng cách thực hiện tốt các hợp đồng xuất khẩu. Phát triển sản phẩm có bốn cách sau: + Cải tiến mẫu mã: tạo ra mẫu m ã, kích cỡ khác nhau, tạo ra sự đa dạng, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng lựa chọn. + Cải tiến kiểu dáng: Thông qua việc thay đổi mầu sắc, hình thức bao b ì, kết cấu sản phẩm...
- + Cải tiến tính năng sản phẩm: cải tiến, bổ xung thêm, bố trí lại các tính năng, công dụng của sản phẩm cũ làm tăng độ đa dạng an toàn và tiện lợi của sản phẩm. + Cải tiến chất lượng sản phẩm: làm tăng độ tin cậy, chất lượng, độ bền, khẩu vị và các tính năng khác của sản phẩm. Doanh nghiệp có thể phát triển theo hướng hiện đại hoá cơ cấu mặt hàng, đưa ra các sản phẩm có sự điều chỉnh, đổi mới. Doanh nghiệp cần nghiên cứu, xây dựng và đưa vào sản xuất bằng các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm, giảm được chi phí từ đó giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh. 2.2. Thị trường mới Thị trường mới là thị trường có nhiều tiềm năng, có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, bao gồm những khách hàng mới với các nhu cầu đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận. Đối với thị trường mới, doanh nghiệp cần áp dụng hướng: phát triển thị trường và đa d ạng hoá sản phẩm. Phát triển thị trường: doanh nghiệp tìm kiếm các thị trường mới - để tiêu thụ sản phẩm hiện tại hoặc là tìm kiếm những người tiêu thụ mới ở những thịt rường chưa thâm nhập. Doanh nghiệp có thể sử dụng lực lượng bán hàng của mình hoặc tìm các nhà phân phối trung gian như đ ại lý, trung gian bán buôn, thiết lập kệnh phân phối ở địa bàn đó. Doanh nghiệp có thể tìm ra các gia trị mới cho các sản phẩm hiện có hay tạo ra các sản phẩm mới để phù hợp với nhu cầu của từng thị trường. Đối với các doanh nghiệp nhỏ chuyên xuất khẩu cho thị trường thế giới thì phát triển thị trường theo vùng địa lý ( phát triển phạm vi kinh doanh ra các khu vực thị trường khác ) thông qua việc tìm kiếm nhà phân phối mới, phát triển lực lượng bán hàng, mở thêm mạng lưới tiêu thụ. Chính sách của
- các doanh nghiệp có thể là hội nhập với các doanh nghiệp đang cần thị trường đích khác. Thị trường mới có thể tạo ra các cơ hội lớn cho doangh nghiệp. Nghiên cứu và phát triển thị trường mới doanh nghiệp cần phải nghiên cứu dung lượng thị trường, nhu cầu của thị trường, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với thị trường này, xác định và dự đoán hướng biến động của thị trường bên cạnh đó phải xem xét khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường thế giới. Phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm: thường đ ược ứng - dụng khi doanh nghiệp mong muốn thâm nhập được vào thị trường mới trong thời gian ngắn. Đó là việc doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm mới vào bán trong các thị trường mới, kể cả hoạt động trong lĩnh vực mới. Có ba loại đa dạng hoá sản phẩm: + Đa dạng hoá tổ hợp: là việc doangh nghiệp tìm cách hướng tới các thị trường mới với các sản phẩm khác với loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Chiến lược này nhằm khắc phục những nhược điểm như tính thời vụ, thiếu vốn, thiếu khả năng, trình độ nhất định hoặc không có cơ hội hấp dẫn. + Đa dạng hoá đồng tâm: Đây là việc hướng tới thị trường mới với các sản phẩm mới phù hợp về công nghệ, khả năng và kinh nghiệm kinh doanh. + Đa dạng hoá ngang: là tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng tới các thị trường đang tiêu thụ với các sản phẩm mà về mặt công nghệ không liên quan đ ến các sản phẩm hiện đang sản xuất. Bên cạnh việc đa dạng hoá sản phẩm, doanh nghiệp, cần thực hiện đa dạng hoá kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm mới trên thị trường mới nhưng
- thuộc lĩnh vực mới, ngành nghề mới mà trước đó doanh nghiệp chưa từng hoạt động. Phát triển thị trường là việc hết sức quan trọng nó đảm bảo cho doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu trong chiến lược kinh doanh chung là lợi nhuận, vị thế, an toàn... Công tác phát triển thị trường thường được xuất phát từ mục tiêu về thị trường của doanh nghiệp: doanh nghiệp có định hướng phát triển thị trường về quy mô hay về sự đa dạng khách hàng... Nếu doanh nghiệp có chiến lược phát triển thị trường phù hợp sẽ tạo thế phát triển chung cho toàn doanh nghiệp. Mô hình hướng phát triển thị trường. Sản phẩm Sản phẩm hiện tại Sản phẩm mới Thị trường Thị trường hiện tại Thẩm thấu thị trường Phát triển sản phẩm Thị trường mới Phát triển thị trường Đa dạng hoá sản phẩm III. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chè xuất khẩu và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường chè xuất khẩu 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chè xuất khẩu 1.1. Nhóm yếu tố khách quan Đó là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như tình trạng nền kinh tế, thể chế chính trị, các quy định của luật pháp mà doanh nghiệp không thể điều khiển được theo ý muốn. Doanh nghiệp chỉ có thể thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của chúng nếu không doanh nghiệp sẽ không phát triển được thị trường. Các nhân tố khách quan chủ yếu ảnh hưởng tới thị trường chè xuất khẩu: Môi trường văn hoá xã hội:
- Môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè. Những điểm khác biệt về tập tính văn hoá, tôn giáo, tập quán tiêu dùng... sẽ tác động đến chủng loại chè tiêu dùng trên mỗi một thị trường. Chẳng hạn như nước Nga và các nước SNG chủ yếu tiêu dùng chè đen các loại, nước Nhật lại có xu hướng chung thích uống chè xanh dẹt, chè sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, các nước Châu á có thói quen tiêu dùng chè xanh còn các nước Châu âu lại có thói quen tiêu dùng chè đen. N ếu ta không nghiên cứu kỹ môi trường văn hoá x ã hội thì sẽ có nhiều nguy cơ rủi ro có thể gặp, chẳng hạn như nếu ta đem bán chè vào Braxin thì chắc chắn sẽ gặp phải thất bại vì Braxin là quê hương của cà phê và người dân nơi đây có thói quen tiêu dùng nhiều cà phê hơn là mặt hàng chè. Việc phân tích môi trường văn hoá- xã hội cần phải quan tâm đến quy mô thị trường, đặc tính văn hoá của dân cư, trình độ dân trí và mức thu nhập của họ. Thông thường, dân số càng lớn thì quy mô thị trường càng lớn, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm càng lớn, khối lượng tiêu thụ sẽ lớn, tạo điều kiện cho phát triển thị trường chè xuất khẩu. Việc phát triển thị trường chè xuất khẩu sang các nước khác luôn phải tính đến phong tục, tập quán, tôn giáo để có chính sách thâm nhập thị trường phù hợp cũng như cải tiến về sản phẩm cho thích ứng với nhu cầu tiêu dùng của dân cư, b ảo đảm cho công tác phát triển thị trường chè xuất khẩu thành công. Môi trường kinh tế và công nghệ: Đây là nhóm nhân tố có vai trò quan trọng bởi vì chúng tác động trực tiếp tới các yếu tố cấu thành thị trường như cung, cầu, giá cả, tiền tệ... Mọi sự thay đổi về thu nhập, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, độ phát triển của các
- ngành kinh tế, khoa học, đều ảnh hưởng tới thị trường. Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp nói chung và việc phát triển thị trường chè xuất khẩu nói riêng. Các yếu tố này nó quyết định cách thức mà doanh nghiệp sẽ triển khai trên từng thị trường và trong mỗi giai đoạn khác nhau. Xu hướng vận động và sự thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc là loại bỏ bớt các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp cần xác định được nền kinh tế ở trong mỗi một thị trường đang ở trong giai đoạn nào: đang phát triển hay là suy thoái, để từ đó có các định hướng kinh doanh chính xác, tránh được các tổn thất, rủi ro không đáng có. Bên cạnh đó cần nghiên cứu tới yếu tố công nghệ sản xuất của mình xem nó đ ang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của công nghệ, cần phải thường xuyên nghiên cứu, nâng cao, hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất trên cơ sở tiềm năng kinh tế sẵn có của doanh nghiệp. Nếu sản xuất với công nghệ tiên tiến sẽ làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, hao phí ít nguyên vật liệu, sử dụng ít lao động để từ đó mà sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh trên th ị trường, thuận lợi hơn trong việc phát triển thị trường. Các doanh nghiệp khi nghiên cứu đến môi trường này cần phải chú ý tới các khía cạnh sau: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế: điều này nói đến khả năng mà doanh nghiệp có thể phát triển, mở rộng hay là thu hẹp bớt thị trường. + Lạm phát: nó giúp kích thích hay là kìm hãm sự phát triển. + Hoạt động ngoại thương: với xu hướng mở cửa nền kinh tế sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội làm ăn với các bạn hàng nước ngoài, tận dụng được các lợi thế của mình để phát triển và mở rộng thị trường.
- + Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khả năng nghiên cứu và ứng dụng các phát minh sáng chế khoa học kĩ thuật vao trong sản xuất. + Chính sách thuế và sự thực thi: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Việc nhà nước khuyến khích xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường. Môi trường cạnh tranh: Cạnh tranh là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Sức hấp dẫn của thị trường đối với doanh nghiệp kinh doanh chè xuất khẩu phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh trên thị trường đó. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thương trường luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng... Chính vì vậy mà doanh nghiệp xuất khẩu chè muốn tồn tại và phát triển bền vững thì cần phải xác định và xây dựng cho mình một chiến lược kế hoạch kinh doanh đúng đ ắn và muốn có được điều này thì cần phải tìm hiểu và nắm rõ môi trường cạnh tranh xung quanh, cần phải xác định đ ược các đối thủ cạnh tranh của mình đó là các doanh nghiệp cùng xuất khẩu mặt hàng chè trong và ngoài nước bên cạnh là các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thay thế.Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chè muốn tồn tại và phát triển thì phải cạnh tranh với 19 nước xuất khẩu chè trên thế giới, trong đó có 4 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới đó là: ấn Độ, Kennya, Trung Quốc Srylanca. Đây là những nước có ảnh hưởng tới sản lượng chè xuất khẩu trên thế giới. Chẳng hạn như ở thị trường Pakistan thì Kennya chiếm tới 63% thị phần chè nhập khẩu, ở thị trường Nga thì ấn Độ chiếm tới 70% thị phần chè nhập khẩu của nước này. Bảng1: Dự báo xu thế cạnh tranh của các nước xuất khẩu chè lớn Đơnvị:1.000 tấn Năm 2000 2005 2010 Nước
- ấn Độ 870 900 1 .07 Srilanca 315 325 329 Kenya 237 300 304 Trung Quốc 700 660 671 Indonesia 159 178 196 Các nước khác 669 900 993 Tổng cộng 2.950 3.263 3.500 Ngu ồn: Tổng công ty chè Việt Nam Cạnh tranh là đ ộng lực thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Môi trường cạnh tranh càng khắc nghiệt thì khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn hơn có khi doanh nghiệp còn phải rút lui ra khỏi thị trường đó. Chính vì vậy mà cần phải duy trì sự cạnh tranh bình đẳng để tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp vượt lên phía trước ngày một phát triển hơn. Nghiên cứu môi trường cạnh tranh để từ đó doanh nghiệp đề ra các chiến lược cạnh tranh dựa trên cơ sở đó là tiềm lực và các lợi thế của mình. Thông thường thì có các trạng thái cạnh tranh trên thị trường như: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh quyền độc quyền, độc quyền, cạnh tranh hỗn tạp. ở mỗi một trạng thái cạnh tranh thì mức độ cạnh tranh cũng khác nhau, với mỗi một sản phẩm đưa ra thị trường thì với một chất lượng định sẵn, giá cả và các dịch vụ sẵn có sẽ có một mức độ cạnh tranh nhất định trên một thị trường nhất định. Đối với mỗi dạng thị trường cạnh tranh cụ thể thì doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một mục tiêu và cách thức tiến hành sao cho phù hợp chẳng hạn như đối với thị trường mà doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng thì cần phải tìm cách để khai thác thị trường mà các doanh nghiệp cạnh tranh khác chưa khai thác tốt hoặc bị bỏ qua. Tập trung vào hướng phát triển chuyên doanh theo đặc điểm khách hàng, hàng hoá, chất lượng... Đối với thị trường mà doanh nghiệp vẫn đang tăng trưởng ổn định thì cần quan tâm tới việc bảo vệ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Nền công nghiệp sản xuất ô tô và hệ thống dịch vụ sau bán hàng ở một số doanh nghiệp ô tô có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam”
78 p | 670 | 306
-
Đề tài “Marketing hỗn hợp mở rộng thị trường chè của Công ty cổ phần chè Kim Anh”
90 p | 479 | 232
-
Luận văn : Chi phí sản xuất điều kiện và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
62 p | 472 | 202
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty xuất nhập khẩu Thái Nguyên”
44 p | 380 | 171
-
luận văn: "Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Thăng Long giai đoạn 2000 - 2005"
79 p | 301 | 101
-
LUẬN VĂN:Thị trường Tái Bảo Hiểm lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
49 p | 269 | 81
-
luận văn:Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
98 p | 177 | 44
-
Luân văn tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động Marketing xuất khẩu tại tổng công ty chè Việt Nam
31 p | 247 | 37
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Marketing hỗn hợp mở rộng thị trường chè của..Công ty cổ phần chè Kim Anh
89 p | 143 | 21
-
Luận văn Chi phí sản xuất kinh doanh và các biện pháp quản lý chi phí x kinh doanh tại xí nghiệp 24
63 p | 84 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp: Thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam thực trạng và giải pháp
79 p | 119 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm tăng thị phần trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam
85 p | 165 | 16
-
Luận văn: Thị trường chung với các ưu đãi và rào cản hạn chế nhằm đảm bảo quyền lợi nội bộ
176 p | 65 | 15
-
Luận văn: Kết hợp chế biến và thực hiện xuất khẩu nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển tăng doanh thu
86 p | 86 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam
108 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường EU
124 p | 55 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định (Artexport Nam Định).
4 p | 71 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn