Luận văn:Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm gần đây
lượt xem 75
download
Trước khi bắt đầu bài viết chuyên đề môn học này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới trường “Đại Học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh”. Nơi mà trong suốt thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập, rèn luyện và tìm hiểu thêm những kiến thức mới những trí thức mới Em xin cảm ơn các anh chị và các cô chú trong thư viện trường “Đại Học Công Nghiệp” đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho chúng em tra cứu thông tin và mượn tài liệu vô cùng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn:Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm gần đây
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỀ TÀI: Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN Sinh viên thực hiện : LÊ NAM HẢI MSSV : 07708011 Lớp : ĐHQT3A Niên khóa : 2007-2011 TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2010
- LỜI CẢM ƠN Trước khi bắt đầu bài viết chuyên đề môn học này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới trường “Đại Học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh”. Nơi mà trong suốt thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập, rèn luyện và tìm hiểu thêm những kiến thức mới những trí thức mới Em xin cảm ơn các anh chị và các cô chú trong thư viện trường “Đại Học Công Nghiệp” đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho chúng em tra cứu thông tin và mượn tài liệu vô cùng quý giá trong quá trình làm chuyên đề môn học. Và em xin được gửi lời cám ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo trường Đại Học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh, đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm bổ ích trong suốt quá trình học tập, nhất là tập thể thầy cô khoa quản trị kinh doanh, đặc biệt là thầy trưởng khoa PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn người đã trực tiếp tham gia giảng dạy, tận tình quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề môn học Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Lê Nam Hải
- NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. ...............................................................................................
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam Bảng 2.2: Cà phê xuất khẩu phân loại theo sản phẩm Bảng 2.3: Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009 Bảng 2.4: Danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam Biểu đồ 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam 2007 -11T/2010 Biểu đồ 2.2 Thị trường chính của xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009 SVTH: Lê Nam Hải
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT XK……..……………………………………………………………………..Xuất khẩu VICOFA..…………………………………………….Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam ICO…………...……………………………………………….Tổ chức cà phê Thế giới VCCI……………………………………Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam ITPC….…………...Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh TCVN…………………………………………………………....Tiêu chuẩn Việt Nam SVTH: Lê Nam Hải
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................ ................................ ................................ .. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................ ................................ ............................. 1 3. Đối tượng nghiên cứu ................................ ................................ ........................... 2 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ................................ ................................ ........... 2 5. Kết cấu bài nghiên cứu ................................ ................................ .......................... 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI THƯƠNG - THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM ......................................................................... 3 1.1 Ngoại thương- thương mại quốc tế ................................ ................................ ...... 3 1.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế ................................ ................................ . 3 1.1.2 Hàng hoá trong thương mại quốc tế ................................ .............................. 3 1.1.3 Các nguyên tắc của chính sách thương mại quốc tế................................ ....... 4 1.1.3.1 Nguyên tắc hỗ trợ ................................ ................................ ................... 4 1.1.3.2 Nguyên tắc ngang bằng dân tộc (Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia - National Parity) ................................ ................................ ................................ ................ 4 1.1.3.3 Nguyên tắc "nước được ưu đãi nhất" (Nguyên tắc tối huệ quốc - Most Favoured Nation - MFN) ................................ ................................ ................... 4 1.1.4 Ngoại thương và quản trị ngoại thương ................................ ........................ 5 1.1.41 Chức năng và nhiệm vụ của ngoại thương. ................................ .............. 5 1.1.4.2 Quản trị ngoại thương ................................ ................................ ............ 5 1.2 Xuất khẩu hàng hoá................................ ................................ ............................. 6 1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu ................................ ................................ ................ 6 1.2.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu ................................ ............. 7 1.2.2.1 Thời gian lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu: ................................ ............. 7 1.2.2.2 Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu: ................................ ............................ 7 1.2.2.3 Thời điểm giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: .............................. 7 1.2.2.4 Phương thức thanh toán: ................................ ................................ ........ 7 SVTH: Lê Nam Hải
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học 1.2.2.5 Tập quán, pháp luật: ................................ ................................ ............... 8 1.2.3 Vai trò của xuất khẩu đối với kinh tế, xã hội Việt Nam ................................ . 8 1.2.3.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu góp phần vào công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước ................................ ................................ ..... 8 1.2.3.2 Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân ................................ ................................ ........ 8 1.2.3.3 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển ................................ ................................ ................................ .... 9 1.2.3.4 Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. ................................ ................................ ...................... 10 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ..... 11 2.1 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm gần đây ..................... 11 2.1.1 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam ................................ ......................... 11 2.1.1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ................................ ...................... 11 2.1.1.2 Giá cả và chất lượng cà phê xuất khẩu................................ .................. 12 2.1.1.3 Cơ cấu,chủng loại cà phê xuất khẩu ................................ ..................... 13 2.1.1.4 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam ................................ .......... 14 2.1.1.5 Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam ................ 16 2.1.2 Những tồn tại trọng hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam ..................... 17 2.1.2.1 Giá trị xuất khẩu chưa tương xứng với sản lượng và tiềm năng xuất khẩu ................................ ................................ ................................ ........................ 17 2.1.2.2 Tiêu chuẩn hóa cà phê xuất khẩu chưa thống nhất và thiếu đồng bộ và chưa phù hợp ................................ ................................ ................................ ... 19 2.1.2.3 Hoạt động xuất khẩu vẫn bị giới đầu cơ nước ngoài thao túng.............. 20 2.1.2.4 Thương hiệu cà phê Việt Nam còn yếu................................ ................ 20 2.2 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam ................................ ................. 21 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC ... Error! Bookmark not defined. SVTH: Lê Nam Hải
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học 3.1 Nhận xét ................................ ............................. Error! Bookmark not defined. 3.2 Đóng góp cho môn học ................................ ...... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................. Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO SVTH: Lê Nam Hải
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động ngoại thương- thương mại quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng và có tính quyết định đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình giao thương, các quốc gia luôn muốn tận dụng được những lợi thế của mình và của đối tác để gia tăng lợi ích về mặt kinh tế. Một quốc gia thường sẽ xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà mình không có lợi thế so sánh. Hiểu được điều đó, các quốc gia sẽ xác định cho mình những mặt hàng chủ lực, trọng điểm căn cứ vào lợi thế so sánh cũng như tiềm lực để xuất khẩu, và Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Trong nhiều năm trở lại đây, cà phê được xem là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trong hoạt động xuất khẩu cà phê vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập và hạn chế, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế mà mặt hàng này đem lại trong ngắn hạn và dài hạn. Chính vì vậy, mà em quyết định lựa chọn viết chuyên đề môn học với đề tài: “ Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm gần đây”.Với mong muốn thông qua đề t ài có thể tìm hiểu một cách tổng quan về tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam ( 2008-2010), đánh giá những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, trong quá trình làm chuyên đề môn học, do kiến thức, khả năng của người viết và thời gian thực hiện còn hạn chế, nên khó tránh khỏi những thiếu xót, bài viết còn nặng về lý thuyết chưa sát với thực tế. Mong thầy và các bạn thông cảm, đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn 2. Mục tiêu nghiên cứu Trang bị và nắm bắt một cách cơ bản những lý luận chung về ngoại thương- thương mại quốc tế Hiểu được vai trò của xuất khẩu cà phê đối với kinh tế, xã hội Việt Nam Tìm hiểu tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam 2008-2010 1
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam Trình bày một số nhận xét đánh giá đối với môn học. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong chuyền đề chính l à xuất khẩu cà phê ( 2008-2010), thông qua một số chỉ tiêu như: sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, giá cả và chất luợng , thị trường xuất khẩu 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu Bài viết được thực hiên từ 10/12/2010 -30/12/2010 với nội dung xoay quanh tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2008-2010 5. Kết cấu bài nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm ba chương cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về ngoại thương- thương mại quốc tế và vai trò của xuất khẩu đối với kinh tế xã hội Việt Nam Chương 2:Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam Chương 3: Nhận xét, đánh giá môn học Kết luận 2
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI THƯƠNG - THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM 1.1 Ngoại thương- thương mại quốc tế 1.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế được hiểu một cách đơn giản là hành vi mua bán liên quốc gia, có thể là mua bán qua biên giới hoặc mua bán tại chỗ với người nuớc ngoài Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Mỹ, EU. Thái Lan xuất khẩu gạo sang Châu Phi, các công ty Mỹ thuê các công ty Việt Nam gia công hàng may mặc 1.1.2 Hàng hoá trong thương mại quốc tế Sản phẩm hàng hóa hữu hình, như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm, các loại hàng tiêu dùng. Đây là bộ phận chủ yếu và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Hoạt động mua bán các loại hàng hoá này được gọi là thương mại hàng hóa. Sản phẩm hàng hóa vô hình, như: các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế phát minh, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị máy móc, dịch vụ du lịch. Đây là bộ phận có tỷ trọng ngày càng gia tăng phù hợp với sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật và việc phát triển các ngành dịch vụ trong nền kinh tế. Hoạt động mua bán các đối t ượng này được gọi là thương mại dịch vụ. Gia công quốc tế: đây là hình thức cần thiết trong điều kiện phát triển của phân công lao động quốc tế và do sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia.Có 2 loại hình gia công chủ yếu: Gia công thuê cho nước ngoài: khi trình độ phát triển của một quốc gia còn thấp, thiếu vốn, công nghệ, thiếu thị trường thì các doanh nghiệp thường nhận gia công cho nước ngoài. Thuê nước ngoài gia công: khi quốc gia đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định thì sẽ áp dụng hình thức này. 3
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học 1.1.3 Các nguyên tắc của chính sách thương mại quốc tế 1.1.3.1 Nguyên tắc hỗ trợ Đó là việc giành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng giữa các bên trong quan hệ kinh tế buôn bán trên cơ sở tương xứng nhau. Trên thực tế những ưu đãi và nhân nhượng theo nguyên tắc này có thể mang tính chất hình thức hoặc thực tế. Nó phụ thuộc vào so sánh lực lượng của các bên tham gia và việc áp dụng nguyên tắc này thường gây bất lợi cho bên yếu hơn và mang tính chất phân biệt đối xử với nước thứ ba. Ngày nay, việc áp dụng nguyên tác này đang dần bị thu hẹp. 1.1.3.2 Nguyên tắc ngang bằng dân tộc (Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia - National Parity) Các bên tham gia cam kết dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty của nước ngoài những ưu đãi và quyền lợi dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty nước mình. Nguyên tắc này có thể được áp dụng 1 cách tự định (autonomous) và không nhất thiết bao giờ cũng mang tính chất phân biệt đối xử. Nguyên tắc này thường được áp dụng trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá, quyền lợi kinh tế của các cá nhân và doanh nghiệp, hoạt động vận tải biển... Thực tế cho thấy các nước phát triển bao giờ cũng chiếm vị trí thuận lợi hơn các nước kém phát triển. Do đó tính chất ngang bằng trên thực tế có thể chỉ là hình thức. 1.1.3.3 Nguyên tắc "nước được ưu đãi nhất" (Nguyên tắc tối huệ quốc - Most Favoured Nation - MFN) Các bên tham gia sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã đang và sẽ dành cho các nước khác. Cụ thể có hai trường hợp: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia đã đang hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào thì cũng được dành cho bên tham gia kia hưởng một cách không điều kiện. Hàng hoá di chuyển từ một bên tham gia này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không chịu thuế quan và các phí tổn cao hơn hoặc những thủ tục phiền toái hơn những thuế và thủ tục đã đang và sẽ được áp dụng đối với hàng hoá nhập vào từ nước thứ ba. 4
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học 1.1.4 Ngoại thương và quản trị ngoại thương 1.1.41 Chức năng và nhiệm vụ của ngoại thương. Chức năng Là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, ngoại thương có các chức năng sau: - Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước - Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng và tích lũy - Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh Là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữa trong nước với nước ngoài, chức năng cơ bản của ngoại thương là: Tổ chức chủ yếu quá trình lưu thông hàng hóa với bên ngoài, thông qua mua bán để nối liền một cách hữu cơ theo kế hoạch giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và của nhân dân về hàng hóa theo số lượng, chất lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp với chi phí ít nhất. Nhiệm vụ của ngoại thương Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước. Đây là nhiêm vụ quan trọng và bao quát của ngoại thương. Thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước: Vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại thương - tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa trong nước với nước ngoài 1.1.4.2 Quản trị ngoại thương Khái niệm: Là chuỗi hoạt động phức tạp, trong đó các nhà quản trị tổ chức mọi hoạt động kinh doanh từ khâu đầu đến khâu cuối của chu kì kinh doanh ngoại thương. Nói một cách cụ 5
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học thể hơn, quản trị ngoại thương là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong một đơn vị kinh doanh ngoại th ương nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiểu quả nhất Thực chất của hoạt động ngoại thương là quản trị các hoạt động của con người và thông qua đó quản trị mọi yếu tố khác liên quan đến toàn bộ quá trình liên quan ngoại thương của doanh nghiệp Quản trị ngoại thương là quản trị toàn bộ chuỗi hoạt động của mỗi thương vụ, gồm ba khâu chính: + Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, giao dịch, đàm phán hoạt động ngoại thương + Soạn thảo, ký kết hợp đồng ngoại thương + Tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương Mục tiêu: Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và hiểu quả trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên biến động 1.2 Xuất khẩu hàng hoá 1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu Theo điều 28, Luật thương mại; Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá dịch vụ của quốc gia này bán cho quốc gia khác. Xuất khẩu hàng hoá thường diễn ra dưới các hình thức sau: Hàng hoá nước ta bán ra nước ngoài theo hợp đồng thương mại được ký kết của các thành phần kinh tế của nước ta với các thành phần kinh tế ở nước ngoài không thường trú trên lãnh thổ Việt Nam. Hàng hoá mà các đơn vị, dân cư nước ta bán cho nước ngoài qua các đường biên giới, trên bộ, trên biển, ở hải đảo và trên tuyến hàng không. Hàng gia công chuyển tiếp 6
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học Hàng gia công để xuất khẩu thông qua một cơ sở ký hợp đồng gia công trực tiếp với nước ngoài. Hàng hoá do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bán cho người mua nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam Hàng hoá do các chuyên gia, người lao động, học sinh, người du lịch mang ra khỏi nước ta. Những hàng hoá là quà biếu, đồ dùng khác của dân cư thường trú nước ta gửi cho thân nhân, các tổ chức, huặc người nước ngoài khác. Những hàng hoá là viện trợ, giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức và dân cư thường trú nước ta gửi cho chính phủ, các tổ chức, dân cư nước ngoài. 1.2.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có các đặc điểm sau: 1.2.2.1 Thời gian lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu: Thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bao giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh nội địa do khoảng cách địa lý cũng nh ư các thủ tục phức tạp để xuất khẩu hàng hoá. Do đó, để xác định kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng hoá đã luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện xong một thương vụ ngoại thương. 1.2.2.2 Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu: Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu bao gồm nhiều loại, trong đó xuất khẩu chủ yếu những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước như: rau quả tươi, hàng mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ … 1.2.2.3 Thời điểm giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: Thời điểm xuất khẩu hàng hoá và thời điểm thanh toán tiền hàng không trùng nhau mà có khoảng cách dài. 1.2.2.4 Phương thức thanh toán: Trong xuất khẩu hàng hoá, có nhiều phương thức thanh toán có thể áp dụng được tuy nhiên phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh 7
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học toán bằng thư tín dụng. Đây là phương thức thanh toán đảm bảo được quyền lợi của nhà xuất khẩu. 1.2.2.5 Tập quán, pháp luật: Hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế. 1.2.3 Vai trò của xuất khẩu đối với kinh tế, xã hội Việt Nam 1.2.3.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu góp phần vào công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước Như chúng ta đã biết, Công nghiệp hóa- hiện đại hóa là một chủ trương lớn của Đảng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi cao về kỹ thuật và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Và để làm được điều này đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn vốn lớn phục vụ cho việc nhập khẩu trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất cũng nh ư công nghệ hiện đại, và trình độ quản lý tiên tiến … Bởi lẽ, hầu hết các ngành sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH-HĐH. Nguồn vốn để phục vụ cho nhập khẩu có thể hình thành từ: đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ, vay nợ, nhận viện trợ , xuất khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, nếu xét về yếu tố bền vững thì chỉ có nguồn vốn thu đ ược từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa được xem là nguồn thu ngoại tệ dồi dào và đóng vai trò quan trọng. Vì những các nguồn thu khác như: đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay nợ,.. đều phải trả bằng cách này hoặc cách khác. Bình quân hàng năm, chỉ tính riêng xuất khẩu cà phê đã đóng góp một kim ngạch khá lớn cho ngân sách nh à nước. Kim ngạch thu được từ hoạt động xuất khẩu cà phê vào khoảng 1,3-1,7 tỷ USD, chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước 1.2.3.2 Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công ăn việc l àm và cải thiện đời sống của người dân Việt Nam là nước có kết cấu dân số trẻ, có tốc độ tăng lực lượng lao động nhanh ( nguồn lao động hàng năm vẫn còn tăng khoảng 2% tức trên 1 triệu người mỗi năm), do đó mà việc làm luôn là vấn đề nóng và nhạy cảm. Hàng năm, nhờ có xuất khẩu mà đã giảm bớt gánh nặng về thất nghiệp cho đất nước. Tạo điều kiện cho người dân có 8
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học thêm thu nhập, ổn định đời sống, nhờ đó mà giảm thiểu được các tệ nạn xã hội. Khi người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ tạo tâm lý yên tâm phấn khởi và người lao động (đặc biệt là lao động nông nghiệp) sẽ làm việc ngay tại quê hương mình, giảm tải tình trạng di cư của lao động ra các khu công nghiệp, thành thị để tìm kiếm việc làm. Theo thống kê của Hiệp hội cà phê Việt Nam, với tổng diện tích trồng đạt trên 500.000 ha, và sản lượng 10 triệu bao mỗi năm, cà phê hiện nay được xếp thứ 2 sau gạo trong danh mục hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Để đạt được sản lượng cao như vậy, ngành cà phê Việt Nam mỗi năm thu hút khoảng 300.000 hộ gia đình, với trên 600.000 lao động, đặc biệt vào 3 tháng thu hoạch, con số này có thể lên tới 700.000 hoặc 800.000. Như vậy, số lao động của ngành cà phê đã đạt tới 1.83% tổng lao động trên toàn quốc nói chung và 2.93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp nói riêng 1.2.3.3 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển Khi đề cập tới tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ có hai cách nhìn nhận: + Thứ nhất: Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá tiêu dùng nội địa. + Thứ hai: Coi thị trường đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở chỗ: Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển. Khi chúng ta xuất khẩu một mặt hàng nào đó kéo theo đó là sự phát triển các ngành khác phục vụ cho việc xuất khẩu mặt hàng này. Điển hình như: việc sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ kéo theo hàng loạt các ngành kinh tế phát triển theo như các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc, thúc đẩy các ngành xây dựng cơ bản như xây dựng đường xá, trường, trạm thu mua cà phê , … Ngoài ra còn kéo theo hàng loạt các ngành dịch vụ phát triển theo như : dịch vụ cung cấp giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, ngân hàng, cho thêu máy móc trang thiết bị,… Điều này góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng xuất khẩu 9
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Hoạt động xuất khẩu gắn với việc t ìm kiếm thị trường xuất khẩu, do đó khi xuất khẩu thành công tức là khi đó ta đã có được một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Điều này không những tạo cho Việt Nam có được vị trí trong thương trường quốc tế mà còn tạo cho Việt Nam chủ động trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cà phê thế giới. Thị trường tiêu thụ càng lớn càng thúc đẩy sản xuất phát triển có như vậy mới đáp ứng được nguồn hàng cho xuất khẩu Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là điều kiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra năng lực sản xuất mới Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công nghệ sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường. Bởi lẽ, doanh nghiệp muốn có một chỗ đứng trên thị trường thì phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho có thể tận dụng hết mọi năng lực sản xuất hiện có để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng về tính năng công dụng của sản phẩm càng nhiều càng tốt nhưng lại phải có mức giá cả hợp lý để vừa có thể cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp khác vừa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một khi, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cũng có nghĩa là nền kinh tế cũng ngày một đi lên, như vậy xuất khẩu không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn làm cho nền kinh tế ngày một phát triển và ổn định. 1.2.3.4 Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể thấy hoạt động xuất khẩu có sớm hơn hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. 10
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm gần đây 2.1.1 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam 2.1.1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Nhìn chung, từ năm 2007-2010, sản lượng và kim ngạch xuất xuất khẩu cà phê có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu xét riêng giai đoạn 2007-2008 thì xuất khẩu cà phê giảm giảm 18.6% về sản lượng, nhưng tăng 7.2% về giá trị. Đến năm 2009, xuất khẩu cà phê lại diễn biến phức và trái chiều so với năm 2008, tăng 11,71% về lượng, giảm 17.03% về kim ngạch. Theo các chuyên gia nhận định nguyên nhân là do xuất khẩu cà phê Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường, chưa chủ động, có lúc sản lượng cao nhưng cà phê lại không được giá nên dẫn đến kim ngạch không cao, nhưng khi giá cao thi lại không có đủ để xuất khẩu. Bên cách đó, sản lượng cà phê cũng phụ thuộc vào thời tiết và các yếu tố khác…. Biểu đồ 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê 2007 - 11T/2010 2.5 1.2 1.1 2 1 1.5 0.9 0.8 1 0.7 0.5 0.6 0.5 0 2007 2008 2009 11 tháng 2010 Sản lượng( Triệu tấn) Kim ngạch xuất khẩu ( Tỷ USD) Bảng 2.1: sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam 2007 2008 2009 11T/2010 Năm Sản lượng ( Triệu tấn) 1,2 1 1,18 1,03 Kim ngạch XK ( Tỷ USD) 1,8 2,2 1,73 1,52 ( Nguồn: tổng hợp từ Hiệp hội cà phê Việt Nam và ATP Việt Nam) 11
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề môn học Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2010 đạt khoảng 1,7 tỷ USD, giảm nhẹ so với 2009 2.1.1.2 Giá cả và chất lượng cà phê xuất khẩu Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua còn thấp so với giá cà phê cùng loại xuất khẩu trên thị trường thế giới 50-70 USD/tấn, có thời điểm thấp hơn tới 100 USD/tấn. Thông thường giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam thấp hơn giá bán cà phê cùng loại theo kỳ hạn tại thị trường Luân Đôn từ 150-170 USD/tấn (mức chuẩn thường sử dụng để so sánh đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của ta hàng năm) và giá tốt.Tình trạng giá xuất khẩu luôn thấp hơn giá thế giới hàng trăm USD/tấn .Nguyên nhân là do: Thứ nhất: Việt Nam thường xuất khẩu cà phê nhân theo giá FOB do ít có đi ều kiện thuê tàu và do không có đủ kinh nghiệm buôn bán theo giá CIF. Thứ hai: Khả năng đàm phán và tiếp thị cho sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê còn hạn chế, và cà phê Việt Nam chưa có thương hiệu dẫn đến việc bị khách hàng nước ngoài ép giá. Thứ ba: Là do chất lượng cà phê của ta còn chưa cao Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung đã có sự cải thiện, nhưng so với mặt bằng chung thì vẫn còn thấp, không ổn định và chậm cải tiến. Việc cải tiến quy chuẩn chất lượng cà phê diễn ra chậm, nỗ lực đưa tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam (TCVN 4193: 2005) ngang bằng với tiêu chuẩn quốc tế chưa được các doanh nghiệp đón nhận. Các doanh nghiệp và nhà rang xay vẫn sử dụng tiêu chuẩn cũ (TVCN 4293: 2003) và trông chờ cơ quan chức năng ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật mới tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO 10470. Chất lượng cà phê chậm cải thiện đã dẫn đến giá cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn các sản phẩm cùng loại. Với mức giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD như hiện nay, mỗi năm người trồng cà phê thiệt hại ít nhất 200 triệu USD (khoảng 3.600 tỷ đồng). Bên caạnh đó, chất lượng cà phê chưa cao là do ảnh hưởng từ quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến (do khâu thu hái, sơ chế và phân loại cà phê ở Việt Nam còn nhiều hạn chế: do nông dân không có điều kiện xây sân xi măng để phơi nên cà phê lẫn sạn, cát; do nông dân thu cả cà phê xanh; ủ cà phê trên đất dễ bị hút ẩm gây mốc) và ít nhiều do ảnh hưởng của thời tiết 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng No&PTNT Đông Hà Nội
68 p | 401 | 171
-
luận văn: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang
59 p | 555 | 166
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty bánh kẹo Hải Hà trong giai đoạn hiện nay
58 p | 380 | 105
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kỹ năng mềm cho Sinh viên tại Trường Đại học Thương mại
77 p | 1321 | 98
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu trong xây dựng cơ bản trong giai đoạn hiện nay
30 p | 256 | 72
-
Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
41 p | 559 | 71
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác mua hàng tại công ty bách hóa số 5 Nam Bộ
78 p | 775 | 64
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp mở rộng tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Mê Kong
81 p | 206 | 47
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giống cây trồng ở Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa
84 p | 255 | 35
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường ASEAN của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX
78 p | 211 | 33
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
86 p | 144 | 28
-
Luận Văn: Thực trạng và giải pháp tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ rượu tại chi nhánh Công ty Hà Phú An
62 p | 191 | 26
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp triển khai công tác chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Cẩm xuyên Hà Tĩnh giai đoạn 2000-2002
46 p | 191 | 23
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005
73 p | 145 | 20
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp tại Hà Nội trong 10 năm trở lại đây ( giai đoạn 19922002 )
115 p | 116 | 20
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp bước đầu đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ xã Hoàng Hoa Thám Chí Linh - Hải Dương cho việc hoạch định chính sách duy trì rừng Dẻ này trong giai đoạn hiện nay
81 p | 132 | 18
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách cho đầu tư phát triển trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà trê địa thị (tỉ Tĩnh) giai đoạn 2000 - 2010
67 p | 121 | 11
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ
40 p | 158 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn