LUẬN VĂN:Thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kiểm toán ở Việt Nam.Lời nói đầu Liền với Nghi định 70/CP (11/07/1994) đã đánh dấu sự xuất hiện của kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ nền kinh tế chuyển đổi. Sự xuất hiện của kiểm toán là một đò
lượt xem 18
download
Liền với Nghi định 70/CP (11/07/1994) đã đánh dấu sự xuất hiện của kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ nền kinh tế chuyển đổi. Sự xuất hiện của kiểm toán là một đòi hỏi tất yếu của công cuộc phát triển kinh tế phù hợp với xu hướng chung của kinh tế thế giới. Kiểm toán là một lĩnh vực mới ở Việt Nam. Cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc về một hệ thống kiểm toán hoàn chỉnh. Mục đích của chuyên đề này...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN:Thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kiểm toán ở Việt Nam.Lời nói đầu Liền với Nghi định 70/CP (11/07/1994) đã đánh dấu sự xuất hiện của kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ nền kinh tế chuyển đổi. Sự xuất hiện của kiểm toán là một đò
- LUẬN VĂN: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kiểm toán ở Việt Nam
- Lời nói đầu Liền với Nghi định 70/CP (11/07/1994) đã đánh dấu sự xuất hiện của kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ nền kinh tế chuyển đổi. Sự xuất hiện của kiểm toán là một đòi hỏi tất yếu của công cuộc phát triển kinh tế phù hợp với xu hướng chung của kinh tế thế giới. Kiểm toán là một lĩnh vực mới ở Việt Nam. Cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc về một hệ thống kiểm toán hoàn chỉnh. Mục đích của chuyên đề này chỉ nhằm làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản nhất. Từ đó áp dụng vào thực tiễn nước ta trên cơ sở kế thừa những ưu điểm và có sự cân nhắc để phù hợp với những đặc điểm riêng. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là so sánh mô hình tổ chức của kiểm toán của các quốc gia phát triển rút ra bài học kinh nghiệm. Dựa vào phân tích về lý luận và khảo sát thực trạng, tìm ra những yếu kém còn tồn tại để đề đạt những ý kiến, phương hướng giải quyết. Bố cục của chuyên đề gồm hai phần chính: Phần 1: Những vấn đề cơ bản về kiểm toán. Phần 2: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kiểm toán ở Việt Nam.
- phần1 những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán 1. Khái niệm chung về kiểm toán Thuật ngữ “Kiểm toán" có nguồn gốc từ tiếng La tinh là AUDIT đã xuất hiện từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Thời kỳ đó các nhà cầm quyền La Mã đã tuyển mộ các quan chức chuyên một việc “nghe ngóng” để kiểm tra độc lập về tình hình tài chính. Tuy nhiên, từ AUDIT với nghĩa kiểm tra độc lập và bày tỏ ý kiến thực sự chỉ mới được du nhập và o các nước phát triển từ giữa thế kỷ XX này: và o Bắc Mỹ từ những năm 30, và o Tây Âu từ những năm 60. ở Việt Nam, từ “Kiểm toán” mới chính thức xuất hiện tháng 5/1991 Như vậy, dù kiểm toán được nảy sinh rất sớm, song lý luận về kiểm toán chưa có cơ may phát triển cao do bị giới hạn cả về không gian và tính liên tục của sự phát triển. Hiện nay tồn tại rất nhiều những khái niệm, quan niệm về kiểm toán. - Theo chuẩn mực về kiểm toán của Vương quốc Anh “ Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ có liên quan” -Theo quan điểm chính thống trong giáo dục và đào tạo kiểm toán ở Cộng hoà Pháp: “Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khỏan niên độ của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là kiểm toán viên tiến hành để khẳng định những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế không che giấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định” - Cụ thể hơn, có thể dẫn ra quan niệm của các chuyên gia kiểm toán Hoa Kỳ như Alvin A. Arens và James K. Loebbeckerddax nêu trong giáo trình “kiểm toán”
- “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chưng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập” Các thuật ngữ trong các khái niệm trên có thể được hiểu như sau: 1) Các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền: có thể là kiểm toán viên (KTV) độc lập, KTV nội bộ hay KTV nhà nước. Các KTV phải là những người đọc lập và có thẩm quyền đối với đối tượng kiểm toán. KTV cần phải độc lập về kinh tế, độc lập về quan hệ tình cảm với lãnh đạo đơn vị được kiểm toán (chủ yếu nói đến KTV độc lập và KTV Nhà nước) tức là: Các KTV này không có quan hệ về mặt tài chính, không phải uỷ viên điều hành, không có quan hệ vay mượn đầu tư, nhận đầu tư hay các quan hệ kinh tế khác như tư vấn, dịch vụ, bảo hiểm, họ không có cổ phần, cổ phiếu trong doanh nghiệp (DN) cũng như các KTV không có quan hệ ông bà, vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh em ruột thịt đối với các thành viên lãnh đạo của DN. 2) Thu thập và đánh giá các bằng chứng: Bằng chứng là mọi thông tin mà KTV đã thu thập để xác định các thông tin có thể định lượng được cuả một đơn vị có được trình bày và báo cáo phù hợp với các chuẩn mực đã được xây dựng hay không. Quá trình kiểm toán thực chất là quá trình các KTV sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật kiểm toán để thu thập và đánh giá các bằng chứng cho mục đích trên. 3) Các thông tin có thể định lượng: Những thông tin này có thể là những thông tin trong báo cáo tài chính của một DN, một đơn vị hành chính sự nghiệp; lượng thời gian mà một công nhân cần để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tổng chi phí (giá trị quyết toán) một hợp đồng xây dựng của Nhà nước hay bản khai thuế của một hộ kinh doanh. 4) Các chuẩn mực đã được xây dựng và thiết lập: Các chuẩn mực này là cơ sở để đánh giá các thông tin. Các chuẩn mực này cũng rất phong phú đa dạng tuỳ thuộc chức năng từng cuộc, từng loại kiểm toán. Thông thường các chuẩn mực này là các qui định trong các văn bản pháp luật về các lĩnh vực khác nhau., các tiêu chuẩn, định mức,
- các chuẩn mực kế toán của mỗi quốc gia... Các chuẩn mực được chọn lựa và sử dụng tuỳ thuộc vào mục tiêu của từng cuộc kiểm toán. 5) Đơn vị được kiểm toán: Là một đơn vị, một tổ chức kinh tế, thường là một pháp nhân như DNNN, Công ty cổ phần, Công ty TNHH... Trường hợp cá biệt được xác định là một phân xưởng, đội sản xuất, một cửa hàng thậm chí một cá nhân. 6) Báo cáo kết quả kiểm toán: Là khâu cuối cùng của một cuộc kiểm toán. Tuỳ thuộc vào từng loại kiểm toán, báo cáo kiểm toán có thể khác nhau về bản chất nhưng mọi trường hợp chúng đều phải thông tin cho người đọc về mức độ tương quan và phù hợp giữa các thông tin có thể định lượng của một đon vị và các chuẩn mực đã được xây dựng. Báo cáo kiểm toán cũng có thể khác nhau về hình thức và có thể thay đổi từ loại phức tạp (khi kiểm toán báo cáo tài chính) đến các báo cáo đơn giản bằng miệng (khi kiểm toán cho một người nào đó) Từ tất cả những điều trình bày trên, ta có thể rút ra một kết luận chung nhất: “ Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được kiểm tra bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực” 2. Chức năng của kiểm toán 2. 1 Chức năng xác minh Chức năng này nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu và tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính. Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn với sự ra đời, tồn tại và phát triển của kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và được thể hiện khác nhau tuỳ từng đối tượng cụ thể của kiểm toán là bảng khai tài chính hay nghiệp vụ kinh tế cụ thể hoặc toàn bộ tài liệu ké toán. * Đối với bảng khai tài chính: việc thực hiện chức năng này là sự xác nhận của người độc lập ở bên ngoài. Thời cổ đại KTV độc lập chỉ ghi một chữ “ chứng thực”
- (Probatur) lên các bảng khai tài chính. Ngày nay, do quan hệ kinh tế phức tạp và đòi hỏi pháp lý cao nên viẹc xác minh bảng khai tài chính cần có 2 mặt: -Tính trung thực của các con số - Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính và theo chuẩn mực báo cáo tài chính thì việc thực hiện chức năng này thể hiện qua “Báo cáo kiểm toán” *Đối với các nghiệp vụ: Lúc đầu các nghiệp vụ được giới hạn ở hoạt động tài chính., ở hoạt động này, chức năng xác minh có thể được bởi hệ thống ngoại kiểm hay nội kiểm. Sản phẩm của viẹc xác minh này thường là những biên bản (biên bản xử lý sai phạm, biên bản kiểm kê, biên bản thanh tra các vụ việc cụ thể...) Cuối thế kỷ XX, kiểm toán nghiệp vụ được mở rộng ở lĩnh vực hiệu năng và hiệu quả hoạt động. 2. 2 Chức năng bày tỏ ý kiến Chức năng này cũng có quá trình phát triẻn lâu dài và được thể hiện rất khác nhau giũa các khách thể kiểm toán và giữa các nước có cơ sở kinh tế và pháp lý khác nhau * ở khu vực công cộng (bao gồm cả xí nghiệp công, các đơn vị sự nghiệp và các cá nhân hưởng thụ ngân sách Nhà nước) đều đạt được sự kiểm soát của kiểm toán Nhà nước (KTNN). ở mức độ cao của phán quyết này là sự phán quyết như các quan toà. Cơ quan KTNN có quyền kiểm tra các tài liệu và tình hình quản lý của các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước để xác minh tính chính xác và hợp lệ của các tài liệu thu chi và quản lý ngân sách. Đồng thời các cơ quan này cũng có quyền xét xử như một quan toà bằng các phán quyết của mình. Để đảm bảo cho cơ quan này thực hiện chức năng của mình, KTV cao cáp được pháp luật các nước thừa nhận những quyền đặc biệt. Cộng hoà pháp, họ được pháp luật thừa nhận quyền “bất năng thuyên chuyển”, CHLB Đức, họ được công nhận quyền “bất năng thay đổi”. các nước Bắc Mỹ và các nước Châu á- Thái Bình Dương (Australia, Singapore) chức năng bày tỏ ý kiến lại được thực hiện bằng phương thức “tư vấn”
- * ở khu vực kinh doanh hoặc các dự án nước ngoài: Chức năng bày tỏ ý kiến cũng được thực hiện qua phương thức “tư vấn”. Tuy nhiên do khách thể chủ yếu là các DN nên chức năng tư vấn chủ yếu được biểu hiện dưới hình thức các lời khuyên hoặc các dự án. Do đó trong trường hợp này, nếu sản phẩm của chức năng xác minh là “Báo cáo kiểm toán” thì sản phẩm của chức năng tư vấn là “Thư quản lý”. Ngoài chức năng tư vấn cho quản trị DN, ngày nay các công ty kiểm toán chuyên nghiệp còn phát triển chức năng tư ván của mình trong nhiêù lĩnh vực chuyên sâu, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính như tư vấn về đầu tư, tư ván về thuế... 3. Phân biệt kiểm toán với kiểm tra kế toán -Nếu kiểm toán là việc kiểm tra và nhận xét của KTV chuyên nghiệp độc lập với DN thì kiểm tra kế toán là kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán của người làm kế toán (tự kiểm tra) kiểm tra kế toán của kế toán trưởng, của cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước như tài chính, thuế … là kiểm tra theo luật định Người làm kiểm tra kế toán thường là người làm nghiệp vụ hoặc quản lý không phải chuyên nghiệp kiểm tra kế toán. Kiểm tra kế toán chủ yếu là kiẻm tra việc thực hiện chế độ kế toán như: - Kiểm tra việc lập và luân chuyển chứng từ kế toán, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, số liệu, thông tin trên chứng từ -Kiểm tra việc lập và ghi sổ kế toán, việc áp dụng các tài khoản và phương pháp tính toán, ghi chép trong quá trình ghi sổ kế toán, việc cộng sổ và đối chiếu số liệu định kỳ và khi kết thúc kỳ hạn kế toán, kiểm tra hệ thống kế toán trên máy vi tính -Kiểm tra việc lập và gửi báo cáo kế toán, việc phân tích số liệu kế toán trong kỳ phục vụ cho lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất -kinh doanh -Kiểm tra kế toán bao hàm cả việc bố trí, sắp xếp cán bộ kế toán, việc đào tạo, bồi dưỡng người làm kế toán, việc chỉ đạo kiểm tra thường xuyên của cấp trên
- -Kiểm tra kế toán không bao hàm việc xác nhận các số liệu về vốn, tài sản, tổng số thu chi, kết quả kinh doanh của kỳ kế toán như kiểm toán Nếu kết quả kiểm tra kế toán phải được công bố công khai thì và được xử lý ngay theo quyền hạn của người kiểm tra, của chủ DN hoặc cấp trên, thì kết quả kiểm toán chỉ thông báo cho chủ DN và chủ DN được toàn quyền xử lý, KTV không được thông báo cho người thứ ba Tuy nhiên, kiểm toán và kiểm tra kế toán có mối quan hệ chặt chẽ, bổ xung cho nhau: -Để kiểm toán, trước hết KTV phải thực hiện kiểm tra kế toán một cách độc lập để xét xem hệ thống kế toán đó có đủ điều kiện để kiểm tra các hoạt động tài chính không. Nếu kế toán yếu kém, chứng từ lộn xộn, không có sổ sách... thì không có đủ cơ sở xác nhận báo cáo tài chính, và do đó không thể xác nhận sự trung thực, hợp lý của số liệu báo cáo. Trái lại, nếu kế toán làm tốt hoặc có thể chấp nhận được thì KTV mới có thể xác nhận báo cáo tài chính là trung thực hựp lý hay không. Như vậy, kiểm tra kế toán là một phần việc bắt buộc khi thực hiện kiểm toán -Kiểm toán có phạm vi rộng và bao trùm hơn kiểm tra kế toán. KTV phải sử dụng nhiều bằng chứng kiểm toán, áp dụng nhiều phương pháp kỹ thuật, nhiều nguyên tắc hành động& chụi trách nhiệm vật chất lớn hơn người làm kiểm tra kế toán. 4. Phân loại kiểm toán Tuỳ từng tiêu thức phân chia mà người ta phân biệt ra các loại kiểm toán khác nhau 4. 1 Phân loại kiểm toán theo chức năng 4. 1. 1 Kiểm toán hoạt động (Operational Audit) Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính hữu hiệu (hiệu lực) và hiệu quả trong hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị
- -Tính hiệu lực là khả năng hoàn thành các nhiệm vụ hay mục tiêu đề ra -Tính hiệu quả là việc đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, từ việc đánh giá một phương án kinh doanh, một qui trình công nghệ, một loại tài sản thiết bị mới đưa vào hoạt động hay việc luân chuyển chứng từ trong một đơn vị... Vì thế khó có thể đưa ra một khuôn mẫu cho loại hình kiểm toán này. Đồng thời tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình hoạt động rất khó được đánh giá một cách khách quan so với tính tuân thủ và tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính. Thay vào đó, việc xây dựng các chuẩn mực để đánh giá các thông tin có thể định lượng được trong một cuộc kiểm toán hoạt động là một việc mang tính chất chủ quan Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường vượt ra khỏi phạm vi công tác kế toán tài chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực. Vì vậy, kiểm toán hoạt động dùng nhiều kỹ năng khác nhau: kế toán, tài chính, kinh tế, kỹ thuật và khoa học... Sản phẩm của kiểm toán hoạt động là một bản báo cáo cho người quản lý về kết quả kiểm toán và những ý kiến đề xuất cải tiến hoạt động 4. 1. 2 Kiểm toán tuân thủ (Compliance Audit) Mục đích của kiểm toán tuân thủ là xem xét bên được kiểm toán có tuân theo các thủ tục, nguyên tắc, các qui chế mà các cơ quan thẩm quyền cấp trên hoặc các cơ quan chức năng của Nhà nước đã đề ra hay không. Kiểm toán tuân thủ vì vậy mà có thể gọi là kiểm toám tính qui tắc (Regularity Audit). kiểm toán tuân thủ có thể là: Kiểm toán thuế về việc tuân thủ các luật thuế ở các DN Kiểm toán của các cơ quan chức năng của Nhà nước đối với các DNNN, các đơn vị có sử dụng kinh phí của Nhà nước về việc chấp hành các chính sách, các chế độ, các qui định về mặt pháp lý... Kiểm toán việc chấp hành các điều khoản hợp đồng tín dụng đối với các đơn vị sử dụng vốn vay của ngân hàng
- 4. 1. 3 Kiểm toán các báo cáo tài chính (Audit of financial Statements) Là việc kiểm toán để kiểm tra, xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính cũng như việc báo cáo tài chính có phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực kế toán được thừa nhận rộng raĩ hay không. Các báo cáo tài chính thường được kiểm topán nhiều nhất là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kể cả các bản ghi chú, thuyết minh bổ xung báo cáo tài chính. Công việc kiểm toán báo cáo tài chinh thường do các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, Chính phủ, các ngân hàng và các chủ đầu tư, cho người bán, người mua... 4. 2. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán 4. 2. 1 Kiểm toán nội bộ (Internal Audit) Là loại kiểm toán do các KTV nội bộ tiến hành. Phạm vi của kiểm toán nội bộ xoay quanh việc “kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng thực thi trong những công việc được giao. Thông thường kiểm toán nội bộ hoạt động trong những lĩnh vực sau: Rà soát lại hệ thống kế toán và các qui chế kiểm soát nội bộ có liên quan, giám sát sự hoạt động của các hệ thống này cũng như tham gia hoàn thiện chúng Kiểm tra lại các thông tin tác nghiệp và các thông tin tài chính, bao gồm việc soát xét lại các phương tiện đã sử dụng đẻ xác định, tính toán, phân loại và báo cáo những thông tin này, thẩm định cụ thể những khoản mục cá biệt (kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, các số dư và các bước công việc) Kiểm tra tính kinh tế, tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động, kể cả các qui định không có tính chất tài chính của đơn vị
- Bộ phận kiểm toán nộ bộ có thể chỉ gồm một vài người ở những đơn vị trung bình nhưng có thể lên đến hàng trăm ở những công ty lớn. Bộ phận kiểm toán nội bộ thường được tổ chức trực thuộc và báo cáo trực tiếp cho giám đốc, các thành viên cao cấp khác của đơn vị để hoạt động được hữu hiệu. Tuy được tổ chức độc lập với bộ phận kiểm tra nhưng kiểm toán nội bộ là một bộ phận của đơn vị nên không thể độc lập hoàn toàn với đơn vị được. Vì vậy, các báo cáo của kiểm toán nội bộ rất được chủ DN tin tưởng nhưng ít có giá trị pháp lý 4. 2. 2 Kiểm toán Nhà nước (Government Audit) Là công việc kiểm toán do các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước (tài chính, thuế...) và cơ quan kiểm toán Nhà nước (KTNN) tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ, xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ, chế độ của Nhà nước tại các đơn vị sử dụng vốn, kinh phí của Nhà nước Khách thể của KTNN bao gồm: Đơn vị kế toán ngân sách Nhà nước như các cơ quan tài chính, đơn vị hành chính Nhà nước, cơ quan sự nghiệp văn hoá, xã hội, đoàn thể, tổ chức có hưởng thụ kinh phí ngân sách cấp Các công trình xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách cấp, các công trình, dự án vay nợ, viện trợ của Chính phủ Các DNNN Các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, dự trữ quốc gia chi bằng vốn ngân sách KTNN làm việc theo định kỳ hoặc khi có sự việc bất thường xảy ra. Đặc điểm nổi bật của KTNNlà tién hành theo mệnh lệnh hành chính. Các đối tượng kiểm toán dù muốn hay không các cuộc KTNN vẫn được tiến hành. Thông qua hoạt động của mình, KTNN góp ý với đơn vị sửa chữa sai sót, vi phạm để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, đồng thời kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm của đơn vị;đề
- xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán khi cần thiết Hoạt động KTNN có tác dụng đặc biệt trong việc giữ gìn kỷ cương, pháp luật, gắn liền với các vụ việc vi phạm pháp luật quản lý kinh tế, tài chính, các vụ tham nhũng... 4. 2. 3 Kiểm toán độc lập (Independent Audit) Kiểm toán độc lập (KTĐL) là loại kiểm toán được tiến hành bởi các KTV độc lập thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. KTĐL là loại hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, được quản lý chặt chẽ bởi các hiệp hội chuyên ngành về kiểm toán. Các KTV độc lập là đội ngũ hành nghề chuyên nghiệp, có kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức, phải trải qua các kỳ thi quốc gia và phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định về bằng cấp và kinh nghiệm. KTV độc lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo cáo tài chính. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, KTV độc lập còn có thể thực hiện kiểm toán lưu động, kiểm toán tuần thú hay tiến hành các dịch vụ tư vấn tài chính-kế toán khác. KT độc lập là bạn hàng của các DN, công việc KT độc lập được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, bên yêu cầu kiểm toán phải trả phí dịch vụ kiểm toán theo theo hợp đồng ký kết. KTV chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho DN và người sử dụng số liệu báo cáo tài chính do KTV đó xác nhận nếu để xẩy ra sai sót. KT độc lập là chỗ dựa cho cơ quan nhà nước chứ không thể thay thế việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước. Nếu KT độc lập đáng tin cậy sẽ góp phần giảm đánh kể bộ máy hành chính nhà nước và giảm chi tiêu ngân sách. 5. Trình tự tình hình kiểm toán 5.1. Lập kế hoạch kiểm toán Đây là giai đoạn dầu tiên cần thiết cho mọi cuộc KT. Kế hoạch KT bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- - Tập hợp những hiểu biết về hoạt động kinh doanh, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng - Xác định mức độ tin cậy dự kiến đối với hệ thống kiểm soát nội bộ - Lập chương trình, xây dựng nội dung, thời gian và phạm vi của phương pháp KT sẽ được thực thi. - Tổ chức phối hợp các bước công việc trong quá trình thực hiện KT. Kế hoạch KT thích hợp sẽ giúp cho KTV xác định được các vấn đề trọng tâm cần tập trung chú ý, những bộ phận có thể có rủi ro, những vấn đề cần nhận biết để tránh sai sót và hoàn tất công việc nhanh chóng. Kế hoạch cũng giúp cho việc sử dụng các trợ lý một cách có hiệu quả, phối hợp ăn ý giữa những người tham gia KT và sử dụng hiệu quả tư liệu của các chuyên gia hoặc KTV khác. Giai đoạn lập kế hoạch gồm những công việc sau: + Lập kế hoạch chiến lược + Lập kế hoạch chi tiết + Soạn thảo các chương trình kiểm toán. 5.2. Thực hành kiểm toán Là giai đoạn KTV triển khai thực hiện các công việc đã được ghi trong kế hoạch và chương trình KT. Bước này gồm 3 công việc chủ yếu sau: - Nghiên cứu đánh giá hệ thống kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ có liên quan đến một cuộc KT trong đó nghiên cứu các nội dung tổ chức công tác kế toán của DN, thẩm định khả năng chuyên môn của nhân viên kế toán trong DN. - Kiểm tra các bộ phận của báo cáo tài chính: KTV rà soát lại tất cả các bằng chứng KT để làm căn cứ cho việc diễn đạt ý kiến nhận xét của mình. Việc KT các bộ
- phận của báo cáo tài chính được thực hiện một cách linh hoạt áp dụng phương pháp KT một cách hợp lý nhất cho từng nội dung. - Phân tích đánh giá: KTV phải phân tích đánh giá cách thông tin tài chính đã thu nhận được làm cơ sở cho việc làm lập báo cáo KT. Thực chất của giai đoạn này là KTV áp dụng các phương pháp KT để thu thập, đánh giá các bằng chứng KT theo kế hoạch và chương trình KT đã vạch ra. Các phương pháp KT đó là: 1) Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát: phương pháp dựa trên cơ sở sử dụng các tỷ lệ, các mối quan hệ tăng cường để xác định những tổ chức hay những sai lệch không bình thường trong bảng CĐKT và các báo cáo TC khác. Kỹ thuật chủ yếu dùng để phân tích, đánh giá các thông tin TC của DN là: * Phân tích so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu như: + So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước + So sánh số liệu thực tế với số liệu trong giấy phép đầu tư, HĐ hợp tác xây dựng, kế hoạch sản xuất- kỹ thuật - tài chính, dự toán chi phí... + So sánh số liệu giữa các đơn vị cùng ngành, cùng loại hình xây dựng, cùng lãnh thổ và có quy mô tương đương. Hoặc so sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với các chi tiêu bình quân trong ngành. * Phân tích tỷ suất bằng cách so sánh, xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau. Các tỷ suất thường dùng trong KT: + Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán:
- Tỷ suất khả năng thanh toán. nhanh hiện Số vòng thu hồi nợ... thời dài + Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời: Tỷ suất khả năng sinh lời của TS đầu tư Tỷ suất hiệu quả kinh doanh nợ tự + Nhóm tỷ suất về cấu trúc TC: Tỷ suất 2) Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các só dư TK. KTV kiểm tra chi tiết từng hoạt động, nghiệp vụ, từng chỉ tiêu trong báo cáo TC. Phương pháp này thích hợp để kiểm tra các DN có quy mô nhỏ, các nghiệp vụ không phức tạp hoặc những bộ phận, khoản mục dễ cảm xúc trong KD ( tiền mặt, ck các loại vật tư, hàng hoá quý hiếm...). Tuy nhiên phương pháp kiểm tra chi tiết, từng loại hoạt động trở nên không thực tế khi quy mô hoạt động và khối lượng giao dịch của DN ngày càng tăng lên. Bởi vậy KT hiện đại thường không kiểm tra chi tiết toàn bộ các nhân viên và các số dư TK. 3) Phương pháp kiểm toán tuân thủ Là các thủ tục và kỹ thuật KT được thiết lập để thu thập các bằng chứng về tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ DN. 4) Phương pháp theo dấu hiệu chỉ dẫn KTV dựa vào các dấu hiệu khả nghi để định hướng cuộc KT. Bằng khả năng chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp KTV phân tích, đánh giá để phát hiện những hiện tượng "gia công" chế biến số liệu, báo cáo sai sự thật hoặc có thể tìm được sự giải thích số liệu, tài liệu kế toán của DN là trung thực. 5) Phương pháp thăm dò
- Phương pháp này KTV chọn mẫu để KT và từ đó có thể mở rộng phạm vi KT làm bằng chứng cho kết luận của KTV. 5.3. Hoàn thành kiểm toán Trong giai đoạn này, KTV sẽ lập và phát hành báo cáo trong đó trình bày Có TK ý kiến của KTV về các báo cáo TC đã được KT. Theo thông lệ KT quốc tế, một báo cáo KT bao gồm các yếu tố cơ bản: a. Tiêu đề: Thông thường người ta dùng tiêu đề "Báo cáo kiểm toán" để thuận tiện cho việc phân biệt giữa báo cáo KT với các loại báo cáo khác như báo cáo của Ban thanh tra. b. Địa chỉ: báo cáo KT phải ghi địa chỉ nơi gửi. Báo cáo KT phù hợp với yêu cầu của thư hẹn KT và quy định của địa phương. Đây thường là địa chỉ chính thức của đơn vị mời KT. c. Xác điịnh báo cáo TC được kiểm toán: Báo cáo KT phải xác định rõ cách báo cáo TC được KT bao gồm: tên của DN có báo cáo, ngày lập báo cáo và kỳ hạn báo cáo. d. Các thông lệ và chuẩn mực KT được tuân theo khi tiến hành KT: Báo cáo KT phải chỉ rõ các thông lệ và chuẩn mực KT quốc tế hay quốc gia. Trừ khi có các thông lệ khác, còn thông thường các chuẩn mực hoặc thông lệ mà KTV phải tuân theo là các chuẩn mực, thông lệ chính thức của quốc gia mà KTV phải nêu rõ tên. e. ý kiến nhận xét về các báo cáo TC: báo cáo KT phải diễn đạt đầy đủ rõ ràng ý kiến của KTV nhận xét về các báo cáo TC, giải trình về tình hình TC của DN và kết quả SX-KD, phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán (quốc tế hay quốc gia), phù hợp với tính chất thận trọng và thực tế của KT, các cụm từ thường được dùng để diễn đạt ý kiến của KTV là: "Trình bày hợp lý" hoặc "Trung thực và hợp lý". KTV không bao giờ ghi nhận xét rằng các báo cáo TC của DN là "Chính xác và đầy đủ" hoặc "Chính xác và công bằng"
- g. Chữ ký: KTV phải ký tên, ghi đầy đủ họ tên, hàm cấp và ghi địa chỉ vào báo cáo KT. h. Ngày lập báo cáo kiểm toán: ngày tháng ghi trên báo cáo KT thông báo cho người đọc tính thời gian của sự kiện, hiệu lực của báo cáo TC và các văn kiện, nghiệp vụ phát sinh tính đến ngày ký báo cáo KT . * Các loại báo cáo KT: Báo cáo chấp nhận toàn bộ: đưa ra ý kiến nhận xét hoàn hoả, công nhận toàn bộ số liệu của DN là trung thực và hợp lý. Một ý kiến nhận xét hoàn hảo chĩ rõ sự hài lòng của KTV về mọi khía cạnh tài liệu của DN. Báo cáo chấp nhận toàn bộ còn được lập trong trường hợp số liệu ban đầu của DN đưa ra không thích hợp, nhưng sau đó đã chấp nhận sữa chữa theo ý kiến của KTV. Báo cáo KT chấp nhận từng phần: KTV nhận thấy không chấp nhận được toàn bộ vì còn nhiều điểm chưa xác nhận được hoặc không đồng ý với DN, KTV chấp nhận phần chủ yếu bản báo cáo TC hợp lý hoặc sau khi điều chỉnh lại theo ý kiến của KTV. Báo cáo KT đưa ra ý kiến nhận xét "từ bỏ": khi phạm vi KT bị giới hạn nghiêm trọng hay số liệu của DN mập mờ ở những mức độ lớn, khiến cho KTV không thể ghi ý kiến nhận xét của mình về toàn bộ các báo cáo TC được thì KTV ghi ý kiến "từ bỏ". Báo cáo KT đưa ra ý kiến "trái ngược": còn được gọi là ý kiến "bất đồng". Đây là loại ý kiến được đưa ra khi có ý kiến bất đồng với các nhà quản lý DN ở mức độ lớn khiến KTV không thể ghi ý kiến dưới dạng "ngoại trừ". KTV có thể không đồng ý với các nhà quản lý về: + Sự thích hợp của chế độ kế toán mà DN đã sử dụng + Phương pháp áp dụng chế độ kế toán + Sự thể hiện trung thực, hợp lý trong báo cáo TC + Sự phù hợp của báo cáo TC với các yêu cầu pháp lý tương ứng
- Báo cáo KT trong trường hợp này cần ghi rõ thực chất của sự bất đồng, chỉ ra các khoản bất đồng và cố gắng tối đa để xác định ảnh hưởng có thể xẩy ra với báo cáo TC về mặt định lượng. Phần II thực trạng và phương pháp hoàn thiện công tác kiểm toán ở Việt Nam 1. Lý do hoàn thiện công tác kiểm toán ở Việt Nam Sau hơn 10 năm xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta đã ra khỏi khủng hoảng và đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, những mặt trái của cơ chế thị trường cũng ngày càng bộc lộ rõ nét và gây ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí có một số biểu hiện đáng lo ngại về kinh tế-xã hội. Mặc dù chúng ta có nhiều cố gắng ngăn chặn và xử lý, song tình trạng buôn lậu, tham nhũng, hoạt động kinh doanh trái phép, trốn thuế... gây thất thoát ngân sách, tài sản nhà nước ngày càng lớn, như vụ TAMEXCO thất thoát khoảng 400 tỷ đồng, vụ Tân Trường Sanh khoảng vài ngàn tỷ đồng, vụ EMEXCO-Minh Phụng trên 4000 tỷ đồng. Nguyên nhân của tình trạng trên liên quan đến 2 khía cạnh sau: - Khi đi vào kinh tế thị trường nước ta đã quá chậm và chưa tập trung đúng mức cần thiết cho việc hình thành và tăng năng lực hệ thống kiểm toán, bao gồm: kiểm toán NN, kiểm toán nội bộ các đơn vị kinh tế và các cơ sở, nhất là DNNN. Kinh nghiệm thế giới cho thấy ở mọi nước kinh tế thị trường phát triển đều cần phải có hệ thống kiểm toán mạnh. Có thể nói đây là một công cụ đắc lực không thể thiếu để quản lý kinh tế của mỗi quốc gia. Trong khi đó, chúng ta đi vào KTTT chuyển đổi đã được 8 năm, nhưng mãi đến tháng 7/1994 Chính phủ mới ban hành nghị định 70-CP về thành lập kiểm toán nhà nước. Hơn nữa cho đến nay hệ thống đó mới hoạt động theo những văn bản pháp quy dưới luật, cơ sở và tính pháp lý còn rất hạn chế. Mặc dù trong 5 năm qua đã có nhiều cố gắng, song đến nay hệ thống KTNN mới chỉ có trên 450KTV, trình độ quản lý NN, quản lý TC, đặc biệt là về nhân viên chuyên môn của KT còn nhiều mặt
- hạn chế. Do vậy hoạt động KT mới triển khai bước đầu ở một số ngành, địa phương và DN trọng điểm. - Bộ máy quản lý TC bảo vệ pháp luật được tổ chức rất đồ sộ, nhiều khâu cấp từ TW đến địa phương, biên chế lớn song chưa được quy định về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động chồng chéo và chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này với nhau nói chung và với hệ thống KT nói riêng. Do đó tình trạng vi phạm pháp luật, tham nhũng... vẫn xẩy ra ngày càng nhiều và nghiêp trọng. Trong khi đó, sự tác động của hệ thống KT còn quá mỏng manh và hụt hẫng rất xa so với nhu cầu công tác KT đối với các DN, cơ quan và đơn vị sự nghiệp. Chính vì vậy hoàn thiện KT sẽ là công cụ đắc lực cho nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường. Đứng trên góc độ thị trường: nền KTTT đòi hỏi các DN thuộc mọi ngành kinh tế muốn điều hành sản xuất KD cần phải có thông tin chính xác, kịp thời và tin cậy; muốn tạo ra niềm tin cho những người quan tâm tới DN như: các nhà đầu tư, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp... thì phải có một bên thứ ba độc lập khách quan, có trình độ chuyên môn cao, được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho các đối tượng quan tâm, đó chính là kiểm toán. 2. Thực trạng và phát huy hoàn thiện công tác kiểm toán về mặt tổ chức: Mặc dù hoạt động KT là một lĩnh vực mới ở nước ta, nhưng các bộ phận của một hệ thống KT đã được hình thành và bước đầu đi vào hoạt động. Mục tiêu xây dựng một hệ thống KT đầy đủ, bao gòm 3 bộ phận: KT nhà nước, KT độc lập và KT nội bộ 2.1. Kiểm toán nhà nước (KTNN) Ngày 11/7/1994, kiểm toán nhà nước chính thức được thành lập trên cơ sở Nghị định 70-CP của Chính phủ. Theo đó KTNN là cơ quan thuộc Chính phủ và là cơ quan kiểm tra TC công của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện việc KT đối với các cơ quan nhà nước các cấp, các đơn vị có nhiệm vụ thu chi ngân sách NN và các tổ chức đơn vị có quản lý và sử dụng công quỹ, tài sản NN.
- KTNN ra đời là một yêu cầu tất yếu của xu thế đổi mới, là sự đòi hỏi khách quan của cơ chế thị trường trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quy XHCN Việt Nam. Là một cơ quan mới trước đó chưa có một tổ chức tiền thân, chưa có tiền lệ trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nên trong buổi ban đầu KTNN gặp không ít khó khăn, từ cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức con người đến công tác chuyên môn, cơ sở pháp lý cho hoạt động... Tuy nhiên, qua 5 năm hoạt động, KTNN đã thu được những thành quả bước đầu quan trọng. Trên cơ sở Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN, đến nay bộ máy tổ chức của ngành đã đi vào thế ổn định và tiếp tục phát triển với 4 đơn vị KT chuyên ngành, 1 văn phòng, 1 trung tâm KH&BDCB, 1 văn phòng thanh tra và kiểm tra nội bộ thuộc Tổng KTNN và 4 KTNN khu vực (phía Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nam Bộ). Từ chỗ ban đầu (1994) chỉ có hơn 30 người, đến nay KTNN có gần 500 CBCNV, trong đó 400 người là KTV (Số tốt nghiệp đại học trở lên chiếm 88%, riêng KTV 100% đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành TC-kế toán và một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật khác). Tuy còn thiếu nhiều so với nhiệm vụ lâu dài của ngành, nhưng số CB hiện có đã đáp ứng được nhiệm vụ trong giai đoạn đầu thành lập. Tính đến nay KTNN đã thực hiện trên 2.500 cuộc KT tại các đơn vị có sử dụng NSNN trên hầu hết các lĩnh vực, kể cả những nơi từ trước đến nay chưa được thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài. Cụ thể đã KT báo cáo quyết toán NSNN trên địa bàn 61 tỉnh, thành phố; KT một số chỉ tiêu lớn trong báo cáo quyết toán TC của 6 Bộ và cơ quan ngang bộ; 4 cơ quan thuộc Chính phủ; KT báo cáo quyết toán 10 công trìnhtrọng điểm quốc gia và 6 chương trình, mut của Chính phủ; KT báo cáo TC gần 50 Tổng công ty và 90 và 91; KT báo cáo quyết toán của 7 quân khu, quân chủng, tổng cục và nhiều DN thuộc khối an ninh-quốc phòng và kinh tế Đảng... Thông qua KT, KTNN đã phát hiện và kiến nghị tăng thu, thiết kế chi cho NSNN trong từng địa phương và đơn vị; cung cấp các thị trường xác thực cho các cơ quan quản lý NN về thực trạng thu chi, điều hành và quyết toán NSNN... Nó cũng là một trong những căn cứ để Quốc hội xem xét, quyết định phân bổ và phê chuẩn quyết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận triết học "Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay – Thực trạng và phương hướng giải quyết"
19 p | 990 | 505
-
Luận văn: Thực trạng rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cùng một số phương hướng phát triển tại NHNo&PTNT trong giai đoạn hiện nay
59 p | 436 | 170
-
Đề tài “Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay – Thực trạng và phương hướng giải quyết”
23 p | 382 | 135
-
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT: LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
128 p | 269 | 106
-
Tiểu luận: Vấn đề đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của luật sư Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện
11 p | 1274 | 101
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay
127 p | 261 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: thực trạng và phương hướng phát triển
92 p | 396 | 59
-
LUẬN VĂN: ” Thực trạng và phương hướng phát triển hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam ”
54 p | 149 | 47
-
TIỂU LUẬN: Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay – Thực trạng và phương hướng giải quyết
30 p | 201 | 45
-
Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội
69 p | 150 | 29
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và phương hướng phát triển KTTT ở Việt Nam
21 p | 117 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và phương hướng cải biến cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
112 p | 112 | 23
-
Tiểu luận: Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay – Thực trạng và phương hướng giải quyết
24 p | 116 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách thương mại liên quan đế lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực trạng và phương hướng
111 p | 108 | 13
-
Đề tài ” Thực trạng và phương hướng phát triển hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam ”.
52 p | 101 | 13
-
Luận văn: Thực trạng và phương hướng phát triển hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam
41 p | 151 | 13
-
Luận Văn: Thực trạng và phương hướng hoạt động và những biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH TP Vinh
69 p | 825 | 8
-
Đáo hạn bảo hiểm và chi trả sau đáo hạn: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện
54 p | 55 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn