intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

236
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kể từ khi máy tính ra đời, khái niệm Công Nghệ Thông Tin (CNTT) ngày càng trở nên quen thuộc đến nỗi thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ thông tin. Linh hồn của CNTT chính là phần mềm - một sản phẩm vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nhận thức được vấn đề này, trong 10 gần đây, Việt Nam đã rất chú trọng đến lĩnh vực Công Nghệ Phần Mềm cũng như đến việc tiêu thụ mặt hàng này tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy vậy, thực trạng xuất khẩu phần mềm Việt Nam vẫn còn rất manh mún,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM "

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ****** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Đoàn Anh Thư Lớp : Anh 9 - K38C : TS. Nguyễn Hữu Khải Giáo viên hướng dẫn HÀ NỘI 11/2003
  2. Mục Lục Mục Lục I Danh mục bảng IV Danh mục biểu V Danh mục các ký hiệu viết tắt VI Lời nói đầu 1 Chương I: một số vấn đề lý luận liên quan đến xuất khẩu phần mềm 3 I. Xuất khẩu phần mềm và những khái niệm liên quan ................................ ................................ ........ 3 1. .......... KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ HỌC PHẦN MỀM ................................ ................................ ................................ .......................... 3 1.1. Công nghệ thông tin ........................................................................................... 3 1.2. Công nghệ học phần mềm .................................................................................. 4 2. ........KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẦN MỀM VÀ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ PHẦN MỀM ................................................................................................................................................ 5 2.1. Phần mềm ........................................................................................................... 6 Khái niệm ..................................................................................................... 6 2.1.1. Phân loại ....................................................................................................... 6 2.1.2. Đặc tính chung .............................................................................................. 7 2.1.3. 2.2. Sản phẩm và dịch vụ phần mềm ................................ ................................ ........ 9 3. ................................................................ CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU PHẦN MỀM .............................................................................................................................................. 10 3.1. Gia công phần mềm xuất khẩu ........................................................................ 11 3.2. Xuất khẩu phần mềm đóng gói.......................................................................... 12 II. Vị trí, vai trò của XKPM trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam ..................................................14 1. VỊ TRÍ CỦA HOẠT ĐỘNG XKPM TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆT NAM .............................................................................................................................................. 14 2. ...... VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XKPM TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆT NAM ..................................................................................................................................... 18 2.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ........ 18 2.2. Hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế........................................ 20 2.3. Góp phần giải quyết bài toán lao động ............................................................ 23 2.4. Tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, góp phần cân đối cán cân thương mại, cán cân thanh toán .............................................................................................................. 24 2.5. Nâng cao vị thế Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới ........................ 25 Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam 27 I. Vài nét về hoạt động sản xuất và xuất khẩu phần mềm của một số nước tiêu biểu trên thế giới .....27 1. ............... HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA NHẬT BẢN .............................................................................................................................................. 27 1.1. Hoạt động sản xuất phần mềm của Nhật Bản ................................................. 27 Quy mô ngành công nghiệp dịch vụ của CNTT Nhật Bản ........................... 28 1.1.1. I
  3. Cơ cấu nguồn nhân lực ngành công nghiệp dịch vụ CNTT của Nhật Bản .... 29 1.1.2. Cơ cấu sản phẩm ngành công nghiệp dịch vụ CNTT của Nhật Bản ............. 30 1.1.3. 1.2. Hoạt động xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản .............................................. 32 Quy mô xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản................................................ 32 1.2.1. Cơ cấu xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản ................................................. 33 1.2.2. Thị trường xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản............................................ 35 1.2.3. 2. ....................... HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA ÂN ĐỘ .............................................................................................................................................. 37 2.1 Hoạt động sản xuất phần mềm của Ân Độ ...................................................... 37 Quy mô ngành CNpPM Ân Độ ................................................................... 37 2.1.1 Chất lượng sản phẩm phần mềm của Ân Độ................................................ 36 2.1.2 Sở hữu trí tuệ trong CNpPM của Ân Độ...................................................... 37 2.1.3 Nguồn nhân lực trong CNpPM của Ân Độ .................................................. 37 2.1.4 2.2. Hoạt động xuất khẩu phần mềm của Ân Độ ................................................... 38 Quy mô xuất khẩu phần mềm của Ân Độ ................................ .................... 38 2.2.1. Thị trường xuất khẩu phần mềm của Ân Độ ................................................ 38 2.2.2. II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm của Việt Nam ................................ .........................39 1. ....................................... VÀI NÉT VỀ NỀN SẢN XUẤT PHẦN MỀM CỦA VIỆT NAM .............................................................................................................................................. 39 2. ............... THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA VIỆT NAM .............................................................................................................................................. 42 2.1. Quy mô xuất k hẩu phần mềm của Việt Nam ..................................................... 43 2.2. Cơ cấu hình thức xuất khẩu phần mềm của Việt Nam ..................................... 43 2.3. Thị trường xuất khẩu phần mềm của Việt Nam ................................................ 44 3. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ FPT – CÔNG TY XUẤT KHẨU PHẦN MỀM LỚN NHẤT VIỆT NAM ..................................................................................................................................... 45 3.1. Quy mô xuất khẩu phần mềm của FPT................................ ............................. 45 3.2. Cơ cấu sản phẩm phần mềm của FPT .............................................................. 46 3.3. Thị trường xuất khẩu phần mềm của FPT................................ ........................ 47 3.4. Chất lượng sản phẩm phần mềm của FPT................................ ........................ 47 III. Đánh giá hoạt động XKPM của Việt Nam ....................................................................................49 1. .................................. THÀNH CÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG XKPM CỦA VIỆT NAM .............................................................................................................................................. 49 1.1. Bước đầu xây dựng một cơ sở hạ tầng tiên tiến .............................................. 49 1.2. Xây dựng một cơ chế chính sách nhà nước tương đối thông thoáng .............. 52 Chính sách quản lý...................................................................................... 52 1.2.1. Chính sách khuyến khích đầu tư................................ ................................ .. 55 1.2.2. 2. .............................................TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XKPM CỦA VIỆT NAM .............................................................................................................................................. 58 2.1. Chất lượng cơ sở hạ tầng còn yếu kém so với mặt bằng chung thế giới ......... 58 2.2. Cơ chế quản lý chưa rõ ràng ............................................................................ 62 2.3. Nguồn nhân lực thiếu về số lượng, yếu về chất lượng ..................................... 62 II
  4. 2.4. Vi phạm bản quyền trở thành một đại dịch trong lĩnh vực phần mềm Việt Nam ........................................................................................................................... 65 2.5. Nghiệp vụ xuất khẩu thiếu tính chuyên nghiệp ................................ ............... 68 chương III: Triển vọng phát triển và giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu phần mềm của Việt Nam 69 I. Triển vọng phát triển của ngành xuất khẩu phần mềm Việt Nam....................................................69 1. ........... DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG PHẦN MỀM THẾ GIỚI TRONG NHỮNG NĂM TỚI .............................................................................................................................................. 69 1.1. Dung lượng thị trường phần mềm thế giới ...................................................... 70 1.2. Hình thức xuất khẩu phần mềm trên thế giới ................................................. 74 2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CNPPM VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ ......................................................................................................................................... 75 3. .......................... TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG XKPM VIỆT NAM .............................................................................................................................................. 76 II. Giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hi ệu quả xuất khẩu phần mềm Việt Nam ........................ 78 1. ................................................................................................ . NHÓM GIẢI PHÁP VĨ MÔ .............................................................................................................................................. 80 1.1. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng ................................ ................................ .. 80 1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............................................................. 81 Về chương trình đào tạo .............................................................................. 81 1.2.1. Về công tác tổ chức đào tạo ........................................................................ 82 1.2.2. Về hình thức đào tạo ................................................................................... 82 1.2.3. 1.3. Hoàn thiện chính sách nhà nước ................................ ................................ ...... 83 Hoàn thiện cơ chế quản lý ................................ ................................ ........... 83 1.3.1. Hoàn thiện cơ chế khuyến khích đầu t ư ....................................................... 85 1.3.2. 1.4. Giải quyết tốt vấn đề sở hữu trí tuệ ................................................................. 86 2. ................................................................................................ . NHÓM GIẢI PHÁP VI MÔ .............................................................................................................................................. 87 2.1. Đẩy mạnh hiệu quả công tác trước bán hàng .................................................. 88 2.2. Đẩy mạnh hiệu quả công tác bán hàng ............................................................ 89 2.3. Đẩy mạnh hiệu quả công tác sau bán hàng ..................................................... 90 Kết luận 92 Tài liệu tham khảo A Phụ lục I: 8 KCNpPM đang hoạt động của Việt Nam C Phụ lục II: Bảng tổng hợp những hoạt động chủ yếu của các KCNpPM Việt Nam D III
  5. Danh mục bảng Số thứ tự Tên bảng Trang Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt 1 15 Nam (1995-2002) Lao động Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ 2 21 và phần mềm giai đoạn 1996 - 2002 Cán cân thanh toán Việt Nam 11 tháng đầu năm giai 3 23 đoạn 2000 - 2003 Kim ngạch xuất nhập khẩu phần mềm Nhật Bản giai 4 30 đoạn 1994 – 2000 Công nghiệp phần mềm ấn Độ giai đoạn 1993 – 1999 5 35 Cơ cấu doanh thu CNpCNTT Việt Nam giai đoạn 2000 6 40 – 2002 Số công ty và nhân sự phần mềm Việt Nam giai đoạn 7 41 1996-2002 Doanh số và kim ngạch xuất khẩu phần mềm công ty 8 46 FPT năm 2001 – 2002 Số người dùng Internet tại một số nước trên thế giới 9 50 Vi phạm bản quyền của Việt Nam so với khu vực Châu á 10 64 - Thái Bình Dương và toàn thế giới Dự báo thị trường phần mềm khu vực và thế giới 11 72 Nhu cầu chuyên gia gia công phần mềm và khả năng đáp 12 73 ứng của ấn Độ Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ gia công 13 74 phần mềm Dự báo thị trường xuất khẩu phần mềm Việt Nam 14 75 Dự báo gia công xuất khẩu phần mềm c ủa Việt Nam 15 76 sang thị trường Nhật Bản đến năm 2010 IV
  6. Danh mục biểu Số thứ tự Tên biểu Trang Doanh thu ngành công nghiệp dịch vụ CNTT và GDP 1 26 Nhật Bản giai đoạn 1992 - 2001 Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ 2 CNTT và trong toàn nền kinh tế N hật Bản giai đoạn 27 1992 – 2001 3 Cơ cấu doanh thu ngành công nghiệp dịch vụ CNTT 28 Nhật Bản giai đoạn 1997 – 2001 Cơ cấu xuất khẩu phần mềm Nhật Bản giai đoạn 1994 - 4 32 2000 Thị trường xuất khẩu phần mềm Nhật Bản giai đoạn 5 33 1994–2000 Xuất khẩu phần mềm ấn Độ giai đoạn 1991 – 2003 6 38 Năng suất làm phần mềm của Việt Nam giai đoạn 1998 7 42 – 2002 Số thuê bao Internet tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2003 8 50 Chi phí thuê bao Internet tại Việt Nam 9 58 Phí truy cập Internet qua điện thoại của Việt Nam 10 59 Dung lượng đường kết nối quốc tế của Việt Nam 11 60 Giá cổ phiếu một số công ty phần mềm hàng đầu thế 12 giới 69 năm 2001 V
  7. Danh mục các ký hiệu viết tắt Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 0 Không có Tháng tư Apr April Aug August Tháng tám Công nghiệp hoá CNH CNH – HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Công nghiệp hoá xã hội CNH XHCH chủ nghĩa Công nghệ phần cứng CNPC Công nghiệp công nghệ CNpCNTT thông tin Công nghệ phần mềm CNPM Công nghiệp phần cứng CNpPC Công nghiệp phần mềm CNpPM Công nghệ thông tin CNTT Cơ sở hạ tầng CSHT Tháng mười hai Dec December Hội tin học thành phố Hồ HCA Chí Minh Khu công nghiệp phần KCNpPM mềm STĐ Số tuyệt đối Sản xuất phần mềm SXPM Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM X Có Xuất khẩu phần mềm XKPM VI
  8. Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU Kể từ khi máy tính ra đời, khái niệm Công Nghệ Thông Tin (CNTT) ngày càng trở nên quen thuộc đến nỗi thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ thông tin. Linh hồn của CNTT chính là phần mềm - một sản phẩm vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nhận thức được vấn đề này, trong 10 gần đây, Việt Nam đã rất chú trọng đến lĩnh vực Công Nghệ Phần Mềm cũng như đến việc tiêu thụ mặt hàng này tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy vậy, thực trạng xuất khẩu phần mềm Việt Nam vẫn còn rất manh mún, nhỏ lẻ so với tiềm năng đất nước ta. Trước tình hình này, em xin tập trung nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam.” Mục tiêu nghiên c ứu của đề tài trước hết nhằm hệ thống một số vấn đề lý luận về CNTT và CNPM. Trên cơ sở năm vững lý luận, khóa luận đánh giá thực trạng xuất khẩu phần mềm của Việt Nam nói chung và một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực này nói riêng. Từ đó, cuối cùng khóa luận đưa ra một cái nhìn tổng thể về triển vọng phát triển của lĩnh vực phần mềm của Việt Nam và vạch ra một số giải pháp nhằm hướng tới một sự phát triển hơn nữa. Khóa luận được thực hiện với phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, thống kê, so sánh, chỉ số… Kết cấu của khóa luận không kể phần lời nói đầu và kết luận gồm ba chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận liên quan đén xuất khẩu phần mềm Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam Chương III: Triển vọng phát triển và giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu phần mềm của V iệt Nam 1
  9. Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam Do giới hạn về thời gian, tài liệu và năng lực người viết, khóa luận không tránh khỏi hạn chế và sai sót. Rất mong nhận đ ược sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và những người quan tâm đến hoạt động xuất khẩu phần mềm của Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Hữu Khải, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đ ỡ em hoàn thành tốt khóa luận này. Hà Nội Ngày 17 tháng 12 năm 2003 Sinh viên Đoàn Anh Thư 2
  10. Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU PHẦN MỀM 1. XUẤT KHẨU PHẦN MỀM VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN Khái quát chung về công nghệ thông tin và công nghệ học phần mềm I. o Công nghệ thông tin Chiếc máy tính đầu tiên ra đời đến nay đ ã được gần 60 năm. Khái niệm CNTT không còn là mới song cũng không dễ để đưa ra được một đ ịnh nghĩa thống nhất về nó. Mỗi người dưới mỗi góc độ lại có một quan điểm riêng. Có quan điểm cho rằng CNTT là hệ thống các tri thức và phương pháp khoa học, các công cụ và phương tiện kỹ thuật hiện đại, các giải pháp công nghệ… được sử dụng để thu thập, lưu trữ, xử lý, sản xuất và truyền bá thông tin nhằm giúp con người nhận thức, tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin như nguồn tài nguyên quan trọng nhất. CNTT bao gồm chủ yếu là máy tính, kể cả các bộ vi xử lý, mạng viễn thông nối các máy tính, phần mềm và nội dung thông tin.1 Quyết định 49/ CP của Thủ tướng chính phủ ra ngày 14/ 8/ 2003 định nghĩa rõ ràng hơn: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.”2 1 Theo www.mofa.gov.vn, nhập vào ngày 24/11/2000. 2 Quyết định số 49/CP của Thủ tướng chính phủ về phát triển CNTT ở n ước ta trong những năm 1990 – www.vietsoftonline.com.vn 3
  11. Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam Vậy thực chất CNTT là gì? Theo giáo sư Jim Senn – Trưởng khoa hệ thống thông tin máy tính của Trường Đ ại học Georgia, Hoa Kỳ, CNTT gồm 3 bộ phận: máy tính, mạng truyền thông và know – how.3 1. Máy tính là một thiết bị gồm 3 bộ phận: phần cứng, phần mềm và thông tin. 2. Mạng truyền thông là một hệ thống kết nối các mạng máy tính, bao gồm cả phần cứng và phần mềm. 3. Know – how là một khái niệm chỉ con người, qui trình nghiệp vụ và phần mềm ứng dụng. CNTT ngày nay đang phát triển theo hướng hội tụ với viễn thông, truyền thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản. Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì CNTT bao gồm bốn địa hạt có liên hệ hữu cơ với nhau: viễn thông, điện tử, tin học (kể cả các thiết bị và phần mềm), và các áp dụng của tin học trong khoa học kỹ thuật, hành chánh, quản trị và kinh doanh. Còn theo nghĩa hẹp, CNTT bao gồm công nghệ học phần cứng (CNPC) và công nghệ học phần mềm (CNPM). o Công nghệ học phần mềm Cũng giống như CNTT, có rất nhiều khái niệm về CNPM được đưa ra dưới các góc độ khác nhau, tại những thời điểm khác nhau. Năm 1969, Friedrich L. Bauer cho rằng: “Công nghệ học phần mềm là việc thiết lập và sử dụng các nguyên tắc công nghệ học đúng đắn dùng để thu được 3 Theo luận văn “Giải pháp để h oàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu phần mềm” – Trần Hằng Thu – EK35 Trung 1 - ĐHNT HN. 4
  12. Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam phần mềm một cách kinh tế vừa tin cậy vừa làm việc hiệu quả trên các máy thực.”4 Đ ến năm 1995, trước sự phát triển như vũ bão của CNTT, K.Kawamura – giáo sư Kỹ thuật máy tính và điện tử và quản lý công nghệ – trung tâm quản lý công nghệ Nhật Bản – Hoa Kỳ lại đưa ra khái niệm: “Công nghệ học phần mềm là lĩnh vực học vấn về các kỹ thuật, phương pháp luận công nghệ học (lý luận và kỹ thuật được hiện thực hóa trên những nguyên tắc, nguyên lý nào đó) trong toàn bộ quy trình phát triển phần mềm nhằm nâng cao cả chất và lượng của sản xuất phần mềm.”5 Một cách tổng quát nhất, có thể nói CNPM là lĩnh vực khoa học về các phương pháp luận, kỹ thuật và công cụ tích hợp trong quy trình sản xuất và vận hành phần mềm nhằm tạo ra phần mềm với những chất lượng mong muốn. Đ iều đáng nói ở đây là cần phân biệt hai cặp khái niệm dễ nhầm là “công nghệ học phần mềm” và “công nghiệp phần mềm”; “ công nghệ thông tin” và “công nghiệp công nghệ thông tin”. Như trình bày ở trên, ta có thể hiểu công nghệ học phần mềm, công nghệ thông tin là những khái niệm thuộc lĩnh vực học thuật. Còn công nghiệp phần mềm (CNpPM), công nghiệp công nghệ thông tin (CNp CNTT) là những khái niệm thuộc lĩnh vực kinh tế. CNpPM chỉ một ngành công nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ phần mềm. Còn CNp CNTT là một ngành công nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ liên quan đến CNTT mà theo nghĩa hẹp là phần cứng và phần mềm. Khái quát chung về phần mềm và sản phẩm, dịch vụ phần mềm II. 4 Giáo trình Công nghệ học ph ần mềm - Đại học Bách khoa Hà Nội 5 Như 4 5
  13. Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam Ph ần mềm Khái niệm Theo Quyết định số 128/2000 QĐ - Ttg do Thủ tướng chính phủ ban hành, “phần mềm được hiểu là chương trình, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin số hóa.”6 Hiểu theo nghĩa hẹp, phần mềm là dịch vụ chương trình để tăng khả năng xử lý của phần cứng của máy tính chẳng hạn như Hệ điều hành. Còn hiểu theo nghĩa rộng, phần mềm là tất cả các kỹ thuật ứng dụng để thực hiện những dịch vụ chức năng cho mục đích nào đó của phần cứng. Với cách hiểu này, phần mềm là một khái niệm không chỉ bao gồm các phần mềm cơ bản, các phần mềm ứng dụng mà còn chỉ cả khả năng, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng của kỹ sư – người chế ra phần mềm. Nói tóm lại, trong một hệ thống máy tính, nếu trừ bỏ đi các thiết bị và các loại phụ kiện thì phần còn lại chính là phần mềm. Phân loại Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại phần mềm. Tuy nhiên, do mục tiêu c ủa khóa luận không đi sâu vào khía cạnh kỹ thuật nên chỉ phân loại phần mềm theo mục đích sử dụng. Với căn cứ này, phần mềm được chia làm 2 loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. 1. Phần mềm hệ thống (System Sofware): quản lý và điều hành mọi hoạt động của máy tính ở mức hệ thống. 6 Quyết định số 128/2000 QĐ - Ttg về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghệ phần mềm. – www.vietsoftonline.com.vn 6
  14. Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam 2. Phần mềm ứng dụng (Application Software): được thiết kế nhằm sử dụng sức mạnh của máy tính trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Phần mềm ứng dụng lại bao gồm 3 loại: phần mềm ứng dụng cho người dùng thông thường (trò chơi, phần mềm học tập…), phần mềm ứng dụng chuyên ngành (phần mềm quản lý tài chính, ngân hàng, b ảo hiểm…), và phần mềm đa ngành (phần mềm kế toán quản lý, nhân sự, soạn thảo văn bản…). Đặc tính chung Là một hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, phần mềm cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Tuy nhiên, không giống những hàng thông thường như gạo, thủy sản, phần mềm là một loại hàng hóa đ ặc biệt có những đặc tính riêng. Thứ nhất, phần mềm là một loại hàng hóa vô hình, chứa đựng ý tưởng và sáng tạo của tác giả, nhóm tác giả làm ra nó. Hàm lượng chất xám của phần mềm rất đậm đặc. Cái mà chúng ta nhìn thấy như đĩa CD, đĩa mềm… chỉ là cái để chứa phần mềm. Người ta không thể đánh giá phần mềm bằng những chỉ tiêu thông thường như dài bao nhiêu mét, nặng bao nhiêu cân. Thứ hai, phần mềm vốn có lỗ i tiềm tàng. Không có phần mềm nào khi làm ra đã hoàn hảo. Quy mô càng lớn thì khả năng có lỗi càng cao. Lỗi phần mềm dễ bị phát hiện bởi người sử dụng. Một minh chứng cho đặc tính này là trường hợp hệ điều hành Windows XP vốn được Microsoft tự tin là hệ điều hành chuyên nghiệp vẫn không tránh được lỗi, đặc biệt là các lỗi an toàn bảo mật cho phép tin tặc tấn công các máy có sử dụng các phiên bản Windows này. Điều này có thể thấy rõ qua sự phát hoại của sâu máy tính Blaster và các biến thể của nó do đã khai thác được lỗi tràn bộ đệm của các phiên bản Windows. 7
  15. Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam Thứ ba, tuy phần mềm nào cũng tiềm tàng lỗi nhưng chất lượng phần mềm không vì thế mà giảm đi. Trái lại, nó còn có xu hướng tốt lên sau mỗi lần có lỗi được phát hiện và sửa chữa. Cũng vẫn trong trường hợp virus Blaster tấn công hệ điều hành Windows, sau khi đã cập nhật các bản sửa lỗi hoặc cấu hình tường lửa thì ta hoàn toàn có thể vô hiệu hóa khả năng lây nhiễm và phá hoại của sâu Blaster. Nói chung, sau mỗi lần sửa lỗi như thế, phần mềm lại trở nên tốt hơn. Thứ tư, phần mềm rất dễ bị mất bản quyền. Sở dĩ vậy bởi việc sao chép phần mềm rất đơn giản. Khi đã có một bản phần mềm, chỉ cần một vài động tác sao chép là có thể có ngay một bản thứ hai. Điều này thật quá dễ dàng so với việc làm ra một chiếc ô tô, hay một TV giống hệt cái ban đầu. Đáng chú ý là việc mất bản quyền ở đây không chỉ là mất bản quyền về bản thân phần mềm đó mà còn bao gồm bản quyền về ý tưởng sản xuất ra phần mềm đó. Vì thế, có thể nói ý tưởng phần mềm là của chung. Thứ năm, vòng đ ời phần mềm rất ngắn ngủi. Điều này thật dễ hiểu vì CNTT là một công nghệ biến chuyển nhanh. Phần mềm, hệ thần kinh mà con người trang bị cho máy tính để máy tính hoạt động theo ý muốn mình, cũng phải thay đổi theo. Khi đã có một phần mềm mới ra đời, ưu việt hơn thì phần mềm cũ chắc chắn sẽ bị đ ào thải. Thứ sáu, đầu tư cho R&D để hoàn thiện sản phẩm phần mềm là rất lớn. Đây là một điều bắt buộc nếu các doanh nghiệp sản xuất phần mềm muốn tồn tại và phát triển bởi như ta đã biết, chu kỳ phần mềm rất ngắn ngủi. Nếu không nghiên cứu để làm ra phần mềm mới thay thế phần mềm cũ, hoặc cải tiến phần mềm cũ, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng, thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh. Thứ bảy, tính toàn cầu và cạnh tranh trong ngành sản xuất và xuất khẩu phần mềm rất mãnh liệt. Đ ặc tính này là hệ quả của hai đặc tính trên. Với một sản 8
  16. Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam phẩm có vòng đời ngắn, có đầu tư cho R&D lớn, cạnh tranh là điều tất yếu. Với sự phát triển mạnh của CNTT, cạnh tranh đã không chỉ còn dừng trong biên giới quốc gia mà còn vươn tới phạm vi toàn cầu. Thứ tám , bán trên mạng là hình thức phân phối chủ yếu. Đây là một đặc tính nổi bật của phần mềm. Phần mềm là một bộ phận của CNTT mà CNTT ngày này gắn liền với khái niệm mạng. Hơn bất kỳ sản phẩm nào khác, bán hàng qua mạng là hình thức thuận tiện và dễ dàng nhất khi kinh doanh phần mềm. Sản phẩm và dịch vụ phần mềm Không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm phần mềm – một khái niệm thuộc lĩnh vực CNPM, sản phẩm phần mềm là một khái niệm gắn liền với sự hình thành và phát triển của CNpPM. Chỉ khi phần mềm đ ược đem ra mua bán trao đổi, trở thành hàng hóa thì mới xuất hiện CNpPM. Và sản phẩm phần mềm càng phong phú đa dạng thì CNpPM càng lớn mạnh. Quyết định số 128/2000 QĐ - Ttg c ủa Thủ tướng chính phủ quy định: “Sản phẩm phần mềm là phần mềm được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác sử dụng.” Sản phẩm phần mềm theo cách hiểu của Quyết định này bao gồm phần mềm nhúng, phần mềm đóng gói, phần mềm chuyên dụng và sản phẩm thông tin số hóa. 5. Phần mềm nhúng là sản phẩm phần mềm được nhà sản xuất thiết bị cài sẵn vào thiết bị và được sử dụng cùng thiết bị mà không cần có sự cài đặt của người sử dụng hay người thứ ba. 6. Phần mềm đóng gói là sản phẩm phần mềm có thể sử dụng được ngay sau khi người sử dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ cài đặt vào các thiết bị hay hệ thống. Chúng gồm hai loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. 9
  17. Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam 7. Phần mềm chuyên dụng là sản phẩm phần mềm được phát triển theo yêu cầu cụ thể và riêng biệt của khách hàng. 8. Sản phẩm thông tin số hóa là nội dung thông tin số hóa được lưu trữ trên một vật thể nào đó. Trong nền kinh tế ngày nay, khái niệm hàng hóa không chỉ đơn thuần là sản phẩm – hàng hóa hữu hình mà trong đó còn bao hàm khái niệm hàng hóa vô hình – dịch vụ. Sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu trong lĩnh vực CNpPM cũng vậy. Bên cạnh việc mua bán sản phẩm phần mềm, thị trường thế giới còn rất nhộn nhịp với hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến phần mềm. Có lẽ vì vậy mà đối tượng được hưởng ưu đãi như quy định trong Quyết định 128/2000 QĐ - Ttg là những tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm phần mềm và cung cấp dịch vụ phần mềm. Theo quyết định này, dịch vụ phần mềm được định nghĩa là “mọi hoạt động trực tiếp phục vụ việc sản xuất sản phẩm phần mềm, khai thác, nghiên cứu, sử dụng, đào tạo, phổ biến và hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.” Các dịch vụ này bao gồm: tư vấn phần mềm, tích hợp, cung cấp hệ thống, dịch vụ chuyên nghiệp về phần mềm, gia công phần mềm, dịch vụ xử lý dữ liệu, huấn luyện và đào tạo… Theo tinh thần này, hoạt động xuất khẩu phần mềm phải được hiểu là xuất khẩu cả sản phẩm lẫn dịch vụ phần mềm. Vì vậy, kể từ đây, trong phạm vi luận văn này, nếu không có giải thích gì khác, xin được dùng khái niệm “phần mềm” để chỉ chung cả sản phẩm lẫn dịch vụ phần mềm mỗi khi đề cập đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu phần mềm. Các hình thức xuất khẩu phần mềm III. Xuất khẩu phần mềm (XKPM) được tiến hành dưới bốn hình thức: gia công phần mềm xuất khẩu, xuất khẩu phần mềm đóng gói, xuất khẩu phần mềm tại chỗ và 10
  18. Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam xuất khẩu lao động phần mềm. Tuy nhiên, căn cứ vào thực trạng hoạt động XKPM nước ta hiện nay - thị phần giành cho xuất khẩu phần mềm tại chỗ quá nhỏ, còn xuất khẩu lao động phần mềm chưa đủ sức để vươn ra thế giới, chỉ xin đi sâu phân tích hai hình thức đầu. Gia công phần mềm xuất khẩu Gia công phần mềm xuất khẩu là việc công ty phần mềm trong nước theo yêu cầu đặc tả của khách hàng nước ngoài mà làm ra sản phẩm phần mềm và nhận phí gia công. Khách hàng nước ngoài có thể hỗ trợ về tài chính nếu như khối lượng công việc tương đ ối lớn. Như vậy, gọi là gia công xuất khẩu nhưng gia công phần mềm xuất khẩu không giống như gia công các hàng hóa khác. Đ ối với các hàng hóa thông thường, bên đặt gia công thường cung cấp nguyên liệu thô để bên nhận gia công chỉ việc tiến hành sản xuất rồi thu phí gia công. Còn với gia công phần mềm, không có nguyên liệu thô để giao cho bên nhận gia công mà chỉ có trường hợp bên đặt gia công yêu cầu bên kia sử dụng một ngôn ngữ lập trình nào đó. Nếu đây là một ngôn ngữ thông dụng mà bên gia công đã có sẵn tại cơ sở thì thôi, còn nếu là một ngôn ngữ đặc biệt thì bên đ ặt gia công sẽ cung cấp. Bên nhận gia công tự tìm hiểu ngôn ngữ đó rồi tiến hành theo yêu cầu của khách hàng. Đ ây là hình thức xuất khẩu phần mềm chủ yếu của các nước đang phát triển bởi nó có khá nhiều ưu điểm. 1. Trước hết, các công ty gia công không phải lo đầu ra cho sản phẩm, không phải lo thiết kế và tạo lập ý tưởng về sản phẩm, không phải đầu tư vốn. Đ iều này rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa, nhỏ ở các nước đang p hát triển bởi các doanh nghiệp này vốn ít, nhân lực mỏng, thiếu cả kinh nghiệm cạnh tranh lẫn kiến thức về thị trường quốc tế. 11
  19. Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam 2. Ngoài ra, từ những hợp đồng gia công như vậy, các nước nhận gia công có thể tiếp cận với công nghệ mới, làm quen d ần với thị trường quốc tế. Tuy vậy, gia công phần mềm xuất khẩu cũng có nhiều nhược điểm. 1. Thứ nhất, công ty nhận gia công chỉ thu được mức phí gia công nhỏ bé. Khoản tiền này thường chẳng là gì so với tổng lợi nhuận có đ ược từ việc bán sản phẩm cuối cùng. 2. Thứ hai, bên nhận gia công không được giữ bản quyền sản phẩm. Điều này về dài hạn là không tốt đối với công ty nhận gia công bởi họ sẽ không được thị trường biết đến, hoặc chỉ biết đến như một người làm thuê. 3. Cuối cùng, công ty nhận gia công thụ động từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Khi tiềm lực còn nhỏ thì việc này là một ưu điểm bởi có thể học được công nghệ mới, tận dụng được hệ thống phân phối của đối tác. Nhưng trong dài hạn, việc chỉ dừng lại ở gia công xuất khẩu sẽ làm mất tính năng động của công ty, làm công ty xa rời thị trường và giảm năng lực cạnh tranh. Xuất khẩu phần mềm đóng gói Xuất khẩu phần mềm đóng gói là việc công ty phần mềm trong nước dựa trên các kết quả nghiên c ứu thị trường của mình, lựa chọn sản xuất sản phẩm để tiêu thụ trên thị trường nước ngoài. Khách hàng là người sử dụng cuối cùng còn công ty phần mềm là người nắm giữ bản quyền sản phẩm. Xuất khẩu phần mềm đóng gói có những ưu điểm mà gia công phần mềm không có được. Đó là: 12
  20. Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam 1. Người xuất khẩu không phải chia xẻ lợi nhuận với một ai. Đây là một ưu điểm lớn so với gia công phần mềm xuất khẩu, hình thức xuất khẩu mà người nhận gia công chỉ được nhận một khoản phí gia công nhỏ bé. 2. Người xuất khẩu và người nhập khẩu tiếp xúc trực tiếp với nhau. Vì thế người xuất khẩu nắm rất rõ tình hình thị trường thế giới. Bản quyền sản phẩm làm ra lại nằm trong tay người xuất khẩu nên nếu muốn phát triển vị thế của mình trên thị trường không gặp nhiều trở ngại như công ty chỉ chuyên gia công phần mềm xuất khẩu. Những ưu điểm này có được là do công ty xuất khẩu phần mềm đóng gói đảm nhận mọi công đoạn, từ khâu sản xuất phần mềm cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhưng cũng chính điều này làm cho hình thức xuất khẩu phần mềm đóng gói có một số nhược điểm. 1. Nếu công ty nhận gia công phần mềm xuất khẩu hoàn toàn yên tâm về việc sản phẩm làm ra chắc chắn sẽ tiêu thụ được thì với công ty xuất khẩu phần mềm đóng gói, tỷ lệ rủi ro do không đảm bảo đ ược thị trường đầu ra cho sản phẩm khá lớn, nhất là với tốc độ phát triển mạnh mẽ của CNTT hiện nay. 2. Để có thể đảm đương được mọi khâu như vậy, công ty cần có một tiềm lực nhất định về vốn cũng như về nhân lực. 3. Ngay cả khi đủ tiềm lực về vốn và nhân lực, công ty xuất khẩu phần mềm đóng gói vẫn gặp rất nhiều rủi ro bởi phải đảm nhận nhiều công đoạn từ phân tích, thiết kế, lập trình kiểm thử và phân phối. Ở Việt Nam hiện nay, do nền CNpPM còn kém phát triển, tiềm lực của các công ty phần mềm chưa lớn nên hình thức xuất khẩu phổ biến nhất vẫn là gia công phần mềm xuất khẩu. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2