Luận văn Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Quận 4
lượt xem 64
download
Tín dụng là quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật dựa trên nguyên tắc người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay cả vốn lẫn lãi sau một thời hạn nhất định. 1.1.2. Nguyên tắc tín dụng. Nợ vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn cam kết. Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Việc bảo đảm tiền vay phải được thực hiện theo quy định của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Quận 4
- 1 Luận văn Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Quận 4 ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 2 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG. 1.1. Các lý thuyết về tín dụng. 1.1.1. Khái niệm về tín dụng. Tín dụng là quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật dựa trên nguyên tắc người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay cả vốn lẫn lãi sau một thời hạn nhất định. 1.1.2. Nguyên tắc tín dụng. Nợ vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn cam kết. Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Việc bảo đảm tiền vay phải được thực hiện theo quy định của chính phủ và Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước. 1.2. Rủi ro tín dụng 1.2.1. Khái niệm Rủi ro tín dụng là việc xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng làm cho người đi vay không thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng dẫn đến những tổn thất về tài sản cho ngân hàng. 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng bao gồm hai nhóm chính: Rủi ro giao dịch gồm:rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo, và rủi ro nghiệp vụ. Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng. Rủi ro đảm bảo: là rủi ro xuất phát từ các tiêu chuẩn đ ảm bảo như các đi ều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo và mức độ an toàn của nó. Rủi ro nghiệp vụ: là loại rủi ro liên quan đến quản trị hoạt đ ộng cho vay nh ư xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng để định hướng cho việc thực hiện cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 3 Rủi ro danh mục gồm có rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Rủi ro nội tại: là loại rủi ro xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng bi ệt c ủa mỗi chủ thể đi vay. Rủi ro tập trung: là loại rủi ro mà mức dư nợ cho vay được dồn vào một số khách hàng, một số ngành kinh tế. 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. 1.2.3.1. Về phía khách hàng. Khách hàng là cá nhân: Yếu tố chủ quan : Do sử dụng vốn sai mục đích, không đúng như phương án vay vốn trình ngân hàng lúc đề nghị vay vốn gây lỗ, dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Do thiếu năng lực pháp lý chẳng hạn: vị thành niên, mất năng l ực hành vi dân sự, mất quyền công dân… Người vay vốn cố tình dây dưa không trả. Yếu tố khách quan: Bản thân bị tai nạn bất ngờ. Do hoàn cảnh gia đình đột ngột gặp khó khăn. Do bị thất nghiệp, mất việc bất ngờ. Khách hàng là doanh nghiệp: Yếu tố chủ quan: Khả năng quản trị yếu kém của ban lãnh đạo làm cho doanh nghiệp bị phá sản, mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Sử dụng vốn sai mục đích, chẳng hạn doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Yếu tố khách quan: Thị trường đầu vào bị biến động đột ngột làm cho chi phí sản xuất lên cao, giá thành sản phẩm tăng nên sản phẩm khó tiêu thụ, do đó không có tiền trả nợ ngân hàng. ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 4 Thị trường đầu ra gặp khó khăn do cạnh tranh dẫn đến mất dần thị phần, làm cho hàng hóa ứ đọng, tồn kho tăng gây lỗ. 1.2.3.2. Về phía ngân hàng. Công tác tổ chức ngân hàng thiếu khoa học, các nguyên tắc tín dụng đã được quy định cả về huy động cũng như cho vay không được tuân thủ chặt chẽ. Chất lượng tín dụng yếu kém, có thể do ngân hàng quá chú trọng đ ến y ếu tố cạnh tranh nên đã hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng khi xét duy ệt cho vay đ ể thu hút khách hàng. Thực hiện không nghiêm quy trình cho vay từ lúc quyết định tín dụng, giám sát sau khi giải ngân cho đến khi thu hồi vốn. 1.2.3.3. Rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo. Khi nhận tài sản đảm bảo, đánh giá không chính xác khả năng phát mại của tài sản, không ước lượng được sự sụt giảm giá trị của nó nên khi đem ra phát mại không thu hồi được đầy đủ vốn. 1.2.3.4. Rủi ro từ môi trường kinh doanh. Lạm phát hay suy thoái trong toàn bộ nền kinh tế gây khó khăn trong hoạt động của khách hàng hay ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng về độ an toàn của tiền ký thác . Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, các văn bản quy định của nhà nước còn chồng chéo mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện công việc kinh doanh. Sự kủng hoảng chính trị trong và ngoài nước dẫn đến hệ lụy xấu cho nền kinh tế tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá rủi ro. 1.2.4.1. Nợ xấu. Trong hoạt động tín dụng việc quan trọng nhất sau khi giải ngân là làm sao thu hồi lại khoản nợ (bao gồm cả gốc lẫn lãi) mà khách hàng đã vay ngân hàng. Do đó vấn đề theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ được các ngân hàng đặc biệt quan tâm nhằm tránh rủi ro tín dụng .Vì vậy Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành quyết đ ịnh ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 5 18 trong đó đã phân loại nợ vay thành 5 nhóm có mức rủi ro khác nhau nhằm giúp các NHTM dễ dàng kiểm soát, quản lý các khoản nợ phát sinh để thực hiện công tác thu hồi nợ một cách tốt nhất. Nợ nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ còn trong hạn tr ả nợ và nợ quá thời hạn trả trả nợ dưới 10 ngày. Nợ nhóm 2: các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. Nợ nhóm 3: các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. Nợ nhóm 4: các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Nợ nhóm 5: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Vậy nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, và 5.Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu này càng cao thì càng rủi ro trong vi ệc thu h ồi ngu ồn vốn cho vay của ngân hàng . Bởi vì nợ xấu là khoản nợ có khả năng mất vốn cao do năng lực trả nợ của khách hàng giảm sút nên trì trệ trong việc trả nợ vay cho ngân hàng. 1.2.4.2. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này thể hiện tỷ trọng nợ xấu chiếm trên tổng dư nợ của Ngân hàng tại một thời điểm. Tỷ lệ này càng cao thì tỷ lệ rủi ro tín dụng cho các khoản vay càng lớn và ngược lại. Theo quy định thì tỷ lệ này đạt tối đa 2% thì an toàn cho Ngân hàng. 1.2.4.3. Hệ số thu nợ Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa DSCV và DSTN. Nó thể hiện mức thu nợ đạt được trên tổng DSCV tại một thời điểm nào đó. Do đó hệ số này càng cao thì thể hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng là tốt đồng thời khách hàng có thiện chí trả nợ. Tuy nhiên để đánh giá chính xác công tác thu hồi nợ của Ngân hàng, qua đó phản ánh chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thì phải kết hợp chỉ tiêu hệ số thu hồi nợ với các chỉ tiêu khác: nợ quá hạn, dư nợ của các sản phẩm tín dụng theo thời hạn… 1.2.4.4.Nguồn vốn huy động và doanh số cho vay các sản phẩm tín dụng được phân theo thời hạn tín dụng ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 6 Đây là hai chỉ tiêu mà ta cần kết hợp xem xét khi đo lường mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng Ngân hàng. Bởi vì, phần lớn nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng. Vì vậy, nguồn vốn này sẽ có nhiều loại tiền gửi khác nhau với thời hạn gửi cũng khác nhau. Do muốn đ ạt l ợi nhuận cao, có trường hợp Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động từ tiền gửi nhắn hạn để cho vay trung dài hạn nhằm hưởng khoảng chênh lệch cao từ lãi suất huy đ ộng thấp và lãi suất cho vay cao. Điều này rất rủi ro nếu các khoản vay có v ấn đ ề mà khách hàng tiền gửi đã đến hạn rút, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng . 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng. 1.2.5.1. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập Chỉ tiêu này thể hiện tỷ lệ lợi nhuận của hoạt động tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng thu nhập của Ngân hàng. Trường hợp hoạt động tín dụng hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của Ngân hàng. 1.2.5.2.Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên tổng dư nợ Chỉ têu này thể hiện lợi nhuận bình quân trên một đồng dư nợ . 1.2.6.Tác động tiêu cực từ rủi ro tín dụng. +Đối với nền kinh tế: Do hoạt động của Ngân hàng liên quan đến hoạt động của cá nhân và DN nên khi một Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ làm cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng gặp khó khăn. Bởi vì người gửi tiền ở hầu hết các Ngân hàng đều hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền. Đây là vấn đề nhạy cảm đối với ngành Ngân hàng. Ngân hàng phá sản sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN, DN khó khăn không có tiền trả lương nên đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa sự phá sản của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Nó làm nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác mối liên ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 7 hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế có liên quan. +Đối với Ngân hàng: Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng Ngân hàng phải trả vốn và khoản lãi cho các khoản tiền huy động khi đến hạn. Điều này khiến Ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi. Không thu đ ược nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm Ngân hàng kinh doanh không hiệu quả. Khi gặp rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin của người gửi tiền, do đó ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Ngoài ra rủi ro tín dụng làm cho ngân hàng không có tiền trả lương nhân viên, vì thế những người có năng lực sẽ chuyển công tác gây khó khăn về vấn đề nhân lực có chất lượng và trình độ cho Ngân hàng. Nói tóm lại, rủi ro tín dụng của một Ngân hàng xảy ra ở những mức độ khác nhau và mức độ nặng nhất là khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến Ngân hàng bị thua lỗ và mất vốn. Nếu kéo dài tình tr ạng này Ngân hàng sẽ có nguy cơ bị phá sản cao gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh t ế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản tr ị ngân hàng phải hết sức cẩn trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 8 CHƯƠNG II QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CN QUẬN 04 2.1. Giới thiệu về NHTMCP Sacombank-CN Quận 04 2.1.1. Quá trình thành lập, hoạt động và phát triển của NHTMCP Sacombank Hội sở: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa- Q3-TP.HCM Điện thoại: (84-8) 39320420 Fax: (84-8) 39320424 Email: info@sacombank.com Web:www.sacombank.com.vn Ngân hàng TMCP Sacombank thành lập theo giấy phép số 005/GP –UB ngày 03/01/1992 của UBND TPHCM v/v cho phép Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín thành lập và hoạt động. Đến cuối năm 2008 Sacombank đã là một trong những NH phát triển nhất trong khối các NHTMCP với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đến nay số vốn điều lệ của Sacombank đã là 5116 tỷ đồng và 6927 tỷ đồng vốn tự có,với quy mô hoạt đ ộng 250 chi nhánh và phòng giao dịch tại 46/64 tỉnh thành trên cả nước.Sacombank đã có 1 văn phòng đại diện tại Nam Ninh –Trung Quốc, 1 chi nhánh đã đi vào hoạt động tại Lào và sắp khai trương chi nhánh tai Campuchia. Ngoài ra Sacombank còn có các công ty trực thuộc như: Công ty chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (SBS), Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SBA), Công Ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal), Công ty Kiều hối Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín(SBR), Công ty cho thuê tài chính Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SBL), Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBJ). Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 9 cổ phần: Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001;International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn năm 2002; Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005. Trong 17 năm hoạt động, Sacombank đã liên tục nhận được nhiều giải thưởng uy tín và có giá trị thể hiện được chất lượng hoạt động của Ngân hàng :"Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn; “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn; “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and Finance bình chọn; ”Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn; “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn. Về cơ cấu tổ chức thì Sacombank có: 7 khối: khối điều hành, khối tiền tệ, khối công nghệ thông tin, khối giám sát, khối doanh nghiệp, khối cá nhân, khối hỗ trợ và một trung tâm thẻ. 3 ban: Ban kiểm soát với trung tâm kiểm soát nội bộ và ban điều hành với phòng nhân sự, trung tâm đào tạo và phòng đầu tư, và ban cố vấn cấp cao. Về nhân sự thì đến cuối năm 2008 tổng số nhân viên của Sacombank là 5500 người có trình độ và thường xuyên được đào tạo tạo trung tâm đào tạo Sacombank. 2.1.2. Quá trình thành lập hoạt động và phát triển của Ngân hàng Sacombank –Chi nhánh Quận 04. Ngân hàng Sacombank – CN Quận 04 thành lập và đi vào hoạt đ ộng ngày 09/02/2007 tại địa chỉ :55-57 Hoàng Diệu - F12 - Q4 - TPHCM, theo quyết đ ịnh số 1781/2006 ngày 12/09/2006 của Ngân hàng nhà nước v/v mở chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín tại TP.HCM và quyết định số 551/2006 ngày 04/10/2006 của Hội đồng quản trị Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín v/v thành lập CN Quận 04. ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 10 ĐT-fax: 39433963 - 39433983 Đến nay CN Quận 04 đã đi vào hoạt động tròn 2 năm v ới các s ản ph ẩm d ịch vụ ngân hàng được phép thực hiện là: Huy động tiền gửi và tiết kiệm Tín dụng cá nhân và doanh nghiệp. Thanh toán quốc tế; Giao dịch ngoại tệ và vàng. Cơ cấu tổ chức: Giám đốc chi nhánh Phòng Phòng Phòng Phòng Bộ Bộ phận tín dụng tín thanh toán QLTD phận kế toán cá nhân dụng quốc tế giao và ngân DN dịch quỹ 2.2. Sơ lược về hoạt động tín dụng tại CNQ4. 2.2.1. Các hình thức tín dụng chủ yếu tại CNQ4. 2.2.1.1. Các hình thức tín dụng cá nhân. Cho vay sản xuất kinh doanh thông thường. Cho vay tiểu thương, cho vay phố chợ. Cho vay chuyển nhượng bất động sản liên kết với Sacomreal và Phú Mỹ Hưng. Cho vay tiêu dùng: vay xây dựng sữa chữa nhà, vay tiêu dùng. Cho vay cán bộ nhân viên tín chấp, cho vay thấu chi cổ đông Sacombank. Cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay nông nghiệp. Hỗ trợ du học, cho vay an cư. .2.2.1.2. Các hình thức tín dụng doanh nghiệp. Cho vay sản xuất kinh doanh thông thường: là việc Ngân hàng hỗ trợ vốn nhằm bổ sung vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 11 Cho vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỷ lệ đảm bảo: là việc Ngân hàng hỗ trợ vốn cho khách hàng để sản xuất kinh doanh với tỷ lệ cho vay lên đến 100% giá trị TSĐB. Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời: là hoạt động s ản xuất kinh doanh mà khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ vốn trong thời gian ngắn hạn mang tính cấp bách tạm thời. Bao thanh toán nội địa: là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán: là việc khách hàng được chi vượt quá số dư có trên tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng. Cho vay sản xuất kinh doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ: bổ sung thiếu hụt vốn lưu động trong hoạy động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho vay đầu tư tài sản: đáp ứng vốn để đầu tư tài sản mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho vay dự án: thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thết bị và các hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư. 2.2.2.Các rủi ro chủ yếu từ các sản phẩm tín dụng trên. Rủi ro thường gặp nhất là khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nên ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của khách hàng. Chẳng hạn như khách hàng sử dụng vốn vay mua nhà để đầu cơ vào kinh doanh bất động sản, điều này vô cùng rủi ro nếu thị trường BĐS đi xuống do yếu tố thị trường hay ảnh hưởng bởi các y ếu t ố khác. 2.2.3. Quy trình cấp tín dụng: Toàn bộ các Chi nhánh và PGD của toàn hệ thống Sacombank đều tuân thủ theo quy trình tín dụng như sau: Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng. Kiểm tra hồ sơ thủ tục ban đầu. ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 12 Đối chiếu với các quy định trong chính sách tín dụng như: các khách hàng, khoản vay bị hạn chế hoặc không được cho vay, các tiêu chí loại trừ khác. Chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng.Tham khảo thông tin về khách hàng từ các nguồn thông tin bên ngoài như Trung tâm thông tin khách hàng của Ngân Hàng Nhà Nước (CIC), Trung tâm thông tin tín dụng Sacombank (CIF). Phân tích phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Trường hợp chấp nhận cấp tín dụng, Ngân hàng sẽ xem xét việc quyết định lãi suất cho vay căn cứ vào chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng, loại tài sản đảm bảo và mức thiệt hại dự kiến theo nguyên tắc thiệt hại dự kiến thấp thì lãi suất cho vay thấp và ngược lại. Qua từng bước xem xét đối chiếu nêu trên khách hàng không đạt yêu cầu sẽ bị từ chối ngay và Ngân hàng tổ chức thống kê lưu trữ thông tin về các khách hàng này. 2.3. Phân tích tình hình tín dụng tại CN Quận 04. 2.3.1.Tình hình cho vay tại CN Quận 04. 2.3.1.1. Dư nợ cho vay theo sản phẩm tín dụng. Bảng 1: Dư nợ cho vay theo sản phẩm tín dụng ĐVT : triệu VND Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ Tỷ trọng(%) Dư nợ Tỷ trọng(%) Chuyển nhượng BĐS 311,707 52.77% 266,856 57.39% Mua xe ô tô 11,600 1.96% 17,800 3.83% Sản xuất kinh doanh 71,277 12.06% 76,506 16.45% Mua chứng khoán 5,300 0.90% 8,600 1.85% Vay tiêu dùng khác 190,807 32.31% 95,442 20.52% Tổng 590,641 100% 465,204 100% Bảng 2: Doanh số cho vay theo sản phẩm tín dụng. ĐVT : triệu VND Năm 2007 Năm 2008 DSCV Tỷ trọng(%) DSCV Tỷ trọng(%) Chuyển nhượng BĐS 325,136 53.27% 315,392 55.13% Mua ô tô 12,100 1.98% 19,600 3.43% Sản xuất kinh doanh 76,521 12.545 86,506 15.12% Mua chứng khoán 5,300 0.87% 10,060 1.76% ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 13 Vay tiêu dùng khác 191,323 31.34% 140,528 24.56% Tổng 610,380 100% 572,086 100% (Nguồn: P.QLTD Sacombank-CN Q4) Ta thấy chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của toàn CN là cho vay với mục đích chuyển nhượng BĐS, điều này cũng được thể hiện trong doanh số cho vay. Qua hai năm thì số tuyệt đối của sản phẩm này cả về dư nợ và doanh số cho vay đều giảm đi nhưng tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ và doanh số cho vay l ại tăng lên (t ừ 52.27% lên 55.13% đối với DSCV và từ 52.77% lên 57.39% đối với DNCV). Một sản phẩm tín dụng khác cũng có tỷ trọng lớn là cho vay sản xuất kinh doanh với mục tiêu bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng khác của cá nhân: vay sữa chữa nhà, vay mua sắm trang thiết bị nội thất trong gia đình... Trong đó dư nợ và doanh số cho vay sản xuất kinh doanh năm 2008 tăng so với năm 2007 do tình hình kinh tế khó khăn của năm 2008 nên các doanh nghiệp cần được sự tr ợ giúp từ phía ngân hàng để bổ sung vốn lưu động đang thiếu hụt. Trong khi đó loại sản phẩm vay tiêu dùng khác lại giảm cả về số tương đối lẫn tuyệt đối trong cả DNCV và DSCV. Còn các sản phẩm tín dụng khác như vay mua xe ô tô và vay mua chứng khoán chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng dư nợ, nhưng đã có sự tăng trưởng qua các năm. => qua sự phân tích tỷ trọng dư nợ và doanh số cho vay theo các sản phẩm tín d ụng trên ta thấy rằng: mặc dù dư nợ và doanh số cho vay năm 2008 có sự giảm sút so với năm 2007 nhưng tỷ trọng cho vay với mục đích chuyển nhượng BĐS l ại tăng lên và đều cao hơn 50%. Cán bộ quản lý tín dụng cần lưu ý đến đặc điểm này để tránh rơi vào rủi ro tập trung khi dồn vốn cho vay quá nhiều vào mục đích chuyển nhượng BĐS. Năm 2008 thị trường BĐS rất trầm lắng, và các doanh nghiệp phải hạ giá đ ến mức có thể nhưng thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Bước qua năm 2009 thị trường này vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong nó khi giá BĐS xuống rất thấp. Đây là rủi ro rất lớn dể gây ra sự tổn thất rất lớn về nguồn vốn cho vay của ngân hàng khi nếu mà khách hàng không trả được nợ vay thì nguồn thu nợ thứ cấp là thanh lý tài sản đảm bảo mà đa phần cũng đều là BĐS cầm cố hoặc BĐS hình thành từ vốn vay thì ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 14 cũng không thể thu hồi hết số nợ vì giá thanh lý thấp hơn giá khi thẫm đ ịnh. Cán b ộ quản lý tín dụng và nhân viên tín dụng phải theo dõi sát sao các khoản vay này đ ể giảm thiểu rủi ro. 2.3.1.2. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế. Bảng 3: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế. ĐVT: triệu VNĐ Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ Tỷ trọng(%) Dư nợ Tỷ trọng(%) Cá nhân 310,414 52.56% 159,203 34.22% Doanh nghiệp 280,227 47.44% 306,001 65.78% Tổng 590,641 100% 465,204 100% Bảng 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế. ĐVT: triệu VNĐ Năm 2007 Năm 2008 DSCV Tỷ trọng(%) DSCV Tỷ trọng(%) Cá nhân. 324,859 53.22% 196,052 34.27% Doanh nghiệp 285,521 46.78% 376,034 65.73% Tổng 610,380 100% 572,086 100% (Nguồn: P.QLTD Sacombank-CN Q4) Qua hai năm ta đã thấy một sự dịch chuyển rõ rệt về tỷ trọng trong dư nợ và doanh số cho vay theo các thành phần kinh tế. Nếu như trong năm 2007 tỷ trọng này gần xấp xỉ như nhau thì sang năm 2008 tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp vượt hẳn lên so với cho vay khách hàng cá nhân. Và điều này ta có thể lý giải như sau: Năm 2007 khi kinh tế tăng trưởng tốt thì tỷ trọng này không chênh lệch nhiều nhưng qua năm 2008 tình hình này đã đổi khác. Tỷ trọng cho vay khách hàng Doanh nghiệp tăng từ 46.78% năm 2007 lên 65.73% năm 2008. Kinh tế khó khăn khiến các doanh nghiệp cần vốn từ các ngân hàng nhiều hơn để bổ sung vốn lưu động thiếu hụt và duy trì việc sản xuất kinh doanh. Và các cá nhân cũng cắt giảm các khoản chi tiêu không thật sự cảm thấy cần thiết nên tạo ra sự thay đổi này. Điều này là tương đ ối phù hợp với tình hình hiện nay của nền kinh tế. Và nó cho thấy một sự nỗ lực của CN khi mà CN vừa mới đi vào hoạt động hai năm, và quy trình cho vay khách hàng ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 15 doanh nghiệp là khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với quy trình cho vay khách hàng cá nhân. 2.3.1.3. Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng. Bảng 5: Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng ĐVT: triệu VNĐ Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ Tỷ trọng(%) Dư nợ Tỷ trọng(%) Ngắn hạn 64,039 10.84% 159,203 34.22% Trung dài han 526,602 89.16% 306,001 65.78% Tổng 590,641 100% 465,204 100% Bảng 6: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng ĐVT: triệu VNĐ Năm 2007 Năm 2008 DSCV Tỷ trọng(%) DSCV Tỷ trọng(%) Ngắn hạn 68,991 11.30% 93,062 16.27% Trung dài hạn 541,389 88.70% 479,024 83.73% Tổng 610,380 100% 572,086 100% (Nguồn: P.QLTD Sacombank-CN Q4) Qua hai bảng số liệu trên ta thấy rằng DSCV của CN trong hai năm qua chủ yếu tập trung vào cho vay trung dài hạn khi mà DSCV trung dài hạn luôn chiếm trên 80% tổng DSCV. Điều này ta có thể lý giải thông qua việc nhìn l ại danh mục s ản phẩm cho vay của chi nhánh. Khi mà dư nợ và doanh số cho vay tập trung nhiều vào cho vay chuyển nhượng BĐS và cho vay mua nhà, mua xe ô tô…Đây là các khoản vay đòi hỏi người đi vay phải trả trong thời gian dài mới có thể tr ả hết. Đ ặc bi ệt có khoản vay mà thời hạn tín dụng lên tới 20 năm. Còn các khoản vay có thời hạn ngắn là các khoản vay bổ sung vốn lưu động theo hạn mức tín dụng với thời hạn luân chuyển cho mỗi lần nhận nợ là 06 tháng. Việc CN tập trung quá nhiều vào việc cho vay trung dài hạn dễ gây ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng khi ngân hàng ch ưa đòi được nợ vay dài hạn nhưng đã phải trả tiền cho khách hàng đến rút tiền gửi, tiền tiết kiệm…vì đa số các khoản này có kỳ hạn ngắn do người dân gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lợi nhuận khi họ có tiền nhàn rỗi mà chưa biết đầu tư vào đâu. Vì vậy cán bộ ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 16 quản lý tín dụng phải lưu ý đến điều này vì không nên chạy theo l ợi nhuận mà ph ải tập trung cơ cấu lại thời hạn cấp tín dụng để hạn chế rủi ro. 2.3.1.4. Lợi nhuận bình quân trên một đồng dư nợ Bảng 7: Lợi nhuận trước thuế và tổng doanh số cho vay ĐVT: triệu VNĐ Năm 2007 Năm 2008 Lợi nhuận trước thuế 4,700 19,400 Tổng doanh số cho vay 610,380 572,086 Tỷ lệ LNTT/Tổng dư nợ 0.77% 3.39% (Nguồn: P.QLTD Sacombank-CN Q4) Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng LNTT chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trên tổng DSCV. Năm 2007 tuy cả dư nợ và doanh số cho vay đều cao hơn so với năm 2008 nhưng LNTT lại thấp hơn. Lý giải cho điều này ta biết rằng do CN vừa mới đ ược thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 02/2007 nên chưa thể tạo ra lợi nhuận đủ lớn để bù đắp vào khoản chi phí đầu tư vào tài sản khá lớn nên lợi nhuận đ ạt thấp. Nhưng qua năm 2008 khi CN đã đi vào hoạt động ổn định thì LNTT đã có s ự tăng trưởng vượt bậc mặc dù năm này cả DSCV và DNCV đều giảm sút so với năm 2007. Nhưng khi xem xét vấn đề rằng trong cả hai năm LNTT vẫn chiếm tỷ lệ quá nhỏ trên tổng DSCV cũng như trên tổng dư nợ khi chỉ chiếm chưa tới 1% trong năm 2007 và hơn 3% trong năm 2008. Đây là một điều đáng được lưu ý về hiệu quả của hoạt động tín dụng sovới hiệu qua hoạt động của toàn CN khi mà tại CN nguồn thu nhập chủ yếu (chiếm tỷ trọng cao nhất) vẫn là từ tín dụng. Nhưng với sự tăng tr ưởng về lợi nhuận của năm 2008 trong điều kiện kinh tế khó khăn làm tiền đề cùng với sự mở rộng thị phần hoạt động của CN thì khả năng mang lại lợi nhuận cao cho CN trong tương lai là rất khả thi. 2.3.2. Chất lượng tín dụng. Với đặc điểm về hoạt động tín dụng tại CN như đã phân tích ở trên ta th ấy rằng: cho vay khách hàng doanh nghiệp đang chiếm tỷ trọng cao và còn có xu hướng tăng lên, thời hạn cho vay chủ yếu là trung dài hạn tuy có giảm qua hai năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ và sản phẩm cho vay chủ yếu là cho vay ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 17 chuyển nhượng BĐS, vay mua nhà, và vay sản xuất kinh doanh thì mức độ rủi ro đối với những khoản vay này là như thế nào? Cán bộ tín dụng phải làm gì để hạn chế rủi ro vì các khoản vay trung dài hạn có thời gian thu hồi lâu nên dễ bị rủi ro tác động bởi nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Vậy các khoản vay được thực hiện tại CN có bị rủi ro không và mức độ rủi ro là như thế nào? Để hiểu rõ hơn về điều đó ta ta sẽ phân tích chất lượng hoạt động tín dụng tại CN thông qua các chỉ tiêu sau đây: 2.3.2.1. Nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn mà CN sử dụng để cho vay được lấy từ các nguồn sau: từ nguồn vốn huy động, vốn từ hội sở cấp, vốn vay được trên thi trường liên Ngân hàng. Tuy nhiên trong ba nguồn vốn nêu trên thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng là nguồn vốn chính, còn hai nguồn vốn còn lại Ngân hàng chỉ sử dụng khi Ngân hàng thiếu hụt vốn nhưng bắt buộc phải cho vay để giữ chân khách hàng tốt. Do đó ở đây ta xét nguồn vốn huy động trước, sau đó mới tiếp tục xét đ ến các nguồn vốn khác nếu cần thiết. Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn huy động. ĐVT: triệu VNĐ Năm 2007 Năm 2008 NVHĐ Giá trị Giá trị Tỷ lệ tăng TGTK 62,280 62,076 99.67% TG Ko kỳ hạn 74,000 41,000 55.41% TG có kỳ hạn 386,300 317,810 82.27% TGTT 317,000 213,227 67.26% Tổng 839,580 634,113 75.53% (Nguồn: P.QLTD Sacombank-CN Q4) Qua số liệu trên ta thấy rằng tuy CN mới đi vào hoạt đ ộng t ừ tháng 2/2007 nhưng đã huy động được nguồn vốn khá lớn trong năm 2007. Điều này là do CN được đặt ở vị trí rất thuận lợi trên điạ bàn Quận 4, và CN còn có một PGD Tân Thuận nằm trên đường Huỳnh Tấn Phát, một con đường huyết mạch trên đ ịa bàn Quận 7. Mặt khác với thương hiệu Sacombank thì việc thu hút khách hàng cũng khá thuận lợi. Mặt khác nhân viên Ngân hàng tại CN cũng đã tạo được niềm tin với khách ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 18 hàng qua cung cách phục vụ tận tình cũng như mức lãi suất cạnh tranh và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nên Ngân hàng đã huy động được nguồn vốn rất khả quan. Bước sang năm 2008 CN đã đặt ra mục tiêu cao hơn nhưng do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nên nguồn vốn mà CN huy động được có sự sụt giảm so với năm 2007.Mặt khác mức lãi suất huy động tiền gửi suy giảm nên khiến khách hàng e ngại gửi tiền. Trên địa bàn CN hoạt động cũng có nhiều Ngân hàng khác nên việc cạnh tranh cũng gây ra cho Ngân hàng không ít khó khăn trong việc huy động. Trong cơ cấu của nguồn vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này là dễ hiểu khi trên địa bàn hoạt động của CN có rất nhiều DN, mà các DN luôn rất cần một lượng tiền nhất đ ịnh trong tài khoản để thực hiện việc thanh toán cho khách hàng. Còn cá nhân thì gửi lượng tiền nhàn rỗi của mình để hưởng lãi suất. Các cá nhân cũng có gửi tiền trong tài kho ản thanh toán nhưng số lượng tài khoản này tại CN không nhiều. 2.3.2.2. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng Bảng 9: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng ĐVT: triệu VNĐ Năm 2007 Năm 2008 DSCV Tỷ trọng DSCV Tỷ trọng Ngắn hạn 68,991 11.30% 93,062 16.27% Trung dài hạn 541,389 88.70% 479,024 83.73% Tổng 610,380 100% 572,086 100% (Nguồn: P.QLTD Sacombank-CN Q4) Ta thấy rằng DSCV năm 2008 có giảm đi so với năm 2007, nhưng khi kết hợp với số liệu về nguồn vốn huy động thì ta rút ra được một số nhận xét sau đây: Qua hai năm hoạt động thì mức chênh lệch tuyệt đối của NVHĐ luôn cao hơn so với doanh số cho vay, điều này cho thấy rằng CN tự chủ động được nguồn vốn cho vay từ nguồn vốn huy động. Tuy nhiên do chiếm tỷ trọng cao trong NVHĐ là ngắn hạn dưới 1 năm nhưng trong cơ cấu cho vay thì CN lại thực hiện cho vay trung dài hạn (trên 1 năm đến 20 năm) chiếm tỷ trọng cao. Do đó cán bộ quản lý tín d ụng và NVTD phải đảm bảo tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn là ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 19 40% theo quy định .Khi đó Ngân hàng sẽ phải lo ngại vấn đề khách hàng gửi tiền đến rút tiền nhất kà những khoản tiền gửi ngắn hạn mà ngân hàng gặp khó khăn để thanh toán khi mà đã sử dụng tiền cho vay trung dài hạn nên chưa thu hồi kịp. Vì vậy CN cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn cho vay của mình phù hợp để giảm thiểu rủi ro cho CN. 2.3.2.3. Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là hệ số phản ánh khả năng thu hồi nợ của NVTD đồng thời nó cũng thể hiện năng lực trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng vay. Hệ số này càng cao cho thấy năng lực trả nợ vay của khách hàng tốt và công tác thu h ồi nợ của NVTD cũng thuận lợi hơn. Bảng 10: Doanh số thu nợ ĐVT: triệu VNĐ Năm 2007 Năm 2008 Doanh số cho vay 610,380 572,086 Dư nợ cho vay 590,641 465,204 Doanh số thu nợ 19,739 106,882 DSTN/DSCV (%) 3.23% 18.68% (Nguồn: P.QLTD Sacombank-CN Q4) Năm 2007 ta thấy doanh số thu nợ của CN đạt không cao do CN vừa mới đi vào hoạt động và các khoản cho vay chủ yếu tập trung vào cho vay trung dài hạn nên chưa thu hồi kip. Bước qua năm 2008 doanh số thu nợ đã tăng cao vượt bậc mặc dù trong năm này cả doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay đều giảm so với năm 2007. Đây là một sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên CN khi mà năm 2008 tình hình không thuận lợi lắm đối với công tác thu hồi nợ, đặc biệt khủng hoảng kinh t ế làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác hơn về chất lượng của hoạt động tín dụng tại chi nhánh ta sẽ tìm hiểu thông qua xem xét việc phát sinh các nhóm nợ được phân loại theo quyết định 18 của Ngân Hàng Nhà Nước, trong đó cần chú ý là khoản nợ xấu. 2.4. Nợ xấu. Đây là chỉ tiêu mà các Ngân hàng không bao giờ muốn tồn tại trong các b ảng báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại đơn vị. Chỉ tiêu này đạt giá tr ị càng cao thì ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
- 20 càng rủi ro cho Ngân hàng vì nó đe dọa đến khả năng thu hồi vốn đã cho vay nên gây ra tổn thất cho Ngân hàng. 2.4.1.Tình hình các nhóm nợ . Bảng 11: Bảng các nhóm nợ ĐVT: triệu VNĐ Nhóm Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ tăng 1 583,926 452,704 77.53% 2 6,642 12,340 185.78% Nợ xấu 73 160 219.79% 3 33 82 248.50% 4 40 78 198.00% (Nguồn: P.QLTD Sacombank-CN Q4) Ta thấy chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay tại CN là nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2, trong đó nợ nhóm 1 chiếm tỷ lệ cao nhất. Lý giải cho điều này ta được biết rằng theo quy định của nghị định 18, thì nếu các khoản vay không đ ược cơ cấu l ại thời hạn trả nợ thì các khoản nợ còn trong hạn trả nợ và quá hạn dưới 10 ngày được xếp vào nợ nhóm 1. Còn về nợ xấu ta thấy rằng tại CN tốc độ phát sinh các nhóm nợ này cũng khá cao. Nợ nhóm 3 năm 2008 tăng 148.5% so với năm 2007 còn nợ nóm 4 năm 2008 tăng 98% so với năm 2007. Bên cạnh đó thì tại CN không phát sinh nợ nhóm 5. Ta cũng biết rằng toàn bộ các khoản nợ xấu mà CN đang gặp phải đều xuất phát từ các món vay với mục đích chuyển nhượng BĐS. Thị trường BĐS là một thị trường mà trong đó luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro cao cộng với sự trầm l ắng của thị trường trong năm 2008 làm cho các nhà đầu tư bị thua lỗ nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng. 2.4.2. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Bảng 12: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. ĐVT: triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tổng dư nợ 590,641 465,204 Nợ xấu 73 160 Nợ xấu/tổng dư nợ 0.0124% 0.0343% ĐHQG.HCM-KHOA KINH TẾ-LUẬT NGÀNH:TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Thực Phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm
35 p | 476 | 189
-
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Thăng Long giai đoạn 2000 - 2005
81 p | 503 | 155
-
Luận văn: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Cần Thơ
90 p | 220 | 69
-
Luận văn: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng Nhân dân Mỹ Hòa
58 p | 277 | 69
-
Luận văn: Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua
48 p | 191 | 57
-
Luận văn: Tình hình hoạt động và một số biện pháp đầy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty thiết bị đo điện
75 p | 197 | 54
-
Luận văn: Tình hình hoạt động bán hàng và một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam
46 p | 230 | 44
-
LUẬN VĂN: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương Ba Đình
42 p | 162 | 33
-
Luận văn: Tình hình hoạt động tại Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe)
34 p | 173 | 32
-
Luận văn kế toán doanh nghiệp: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh An Giang
80 p | 172 | 31
-
Luận văn: Tình hình hoạt động, kinh doanh ủy thác nhập khẩu của Công ty COKYVINA
29 p | 142 | 29
-
Đề tài: Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thể dục thể thao Việt Nam
20 p | 164 | 28
-
Luận văn: Tình hình hoạt động về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu sản phẩm ở Công ty TNHH Thương mại An Phú
52 p | 122 | 25
-
Luận văn: Tình hình hoạt động của công ty MIDECO
33 p | 127 | 22
-
Luận văn: Tình hình hoạt động của ty liên doanh khách sạn Heritage Hà Nội
34 p | 134 | 15
-
LUẬN VĂN: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội
34 p | 85 | 14
-
Luận văn: Tình hình hoạt động và phát triển của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình
28 p | 75 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 85 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn