LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội
lượt xem 9
download
Nền kinh tế thị trường với những qui luật đặc trưng như qui luật cung cầu, cạnh tranh đang ngày càng thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế. Sự cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là có doanh nghiệp làm ăn phát đạt, thị trường luôn mở rộng. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất thậm chí phải tuyên bố giải thể, phá sản. Để tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội
- LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội
- Lời mở đầu Nền kinh tế thị trường với những qui luật đặc trưng như qui luật cung cầu, cạnh tranh đang ngày càng thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế. Sự cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là có doanh nghiệp làm ăn phát đạt, thị trường luôn mở rộng. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất thậm chí phải tuyên bố giải thể, phá sản. Để tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị tr ường, đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng nắm bắt được nhu cầu của thị trường cần cái gì. Từ đó căn cứ vào các yếu tố đầu vào để có phương án sản xuất tối ưu. Mặt khác doanh nghiệp cần phải nắm bắt được mức giá mà thị trường chấp nhận với sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra và chi phí thực tế để tối đa hoá lợi nhuận. Muốn vậy, doanh nghiệp phải áp dụng nhiều biện pháp trong đó quan trọng hàng đầu không thể thiếu được là quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu th ường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành. Chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề trên, với mong muốn được góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng và công tác tổ chức hạch toán kế toán nói chung em đã chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương I : Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương II : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội. Chương III : Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt 19/5 Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên những cơ sở lý luận về hạch toán chi phí nguyên vật liệu và tình hình hạch toán thực tế tại công ty dệt 19/5 Hà Nôi. Từ đó, em mạnh dạn đưa
- ra những đánh giá, đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty.
- Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. 1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu thuộc loại hàng tồn kho của doanh nghiệp và là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá. Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị nguyên vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nguyên vật liệu có các đặc điểm sau: Thứ nhất, về mặt vốn: nguyên vật liệu là thành phần quan trọng của vốn l ưu động, đặc biệt là vốn dự trữ của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp cần phải tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và điều đó không thể tách rời việc dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả và hợp lý. Thứ hai, về mặt giá trị: khác với tư liệu lao động, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng rất quan trọng: Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy cả số lượng và chất lượng của sản phẩm đều bị chi phối bởi số nguyên vật liệu tạo ra nó. Nguyên vật liệu có đảm bảo chất lượng cao, đúng qui cách, chủng loại thì chi phí về nguyên vật liệu mới được hạ thấp, từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành sản phẩm hạ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Xuất phát từ đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình SXKD đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, dự trữ cho đến khi xuất dùng nguyên vật liệu để tránh lãng phí, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tốc độ lưu chuyển vốn lưu động, hạ giá thành sản phẩm. Trong một
- chừng mực nhất định, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu nhằm tiết kiệm tối đa chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất còn là cơ sở tăng thêm sản phẩm xã hội. 1.1.2. Yêu cầu trong quản lý nguyên vật liệu. Quản lý nguyên vật liệu là yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên do trình độ sản xuất khác nhau trên phạm vi, mức độ và phương pháp quản lý cũng khác nhau. Xã hội ngày càng phát triển thì các phương pháp quản lý cũng phải phát triển và hoàn thiện hơn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất là làm thế nào để thu được nhiều lợi nhuận mà vẫn giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này đòi doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu trong tất cả các khâu nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu để cùng một khối lượng nguyên vật liệu có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất, giá thành hạ mà vẫn đảm bảo chất lượng. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu trên các khía cạnh sau: Khâu thu mua: Nguyên vật liệu phải được quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua. Đồng thời phải quản lý việc lập kế hoạch, mua theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khâu bảo quản: Doanh nghiệp phải có đầy đủ kho tàng để bảo quản nguyên vật liệu, kho phải được trang bị các phương tiện bảo quản, cân, đo, đong đếm cần thiết; phải bố trí thủ kho và nhân viên bảo quản có nghiệp vụ thích hợp. Việc bố trí, sắp xếp nguyên vật liệu trong kho phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật và bảo quản, thuận tiện cho việc nhập, xuất và theo dõi kiểm tra. Khâu sử dụng: Việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu là điều kiện quan trọng để tổ chức quản lý và kế toán nguyên vật liệu. Cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu. Trên cơ sở đó so sánh với các định mức, dự toán chi phí, đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. Từ đó tìm ra biện pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tăng thu nhập và tích luỹ cho doanh nghiệp. Khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải xây dựng định mức dự trữ, xác định rõ giới hạn dự trữ tối thiểu, tối đa để có căn cứ phòng ngừa các trường hợp thiếu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hoặc dự trữ nguyên vật liệu quá nhiều gây ứ đọng vốn.
- 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu. Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu là điều kiện quan trọng không thể thiếu được để quản lý nguyên vật liệu, thúc đẩy việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, đồng bộ những nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm, ngăn ngừa các hiện tượng hư hao, mất mát và lãng phí nguyên vật liệu trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Tổ chức đánh giá, phân loại nguyên vật liệu phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của nguyên vật liệu nhập kho. Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Tham gia kiểm kê nguyên vật liệu, tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra. Thực hiện phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu. 1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò công dụng hết sức khác nhau trong quá trình SXKD. Trong điều kiện đó đòi hỏi phải phân loại nguyên vật liệu thì mới tổ chức tốt việc quản lý nguyên vật liệu. Phân loại nguyên vật liệu là sắp xếp các nguyên vật liệu cùng loại với nhau theo một đặc trưng nhất định nào đó thành từng nhóm để thuận lợi cho việc quản lý. Trong thực tế của công tác quản lý ở các doanh nghiệp, đặc trưng dùng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là căn cứ vào vai trò và tác dụng của nguyên vật
- liệu trong sản xuất. Theo đặc trưng này nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp được phân ra các loại sau đây: Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu sau quá trình gia công chế biến cấu thành hình thái vật chất chủ yếu của sản phẩm nh ư sắt, thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí; sợi trong nhà máy dệt; vải trong doanh nghiệp may… Đối với bán thành phẩm mua ngoài như sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp dệt cũng được coi là nguyên liệu chính. Nguyên vật liệu phụ: là những nguyên liệu có tác dụng phụ trợ trong quá trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng chất lượng của sản phẩm như các loại thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn, xà phòng, hương liệu; hoặc sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường như dầu nhờn, giẻ lau; hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý. Nhiên liệu: là những thứ nguyên vật liệu dùng để tạo ra nhiệt lượng như than đá, than bùn, củi (nhiên liệu rắn), xăng, dầu (nhiên liệu lỏng). Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại nguyên vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra thành một loại riêng vì có yêu cầu kỹ thuật, quản lý hoàn toàn khác với các nguyên vật liệu phụ thông thường. Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, phụ tùng được dùng để sửa chữa và thay thế máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải… Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản: bao gồm các loại nguyên vật liệu và thiết bị (cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ…) mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản. Phế liệu: là những loại nguyên vật liệu thu hồi từ quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng lại hoặc bán ra ngoài (phoi bào, vải vụn, bông rối, gạch, sắt..) Nguyên vật liệu khác: Bao gồm các loại nguyên vật liệu còn lại ngoài các thứ đã kể trên như bao bì, vật đóng gói, các loại nguyên liệu đặc chủng… Cách phân loại nguyên vật liệu như trên là dựa vào vai trò của chúng trong quá trình SXKD, tuy nhiên cũng có trường hợp một loại nguyên vật liệu ở một doanh nghiệp có lúc được sử dụng như nguyên vật liệu chính có lúc lại được sử dụng như nguyên vật liệu phụ. Do đó, doanh nghiệp có thể căn cứ vào mục đích, công dụng chính của nguyên vật liệu cũng như nội dung qui định phản ánh chi phí nguyên vật liệu trên tài khoản kế toán để phân loại nguyên vật liệu, theo đó nguyên vật liệu được chia thành:
- Nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất: Là các nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm. Bao gồm: + Nguyên vật liệu trực tiếp: Là các loại nguyên vật liệu tiêu hao trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm. + Nguyên vật liệu gián tiếp: Là các loại nguyên vật liệu tiêu hao gián tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm (thường là các loại dầu, mỡ bảo dưỡng máy móc thiết bị). Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: Phục vụ quản lý ở các phân xưởng sản xuất, đội sản xuất, phục vụ bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại các bộ phận, từ đó có biện pháp điều chỉnh, cân đối cho phù hợp với kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nếu căn cứ vào nguồn nhập, nguyên vật liệu của doanh nghiệp được chia thành: Nguyên vật liệu mua ngoài: Là những nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh được mua ngoài thị trường. Nguyên vật liệu tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến: Là các nguyên vật liệu do doanh nghiệp chế biến hoặc thuê ngoài gia công để phục vụ sản xuất. Nguyên vật liệu thu từ nguồn khác: là nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh hoặc được tăng, thưởng cấp phát. Cách phân loại này tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc quản lý và đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất, phản ánh chính xác số hiện có và tình hình biến động nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể căn cứ vào quyền sở hữu để phân loại nguyên vật liệu thành: Nguyên vật liệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp: Gồm các loại nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất, mua ngoài đã thành toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nguyên vật liệu không thuộc sở hữu của doanh nghiệp: Gồm các nguyên vật liệu nhận gia công, chế biến hay nhận giữ hộ. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp theo dõi và nắm bắt được tình hình thực hiện có của nguyên vật liệu từ đó có kế hoạch thu mua và dự trữ nguyên vật liệu hợp lý. Tuy nhiên để đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được thường xuyên, liên tục và quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ cần phải nhận biết một cách cụ thể về số hiện có và tình hình biến động
- của từng nguyên vật liệu. Bởi vậy các loại nguyên vật liệu cần phải được phân chia một cách tỷ mỉ hơn theo tính năng lý hoá, theo qui định phẩm chất của nguyên vật liệu. Việc phân chia này được thực hiện trên cơ sở xây dựng và lập “ Sổ danh điểm nguyên vật liệu”, trong đó nguyên vật liệu được chia thành loại, nhóm, thứ và mỗi loại nhóm thứ được sử dụng một ký hiệu riêng gọi là số danh điểm nguyên vật liệu và được sử dụng thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý nguyên vật liệu. 1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu Đánh giá nguyên vật liệu là xác định giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định. Theo quy định hiện hành, kế toán xuất, tồn kho nguyên vật phải phản ánh theo giá thực tế. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp do đặc điểm của nguyên vật liệu cũng như để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán, ghi chép hàng ngày, kế toán sử dụng giá hạch toán để hạch toán nguyên vật liệu. Giá thực tế của nguyên vật liệu là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra nguyên vật liệu. Giá thực tế của nguyên vật liệu là cơ sở pháp lý để phản ánh tình hình luân chuyển nguyên vật liệu. a. Giá thực tế nhập kho: Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau do đó giá thực tế của chúng cũng khác nhau. Về nguyên tắc, giá nguyên vật liệu nhập kho được xác định theo giá thực tế bao gồm toàn bộ chi phí hình thành nguyên vật liệu đó cho đến lúc nhập kho. Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá thực tế của nguyên vật liệu được đánh giá khác nhau: Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Giá thực tế Giá mua Các loại thuế Chi phí Các khoản cktm NVL nhập kho = ghi trên + không được + thu mua - và giảm giá NVL Trong kỳ hoá đơn hoàn lại thực tế mua được hưởng Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến: Giá thực tế Giá thực tế Chi phí NVL gia công = NVL xuất + chế biến Nhập kho trong kỳ gia công chế biến
- Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế Giá thực tế Các chi phí liên quan NVL thuê gia công = NVL xuất thuê + (tiền thuê gia công, chế nhập kho trong kỳ gia công chế biến biến; chi phí vận chuyển; hao hụt trong định mức). Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần thì giá thực tế là giá do các bên tham gia liên doanh đánh giá cộng với các chi phí tiếp nhận (nếu có). Đối với phế liệu: Giá thực tế là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu. Đối với nguyên vật liệu được tặng thưởng: Giá thực tế được tính là giá của nguyên vật liệu đó ghi trên biên bản bàn giao hoặc theo giá trị nguyên vật liệu tặng thưởng tương đương với giá trị thường. b.Giá thực tế xuất kho. Khi xuất kho nguyên vật liệu để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán phải tính toán, xác định chính xác giá thực tế của nguyên vật liệu xuất cho các nhu cầu khác nhau nhằm xác định chính xác chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: Phương pháp giá đích danh (Phương pháp nhận diện) Theo phương pháp này, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô nguyên vật liệu xuất kho đó. Phương pháp này thích hợp với những loại nguyên vật liệu đặc chủng, có giá trị lớn và nhận diện được. Phương pháp này thể hiện được thực tế tương xứng phù hợp giữa doanh thu và chi phí của hàng bán ra. Tuy nhiên, phương pháp này phải theo dõi chi tiết giá nguyên vật liệu mỗi lần nhập kho vì vậy khó thực hiện đối với số lượng nguyên vật liệu lớn. Hơn nữa, giá nguyên vật liệu xuất kho sẽ không sát với giá thị trường. Phương pháp đơn giá bình quân: Theo phương pháp này, giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo công thức: Giá thực tế NVL Số lượng NVL Giá đơn vị bình = x xuất dùng xuất dùng quân
- Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong ba cách sau: + Cách 1: Giá thực tế Giá tực tế NVL + NVL tồn kho đầu kỳ nhập trong kỳ Giá đơn vị bình = quân cả kỳ dự trữ Số lượng thực tế NVL tồn Số lượng thực tế + kho đầu kỳ NVL nhập trong kỳ Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ đơn giản, dễ làm. Nhưng độ chính xác không cao, công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung. Phương pháp này chỉ thích hợp với những đơn vị mà công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu không nhiều. + Cách 2: Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ này (cuối kỳ trước) Giá đơn vị = bình quân cuối kỳ trước Số lượng thực tế NVL tồn đầu kỳ này (cuối kỳ trước) Phương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động nguyên vật liệu trong kỳ. Tuy nhiên, độ chính xác không cao vì không tính đến sự biến động của giá nguyên vật liệu trong kỳ.
- + Cách 3: Giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập. Giá đơn vị = Bình quân sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập. Cách tính theo giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên, chính xác và cập nhật. Nhưng tốn nhiều công sức, phải tính toán nhiều lần, vì vậy chỉ nên sử dụng ở những doanh nghiệp thực hiện kế toán bằng máy vi tính. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này, khi tính giá nguyên vật liệu xuất kho người ta dựa trên nguyên tắc: nguyên vật liệu nào nhập trước thì xuất trước và lấy đơn giá mua của lần nhập đó để tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Giá thực tế = Số lượng x Đơn giá thực tế của lô NVL xuất kho NVL xuất kho NVL nhập trước Thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm; giá nguyên vật liệu tồn kho sát với mức giá hiện hành. Phương pháp này thường áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. Tuy nhiên, không thích hợp trong trường hợp lạm phát và phải tính riêng cho từng danh điểm nguyên vật liệu. Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): Phương pháp này dựa trên giả thiết nguyên vật liệu nào nhập kho sau thì xuất trước để tính giá nguyên vật liệu xuất kho, khi xuất đến lô nguyên vật liệu nào thì lấy đơn giá mua của lô nguyên vật liệu đó để tính. Giá thực tế = Số lượng x Đơn giá thực tế của lô
- NVL xuất kho NVL xuất kho NVL nhập sau cùng Phương pháp này luôn cập nhập một cách khá chính xác về giá trị nhập và xuất kho nguyên vật liệu, rất thích hợp trong trường hợp lạm phát, khi mức giá có xu hướng tăng nhưng phải tính theo từng danh điểm nguyên vật liệu. Với các phương pháp trên, để tính được giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho đòi hỏi phải xác định được lượng nguyên vật liệu xuất kho căn cứ vào các chứng từ xuất. Tuy nhiên trong thực tế có những doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu với qui cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và được xuất dùng thường xuyên, các doanh nghiệp này không có điều kiện để kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho do vậy việc tính giá được tiến hành cho số lượng nguyên vật liệu tồn kho thực tế cuối kỳ sau đó mới xác định được mức giá thực tế của nguyên vật liệu xuất trong kỳ. Giá thực tế NVL = Số lượng NVL x Đơn giá nhập Tồn kho cuối kỳ tồn kho cuối kỳ NVL lần cuối Giá thực tế = Giá thực tế + Giá thực tế - Giá thực tế NVL xuất dùng NVL tồn đầu kỳ NVL nhập trong kỳ NVL tồn cuối kỳ Phương pháp hệ số giá. Để tính giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho và nguyên vật liệu tồn kho, người ta có thể sử dụng phương pháp hệ số giá để tính. Theo phương pháp này hàng ngày kế toán ghi sổ theo giá hạch toán, cuối kỳ mới tiến hành tính toán điều chỉnh chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế để xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho. Giá hạch toán có thể lấy theo giá kế hoạch hoặc giá cuối kỳ tr ước và được qui định thống nhất trong một kỳ hạch toán. Giá hạch toán không có ý nghĩa trong việc thanh toán và kế toán tổng hợp về nguyên vật liệu. Trước hết tính hệ số giá theo công thức:
- Giá thực tế + Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ NVL nhập trong kỳ Hệ số giá = Giá hạch toán + Giá hạch toán NVL tồn đầu kỳ NVL nhập trong kỳ Sau đó tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho: Giá thực tế = Giá hạch toán x Hệ số giá NVL xuất kho trong kỳ NVL xuất kho trong kỳ Theo phương pháp này, số lượng tính toán ít, có thể theo dõi được sự luân chuyển hàng ngày của nguyên vật liệu theo thước đo giá trị, kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Tuy nhiên, nó lại che dấu sự biến động của giá, đòi hỏi trình độ kế toán cao. Kết luận: Các phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho đều có nội dung, ưu, nhược điểm và các điều kiện áp dụng phù hợp nhất định. Do đó, doanh nghiệp phải căn cứ vào hoạt động kinh doanh, yêu cầu quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán để lựa chọn một phương pháp tính phù hợp. Phương pháp tính giá đã đăng ký phải được sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán. 1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp thường có nhiều chủng loại khác biệt nhau, nếu thiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất, chính vì vậy việc đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của từng loại nguyên vật liệu luôn luôn là một đòi hỏi cấp thiết đối với kế toán nguyên vật liệu. Trong thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu hiện nay ở nước ta nói chung và ở các doanh nghiệp sản xuất nói riêng đang áp dụng ba phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu là: Phương pháp thẻ song song. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Phương pháp sổ số dư. 1.3.1. Phương pháp thẻ song song. Theo phương pháp thẻ song song, kế toán nghiệp vụ nhập, xuất và tồn kho nguyên vật liệu diễn ra như sau:
- ở kho: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho, thủ kho ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào các thẻ kho liên quan và sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày tính ra số tồn kho trên thẻ kho. Hàng ngày hoặc định kỳ 3 - 5 ngày một lần, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán. ở phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu mở thẻ kế toán chi tiết cho từng danh điểm nguyên vật liệu ứng với thẻ kho mở ở kho. Hàng ngày hoặc định kỳ, nhận được các chứng từ nhập xuất kho do thủ kho chuyển đến, kế toán nguyên vật liệu phải kiểm tra chứng từ, đối chiếu các chứng từ nhập, xuất kho với các chứng từ liên quan, ghi đơn giá vào phiếu và tính thành tiền trên từng chứng từ nhập, xuất kho vào các thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu liên quan giống như trình tự ghi vào thẻ kho của thủ kho. Cuối tháng, kế toán cộng thẻ tính ra số nhập, số xuất và số tồn kho của từng danh điểm nguyên vật liệu. Số lượng nguyên vật liệu tồn kho phản ánh trên thẻ kho tương ứng. Mọi sai sót phát hiện khi đối chiếu phải được kiểm tra xác minh và chỉnh lý kịp thời theo đúng sự thực. Để thực hiện kiểm tra, đối chiếu giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp, sau khi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho, kế toán phải căn cứ vào thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu lập bảng tổng hợp nhập, xuất và tồn kho nguyên vật liệu. Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp. Ngoài ra để quản lý chặt chẽ thẻ kho, kế toán nguyên vật liệu còn mở sổ đăng ký thẻ kho, khi giao thẻ kho cho thủ kho, kế toán phải ghi vào sổ. Phương pháp thẻ song song là một phương pháp đơn giản, dễ làm. Nhưng trong điều kiện sản xuất lớn, áp dụng phương pháp này mất nhiều công sức do ghi chép trùng lặp. Hơn nữa việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do vậy hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán. Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít loại nguyên vật liệu, kho tàng tập trung, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế. Sơ đồ 1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song.
- Thẻ kho Phiếu nhập Phiêu xuất Sổ (thẻ) kế toán Chi tiết NVL Bảng tổng hợp Kế toán Nhập - xuất - tồn tổng kho NVL hợp Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.3.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển được hình thành trên cơ sở cải tiến một bước phương pháp thẻ song song. Theo phương pháp này, quá trình kế toán chi tiết nguyên vật liệu diễn ra như sau: ở kho: vẫn phải mở thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng đối với từng danh điểm nguyên vật liệu như phương pháp thẻ song song. ở phòng kế toán: không mở thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu mà thay vào đó chỉ mở một quyển “Sổ đối chiếu luân chuyển” để hạch toán số lượng và giá trị của từng danh điểm nguyên vật liệu trong từng kho. Sổ đối chiếu luân chuyển không ghi theo chứng từ nhập, xuất kho mà chỉ ghi một lần vào cuối thấng trên cơ sở tổng hợp nhập, xuất kho phát sinh trong tháng của từng danh điểm nguyên vật liệu. Mỗi danh điểm nguyên vật liệu chỉ được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. Cuối tháng đối chiếu số lượng nguyên vật liệu trên “Sổ đối chiếu luân chuyển” với thẻ kho của thủ kho và lấy số tiền của từng loại nguyên vật liệu trên sổ này để đối chiếu với kế toán tổng hợp. Phương pháp này dễ làm, do chỉ ghi một lần vào cuối tháng nên công việc ghi chép kế toán chi tiết theo từng danh điểm nguyên vật liệu được giảm nhẹ. Tuy nhiên,
- toàn bộ công việc ghi chép, tính toán, kiểm tra đều phải dồn hết vào ngày cuối tháng, cho nên công việc kế toán và lập báo cáo hàng tháng th ường bị chậm trễ. Ngoài ra việc ghi chép giữa thủ kho và kế toán nguyên vật liệu còn bị trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp không có nhiều nghiệp vụ nhập xuất, số lượng kho tàng ít, kế toán nguyên vật liệu kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Sơ đồ 2: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Thẻ kho Phiếu nhập Phiếu xuất Sổ đối Bản kê Bảng kê chiếu xuất nhập Luân chuyển Kế toán tổng hợp Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
- 1.3.3. Phương pháp sổ số dư. Phương pháp sổ số dư là một bước cải tiến căn bản trong việc tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Theo phương pháp này công việc kế toán được tiến hành cụ thể như sau: ở kho: Thủ kho vẫn dùng thẻ kho để ghi chép tình hình biến động nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng như các phương pháp trên. Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi thẻ kho xong, thủ kho phải tập hợp toàn bộ các chứng từ nhập, xuất kho phát sinh trong ngày (hoặc trong kỳ) theo từng nhóm nguyên vật liệu qui định. Căn cứ vào kết quả phân loại chứng từ lập phiếu giao nhận chứng từ kê rõ số lượng, số hiệu các chứng từ của từng loại nguyên vật liệu. Phiếu này sau khi lập xong được đính kèm với các tập phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho để giao cho kế toán nguyên vật liệu. Cuối tháng thủ kho phải căn cứ vào các thẻ kho đã được kế toán kiểm tra, ghi số lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng của từng danh điểm nguyên vật liệu vào sổ số dư. Ghi sổ số dư xong thủ kho chuyển giao sổ số dư cho phòng kế toán để kiểm tra và tính ra thành tiền. ở phòng kế toán: Nhận được các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu và phiếu giao nhận chứng từ kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu với các chứng từ kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu với các chứng từ có liên quan. Sau đó kế toán tính giá các chứng từ theo giá hoạch toán tổng cộng số tiền của các chứng từ nhập, xuất kho theo từng nhóm nguyên vật liệu và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ đã được tính giá kế toán ghi vào bảng lũy kế nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu. Số tồn kho cuối tháng của từng nhóm nguyên vật liệu trên bảng kê lũy kế được sử dụng để đối chiếu với số dư bằng tiền trên sổ số dư và với số liệu của kế toán tổng hợp. Phương pháp này kết hợp chặt chẽ nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép của phòng kế toán, xoá bỏ việc ghi chép trùng lặp, tạo điều kiêpn kiểm tra thường xuyên và có hệ thống của kế toán đối với thủ kho, đảm bảo số liệu kế toán chính xác, kịp thời. Tuy nhiên, do kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị nên qua số liệu kế toán không thể biết được tình hình biến động của từng thứ nguyên vật liệu mà muốn biết phải thông qua thẻ kho. Ngoài ra việc kiểm tra, đối chiếu, phát hiện sai sót giữa kho và phòng kế toán còn gặp nhiều khó khăn. Phương pháp này thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng
- các nghiệp vụ nhập xuất nguyên vật liệu lớn, nhiều chủng loại nguyên vật liệu, đã xây dựng được hệ thống danh điểm nguyên vật liệu, dùng giá hạch toán hang ngày và trình độ cán bộ kế toán của doanh nghiệp tương đối cao.
- Sơ đồ 3: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư: Thẻ kho Phiếu nhập Phiếu xuất Sổ số dư Phiếu giao Phiếu giao nhận chứng nhận từ nhập Kế toán Tổng hợp Bảng lũy kế nhập, xuất, Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo chế độ hiện hành. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là việc ghi chép sự biến động về mặt giá trị của nguyên vật liệu trên các sổ kế toán tổng hợp. Trong hệ thống kế toán hiện hành nguyê n vật liệu thuộc nhóm hàng tồn kho nên kế toán tổng hợp nguyên vật liệu có thể được tiến hành theo một trong hai phương pháp sau: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kê khai định kỳ. Việc sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, và yêu cầu cảu công tác quản lý và vào trình độ cán bộ kế toán cũng như vào quy định của chế độ kế toán hiện hành. 1.4.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho. Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nước ta vì những tiện ích của nó như: độ chính xác cao, cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng số 2 Thăng Long
53 p | 1180 | 868
-
Luận văn - Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở công ty cơ khi Hà Nội
116 p | 982 | 620
-
Luận văn " Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng "
73 p | 716 | 513
-
Luận văn - Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty xây dựng số 34
93 p | 773 | 507
-
Luận văn Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Sông Đà số 2
87 p | 236 | 99
-
Luận văn - Tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm
76 p | 244 | 87
-
LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Sông Đà số 2
82 p | 183 | 72
-
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá.
72 p | 186 | 72
-
LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” tại xí nghiệp giầy Barotex
0 p | 164 | 67
-
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Bảo Quân - 1
21 p | 195 | 58
-
Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Vinh Hưng
56 p | 183 | 51
-
LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây
49 p | 217 | 47
-
Luận văn: Tổ chức công tác hạch toán NVL - CCDC tại Công ty Xây dựng Thương mại Thanh Thu
44 p | 207 | 46
-
LUẬN VĂN: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3 ĐÀ NẴNG
51 p | 188 | 38
-
Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty may Thăng Long
77 p | 138 | 37
-
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán lao động, tiền lương tại công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ Đức - Hà Tây
27 p | 133 | 19
-
LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Ba Lan
44 p | 100 | 13
-
LUẬN VĂN: Tổ chức công tác hạch toán vật liệu và công cụ, dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dệt 8/3
97 p | 83 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn