Luận văn Tổng quan về nước thải sinh hoạt
lượt xem 99
download
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Tổng quan về nước thải sinh hoạt
- GVHD: ThS. Phạm Anh Đức MỤC LỤC SVTH: Nguyễn Duy Hưng
- GVHD: ThS. Phạm Anh Đức Chương I: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 1.1 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn c ấp n ước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm. 1.2 Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại: • Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh • Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein(40-50%);hydrat cacbon(40- 50%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150- 450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học. Ơ những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 1.3 Tác hại đến môi trường SVTH: Nguyễn Duy Hưng
- GVHD: ThS. Phạm Anh Đức Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải gây ra. • COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi tr ường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,..làm cho nước có mùi hôi thúi và làm giảm pH của môi trường. • SS: lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí. • Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đ ời sống của thuỷ sinh vật nước. • Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,… • Ammonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá ( sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra ). • Màu: mất mỹ quan. • Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt. 1.4 Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi sự ô nhiễm do nước thải Nguồn nước mặt là sông hồ, kênh rạch, suối, biển, … nơi tiếp nhận nước thải t ừ khu dân cư, đô thị , khu công nghiệp hay các xí nghiệp công nghiệp. Một số nguồn nước trong số đó là nguồn nước ngọt quý giá, sống còn của đất nước, nếu đ ể bị ô nhiễm do nước thải thì chúng ta phải trả giá rất đắt và hậu quả không lường hết. Vì vậy, nguồn nước phải được bảo vệ khỏi sự ô nhiễm do nước thải. Ô nhiễm nguồn nước mặt chủ yếu là do tất cả các dạng nước thải chưa xử lý xả vào nguồn nước làm thay đổi các tính chất hoá lý và sinh học của nguồn nước. S ự có mặt của các chất độc hại xả vào nguồn nước sẽ làm phá vỡ cân bằng sinh học tự nhiên của nguồn nước và kìm hãm quá trình tự làm sạch của nguồn nước. Khả năng tự làm sạch SVTH: Nguyễn Duy Hưng
- GVHD: ThS. Phạm Anh Đức của nguồn nước phụ thuộc vào các điều kiện xáo trộn và pha loãng của nước th ải với nguồn. Sự có mặt của các vi sinh vật, trong đó có các vi khuẩn gây bệnh, đe doạ tính an toàn vệ sinh nguồn nước. Biện pháp được coi là hiệu quả nhất để bảo vệ nguồn nước là: - Hạn chế số lượng nước thải xả vào nguồn nước. - Giảm thiểu nồng độ ô nhiễm trong nước thải theo qui địng bằng cách áp dụng công nghệ xử lý phù hợp đủ tiêu chuẩn xả ra nguồn nước. Ngoài ra, việc nghiên cứu áp dụng công nghệ sử dụng lại nước thải trong chu trình kín có ý ngiã đặc biệt quan trọng. SVTH: Nguyễn Duy Hưng
- Chương II: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ XỬ LÝ CẶN .1 2.1 Xử lý cơ học Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hoà tan chứa trong nước thải và được thực hiện ở các công trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể l ọc các loại. Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn kích thước lớn có nguồn gốc hữu cơ. Bể lắng cát được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ, chủ yếu là cát chứa trong nước thải. Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa trong nước thải. Khi cần xử lý ở mức độ cao(xử lý bổ sung) có thể sử dụng các bể lọc, lọc cát,.. Về nguyên tắc, xử lý cơ học là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý tiếp theo. .1 2.2 Xử lý sinh học Cơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là dựa vào khả năng oxy hoá các liên kết hữu cơ dạng hoà tan và không hoà tan của vi sinh vật – chúng s ử d ụng các liên kết đó như là nguồn thức ăn của chúng. Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên gồm có: Hồ sinh vật Hệ thống xử lý bằng thực vật nước(lục bình, lau, sậy, rong- tảo,..) Cánh đồng tưới Cánh đồng lọc Đất ngập nước Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo gồm có: Bể lọc sinh học các loại Quá trình bùn hoạt tính Lọc sinh học tiếp xúc dạng trống quay(RBC) Hồ sinh học thổi khí Mương oxy hoá,….
- 3. 2.3 Khử trùng nước thải Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải mhằm loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh trước khi xả vào nguồn nước. Để khử trùng nước thải có thể sử dụng clo và các hợp chất chứa clo, có thể tiến hành khử trùng bằng ozôn, tia hồng ngoại, ion bạc, .. nhưng cần phải cân nhắc kỹ về mặt kinh tế. 4. 2.4 Xử lý cặn nước thải Nhiệm vụ của xử lý cặn ( cặn được tạo nên trong quá trình xử lý nước thải) là: Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn Ổn định cặn Khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau Rác (gồm các tạp chất không hoà tan kích thước lớn: cặn bã thực vật, giấy, giẻ lau,..) được giữ lại ở song chắn rác có thể được chở đến bãi rác( nếu lượng rác không lớn) hay nghiền rác và sau đó dẫn đến bể mêtan để tiếp tục xử lý. Cát từ các bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và chở đi s ử d ụng vào mục đích khác. Cặn tươi từ bể lắng cát đợt một được dẫn đến bể mêtan để xử lý Một phần bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng) từ bể lắng đợt 2 được dẫn trở lại bể aeroten để tiếp tục tham gia quá trình xử lý (gọi là bùn hoạt tính tuần hoàn) , phần còn lại ( gọi là bùn hoạt tính dư) được dẫn đến bể nén bùn để làm giảm độ ẩm và thể tích, sau đó được dẫn vào bể mêtan để tiếp tục xử lý. Đối với các trạm xử lý nước thải xử dụng bể biophin với sinh vật dính bám, thì bùn lắng được gọi là màng vi sinh và được dẫn đến bể mêtan. Cặn ra khỏi bể mêtan có độ ẩm 96-97%. Để giảm thể tích cặn và làm ráo nước có thể ứng dụng các công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên như: sân phơi bùn, h ồ chứa bùn, hoặc trong điều kiện nhân tạo: thết bị lọc chân không, thết bị lọc ép, thiết bị li tâmcặn,… Độ ẩm của cặn sau xử lý đạt 55-75%.
- Để tiếp tục xử lý cặn có thể thực hiện sấy bằng nhiệt với nhiều dạng thiết bị khác nhau: thiết bị sấy dạng ống, dạng khí nén, dạng băng tải,…Sau khi sấy độ ẩm còn 25-30% và cặn ở dạng hạt dễ dàng vận chuyển. Đối với các trạm xử lý công suất nh, việc xử lý cặn có thể tiến hành đơn giản hơn: nén và sau đó làm ráo nước ở sân phơi cặn trên nền cát.
- Chương III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ THUYẾT MINH 3.1 Lưu lượng tính toán: Số dân khu đô thị 274.381 người định hướng đến năm 2020 Tiêu chuẩn dùng nước l/người.ngđêm = 150 l/người.ngđêm Lưu lượng nước thải sinh hoạt = 80% lưu lượng nước cấp Lưu lượng nước thải: = 33.000 m3/ng.đêm = 1,3.33000 = 42.900 m3/ngđêm = 0,5.33000 = 16.500 m3/ngđêm = 2. = 3.575 m3/h = 0,5. = 893,75 m3/h = = 0,993 m3/s = = 0,248 m3/s Lưu lượng trung bình giờ: = 1375 m3/h Lưu lượng trung bình giây: = 0,382 m3/s 3.2 Nước thải đầu vào: Nồng độ chất bẩn trong nước thải sinh hoạt được xác định theo bảng 1.2 (theo TCXDVN 51:2006) như sau: • Hàm lượng chất lơ lửng:Css = 65.103/(150x0.8) = 541,6mg/l • Hàm lượng BOD5 của nước thải đã lắng: 35.103/(150x0.8) = 291,6 mg/l • Hàm lượng Nitơ amon của nước thải: 7.103/(150x0.8) = 58,3 mg/l • Phốt phát (P2O5) : 1,7.103/(150x0.8) = 14,16 • Coliform : 8.6 x 104 (MPN/100 ml) • pH: 6,5 • COD = BOD/0,7 = 773,7 mg/l 3.3 Nước thải đầu ra:
- Chọn nguồn thải là kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè nên chọn nước thải sau khi xử lý đạt nguồn loại B (cột B QCVN 14:2008/BTNMT) TT Thông số Đơn vị Giá trị C (Cột B) 1 pH - 5-9 2 BOD5 (20 0C) mg/l 50 3 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 100 (TSS) 4 Phosphat (PO4-3) mg/l 10 5 Amoni (tính theo N) mg/l 10 6 Tổng Coliforms MPN/100 ml 5.000 3.4 Một số sơ đồ công nghệ của trạm xử lý: Sơ đồ 1: Sơ đồ 2: Sơ đồ 3:
- CHƯƠNG IV: CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ Lựa chọn sơ đồ 1 để xử lý nước thải:
- Thuyết minh dây chuyền công nghệ: Nước thải đô thị được lọc các chất thải rắn có kích thước lớn và đem qua máy nghiền rác để xử lý trước khi qua bể lọc cát. Bể lắng cát có nhiệm vụ tạo thời gian lưu và thu giữ các hạt cát sỏi có kích th ước l ớn hơn 0,2mm. Tại bể lắng cát, các chất vô cơ có trọng lượng lớn sẽ bị tách ra khỏi nước, và được xả vào sân phơi cát. Sau đó nước thải được dẫn đến bể điều hòa lưu lượng. Nước từ bể điều hoà được bơm đến bể lắng 1,sau đó nước được chảy qua bể bể aeroten. Tại bể bể aeroten nước thải được xử lý bằng quá trình sinh học lơ lửng hiếu khí. Nước sau khi ra khỏi bể bể aeroten, được dẫn đến bể lắng đợt 2 là bể lắng ly tâm. Nước sau xử lý sinh học được khử trùng bằng clo trong bể tiếp xúc. Nước sau khi được khử trùng là nước sau xử lý, đạt các tiêu chuẩn cột B tiêu chuẩn nước mặt cột B QCVN 14:2008/BTNMT
- CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH 5.1 Song chắn rác: Cấu tạo: Thiết bị chắn rác là thanh đan sắp xếp kế tiếp nhau với khe hở từ 16-50mm. Các thanh có thể bằng thép, nhựa hoặc gỗ. Tiết diện của các thanh này là hình chữ nhật, hình tròn hoặc elíp. Số lượng thiết bị chắn rác trong trạm XLNT tối thiểu là 2. Các song chắn rác đặt song song với nhau, nghiêng về dòng nước chảy để giữ rác lại. Song chắn rác thường đặt nghiêng theo dòng chảy 1 góc là 50 đến 900. Số khe hở song chắn rác được tính theo công thức: Trong đó: +b: khoảng cách giữa các khe hở, b= 16mm = 0,016m +Q: lưu lượng trung bình qua song chắn rác: 0,382 m3/s +vtt :Vận tốc trung binh qua các khe hở, theo TCXDVN 51:2006, v tt = 0,8÷1 m/s +h1:Chiều sâu lớp nước trước song chắn rác: h1=0.4m +Kz: hệ số nén dòng do các thiết bị với rác, lấy bằng 1,05 nếu cào vớt rác cơ giới và bằng 1,1 đến 1,2 nếu cào vớt rác thủ công. Chon Kz = 1,05. Chiều rộng toàn bộ thiết bị chắc rác: Bs= d(n+1) + b.n = 0,008.(63-1) + 0,016.63 =1,52m Trong đó: +d : bề dày hay đường kính các thanh song chắn rác, thường lấy 0,008m Tính toán , kiểm tra vận tốc dòng chảy trước song chắn rác để khắc phục khả năng đọng cặn khi vận tốc nhỏ hơn 0.4m/s Tổn thất áp lực qua song chắn rác:
- Trong đó: + v: vận tốc của nước thải trước song chắn rác +K: hệ số tính đến sự tăng tổn thất do vướng mắc rác ở song chắn K = 3,36v-1,32 = 3,36.1-1,32= 2,04 : hệ số sức cản cục bộ của song chắn, được xác định theo công thức: Trong đó: +: hệ số phụ thuộc vào tiết diện ngang của thanh song chắn. =1,83 (thanh hình chữ nhật) +: góc nghiêng của song chắn so với hướng dòng chảy, =60o Chiều dài phần mở rộng trước song chắn rác: L1 = = = 1,4m Trong đó: +Bm chiều rộng mương dẫn (0.25m) +Bs chiều rộng của song chắn rác (0.31) +Góc nghiêng chỗ mở rộng =20o Chiều dài phần thu hẹp sau song chắn rác: L2 = 0,5.L1 = 0,5.1,4 = 0.7 m Chiều dài tổng cộng của mương lắp song chắn rác: L = L1+ L2 + Ls = 1,4 + 0,7 + 1.5 =3,6 m, Ls: chiều dài phần đặt mương chắn rác (=1.5m) Chiều cao xây dựng song chắn rác: Hxd = h + hs+0.5 = 0,4 + 0,065 + 0,5 = 0,965 m 0.5: chiều cao từ hmax đến cột sàng công tác Lượng rác lấy ra từ song chắn rác: = 6 m3/ngàyđêm a: lượng rác tính theo đầu người trong một năm. a=8 l/ng.năm
- N: số người sử dụng hệ thống nước thải Trọng lượng rác /ngàyđêm: P = W.G= 6.750 = 4.500kg/ngd Với : G: khối lượng riêng của rác, Qua SCR, hàm lượng chất rắn lơ lửng SS’ và BOD5’ giảm 4% SS’ = = 519,936 mg/l BOD5’ = = 279,936 mg/l Bảng 5.1 – Các thông số thiết kế song chắn rác Số đơn STT Tên thông số Đơn vị tính vị 1 Số công trình SCR 2 2 Số khe hở của SCR Khe 63 3 Khoảng cách giữa các khe hở (l) mm 16 4 Số song chắn của SCR Song 62 5 Chiều rộng của song chắn (Bs) m 1,52 6 Chiều dày thanh song chắn (s) mm 8 5.2 Bể lắng cát thổi khí: Dưới tác động của lực trọng trường,các phần tử rắn (cát,xỉ) có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ được lắng xuống đáy bể trong quá trình chuyển động. Bể lắng cát phải được tính toán với vận tốc dòng chảy trong đó đủ lớn để các phần tử hữu cơ nhỏ không lắng được và đủ nhỏ để cát và các tạp chất rắn vô cơ giữ lại được trong bể. Về cấu tạo bể lắng cát thổi khí giống bể lắng cát, chỉ có them đ ường ống khoan lỗ để thổi khí. Bên dưới ống thổi khí ở đáy bể có rãnh thu cát. Hiệu suất làm việc của bể lắng cát thổi khí khá cao. Loại bỏ cát sỏi có kích thước hạt lớn hơn 0,2mm. Tính toán thiết kế: Thời gian lưu nước: t = 3 phút = 180 s. Vận tốc dòng chảy trong bể: v = 0,08 m/s (0,08-0,12 m/s) Lưu lượng nước thải qua bể lắng: Qmax = 3575m3/h = 0,993 m3/s
- Kích thước của bể lắng cát thổi khí: Thể tích bể: V = t x = 180 x 0,993 = 178,74 m3 Chọn chiều cao nước trong bể: H = 2 m Tỷ số chiều rộng và chiều cao của bể: B:H = 1,5:1 Chiều rộng bể: B = 3m Chều dài bể: L = = = 29,79m. Lấy tròn 30 m Chọn n = 3 bể: l = L/3 = 10 m Hệ thống thổi khí: Hệ thống sục khí có thể làm bằng ống nhựa hoặc thép không rỉ, khoan lỗ Φ = 5 mm và đặt ở độ sâu 0,7H = 1,4m Lượng không khí cần cấp cho 1 bể: Qkhí = q1.F = 5.B.L = 5.3.10 = 150 m3/h Trong đó: q1 =5m3/m2.h (cứ 1m2.h cần cấp 5m3 không khí) Lưu lượng không khí tổng cộng cần cung cấp cho bể lắng cát: = 150.3 = 450m3/h Trong đó : Qkk = lưu lượng không khí cung cấp cho một đơn nguyên n =3 Lượng không khí trên một mét dài bể: l/s Lượng cát trung bình sinh ra mỗi ngày: m3/ngày Trong đó: = Lưu lượng nước thải trung bình ngày, =33.000m3/ngày q0 = lượng cát trong 1000 m3 nước thải, q0 = 0,15 m3 cát / 1000 m3 Chiều cao lớp cát trong một ngày đêm :
- m Trong đó: Wc = Lượng cát sinh ra trung bình trong một ngày đêm, Wc = 4,95 m3/ngày t = chu kỳ xả cát , t = 1 ngày Chiều cao xây dựng của bể lắng cát thổi khí được tính theo công thức: Hxd = H + hc + hbv = 2 + 0,055 + 0,4 = 2,455 m Chọn Hxd = 2,5 m Trong đó: Hxd = Chiều cao công tác của bể lắng cát thổi khí, H = 1,5m hc = Chiều cao lớp cát trong bể lắng cát thổi khí, hc = 0,055m hbv = Chiều cao vúng bảo vệ của bể lắng cát thổi khí, hbv = 0,4m Qua bể lắng cát thổi khí, nồng độ chất bẩn trong nước thải : SS’ giảm 4%, BOD 5’ giảm 5%. Vậy sau khi qua bể lắng cát thổi khí, nống độ chất bẩn trong nước thải: SS’= = 499,12 mg/l BOD5’ = = 265,94 mg/l Bảng 5.2 – Các thông số thiết kế bể lắng cát Số đơn STT Tên thông số Đơn vị tính vị 1 Số công trình Bể 3 2 Thời gian lưu nước s 180 3 Vận tốc chảy trong bể m/s 0,08 4 Chiều rộng m 3 5 Chiều dài m 10 6 Chiều cao m 2,45 .1 5.3 Sân phơi cát: Nhiệm vụ của sân phơi cát: Là làm ráo nước trong hỗn hợp cát - nước để dễ dàng vận chuyển cát đi nơi khác. Tính toán thiết kế:
- Diện tích hữu dụng của sân phơi cát Trong đó: Ntt = dân số tính theo chất lơ lửng, Nll = 274381 dân P = lượng cát giữ lại trong bể lắng cho một người trong một ngày đêm, P lấy theo điều 6.3.5-TCXD-51-84, P = 0,02 l/d. h = chiều cao lớp bùn cát trong năm, h = 4 m/năm (khi lấy cát đã phơi khô theo chu kỳ). Chọn sân phơi cát gồm 5 ô hình vuông, kích thước mỗi ô trong mặt bằng: 10x10, Tổng diện tích của sân phơi cát 100x5 = 500 m2 Bảng 5.3 – Các thông số thiết sân phơi cát Số đơn STT Tên thông số Đơn vị tính vị 1 Số công trình Sân 5 2 Kích thước m2 10x10 5.4 Bể điều hòa lưu lượng: Thông số thiết kế: Lưu lượng nước vào: Qvào = = 3575 m3/h Lưu lượng nước ra : Qra = = 1375 m3/h Thời gian điều hòa khoảng 8h Kích thước bể điều hòa: Chọn bể hình chữ nhật có chiều cao hữu ích H đh = 5m, chiều dài 15m, 5 hành lang rộng 10m. Thể tích bể: V = 5.15.5.10 = 3750 m3 Thời gian lưu tối đa có thể có của bể: 2,7 giờ Chiều cao xây dựng của bể điều hòa: H = Hđh + Hbv = 5 + 0,5 = 5,5m (chon Hbv = 0,5m)
- Bảng 5.4 – Các thông số thiết bể điều hòa Số đơn STT Tên thông số Đơn vị tính vị 1 Số công trình Bể 5 2 Chiều dài m 15 3 Chiều rộng m 10 5.5 Bể lắng đợt 1( Bể lắng ly tâm) Nhiệm vụ của bể lắng đợt 1 là loại bỏ các tạp chất lơ lửng còn lại trong nước thải sau khi đã qua các công trình xử lý nước thải trước đó. Ở đây các chất lơ l ửng có t ỷ tr ọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ lắng xuống đấy, các chất lơ lửng có tỷ trọng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên mặt nước và sẽ được thiết bị gạt cặn tập trung đến hố ga đặt ở bên ngoài. Hàm lượng chất lơ lửng đợt I cần đạt ≥ 150mg/l Thể tích tổng cộng của bể lắng I được tính theo công thức: W = .t = 3575.1,5 = 5362,5 m3 Trong đó: : lưu lượng giờ lớn nhất, = 3575 m3/h T: thởi gian lắng đối với bể lắng đợt 1 có thể lấy bằng 1,5 h Chọn 2 bể, 1 bể công tác và 1 bể dự phòng, thể tích mỗi bể: W1 = = 2681,25 m3 Diện tích mỗi bể m2 Trong đó: H1 chiều sâu vùng lắng, chọn H1 = 5m Đường kính bể lắng: = 26,13 m Chọn đường kính mỗi bể: D = 26m Chiều cao bể: H = H1 + Hbv = 5 + 0,5 = 5,5 m Trong đó: Hbv: chiều cao bảo vệ, Hbv = 0,5 m Ta có lưu lượng nước thải qua mỗi bể: Q’ = = 0,4965 m3/s = 496,5 l/s Tra bảng III thủy lực ống gang => chọn ống phân phối nước có D = 600 mm, ứng với v = 1,758 m/s Hiệu suất lắng: E = 43%
- Hàm lượng chất lơ lửng trôi theo nước ra khỏi bể lắng I: = 284,5 mg/l Theo TCXD 51-84 điều 6.5.3 quy định rằng: nồng độ chất lơ lửng trong nước thải ở bể lắng I đưa vào bể Bể aeroten làm sạch sinh học hoàn toàn hoặc vào các bể sinh học không vượt quá 150 mg/l. Như vậy, trong trường hợp nồng độ chất lơ lửng sau khi ra khỏi bể lắng I vượt quá yêu cầu vì vậy cần phải xử lý trước khi đưa vào hệ thống sinh học đ ể xử lý. Bảng 5.5 – Các thông số bể lắng đợt 1 Số đơn STT Tên thông số Đơn vị tính vị 1 Số công trình Bể 2 2 Đường kính m 26 3 Chiều cao m 5,5 4 Ống phân phối chính mm 600 5 Vận tốc nước trong ống m/s 1,758 5.6 Bể làm thoáng sơ bộ: Thể tích bể làm thoáng sơ bộ có thể tính bằng công thức: W = .t = 3575.0,25 = 893,75 m3 Trong đó: t: thời gian làm thoàng, t = 10÷20 phút, chọn t = 15 phút = 0,25h Lượng không khí cần cung cấp cho bể làm thoáng: V = .D = 3575.0,5 = 1787,5 m3 Trong đó: D: lưu lượng của không khí trên 1 m3 nước thải, D = 0,5m3/m3 nước thải Diện tích bể làm thoáng sơ bộ trên mặt bằng: = 298 m2 Trong đó: I: cường độ thổi không khí trên 1m2 bề mặt bể làm thoáng trong khoảng thời gian là 1h. I = 4÷7 m3/m3.h, lấy I = 6 m3/m2.h Chiều cao công tác của bể:
- =3m Chiều cao xây dựng: Hxd = H + Hbv = 3 + 0,5 = 3,5 m Trong đó: Hbv = 0,5 m Chọn bể làm thoáng 2 ngăn, diện tích mỗi ngăn: = 149m2 Kích thước của mỗi ngăn trên bề mặt: B.L = 10m.15m Hàm lượng BOD5 qua bể làm thoáng giảm 8%: BOD5 = = 244,67 mg/l Hàm lượng chất lơ lửng sau làm thoáng sơ bộ và lắng với hiệu suất E = 65% = 99,58 mg/l Như vậy, hàm lượng chất lơ lửng trôi ra theo nước ra khỏi bể lắng đến bể sinh học là: Cll = 99,58 mg/l ≤ 150 mg/l, đạt yêu cầu. Bảng 5.6 – Các thông số bể làm thoáng Số đơn STT Tên thông số Đơn vị tính vị 1 Số công trình Ngăn 2 2 Thời gian làm thoáng Giờ 0,25 3 Chiều cao m 3 4 Chiều dài m 15 5 Chiều rông m 10 5.7 Bể Bể aeroten: Lưu lượng không khí đi qua 1m3 nước thải cần xử lý khi xử lý sinh học hiếu khí ở bể aeroten được tính theo công thức: 5,44 m3/m3 nước thải Trong đó: La: của nước thải dẫn vào bể aeroten, La = 244,67 mg/l
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận Văn: "Tổng quan về Asean và CEPT/AFTA"
72 p | 3023 | 884
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008
98 p | 378 | 116
-
Luận văn tốt nghiệp: Đề xuất dây truyền công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm cho Công ty cổ phần dệt may Kỳ Anh
36 p | 300 | 70
-
Tiểu luận Đầu tư quốc tế: Tổng quan về tình hình đầu tư ODA của Nhật Bản vào Việt Nam qua 20 năm hợp tác và phát triển 1993 -2013
22 p | 301 | 65
-
Luận văn: Tổng quan về nhà máy nhiệt điện. Đi sâu nghiên cứu quá trình hòa đồng bộ và điều chỉnh công suất máy phát
91 p | 160 | 49
-
Luận văn Tổng quan về Tổng công ty Dệt – May Hà Nội
70 p | 136 | 22
-
Luận văn TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY
50 p | 85 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực viên chức Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh Lạng Sơn
110 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường công tác quản lý tài chính tại Kho bạc nhà nước Phú Thọ
108 p | 6 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thật xây dựng dân dụng và công nghiệp: Ứng dụng mô hình tối ưu hóa tuyến tính trong quản lý đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại khu công nghiệp Tịnh Phong - Quảng Ngãi bằng hình thức BOT
97 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thật xây dựng dân dụng và công nghiệp: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để mô phỏng nồng độ clo của bê tông trong môi trường nước biển
65 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý hệ thống thoát nước khu đô thị mới Trung Văn
84 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng
103 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội
112 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Tăng cường công tác kiểm soát cho Ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
105 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý hệ thống thoát nước thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng
112 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
90 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn