Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát dư lượng bê ta-Agonist (Clenbuterol và salbutamol) trong thịt gà và thịt heo trên thị trường thành phố Cần Thơ
lượt xem 28
download
Luận văn tốt nghiệp "Khảo sát dư lượng bê ta-Agonist (Clenbuterol và salbutamol) trong thịt gà và thịt heo trên thị trường thành phố Cần Thơ" được thực hiện nhằm khảo sát các yếu tố về hiệu suất thu hồi, giới hạn phát hiện để làm tăng độ tin cậy của phương pháp kiểm tra dư lượng clenbuterol và salbutamol bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ mà đề tài đã thực hiện. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài luận văn để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát dư lượng bê ta-Agonist (Clenbuterol và salbutamol) trong thịt gà và thịt heo trên thị trường thành phố Cần Thơ
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN HÓA HỌC ---------- Tên đề tài “KHẢO SÁT DƯ LƯỢNG -AGONIST (CLENBUTEROL VÀ SALBUTAMOL) TRONG THỊT GÀ VÀ THỊT HEO TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ” Luận văn Tốt nghiệp Ngành: Sư phạm Hóa học Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy Lê Thị Hồng Búp ThS. Lê Bảo Ngọc Lớp : Sư phạm hóa học K35 MSSV: 2096714 Cần Thơ, 5/2013
- LỜI CÁM ƠN ------------- Để có được kết quả như hôm nay em xin chân thành cảm ơn: Cô Nguyễn Thị Thu Thủy – Bộ môn Sư Phạm Hóa học – Khoa Sư Phạm đã hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài luận văn. Cô Lê Bảo Ngọc – Giám Đốc Trung Tâm Dịch Vụ Phân Tích Thí Nghiệm TP. HCM chi nhánh Cần Thơ (Case Cần Thơ) đã giúp đỡ về trang thiết bị, dụng cụ hóa chất để em hoàn thành đề tài. Các anh, chị làm việc tại Case Cần Thơ, đặc biệt là các anh trong tổ Sắc Ký đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích trong suốt quá trình làm đề tài. Xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trong bộ môn Sư phạm Hóa học – Khoa Sư phạm đã dìu dắt và truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian theo học ở trường. Cảm ơn cha mẹ những người suốt đời tận tụy không quản khó khăn chăm lo cho tương lai chúng con. Các bạn sinh viên Hóa học K35, những người đã cùng tôi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng như làm đề tài này. Sinh viên thực hiện Lê Thị Hồng Búp
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BỘ MÔN HÓA HỌC NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy 2. Tên đề tài: “Khảo sát dư lượng -agonist (clenbuterol và salbutamol) trong thịt gà và thịt heo trên thị trường thành phố Cần Thơ” 3. Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hồng Búp MSSV: 2096714 Lớp Sư phạm Hóa học K35 4. Nội dung nhận xét: a. Nhận xét về hình thức LVTN: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ b. Nhận xét về nội dung của LVTN: - Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ - Những vấn đề còn hạn chế: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................
- c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm nếu có): ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ d. Kết luận, đề nghị và điểm: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày....tháng….năm 2013 Cán bộ hướng dẫn Ngyễn Thị Thu Thủy
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BỘ MÔN HÓA HỌC NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Lê Bảo Ngọc 2. Tên đề tài: “Khảo sát dư lượng -agonist (clenbuterol và salbutamol) trong thịt gà và thịt heo trên thị trường thành phố Cần Thơ” 3. Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hồng Búp MSSV: 2096714 Lớp Sư phạm Hóa học K35 4. Nội dung nhận xét: a. Nhận xét về hình thức LVTN: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ b. Nhận xét về nội dung của LVTN: - Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ - Những vấn đề còn hạn chế: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................
- c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm nếu có): ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ d. Kết luận, đề nghị và điểm: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày....tháng….năm 2013 Cán bộ hướng dẫn Lê Bảo Ngọc
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BỘ MÔN HÓA HỌC NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 1. Cán bộ phản biện: Phan Thành Chung 2. Tên đề tài: “Khảo sát dư lượng -agonist (clenbuterol và salbutamol) trong thịt gà và thịt heo trên thị trường thành phố Cần Thơ” 3. Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hồng Búp. MSSV: 2096714. Lớp Sư phạm Hóa học K35 4. Nội dung nhận xét: a. Nhận xét về hình thức LVTN: Đề tài gồm 36 trang không kể phần phụ lục và tài liệu tham khảo. Văn bản được in ấn đẹp, trang nhã bao gồm các hình ảnh minh họa và đúng qui cách. b. Nhận xét về nội dung của LVTN: Trong phần mở đầu, tác giả đã nêu rõ và cụ thể mục tiêu và giới hạn của đề tài, phương pháp và phương tiện nghiên cứu. Đề tài chọn phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC-MS/MS) để xác định dư lượng -agonist là loại hormon tăng trưởng và tạo nạc trong chăn nuôi gia súc, gia cầm mà hiện nay không được phép sử dụng ở Việt Nam trên các mẫu thịt gà và thịt heo ở một số chợ địa phương ở thành phố Cần Thơ. Các kết quả phân tích cho thấy vẫn còn một số mẫu thịt heo và gà vẫn còn lưu tồn một lượng -agonist (clenbuterol hoặc salbutamol) mặc dù tỉ lệ không cao. Phương pháp định lượng dư lượng -agonist đã sử dụng là một phương pháp phân tích với phương tiện hiện đại nên kết quả có thể tin cậy được. Đây là một thông tin có giá trị đối với người tiêu dùng ở địa phương thành phố Cần Thơ trong việc sử dụng thịt heo và thịt gà làm thực phẩm. Tuy nhiên, tác giả chưa nêu được các kết quả của các nghiên cứu trước đây về sử dụng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC-MS/MS) để xác định dư lượng của - agonist để chứng minh rằng phương pháp này là lựa chọn thích hợp. Nhìn chung, tác giả đã hoàn thành tốt mục tiêu của đề tài đề ra. Cần Thơ, ngày....tháng….năm.. ….. Cán bộ phản biện Phan Thành Chung
- MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... iv DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................................... v DANH SÁCH BIỂU BẢNG ............................................................................................... vi TÓM TẮT NỘI DUNG .....................................................................................................vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................. 1 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1 3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2 5. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ........................................................................... 2 NỘI DUNG .......................................................................................................................... 3 A. LÝ THUYẾT .................................................................................................................. 3 1. SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO ......................................................................... 3 1.1. Lịch sử phát hiện ................................................................................................... 3 1.2. Khái niệm .............................................................................................................. 3 1.3. Phân loại phương pháp sắc ký ............................................................................... 3 1.4. Các đại lượng cơ bản trong sắc ký lỏng hiệu năng cao ......................................... 4 1.4.1. Thời gian lưu .......................................................................................................... 4 1.4.2. Hằng số phân bố ............................................................................................. 4 1.4.3. Hệ số dung lượng ............................................................................................ 5 1.4.4. Hiệu năng ........................................................................................................ 5 1.4.5. Độ chọn lọc ................................................................................................. 5 1.4.6. Độ phân giải Rs....................................................................................................... 6 1.5. Các bộ phận kỹ thuật của máy sắc ký lỏng hiệu năng cao ....................................... 7 1.5.1. Bình chứa pha động ........................................................................................ 7 1.5.2. Bộ khử khí ...................................................................................................... 8 1.5.3. Bơm cao áp ..................................................................................................... 9 1.5.4. Bộ phận tiêm mẫu ........................................................................................... 9 1.5.5. Cột sắc ký........................................................................................................ 9 1.5.6. Đầu dò ........................................................................................................... 10 1.5.7. Đầu dò khối phổ - Đầu dò khối phổ 3 tứ cực ............................................... 10 -i-
- 1.5.8. Bộ phận ghi nhận tín hiệu ............................................................................. 14 1.5.9. In dữ liệu ....................................................................................................... 14 2. KỸ THUẬT CHIẾT PHA RẮN (SOLID PHASE EXTRACTION: SPE) ............. 14 3. TỔNG QUAN VỀ CLENBUTEROL VÀ SALBUTAMOL ................................... 16 3.1. Khái quát về họ β-agonist .................................................................................... 16 3.2. Giới thiệu về clenbuterol và salbutamol .............................................................. 16 3.3. Tác dụng của clenbuterol và salbutamol ............................................................. 16 3.3.1. Trong y học ................................................................................................... 16 3.3.2. Trong chăn nuôi ............................................................................................ 17 3.4. Tác hại của clenbuterol và salbutamol ................................................................ 17 3.5. Giới hạn cho phép của dư lượng clenbuterol và salbutamol ............................... 17 3.6. Những dấu hiệu nhận biết thịt gia súc, gia cầm có chứa clenbuterol hoặc salbutamol................................................................................................................... 18 4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CLENBUTEROL VÀ SALBUTAMOL ................................................................................................................ 18 4.1. Phương pháp Elisa ............................................................................................... 18 4.2. Phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ............................................................. 19 4.3. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ GC/MS ................................................. 22 B. THỰC NGHIỆM ........................................................................................................... 23 1. THIẾT Bị, DỤNG CỤ.............................................................................................. 23 2. HÓA CHẤT ............................................................................................................. 24 3. CHUẨN BỊ CÁC DUNG DỊCH CHUẨN ............................................................... 24 3.1. Yêu cầu chung ..................................................................................................... 24 3.2. Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc ............................................................................ 24 3.3. Chuẩn bị dung dịch chuẩn trung gian .................................................................. 24 3.4. Chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc .................................................................... 25 4. CHUẨN BỊ MẪU BẰNG KỸ THUẬT CHIẾT PHA RẮN ...................................... 25 4.1. Chiết mẫu............................................................................................................. 25 4.2. Làm sạch và làm giàu mẫu .................................................................................. 25 5. ĐIỀU KIỆN PHÂN TÍCH LC-MS/MS ................................................................... 27 5.1. Điều kiện vận hành hệ thống sắc ký lỏng ............................................................ 27 5.2. Điều kiện vận hành hệ thống khối phổ ................................................................ 28 -ii-
- 6. KHẢO SÁT KHOẢNG TUYẾN TÍNH .................................................................. 28 6.1. Dựng đường chuẩn .............................................................................................. 28 6.2. Khảo sát khoảng tuyến tính ................................................................................. 30 7. KHẢO SÁT HIỆU SUẤT THU HỒI VÀ ĐỘ LẶP LẠI ............................................ 30 8. KHẢO SÁT ĐỘ ĐÚNG........................................................................................... 32 8.1. Định nghĩa ........................................................................................................... 32 8.2. Thực hiện ............................................................................................................. 32 9. XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN PHÁT HIỆN ..................................................................... 32 9.1. Định nghĩa ........................................................................................................... 32 9.2. Công thức ............................................................................................................ 32 9.3. Cách thực hiện ..................................................................................................... 32 10. KIỂM TRA DƯ LƯỢNG CỦA CLENBUTEROL VÀ SALBUTAMOL TRONG MẪU NGHIÊN CỨU. ....................................................................................................... 33 10.1. Nguyên tắc ......................................................................................................... 33 10.2. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................................ 33 10.3. Kết quả xác định dư lượng clenbuterol và salbutamol trong thịt gà, thịt heo. . 33 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 35 1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 35 2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 35 PHỤ LỤC............................................................................................................................. a PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ THIẾT BỊ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................ a PHỤ LỤC 2: SẮC KÝ ĐỒ............................................................................................. b TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................r -iii-
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AOAC Association of Official Analytical Chemists (Hiệp hội các nhà phân tích hóa học chính thức) APCI Atmospheric Pressure Chemical Ionization (Ion hóa hóa học ở áp suất khí quyển) API Atmospheric Pressure Ionization. (Ion hóa tại áp suất khí quyển) CE Colision Energy (Năng lượng phân mảnh) ESI Electrospray Ionization (Ion hóa tia điện) HPLC High Performance Liquid Chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao) IE Ion Exchange (Trao đổi ion) IP Ion Pairing (Cặp ion) LC/MS Liquid Chromatography Mass Spectroscopy (Sắc ký lỏng ghép khối phổ) LC-MS/MS Liquid Chromatography Tandem Mass Spectroscopy (Sắc ký lỏng ghép hai lần khối phổ) LOD Limit of Detection (Giới hạn phát hiện) LOQ Limit of Quantitation (Giới hạn định lượng) MMI Multimode ionization (Ion hóa đa phương thức) MRL Maximum Residue Limits (Giới hạn dư lượng tối đa) MRM Multiple Reaction Monitoring MS Mass spectroscopy (Khối phổ) ppm Parts per million (Một phần triệu) ppb Parts per billion (Một phần tỉ) psi Pound per square inch rpm Revolutions per minute RSD Relative standard deviation (Độ lệch chuẩn tương đối) SPE Solid Phase Extraction (Chiết pha rắn) SCX Strong Cation Exchange (Cột trao đổi cation) UV-VIS Ultraviolet- Visable (Quang phổ tử ngoại khả kiến) -iv-
- DANH SÁCH HÌNH Hình 1: Thời gian lưu của cấu tử phân tích ......................................................................... 4 Hình 2: Mối quan hệ giữa hệ số phân giải RS và khả năng tách của hai peak ..................... 6 Hình 3: Sơ đồ hệ thống HPLC ............................................................................................. 7 Hình 4: Bộ phận tiêm mẫu tự động trong hệ thống Agilent 7700x LC- ICP-MS ............... 9 Hình 5: Cột Eclipse plus C18 ............................................................................................ 10 Hình 6: Sơ đồ kỹ thuật phun ESI của máy Agilent Technologies Triple Quad 6410 LC/MS................................................................................................................................ 11 Hình 7: Bộ tạo ion kiểu APCI ............................................................................................ 12 Hình 8: Sơ đồ cấu tạo đầu dò khối phổ ba tứ cực .............................................................. 13 Hình 9. Cột chiết pha rắn SPE ........................................................................................... 15 Hình 10. a) Thịt heo có chứa salbutamol b). Thịt heo không chứa clenbuterol và salbutamol .......................................................................................................................... 18 Hình 11. Đường chuẩn clenbuterol .................................................................................... 29 Hình 12. Đường chuẩn salbutamol .................................................................................... 29 -v-
- DANH SÁCH BIỂU BẢNG Bảng 1. Tính chất của một số pha động trong sắc ký lỏng .................................................. 8 Bảng 2. Danh pháp, công thức cấu tạo, tính chất vật lí clenbuterol và salbutamol ........... 16 Bảng 3. Chế độ gradient của dung môi ............................................................................. 28 Bảng 4. Dữ liệu dựng đường chuẩn clenbuterol ................................................................ 29 Bảng 5. Dữ liệu dựng đường chuẩn salbutamol ................................................................ 29 Bảng 6. Khảo sát hiệu suất thu hồi và độ lặp lại của clenbuterol ...................................... 31 Bảng 7. Khảo sát hiệu suất thu hồi và độ lặp lại của salbutamol ...................................... 31 Bảng 8. Thông tin về mẫu nghiên cứu ............................................................................... 31 Bảng 9. Kết quả phân tích dư lượng clenbuterol và salbutamol trong thịt gà, thịt heo ở một số chợ tại Thành phố Cần Thơ.................................................................................... 34 Bảng 10. Mẫu phát hiện clenbuterol và salbutamol trong thịt gà, thịt heo ở một số chợ tại Thành phố Cần Thơ ........................................................................................................... 34 -vi-
- TÓM TẮT NỘI DUNG Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề hóa chất trong thực phẩm là mối quan tâm của rất nhiều người; đáng báo động là tình trạng lạm dụng chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Hóa chất sử dụng cho mục đích kích thích tăng trọng phổ biến hiện nay phải kể đến là clenbuterol và salbutamol, đây là những hóa chất thuộc nhóm - agonist có tác dụng làm giãn phế quản, là dược phẩm dùng để trị bệnh hen suyễn. Các nhà chăn nuôi đã bổ sung clenbuterol hoặc salbutamol vào trong thức ăn gia súc, gia cầm nhằm kích thích tăng trọng, tăng tỷ lệ nạc, giảm mỡ và thu được nhiều lợi nhuận. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tồn dư những chất này trong các sản phẩm thịt có những tác dụng phụ rất nguy hại đến sức khỏe của người sử dụng như: rối loạn nhịp tim, liệt cơ, run cơ, phù nề… Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam cũng đã ban hành lệnh cấm sử dụng clenbuterol và salbutamol. Tuy nhiên, việc sử dụng bất hợp pháp hai loại hóa chất này vẫn còn trên thị trường chăn nuôi. Đề tài: “KHẢO SÁT DƯ LƯỢNG - AGONIST (CLENBUTEROL VÀ SALBUTAMOL) TRONG THỊT GÀ VÀ THỊT HEO TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ” được thực hiện nhằm góp thông tin khoa học về tình hình sử dụng chất kích thích tăng trọng trong chăn nuôi, sản xuất nhằm có thêm dữ liệu cho việc ngăn chặn và phòng ngừa việc sử dụng tràn lan các loại hóa chất này ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các bước thực hiện: Bước 1: Khảo sát một số yếu tố: khoảng tuyến tính, hiệu suất thu hồi, giới hạn phát hiện, độ lặp lại của phương pháp kiểm tra dư lượng clenbuterol và salbutamol mà đề tài thực hiện. Bước 2: Thu mua 48 mẫu ở 8 chợ trên hai quận Cái Răng và Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. Bước 3: Xử lý mẫu: mẫu sau khi đồng nhất được li trích bằng K 2HPO4, làm sạch dịch chiết mẫu bằng kỹ thuật chiết pha rắn. Bước 3: Tiến hành phân tích trên máy LC/MS/MS Agilent 6410B, đầu dò khố phổ ba tứ cực, xử lý số liệu. Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện, đề tài đạt được kết quả sau: Chọn lọc các yếu tố để làm tăng độ tin cậy trong phân tích clenbuterol và salbutamol bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ: -vii-
- Xác định hiệu suất thu hồi của phương pháp đã nghiên cứu: 62,7-84,2 đối với clenbuterol và 61,3-67,3 đối với salbutamol. Giới hạn phát hiện (LOD): 0,5 ppb; Giới hạn định lượng (LOQ): 1,5 ppb. Tiến hành thu mua và phân tích 48 mẫu thịt gà và thịt lợn ở 8 chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã thu được kết quả như sau: Thịt gà có 1/24 (4,17%) mẫu phát hiện dư lượng clenbuterol với hàm lượng 2,59 ppb; 1/24 (4,17%) mẫu phát hiện dư lượng salbutamol với hàm lượng 5,37 ppb. Thịt heo có 1/24 (4,17%) mẫu phát hiện dư lượng clenbuterol với hàm lượng 0,74 ppb; 1/24 (4,17%) mẫu phát hiện salbutamol có hàm lượng 0,9 ppb. Không có mẫu nào vừa nhiễm cả clenbuterol và salbutamol. Từ kết quả đạt được cho thấy phương pháp kiểm tra dư lượng clenbuterol và salbutamol bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép hai lần khối phổ mà đề tài đã thực hiện là đáng tin cậy. Số lượng mẫu nhiễm clenbuterol, salbutamol trong các mẫu thu mua ngẫu nhiên ở các chợ trên địa bàn Thành phố Cần Thơ tương đối ít với dư lượng cũng không cao nhưng nếu được tích trữ lâu dài trong cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, người tiêu dùng nên cẩn trọng khi sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc, nên lựa chọn thực phẩm đã được các cơ quan chức năng kiểm tra, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm. -viii-
- MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay, chăn nuôi là ngành giữ vị trí và vai trò quan trọng. Để vật nuôi mau lớn, các nhà chăn nuôi đã áp dụng nhiều phương thức khác nhau. Trong những năm gần đây, tình trạng lạm dụng chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi khá phổ biến, điển hình là clenbuterol và salbutamol. Đây là những hóa chất thuộc nhóm -agonist. Trong y học, chúng có tác dụng làm giãn phế quản, là dược phẩm dùng để trị bệnh hen suyễn. Trong chăn nuôi, một bộ phận người dân trộn một trong hai chất này vào thức ăn gia súc, gia cầm nhằm kích thích tăng trọng, tăng tỷ lệ nạc, giảm mỡ và thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, việc ăn phải những thực phẩm có tồn dư clenbuterol và salbutamol gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như: rối loạn nhịp tim, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng, run cơ, phù nề… Ngày 20 tháng 06 năm 2002 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã ban hành danh mục 18 kháng sinh, hóa chất cấm trong chăn nuôi (quyết định số 54/2002/QĐ- BNN) trong đó có clenbuterol và salbutamol. Thế nhưng việc sử dụng bất hợp pháp các loại hóa chất này vẫn còn trên thị trường chăn nuôi ở Việt Nam. Vấn đề nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tiên tiến để phân tích xác định, đánh giá dư lượng chất kích thích tăng trưởng nói chung và clenbuterol, salbutamol nói riêng là rất cần thiết. Đề tài: “KHẢO SÁT DƯ LƯỢNG -AGONIST (CLENBUTEROL VÀ SALBUTAMOL) TRONG THỊT GÀ VÀ THỊT HEO TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ” được thực hiện nhằm góp thông tin khoa học về tình hình sử dụng chất kích thích tăng trọng trong chăn nuôi, sản xuất. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Khảo sát các yếu tố về hiệu suất thu hồi, giới hạn phát hiện để làm tăng độ tin cậy của phương pháp kiểm tra dư lượng clenbuterol và salbutamol bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ mà đề tài đã thực hiện. Kiểm tra dư lượng clenbuterol và salbutamol trong một số mẫu thịt gà, thịt heo ở một số chợ trên thị trường Thành phố Cần Thơ. Đồng thời, giúp người tiêu dùng biết được tác hại của các sản phẩm được chế biến từ thịt gà, thịt heo có chứa clenbuterol và salbutamol. -1-
- 3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Xác định dư lượng clenbuterol và salbutamol trong thịt gà, thịt heo trên thị trường Thành Phố Cần Thơ (quận Ninh Kiều và Cái Răng) bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ với các yếu tố chọn lọc từ phòng thí nghiệm. Thời gian khảo sát: Tháng 08/2012 đến tháng 2/2013. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra: thu mẫu ngẫu nhiên trên thị trường Thành phố Cần Thơ. Tổng kết kinh nghiêm: đọc tham khảo tài liệu từ các nghiên cứu trước. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: sử dụng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ với kỹ thuật chiết pha rắn. 5. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Giai đoạn 1: Nhận đề tài, tìm tài liệu có liên quan đến đề tài, viết đề cương, hoạch định cho quá trình thực hiện đề tài (5-8/2012). - Giai đoạn 2: Thực hiện đề tài (8/2012-2/2013). Các bước tiến hành: Bước 1: Khảo sát một số thông số khi phân tích bằng LC-MS/MS theo phương pháp đã chọn. Bước 2: Thu mua mẫu ở một số chợ trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ. Bước 3: Xử lý mẫu: mẫu sau khi đồng nhất được li trích bằng K2HPO4, làm sạch dịch chiết mẫu bằng kỹ thuật chiết pha rắn. Bước 4: Tiến hành phân tích trên máy LC-MS/MS Agilent 6410B, đầu dò khố phổ ba tứ cực. - Giai đoạn 3: Thu thập kết quả, xử lý số liệu, viết bài, báo cáo (3-5/2013) -2-
- NỘI DUNG A. LÝ THUYẾT 1. SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO 1.1. Lịch sử phát hiện[4] Để khắc phục các khó khăn khi phân tích mẫu bằng sắc ký khí, đáp ứng nhu cầu bức thiết trong cuộc sống, kỹ thuật sắc ký lỏng được phát triển, hoàn thiện để có kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography, HPLC). Năm 1967, Harvath C là người đầu tiên đã phát minh máy HPLC nghiên cứu về nucleotid. Ngày nay, với các ưu điểm như áp suất cao, độ phân giải cao, vận tốc sắc ký nhanh…HPLC được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Hợp chất có thể phân tích bằng HPLC như acid amin, protein, acid nucleic, hydrocacbon, carbohydrate, thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, các hợp chất vô cơ… 1.2. Khái niệm Sắc ký lỏng hiệu năng cao là một phương pháp chia tách trong đó pha động là chất lỏng và pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn hay một chất mang đã được biến đổi bằng liên kết hoá học với các nhóm chức hữu cơ. 1.3. Phân loại phương pháp sắc ký Trong HPLC, tùy bản chất của quá trình sắc ký của pha tĩnh trong cột tách mà ng- ười ta chia thành: Sắc ký phân bố (Partition Chromatography: PC). Sắc ký hấp phụ: sắc ký pha thường (Normal phase: NP-HPLC) và pha ng- ược hay pha đảo (Reverse phase: RP- HPLC). Sắc ký trao đổi ion (IE-HPLC) và cặp ion (IP-HPLC). Sắc ký rây phân tử (FG-HPLC). Trong đó, sắc ký phân bố được ứng dụng rộng rãi nhất vì có thể phân tích được những hợp chất từ không phân cực đến những hợp chất rất phân cực, hợp chất ion có khối lượng phân tử không quá lớn (
- Sắc ký pha đảo ngược với sắc ký pha thường, pha tĩnh có độ phân cực thấp, pha động có độ phân cực cao hơn. Phương pháp này dùng để phân tích các hợp chất từ không phân cực đến phân cực vừa. Dung môi sử dụng là dung môi phân cực, trong đó nước đóng vai trò quan trọng do đó sắc ký pha đảo được sử dụng nhiều nhất. 1.4. Các đại lượng cơ bản trong sắc ký lỏng hiệu năng cao[1], [3], [4], [7] 1.4.1. Thời gian lưu - tR: thời gian lưu của một cấu tử từ khi vào cột đến khi tách ra khỏi cột ở điểm có nồng độ cực đại. - tO : thời gian để cho chất nào đó không có ái lực với pha tĩnh đi qua cột; đó cũng là thời gian pha động đi từ đầu cột đến cuối cột và còn gọi là thời gian lưu chết. - tR' : thời gian lưu thật của một cấu tử. - tR' = tR - tO Hình 1: Thời gian lưu của cấu tử phân tích 1.4.2. Hằng số phân bố Cân bằng của một cấu tử X trong hệ sắc ký có thể được mô tả bằng phương trình như sau: X pha động X pha tĩnh Hằng số cân bằng K cho cân bằng này được gọi là tỉ lệ phân bố hay hằng số phân CS bố và được tính như sau: K CM Với CS: nồng độ cấu tử trong pha tĩnh, CM: nồng độ cấu tử trong pha động. Hệ số K tùy thuộc vào bản chất pha tĩnh, pha động và chất phân tích. K nhỏ chất di chuyển nhanh, K lớn chất di chuyển chậm. Thông thường K ≥ 1 để chất có ái lực với -4-
- pha tĩnh nếu không thì nó sẽ di chuyển nhanh quá làm cho khó tách. Hai chất muốn tách ra khỏi nhau thì phải có K khác nhau. 1.4.3. Hệ số dung lượng Để mô tả tốc độ lưu của cấu tử phân tích trong cột người ta sử dụng một hệ số CS .VS V quan trọng gọi là hệ số dung lượng k’: k ' K. S CM .VM VM VS: thể tích pha tĩnh, VM: thể tích pha động t R tO k’ có thể tính theo công thức: k ' tO k’ phải lớn hơn 1 để peak của chất tan tách khỏi peak của dung môi nhưng không quá lớn vì lúc đó thời gian phân tích sẽ kéo dài và mũi bị tù do chất ở trong cột quá lâu. Khoảng k’ lý tưởng là từ 2 đến 5 nhưng khi phân tích một hỗn hợp phức tạp chúng ta có thể chấp nhận k’ trong khoảng từ 0,5-20. 1.4.4. Hiệu năng Khi nói đến hiệu năng của cột là nói đến khả năng tách mũi sắc ký của cấu tử trên cột. Độ hiệu năng N được biểu diễn như số đĩa lí thuyết của cột. N càng lớn hiệu năng tách của cột càng lớn. 2 L tR t 2 N 16. 5,55 R H W W1 2 Với W: bề rộng mũi sắc ký W1/2: bề rộng của mũi ở phân nửa chiều cao. Số đĩa lý thuyết càng lớn, bề rộng W càng nhỏ, mũi càng nhọn. 1.4.5. Độ chọn lọc ' K K B B' KA KA K 2 t R2 t O t ' R2 K1 t R1 t O t ' R1 Độ chọn lọc là một thông số rất quan trọng, liên quan tới khả năng tách của các cấu tử cần phân tích, nó tùy thuộc bản chất của pha tĩnh, pha động. Hai chất tách được khi # 1 và càng lớn, khả năng tách càng cao. -5-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng: Khảo sát thực trạng thực hiện quy định về chế độ giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh điều trị tại khoa nội bệnh viện trường Đại học y dược Huế
67 p | 1607 | 201
-
Luận văn tốt nghiệp “Khảo sát thực tế chi phí kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ Thanh Hải”
38 p | 410 | 142
-
Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát qui trình sản xuất bánh phồng tôm và hiệu suất thu hồi ở công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi
52 p | 552 | 91
-
Luận văn Tốt nghiệp: Nghiên cứu khả năng bảo quản lạp xưởng tươi
49 p | 314 | 81
-
Luận văn tốt nghiệp đại học: Phân lập chủng vi khuẩn lactic và khảo sát khả năng sinh tổng hợp Bacteriocin
65 p | 224 | 65
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " KHẢO SÁT MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG VÀ VI KHUẨN TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỆNH TRẮNG GAN, TRẮNG MANG"
45 p | 228 | 57
-
Luận văn tốt nghiệp: Điều chế và khảo sát ứng dụng của vật liệu hấp phụ từ vỏ chuối
60 p | 386 | 52
-
Luận văn tốt nghiệp đại học: Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng oxy hóa của loài địa y Dirinaria Applanata (FÉE) D. D. Awasthi
57 p | 379 | 51
-
Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát các hợp chất họ flavonoid trong cây rau má lá sen
68 p | 215 | 33
-
Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát một số bệnh thường gặp trên cá dĩa (symphysodon spp) - ĐH Cần Thơ
69 p | 115 | 31
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lí: Con quay hồi chuyển và một vài kết quả khảo sát
73 p | 186 | 28
-
Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ sả (Panicum maximum) với các mức độ phân bón khác nhau
56 p | 154 | 24
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Khảo sát đặc tính OPAMP - Ứng dụng lắp ráp máy phát sóng đơn giản
73 p | 100 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ đứt dây chằng chéo trước tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020
64 p | 16 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lí: Thực nghiệm khảo sát nhiễu xạ Fraunhofer qua khe hẹp
130 p | 122 | 8
-
Luận văn tốt nghiệp đại học: Khảo sát chu kỳ hoạt động thứ 24 của mặt trời
76 p | 93 | 5
-
Luận văn tốt nghiệp khoa Hóa: Khảo sát sự tạo phức Campalat - Tartart trong dung dịch nước
68 p | 73 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn