LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành<br />
tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt từ 7- 8%; đời sống<br />
nhân dân ngày càng được cải thiện, chính trị được giữ vững và ổn định. Lĩnh<br />
vực xóa đói giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tích nổi bật và được Liên<br />
hợp quốc đánh giá cao. Tuy vậy, mặt trái của sự phát triển cũng ngày càng<br />
bức xúc, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng; sự tụt hậu ngày càng<br />
lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng; tình<br />
trạng thiếu việc làm nghiêm trọng; tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí<br />
tài nguyên đất nước.v.v.. Hàng triệu hộ nghèo hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt<br />
là hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa không được hưởng những thành quả của sự<br />
phát triển. Họ đang bơ vơ, lạc lõng trước sự hội nhập toàn cầu và ánh sáng<br />
của thế giới văn minh. Những yếu kém trên là nguyên nhân mất ổn định về xã<br />
hội- chính trị, là nỗi đau của một xã hội đang phấn đấu vì lý tưởng dân giàu,<br />
nước mạnh xã hội công bằng- dân chủ- văn minh.<br />
Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến nhiệm<br />
vụ xóa đói giảm nghèo; Đại hội VIII của Đảng đã xác định rõ xóa đói giảm<br />
nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế, xã hội vừa cấp bách<br />
trước mắt, vừa cơ bản lâu dài và nhấn mạnh “phải thực hiện tốt chương trình<br />
xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào<br />
dân tộc. Xây dựng và phát triển quỹ xóa đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn<br />
vốn trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng và có hiệu<br />
quả”. Chính phủ đã phê duyệt và triển khai chương trình, mục tiêu quốc gia<br />
xóa đói giảm nghèo, giai đoạn 1998- 2000, giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn<br />
2011-2015, như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo; hỗ trợ đồng bào dân<br />
tộc đặc biệt khó khăn; định canh, định cư, di dân, kinh tế mới; hướng dẫn<br />
1<br />
<br />
người nghèo cách làm ăn và khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; hỗ trợ<br />
cho vay cho người nghèo; hỗ trợ người nghèo về y tế; hỗ trợ người nghèo về<br />
giáo dục; hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề; đào tạo cán bộ làm công tác<br />
xóa đói giảm nghèo, cán bộ các xã nghèo, chương trình phát triển kinh tế, xã<br />
hội các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg),<br />
chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở .v.v…<br />
Trong lĩnh vực cho vay người nghèo, năm 1996 đã thành lập Ngân<br />
hàng phục vụ người nghèo và đến năm 2003 được tách ra thành Ngân hàng<br />
Chính sách xã hội (NHCSXH), với mục tiêu chủ yếu là cho vay ưu đãi hộ<br />
nghèo. Sau 12 năm hoạt động, NHCSXH đã cho vay hàng trăm ngàn tỷ đồng,<br />
cho hàng chục triệu lượt hộ nghèo và đã góp phần to lớn trong công cuộc xóa<br />
đói giảm nghèo cho đất nước.<br />
Tuy nhiên, sự nghiệp xóa đói giảm nghèo vẫn đang còn ở phía trước,<br />
với nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp; trong đó, lĩnh vực cho vay hộ<br />
nghèo nhiều vấn đề vẫn đang bức xúc như: Quy mô cho vay chưa lớn, hiệu<br />
quả xóa đói giảm nghèo còn chưa cao, hoạt động của NHCSXH chưa thực sự<br />
bền vững.v.v… Những vấn đề trên là phức tạp, nhưng chưa có mô hình thực<br />
tiễn và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Để giải quyết tốt vấn đề nghèo đói ở<br />
Việt Nam nói chung và cho vay cho hộ nghèo nói riêng, đòi hỏi phải được<br />
nghiên cứu một cách có hệ thống, khách quan và khoa học, phải có sự quan<br />
tâm đặc biệt của Nhà nước cũng như toàn xã hội.<br />
Với những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Nâng cao hiệu<br />
quả cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh huyện Phúc Thọ" làm luận văn tốt nghiệp.<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Libraty<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài<br />
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về Nâng cao hiệu quả cho<br />
vay hộ nghèo tại NHCSXH.<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại<br />
NHCSXH Việt nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ.<br />
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại<br />
NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại<br />
NHCSXH.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại<br />
NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ từ năm 2012 đến 2014.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Cùng với việc vận dụng các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu kinh<br />
tế (duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, tổng hợp, phân tích so<br />
sánh...), Luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:<br />
+ Phương pháp thu thập số liệu<br />
+ Phương pháp so sánh<br />
5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham<br />
khảo, kết cấu của luận văn được chia làm 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả cho vay<br />
hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội.<br />
Chương 2: Thực trạng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam - Chi<br />
nhánh huyện Phúc Thọ.<br />
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại<br />
NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ.<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO<br />
HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG<br />
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI<br />
1.1. TỔNG QUAN VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO<br />
1.1.1. Khái niệm về đói nghèo<br />
Tình trạng đói nghèo ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về cấp độ, số<br />
lượng và thay đổi theo thời gian. Người nghèo của quốc gia này có thể có<br />
mức sống cao hơn mức sống trung bình của quốc gia khác. Bởi vậy, để nhìn<br />
nhận và đánh giá được tình trạng đói nghèo của một quốc gia, một vùng và<br />
nhận dạng được hộ đói nghèo, từ đó có giải pháp phù hợp thực hiện xóa đói<br />
giảm nghèo (XĐGN), đòi hỏi chúng ta phải có sự thống nhất về khái niệm và<br />
các tiêu chí để đánh giá đói nghèo tại từng thời điểm.<br />
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi<br />
xướng và lãnh đạo, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy<br />
nhiên, bên cạnh sự tăng thu nhập và nâng cao đời sống của số đông dân<br />
chúng, vẫn còn tồn tại một bộ phận dân chúng sống nghèo khổ, trong xã hội<br />
sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày một sâu sắc, khoảng cách giàu,<br />
nghèo ngày càng rộng.<br />
Phải khẳng định rằng không có định nghĩa duy nhất về đói, nghèo. Đói<br />
nghèo là tình trạng kiệt quệ bao gồm nhiều khía cạnh, từ thu nhập hạn chế đến<br />
tính dễ bị tổn thương khi gặp phải những tai ương bất ngờ và ít có khả năng<br />
tham gia vào quá trình ra quyết định chung. Việt Nam thừa nhận định nghĩa<br />
chung về đói nghèo tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái<br />
Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan tháng 9/1993:<br />
<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Libraty<br />
<br />
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoã mãn các<br />
nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận<br />
tùy theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục, tập quán của địa<br />
phương’’.<br />
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức<br />
sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.<br />
Đói nghèo là tổng hợp khái niệm đói và khái niệm nghèo: Đói và nghèo<br />
thường gắn chặt với nhau, nhưng mức độ gay gắt khác nhau. Đói có mức độ<br />
gay gắt cao hơn, cần thiết phải xoá và có khả năng xoá. Còn nghèo, mức độ<br />
thấp hơn và khó xoá hơn, chỉ có thể xoá dần nghèo tuyệt đối, còn nghèo<br />
tương đối chỉ có thể giảm dần. Vì vậy, để giải quyết vấn đề đói nghèo, ta<br />
thường dùng cụm từ "Xoá đói giảm nghèo".<br />
Cụ thể hơn các khái niệm đói nghèo ta có thể thấy: Dù ở dạng nào, thì<br />
đói cũng đi liền với thiếu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng. Có thể hình dung<br />
các biểu hiện của tình trạng thiếu đói như sau:<br />
- Thất thường về lượng: Bữa đói, bữa no, ăn không đủ bữa .<br />
- Về mặt năng lượng: Nếu trong một ngày con người chỉ được thoả mãn<br />
mức 1.500 calo/ngày, thì đó là thiếu đói (thiếu ăn); dưới mức đó là thiếu gay<br />
gắt.<br />
Nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, túng thiếu. Trong hoàn<br />
cảnh nào thì hộ nghèo, người nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinh<br />
hàng ngày về kinh tế, biểu hiện trực tiếp là bữa ăn. Họ không thể vươn tới các<br />
nhu cầu về văn hoá, tinh thần, hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức<br />
tối thiểu nhất, gần như không có. Biểu hiện rõ nhất ở các hộ nghèo là hiện<br />
tượng trẻ em bỏ học, thất học, không có điều kiện để chữa bệnh khi ốm đau.<br />
Nhìn chung ở hộ nghèo, thu nhập thực tế của họ hầu như chỉ dành chi toàn bộ<br />
cho ăn; thậm chí không đủ, tích luỹ hầu như không có, nhà cửa dột nát.<br />
5<br />
<br />