Luận văn tốt nghiệp Thiết kế đồ họa: Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là giữ gìn và quảng bá vẻ đẹp đặc sắc của nghệ thuật múa mặt nạ trong phạm vi quốc gia và quốc tế, đưa loại hình nghệ thuật này gần hơn với công chúng nói chung và người Việt Nam nói riêng. Truyền tải thông điệp về giữ gìn và bảo tồn, tự hào đối với bản sắc văn hóa dân tộc, vẻ đẹp riêng biệt của mỗi quốc gia, đặc biệt là những loại hình nghệ thuật mang đậm màu sắc riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Thiết kế đồ họa: Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA ĐỀ TÀI: CỤM THIẾT KẾ ĐỒ HỌA QUẢNG BÁ LỄ HỘI MÚA MẶT NẠ HAHOE 2017 SVTH : Nguyễn Quang Thái Lớp : CCDH08A Niên khóa: 2014 - 2017 CBHD : ThS. Phan Đăng Thiếu Hiệp Đà Nẵng, tháng 06 năm 2017
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY CAM ĐOAN Họ và tên sinh viên: Nguyễn Quang Thái Ngày tháng năm sinh: 11/09/1996 Giới tính: Nam Khóa: 08 Khoa: Công nghệ Điện tử - Viễn thông Chuyên ngành: Thiết kế Đồ họa Tên đồ án chuyên môn: Cụm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017. Tôi xin cam đoan rằng những kết quả sáng tạo trong đồ án tốt nghiệp chuyên môn và luận văn của tôi là hoàn toàn do chính cá nhân tôi thực hiện, có sự giám sát của giảng viên hướng dẫn trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Các tư liệu sử dụng trong đồ án, luận văn, tiểu luận là những tài liệu đã được công bố, lưu hành hợp pháp và có địa chỉ rõ ràng hoặc đã được tác giả cho phép. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Khoa về lời cam đoan của mình. Nếu có gì tranh chấp đến nội dung ý tưởng và các thành phần trong Đồ án chuyên môn, hoặc luận văn, tiểu luận, tôi xin chịu kỷ luật theo các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường. Đà Nẵng, ngày 12 tháng 06 năm 2017 Sinh viên ký tên (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 2
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 LỜI CẢM ƠN Trước khi bắt đầu thực hiện đồ án cuối cùng trước khi tốt nghiệp, tôi đã được truyền tải rất nhiều kiến thức và kĩ năng từ nhà trường và những giảng viên giảng dạy. Bản thân tôi đã nhận được sự tận tình dạy dỗ và chân thành giúp đỡ từ nhiều người. Để có được như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của chính mình, còn là sự quan tâm hỗ trợ của những người xung quanh. Vì vậy trước khi bắt đầu, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến tất cả mọi người. Đầu tiên là lời cảm ơn chân thành gửi đến thầy Phan Đăng Thiếu Hiệp vì những kiến thức bổ ích mà thầy đã tận tâm truyền tải, những lời hướng dẫn quý giá mà thầy đã tận tình khuyên bảo. Tôi thật sự biết ơn, khi thầy đã chỉ dạy tôi trong suốt quãng đường học tập trau dồi kiến thức, trong suốt quá trình thực hiện luận văn đồ án tốt nghiệp quan trọng này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tiếp theo đến tất cả các thầy cô giáo giảng dạy môn đồ họa máy tính trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn, vì những tháng ngày không quản khó nhọc để truyền tải kiến thức, kĩ năng đến cho tôi. Tôi tự hào khi là một sinh viên của trường. Với tư cách là sinh viên khóa 2014 - 2017, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và cơ hội phát triển để tôi có thể hoàn thiện bản thân trong suốt 3 năm học. Chắc chắn là kĩ năng và kiến thức của tôi vẫn cần phải trau dồi thêm rất nhiều, nên luận văn đồ án còn nhiều thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Tôi rất mong sẽ nhận được những lời góp ý và sửa chữa từ mọi người để có thể ngày càng hoàn thiện bản thân hơn trong lĩnh vực đồ họa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 3
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH VẼ ...........................................................................................................iii MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tại .................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 3 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 3 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................................................ 3 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..................................................................... 3 5. Ý nghĩa thực tiễn cử đề tài ...................................................................................................... 3 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................... 5 1.1. Giới thiệu về đề tài ........................................................................................................ 5 1.2. Tổng quan về đề tài ....................................................................................................... 9 1.3. Thành tựu liên quan đến đề tài ...................................................................................... 9 1.4. Lý luận vai trò và ý nghĩa của ngành Mỹ thuật ứng dụng (chuyên ngành) ......... 9 PHẦN 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SÁNG TÁC ............................................ 13 2.1. Xác định phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 13 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 13 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 13 2.2. Các tư liệu nghiên cứu, tham khảo, phương pháp thiết kế .......................................... 13 2.2.1. Tư liệu nghiên cứu, tham khảo ........................................................................... 13 2.2.2. Phương pháp thiết kế .......................................................................................... 13 2.3. Giải trính thuyết minh, mô tả ý tưởng ......................................................................... 14 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ .......................................................................................... 30 3.1. Kết quả đạt được .......................................................................................................... 30 3.2. Hạn chế ........................................................................................................................ 31 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 33 Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 4
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang 2.1 Logo 3 2.2 Danh thiếp 6 2.3 Bì thư 2.4 Vé tham dự 2.5 Bìa, đĩa CD 2.6 Kẹp file A4 2.7 Giấy viết thư 2.8 Sổ tay, bút 2.9 Ly, cốc 2.0 Thẻ nhân viên 2.11 Mũ, huy hiệu 2.12 Áo 2.13 Quạt giấy 2.14 Túi sách 2.15 Poster 1 2.16 Poster 2 2.17 Poster 3 2.18 Poster 4 Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 5
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hơn 200 quốc gia có cùng chung nguồn gốc xuất thân, văn hóa chính là điểm đặc trưng của mỗi đất nước để phân biệt bản sắc dân tộc. Văn hóa là những sản phẩm vật chất và tinh thần của quốc gia, từ tri thức, tín ngưỡng trong đời sống con người,... đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật... Nền văn hóa quốc gia là niềm tự hào to lớn của mỗi con người, vì nó chứa đựng cả những nét riêng biệt của đất nước và quá trình phát triển của dân tộc. Tìm hiểu đến văn hóa, là con người ta đang tìm hiểu về những điều tốt đẹp, độc đáo và quá trình phát triển đáng tự hào của quốc gia đó. Hiện tại, nền văn hóa của mỗi quốc gia đang ngày càng được quảng bá rộng rãi ra toàn cầu, để phần nào khẳng định nét riêng bản thân và truyền tải sự thu hút đến khách du lịch. Nền văn hóa đang được bảo tồn và xem trọng tại mỗi quốc gia. Nghệ thuật là tấm gương phản chiếu nền văn hóa. Nhìn vào các loại hình nghệ thuật, ta phần nào có thể cảm nhận được phần nào nét riêng và sự đa dạng của nền văn hóa của quốc gia đó. Nghệ thuật mang hơi hướng thẩm mĩ, nhẹ nhàng và dễ dàng truyền tải đến bạn bè quốc tế. Đặc biệt, các thể loại múa rất dễ gây ấn tượng và thu hút bởi những động tác điêu luyện và hình thức đặc sắc. Tại Hàn Quốc, họ đã phải ngỡ ngàng vì một hình thức múa vô cùng đặc biệt: múa mặt nạ. Những chiếc mặt nạ sắc màu mang nhiều hình dáng lạ mắt đã đi sâu vào ấn tượng nhiều người đam mê nghệ thuật. Tại một buổi lễ múa mặt nạ, không có sự phân biệt giữa người múa và người xem. Họ như hòa quyện lại với nhau, lạc vào sự thu hút của múa mặt nạ, của nền văn hóa Xứ sở kim chi. Sự điêu luyện của nghệ nhân, sự độc đáo về hình thức, sự bắt mắt về vẻ bề ngoài chính là điểm thu hút ấn tượng của nghệ thuật múa Hahoe. Nhận thấy sự đặc biệt và thu hút của hình thức nghệ thuật này, cũng như công cuộc bảo tồn và quảng bá văn hóa của Hàn Quốc, tôi đã quyết định chọn “Cụm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017” làm đề tài đồ án tốt nghiệp. Múa mặt nạ Hahoe sẽ được Tổng cục Du lịch Hàn Quốc kết hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội, với mục đích chính là quảng bá văn hóa Hàn Quốc đến mọi người. Hy vọng rằng qua bài luận văn này, phần nào có thể đưa nghệ thuật múa mặt nạ đến gần hơn với bạn bè quốc tế, cũng như giữ được nét văn hóa truyền thống đáng tự hào của đất nước Hàn Quốc, ngay tại chính nơi tổ chức là Việt Nam. Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 6
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Giữ gìn và quảng bá vẻ đẹp đặc sắc của nghệ thuật múa mặt nạ trong phạm vi quốc gia và quốc tế, đưa loại hình nghệ thuật này gần hơn với công chúng nói chung và người Việt Nam nói riêng. - Truyền tải thông điệp về giữ gìn và bảo tồn, tự hào đối với bản sắc văn hóa dân tộc, vẻ đẹp riêng biệt của mỗi quốc gia, đặc biệt là những loại hình nghệ thuật mang đậm màu sắc riêng. - Thu hút thêm khách du lịch quốc tế và mở rộng cơ hội phát triển lĩnh vực du lịch, một lễ hội thành công sẽ thu hút thêm sự đầu tư từ nhiều nguồn, đặc biệt là từ Hàn Quốc. - Thiết kế được hệ thống nhận diện thương hiệu bắt mắt, thu hút và dễ dàng nhận biết, dễ gây ấn tượng và khó quên cho người nhìn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thiết kế logo cho lễ hội một cách ấn tượng, mang tính đặc trưng cao, đơn giản và mang tính ứng dụng, mang cảm giác tinh tế và chuyên nghiệp. Logo với mục tiêu quan trọng nhất là dễ hiểu và gây ấn tượng lâu. - Thiết kế poster mang những màu sắc đặc trưng và có tính truyền tải thông điệp cao. Poster sẽ bắt mắt, thu hút, mang đầy đủ nội dung cần truyền tải, sử dụng những hình tượng riêng để quảng bá cho lễ hội và làm điểm nhấn. - Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đa dạng, phong phú và thẩm mĩ, đồng bộ cao. Sản phẩm vừa để nhận diện thương hiệu, vừa thể hiện sự độc đáo của lễ hội cũng như của loại hình nghệ thuật múa mặt nạ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là Lễ hội Múa mặt nạ Hàn Quốc. - Nghiên cứu về nguồn gốc, sự phát triển và những nét riêng đáng chú ý về nghệ thuật múa mặt nạ để giải đáp những thắc mắc của người tham gia. Thấu hiểu tâm lý của người tham gia, họ muốn xem lễ hội dưới những hình thức nào. Tập trung khai thác những phương án khả thi nhằm đáp ứng nhu cầu của những người tham gia lễ hội, nhằm tổ chức một mùa lễ múa mặt nạ thành công, truyền tải được đúng thông điệp và đáp ứng đầy đủ những mục đích ban đầu. Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 7
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu các ấn phẩm quảng bá thương hiệu của các lễ hội nghệ thuật khác đã được tổ chức. - Tư liệu khai thác: + Logo và poster của các lễ hội nghệ thuật nổi tiếng ở trong và ngoài nước. + Các đề tài đồ án có liên quan. + Các giáo trình có liên quan đến đề tài. + Tư liệu, thông tin trên Internet và báo chí, truyền thông. - Nghiên cứu không gian, màu sắc sao cho phù hợp với môi trường, mang tính thẩm mĩ cao. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, hệ thống và chọn lọc các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài để làm tiền đề cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Khi đã có tài liệu sẽ tiến hành xử lý nghiên cứu, suy ngẫm, so sánh và phân tích các tư liệu đã tìm hiểu được, từ đó hình thành ý tưởng của riêng mình về đề tài, mang đậm tính sáng tạo cá nhân. - Lập ra các phương án khác nhau để chọn lọc ra một phương án phù hợp, bắt mắt và ấn tượng nhất đối với đề tài. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Nghiên cứu và tìm hiểu về xu hướng cảm nhận và thưởng thức nghệ thuật từ nhiều đối tượng, từ đó xây dựng nên hình thức phù hợp và phổ biến nhất, đáp ứng được nhu cầu của những người tham gia. - Kết hợp lễ hội múa mặt nạ với các hoạt động nhỏ hơn nhằm nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật Hàn Quốc với mục đích tránh nhàm chán và thu hút được lượng người tham gia lớn hơn, để lại những ấn tượng sâu sắc về bản sắc dân tộc. - Tìm kiếm những đối tượng và hình ảnh liên quan đến đề tài. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài nhằm tạo nên một sự nhận thức mới về bản sắc văn hóa dân tộc và nghệ thuật thưởng thức đối với nhiều đối tượng. Với bộ nhận diện thương hiệu thu hút, đặc sắc và có tính thẩm mĩ cao, cụm thiết kế đồ họa muốn truyền tải những thông điệp cao đẹp về nghệ thuật múa mặt nạ Hàn Quốc. Ngoài ra, lễ hội múa mặt nạ phần nào có thể Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 8
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 quảng bá được văn hóa Hàn Quốc đến với người Việt Nam, đưa hình ảnh đất nước này ra rộng rãi hơn với người Việt và bạn bè quốc tế. Nó mang ý nghĩa thực tiễn là tạo ra một cụm sản phẩm đồ họa mang tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế và mang nhiều thông điệp có ý nghĩa sâu sắc. Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 9
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Giới thiệu về đề tài Múa mặt nạ lưu hành rộng rãi dưới thời Joseon (1392-1910), đã đạt đến đỉnh cao của loại hình kịch bình dân của Hàn Quốc. Như tên gọi của môn nghệ thuật này trong tiếng Hàn Quốc, Talchum có nghĩa là đeo mặt nạ (tal) vào nhảy múa (chum). Hahoe Byolshin Gut có lịch sử hơn 800 năm tồn tại, từ thời đại Goryo, vốn xuất hiện trong nghi thức Shaman giáo ở làng Hahoe, có mỗi quan hệ mật thiết với nghi thức trừ tà và cúng Thành hoàng làng. Byolshin Gut gồm 3 phần : phần 1 là đón thần linh xuống hạ giới, phần 2 là múa mặt nạ, phần 3 là tiến thần linh về lại chốn thượng giới. Nó bao gồm hai chức năng chính là trừ tà và múa mặt nạ. Cả hai đều chịu sự chi phối của tư tưởng Nho giáo và dòng họ quý tộc Ryu. Về chức năng múa mặt nạ, các nghệ sĩ biểu diễn dùng mặt nạ để nói lên mối quan hệ xã hội dưới thời đại Joseon. Đây cũng là cơ hội để người dân có thể nói lên tâm tư của mình đối với tầng lớp Yangban. Mặt nạ Hahoe đóng một vai trò quan trọng trong Hahoe Byolshin Gut. Theo truyền thống, mặt nạ trong các loại hình múa mặt nạ khác của Hàn Quốc sẽ bị đốt khi kết thúc nghi lễ, nhưng 12 loại mặt nạ của Hahoe sẽ được cất giữ trang trọng trong ngôi đền, truyền lại từ đời này sang đời khác. Đó cũng là cách người chơi che giấu bản thân mình trong chiếc mặt nạ để thỏa sức giải tỏa những bức xúc, uất hận hàng ngày. Cũng có khi, trong những bộ trang phục của tầng lớp quý tộc, pháp sư, người vợ, người thiếp hoặc người hầu, những người dân thường có thể tìm thấy niềm vui thực sự của cuộc sống. Chẳng hạn, với nhân vật Maltugi - kẻ đầy tớ thấp hèn, lúc thì kịch liệt lên án sự dối trá, đạo đức giả của tầng lớp quý tộc bằng những cử chỉ táo bạo, hài hước; lúc thì bằng những lời nói sắc bén, hành động tự do nhằm châm biếm việc các nhà sư phá giới, trêu ghẹo phụ nữ và nhiều vấn đề xã hội khác. Chính vì vậy, múa mặt nạ Hàn Quốc không cần diễn viên nghiệp dư như trong các loại hình kịch của Trung Quốc, Nhật Bản. Hơn nữa, ở đây có điểm rất khác biệt, đó là sân khấu và khán giả không bị tách rời như ở loại hình ca vũ kịch của các nước khác. Đây là trò chơi mà diễn viên và khán giả được cùng nhau vui chơi một nơi, thể hiện cảm xúc cá nhân riêng biệt. Múa mặt nạ của Hàn Quốc phân bố trải rộng trên khắp các vùng miền của cả nước. Múa mặt nạ xuất hiện trong nghi thức tôn giáo Shaman ở làng Hahoe, thành phố An Dong; lễ hội múa mặt nạ Danoje ở Gangneung; Yang Ju Byeolsandae Nori, Song Pa Sandae Nori ở Seoul, Gyeonggi; hoặc múa mặt nạ ở Bongsan, Gangnyeong, Eunyul Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 10
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 thuộc vùng biển phía Tây biển Hoàng Hải; Ya Yu, O Kwang Dae ở khu vực phía Đông và phía Tây sông Nakdong. Mặt nạ của làng Ha Hoe được chạm khắc từ gỗ cây dương đỏ làm khô hoàn toàn dưới bóng râm. Đặc trưng của loại mặt nạ này là phần cằm tách rời với khuôn mặt. Nhưng, không phải người ta chạm khắc khuôn mặt và chiếc cằm riêng lẻ mà sau khi công việc chế tác toàn bộ khuôn mặt hoàn tất, thì chiếc cằm được tách ra và đính với khuôn mặt bằng một sợi dây để nó có thể tự do di chuyển. Nét mặt của mặt nạ Ha Hoe thay đổi theo sự di chuyển và từ các góc nhìn. Ví dụ, loại mặt nạ quý tộc được chạm khắc với phần lông mày và sương gò má nhô lên để nét mặt có thể thay đổi tự do theo sự di chuyển lên xuống. Hay mặt nạ của nhân vật đầy tớ lại có cái miệng được vẽ đối lập nhau giữa bên phải với bên trái, nét mặt cười hay giận giữ thay đổi theo sự di chuyển sang phải hay sang trái. 9 trong số mặt nạ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và là loại mặt nạ duy nhất trở thành Báu vật quốc gia: - Gaksi : mặt nạ cô dâu, thể hiện tâm trạng buồn bã, với đôi mắt nhỏ, miệng khép chặt để biểu lộ sự ít nói. Mặt nạ cô dâu luôn xuất hiện với vẻ bề ngoài nhút nhát, ngại ngùng cùng với 2 chấm đỏ trên mặt như thể nói lên rằng, cô ấy đã sẵn sàng cho đám cưới. - Yangban : mặt nạ quý tộc, với bộ râu dài, lông mày rậm, đen, nụ cười biểu lộ sự quảng đại, có phần tự mãn. Người biểu diễn với mặt nạ Yangban đòi hỏi phải có tướng đi đạo mạo đầy khí phách của tầng lớp quý tộc. Nếu nhìn lên sẽ thấy khuôn mặt với nụ cười vui vẻ, nếu nhìn xuống là nét mặt giận dữ, với miệng mím chặt lại. Mặt nạ Yangban được xem là đại diện đỉnh cao cho nghệ thuật điêu khắc mặt nạ Hahoe. - Sonbi : mặt nạ học giả, với cánh mũi rộng, xương gò má cao, thể hiện sự bất mãn với xã hội thời bấy giờ. Mặt nạ này không chỉ thích hợp với phẩm giá của một học giả mà biểu lộ ít nhiều sự kiêu ngạo. - Imae : mặt nạ đầy tớ của Sonbi, với khuôn mặt rạng rỡ hạnh phúc, thể hiện một tính cách đơn giản, có phần ngu ngốc. Đây là mặt nạ Hahoe duy nhất không có phần cằm. - Ch‟oraengi : mặt nạ đầy tớ của Yangban, với một khuôn mặt nhỏ, miệng lệch, nói nhiều và luôn trêu chọc tất cả mọi người, đại diện cho tính cách của một anh hề. - Halmi : mặt nạ góa phụ, với ánh mắt nhỏ, buồn bã, khuôn miệng mở rộng để biểu lộ rằng Halmi luôn than phiền về cuộc sống khó khăn mà mình phải chịu đựng. Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 11
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 - Pune : mặt nạ con hát, thể hiện tính cách của một cô gái trẻ, với khuôn miệng tròn đầy, miệng luôn mỉm cười, với đôi mắt có khả năng mê hoặc người khác. Trang phục của Pune rất sặc sỡ, với chiếc váy màu xanh cùng với áo màu vàng hoàng yến. - Chung : mặt nạ nhà sư phá giới, thể hiện tính cách không đàng hoàng, với một khuôn mặt màu nâu, đôi mắt lưỡi liềm, khuôn mặt béo, mũi phình to và nụ cười hết sức tinh quái, đầy sự dâm dục. Ông ta không phải là một nhà sư khổ hạnh chân chính, mà chỉ là một người khất thực lang thang từ làng này sang làng khác. - Paekchong : mặt nạ đồ tể, với khuôn mặt hung dữ, thể hiện tính cách độc ác và tàn nhẫn qua điệu cười hả hê khi giết chết các sinh vật. Đặc biệt, trong số các loại mặt nạ kể trên, Gaksi được xem là báu vật quốc gia và là mặt nạ cổ nhất Hàn Quốc. Mặt nạ Hahoe được chạm khắc từ gỗ dương đỏ. Đặc trưng của loại mặt nạ này là phần cằm tách rời ra khỏi khuôn mặt và được đính với nhau bằng một sợi dây để tự do di chuyển. Như vậy thì nét biểu cảm và sự linh hoạt của cơ mặt sẽ rở nên mềm mại, linh hoạt hơn. Mỗi mặt nạ đại diện cho một tầng lớp trong xã hội phong kiến, được phân tích qua vẻ bề ngoài, tính cách và địa vị xã hội. Nét mặt buồn, vui, giận dữ,… của mặt nạ cũng thay đổi theo dự di chuyển của cơ thể và các góc nhìn khác nhau. Khi đeo mặt nạ, nghệ nhân cũng phải biểu diễn sao cho phù hợp với tính cách, thể hiện được điệu bộ, dáng đi, giọng nói và các động tác của nhân vật mà mình hóa thân. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc, kỹ thuật múa, trang phục,… cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ các nghệ nhân có thể thăng hoa với nhân vật của mình. Nghệ nhân biểu diễn và người tham gia sẽ không có khoảng cách, tất cả sẽ cùng hòa quyện vào một chân trời với một nền văn hóa độc đáo, đặc sắc, và tất cả đều được cảm nhận được nét đẹp từ đó. Múa mặt nạ Hàn Quốc nói chung và Hahoe nói riêng không chỉ là các điệu múa thông thường lấy kỹ thuật vũ đạo, hình thể làm tiêu chí đánh giá, mà cốt truyện với những diễn biến và vận động nội tâm phức tạp của nhân vật rất được quan tâm, cùng với đó là phải phù hợp với tính chất của lễ hội. Bên cạnh việc được dùng trong nghi lễ trừ tà, ý nghĩa chính của múa mặt nạ Hahoe còn là thể hiện tâm tư, nguyện vọng của dân làng Hahoe. Bởi, xã hội dưới triều đại Joseon là một xã hội có giai cấp, chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, với sự phân biệt khoảng cách trong cách tầng lớp, đặc biệt là tầng lớp nghèo và quý tộc. Vì thế, đây là cơ hội hiếm hoi để dân làng Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 12
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 đeo mặt nạ, nói lên những suy nghĩ, uất ức cũng như những khó khăn trong đời sống thường ngày. Thậm chí vào ngày này, họ có thể bước chân lên nhà của Yangban, điều mà thường ngày bị xem là cấm kị và là sự sỉ nhục đối với tầng lớp quý tộc. Ví dụ trong phân cảnh góa phụ, nghệ nhân đeo mặt nạ Halmi ngồi dệt bên khung cửi, hát Betulga – bài hát dành cho người dệt vải, ca thán về cuộc sống khó khăn, không may mắn, không địa vị, không tiền bạc, không chồng con,… và bị các tầng lớp trên coi thường, xua đuổi; cũng có khi là để châm biếm việc nhà sư phá giới, trêu ghẹo phụ nữ, hoặc kịch liệt lên án sự dối trá, đạo đức giả của tầng lớp quý tộc và các vấn đề xã hội khác bằng những điệu bộ, cử chỉ táo bạo, hài hước. Múa mặt nạ được phục hồi là do có sự tiếp nối với phong trào đấu tranh dân chủ của giới học sinh sinh viên Hàn Quốc những năm 80. Ngày nay, nó được đại chúng hóa như là một trò chơi dân gian, thu hút nhiều người đến xem và thưởng thức. Các chương trình dành cho người dân yêu thích mặt nạ truyền thống và nghệ thuật múa mặt nạ cũng được xây dựng. Người tham gia có thể trực tiếp tham gia làm mặt nạ, hoặc tham gia học về nghệ thuật múa mặt nạ. Mục tiêu của chương trình là mang đến cho người dân những cảm nhận, những trải nghiệm của họ về văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Ngày nay, tuy ý nghĩa của múa mặt nạ không còn phù hợp với xã hội hiện đại nhưng lại có thể tái hiện cuộc sống xưa kia qua lối dẫn dắt, kể chuyện gần gũi, hóm hĩnh của các nghệ sỹ. Múa mặt nạ Hahoe là loại hình nghệ thuật dân gian mà ở đó, các nghệ sỹ, nghệ nhân có thể biểu diễn ở khắp mọi nơi. Đó có thể là ngôi đền thiêng Seo- nangdang ở trên ngọn núi trước sự chứng giám của thần linh, cũng có thể là sân khấu bé nhỏ bên cạnh dòng sông Nakkdong hay ngôi nhà của Yi Hwang trước sự tham gia đông đảo của dân làng… Và cho dù ở bất kỳ sân khấu nào đều có thể dễ dàng nhận được, không có khoảng cách giữa sân khấu và khán giả. Đến cuối buổi diễn, mọi người cùng tham gia nhày múa, hòa chung vào điệu nhảy với âm nhạc rộn ràng và sự hứng khởi. Có thể nói, múa mặt nạ Hahoe là loại hình nghệ thuật đặc sắc, là tài sản văn hóa quan trọng của thành phố Andong nói riêng và Hàn Quốc nói chung. Để có thể tồn tài và đạt đến đỉnh cao như ngày hôm nay, phải kể đến vai trò của các báu vật nhân văn sống, các nghệ nhân, nghệ sỹ và cộng đồng cũng như nhà nước cùng với chính quyền địa phương trong quá trình bảo tồn, bảo vệ, truyền dạy và phát huy giá trị của Hahoe Byolshin Gut. Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 13
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 1.2. Tổng quan về đề tài Bộ nhận diện Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 nhằm mục đích quảng bá, truyền tải thông điệp về hình thức nghệ thuật độc đáo này, cũng như về nền văn hóa truyền thống cần lưu giữ của đất nước Hàn Quốc, với quy mô trong nước và quốc tế. Đưa hình ảnh, nét độc đáo của bộ môn nghệ thuật múa mặt nạ đến gần hơn với người thưởng thức, mở rộng hơn quy mô biểu diễn. Đồng thời xoay quanh giới thiệu về nguồn gốc và cảm hứng của múa mặt nạ. Quan trọng nhất, bộ nhận diện sẽ đáp ứng được những nhu cầu về tính thẩm mĩ, thu hút, có dấu ấn cá nhân và tính ứng dụng cao. 1.3. Thành tựu liên quan đến đề tài Khi được hỏi về lí do để một người đi xa luôn nhớ về quê hương hay một du khách lựa chọn quay lại đất nước mình đã đặt chân đến một lần nữa, đã có rất nhiều người chọn nền văn hóa làm câu trả lời. Một nền văn hóa độc đáo bao gồm các loại hình nghệ thuật đặc sắc sẽ là điểm thu hút du lịch, mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể, đồng thời là sự đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời nó sẽ để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Đã có rất nhiều quốc gia được nhắc tên khi được hỏi về một nền văn hóa ấn tượng, trong đó có Xứ sở kim chi. Trong đó những lễ hội như Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe đã phần nào quảng bá và đưa hình ảnh Hàn Quốc đến gần hơn với người Việt bạn bè quốc tế. Không những thế, những nét riêng biệt của nghệ thuật còn làm đa dạng hơn sự độc đáo của nghệ thuật, nâng cao tính thẩm mĩ của từng cá nhân. 1.4. Lý luận vai trò và ý nghĩa của ngành Mỹ thuật ứng dụng (chuyên ngành) Mỹ thuật ứng dụng dụng là cái tổng hoá của nhiều ngành: khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất và kỹ thuật, hiện tại đang phát triển mạnh mẽ và nhanh chưa từng thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là nghệ thuật của sự kết hợp giữa cái thực dụng và cái đẹp, giữa cái lâu bền và cái thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ của nó không chỉ làm đẹp cho cuộc sống mà làm đẹp cho cả thế giới vật chất do con người tạo ra. Thời kỳ hội nhập, mỹ thuật ứng dụng đang thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với những vai trò và ý nghĩa quan trọng. Mỹ thuật ứng dụng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. Hầu hết các mẫu mã sản phẩm công thương nghiệp, văn hoá ra đời có hình thức đẹp. Một sản phẩm mỹ thuật Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 14
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 ứng dụng không chỉ dừng ở giá trị công năng, công thái học, sinh thái học mà phải bao hàm cả giá trị thẩm mỹ mang tính xã hội, văn hoá và phản ánh trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ của cộng đồng. Chức năng và mục đích của mỹ thuật ứng dụng là nhằm thỏa mãn tâm sinh lý của người sử dụng, tức hàm chứa về mặt thẩm mỹ và chứa đựng giá trị sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng và phù hợp về mặt giá cả kinh tế. Sản phẩm của mỹ thuật ứng dụng hết sức đa dạng và phong phú, với nhiều chủng loại sản phẩm và có giá trị rất lớn đối với đời sống sinh hoạt của con người, phục vụ cho con người, thỏa mãn cho con người cả về nhu cầu vật chất và tinh thần. Và sự thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần ấy cần phải phù hợp với bản sắc văn hóa và thị hiếu thẩm mỹ của mỗi dân tộc cộng đồng người khác nhau. Thế giới đồ vật được con người tạo ra gắn liền với môi trường sản xuất và đời sống hằng ngày của con người. Điều căn bản nhất của mỹ thuật ứng dụng là tập trung đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Sự hiện diện của nó được nhận thấy ở tất cả mọi mặt trong cuộc sống của con người như: ăn, mặc, ở trong sinh hoạt, học tập, sản xuất, các phương tiện, công cụ, sản xuất, lao động, vui chơi, giải trí, ... Từ sản phẩm đến hình thức đựng chứa cho đến những sản phẩm công nghệ thông tin hàm chứa giá trị trí tuệ cao, tất cả đều mang dấu ấn của mỹ thuật ứng dụng. Mỹ thuật ứng dụng tồn tại ở những nhu cầu tối thiểu, thiết yếu của con người như: ăn, mặc, ở. Và rồi tùy vào điều kiện phát triển của xã hội và tư duy nhận thức, nhu cầu thị hiếu của con người mà mỹ thuật ứng dụng được biểu hiện ở những lĩnh vực khác cao hơn. Từ chỗ chỉ để dùng phục vụ sinh hoạt, tiến đến biết làm đẹp đồ vật, làm đẹp sản phẩm do mình làm ra. Từ những đồ đơn giản, bình thường như: cày, cuốc, liềm, dao, ... phục vụ cho công việc lao động sản xuất của người nông dân đến các đồ cao cấp hàm chứa tính trí tuệ, sáng tạo cao như: tivi, tủ lạnh, xe máy, máy bay, tàu vũ trụ ... và ta thấy quá trình hoàn thiện đồ vật về cơ cấu và cả hiệu quả sử dụng là một bước tiến lớn lao trong quá trình nhận thức để cải tạo thế giới tự nhiên của con người. Con người luôn luôn hướng tới cái đẹp bởi vì sự đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp là một đặc trưng thuộc bản chất người. Trong quá trình phát triển, nhu cầu thẩm mĩ của con người đòi hỏi ngày càng cao, càng nhiều và đa dạng, đã thúc đẩy mỹ thuật ứng dụng cũng phải phát triển không ngừng để đáp ứng những nhu cầu đó. Và như vậy mỹ thuật ứng dụng đảm bảo nhiệm vụ sáng tạo đi liền với chế tác và sản xuất, Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 15
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 với mục tiêu đáp ứng ngày một tốt về nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người. Điều đó cho thấy hoạt động mỹ thuật ứng dụng chứa đựng trong nó tính nhân văn. Đối với sự phát triển, chúng ta đều biết rằng sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia đòi hỏi sự tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với việc xây dựng môi trường văn hóa, tiến bộ xã hội. Sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế và văn hóa sẽ khơi dậy tiềm năng sáng tạo của mỗi quốc gia. Và trong quá trình phát triển, mỹ thuật ứng dụng như là một yếu tố cấu thành của văn hóa đã tham gia một cách tích cực, hiệu quả vào quá trình này. Phát triển mỹ thuật ứng dụng trong sự phát triển xã hội chính là quá trình thẩm mỹ hóa đời sống và sản xuất theo định hướng nhân văn. Mỹ thuật ứng dụng đã và đang tồn tại, đồng thời tác động mạnh mẽ đến các quá trình, các lĩnh vực của hoạt động kinh tế. Thông qua hoạt động thiết kế sáng tạo, mỹ thuật ứng dụng đã chủ động và tích cực đưa cái đẹp vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ đã đưa đến cho con người các sản phẩm tiêu dùng có hàm lượng công nghệ và thẩm mỹ cao như: mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, bao bì sản phẩm; truyền thông quảng cáo, xúc tiến thương mại, môi trường thẩm mỹ trong sản xuất và đời sống... Tất cả những sản phẩm ấy đã tác động đến tình cảm, nhận thức, tư duy của con người và góp phần vào việc điều chỉnh hành vi, lối sống mới mang hoạt động ấy của mỹ thuật ứng dụng tính khoa học và thẩm mỹ cho con người và xã hội. Tất cả những điều đó là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong quá trình phát triển hiện nay. Hiện nay, vấn đề đưa cái đẹp vào đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của xã hội đang rất sôi động. Để thực hiện chiến lược phát triển đất nước thì con người là một nhân tố được đặc biệt quan tâm. Và con người được nói đến với vai trò phát huy khả năng sáng tạo. Sự phát triển tiềm năng sáng tạo của con người trong mọi vấn đề xã hội nói chung và trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng nói riêng là yếu tố tạo nên sản phẩm hàm chứa “chất xám” cạnh tranh. Và trong xu thế hóa toàn cầu về kinh tế, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ nhưng con người vẫn là trung tâm. Sự tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình công nghệ, ý thức say mê tìm tòi cải tiến kỹ thuật đã tác động trực tiếp đến số lượng và chất lượng sản phẩm. Tất cả những điều đó đều có sự liên quan trực tiếp đến việc phát huy năng lực tinh thần của người lao động. Thực tế đã chứng minh, việc quan tâm đến nhân tố con người không được phép giới hạn ở việc giáo dục tư tưởng chính trị mà còn phải quan tâm đến việc nâng cao trình độ nhận thức Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 16
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 thẩm mĩ cho nhân dân. Nâng cao năng lực thẩm mĩ cho công chúng sẽ làm cho thế giới tinh thần của nguồn nhân lực ngày càng phong phú và tinh tế, giúp họ có khả năng đánh giá nhanh nhạy trước cái đẹp, sáng tạo theo qui luật cái đẹp và có khả năng phản ứng trước cái xấu, cái lạc hậu, phản tiến bộ. Và mỹ thuật ứng dụng đã đáp ứng được tất cả các yêu càu của thời đại, có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển hiện nay của thế giới. Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 17
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Xác định phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng thiết kế là cụm sản phẩm đồng bộ cho Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017, bên cạnh đó còn có các sản phẩm đi kèm nhằm giới thiệu, quảng bá cho lễ hội như: logo, poster, bộ nhận diện thương hiệu, website,... - Phân khúc đối tượng khách hàng là phù hợp với mọi người, ưu tiên cho những đối tượng là khách mời cao cấp. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Không giới hạn, tính chất của sản phẩm là tính ứng dụng cao, phù hợp với thị hiếu của đời sống hiện đại. - Nghiên cứu không gian, màu sắc cho phù hợp với môi trường và xã hội. 2.2. Các tƣ liệu nghiên cứu, tham khảo, phƣơng pháp thiết kế 2.2.1. Tư liệu nghiên cứu, tham khảo - Sách báo, Internet, các phương tiện truyền thông. - Những sản phẩm có trên truyền thông, website trong phạm vi đề tài. - Các poster, sách báo về poster quảng bá lễ hội. - Các hình ảnh liên quan đến lễ hội, nghệ thuật, văn hóa Hàn Quốc. - Các đồ án có đề tài liên quan. 2.2.2. Phương pháp thiết kế - Nghiên cứu, nắm bắt yêu cầu và nhu cầu của người tham gia để thiết kế được sản phẩm có tính đồng bộ và tính ứng dụng cao. - Tìm kiếm và triển khai ý tưởng theo nhiều phương án khác nhau, dựa theo nhiều yếu tố để chọn ra phương án tối ưu nhất. - Ý tưởng đưa ra phải rõ ràng, có tính định hướng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, không lan man, lệch lạc, hiểu sai vấn đề. - Nghiên cứu về phương pháp thiết kế logo. - Tìm hiểu hệ thống nhận diện thương hiệu. - Nghiên cứu ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế quảng cáo. - Tham khảo qua sách báo, Internet, các phương tiện truyền thông. - Phác thảo vẽ tay và ý tưởng trên giấy. - Triển khai thực hiện sản phẩm bằng phần mềm. Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 18
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 - Hoàn thiện toàn bộ cụm sản phẩm quảng cáo, mô tả và biện luận thông qua luận văn tốt nghiệp. 2.3. Giải trình thuyết minh, mô tả ý tƣởng Thiết kế logo, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu và tất cả những gì liên quan đến thương hiệu đều có vai trò khác nhau, cùng nhau tạo thành một hình ảnh nhận diện cho một doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Thương hiệu là những cảm nhận tổng thể về hình ảnh công ty. Bản sắc thương hiệu là các hình ảnh đặc trưng mà chỉ riêng thương hiệu của bạn mới có. Logo là một biểu tượng xác định doanh nghiệp, từ những ký hiệu đơn giản nhất đến các biểu tượng phức tạp. Tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định thương hiệu và truyền tải thông điệp. Logo thành công là một logo ấn tượng, mang tính đặc trưng, ứng dụng cao, nhưng đơn giản và mang cảm giác tinh tế, chuyên nghiệp. Logo với mục tiêu quan trọng nhất là dễ hiểu và gây ấn tượng lâu. Hiểu được những tính chất cơ bản đó, trong Cụm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017, tôi sử dụng trong logo các hình tượng cơ bản và đặc trưng của bộ môn nghệ thuật này, mang những màu sắc riêng biệt, đảm bảo đường nét cân đối hài hòa và tính ứng dụng cao. Nếu muốn mình là người đầu tiên được khách hàng nhớ đến, bộ nhận diện thương hiệu phải tạo ra ấn tượng. Một bộ thiết kế nhận diện thương hiệu thành công cũng chính là một bộ nhận diện thương hiệu mà khi tiếp xúc với nó, mọi người ấn tượng bởi cá tính, thông điệp đầy ý nghĩa của thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nó làm cho mọi người dễ dàng nhận ra trong đám đông và thể hiện tính chuyên nghiệp. Hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và ấn tượng là chúng có thể đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Nó giúp bạn thu hút được khách hàng mới, thu hút nhà đầu tư, tăng cường sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Đáp ứng những nguyên lí thị giác cơ bản, bộ nhận diện thương hiệu của Cụm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 sẽ tạo ấn tượng mạnh bằng sự tinh tế, chủ yếu được khai thác từ logo nhưng được biến tấu độc đáo và đẹp mắt hơn, thể hiện tính đồng bộ và nét phong phú của cụm đồ án. Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 19
- Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 Đồ án 1 : Thiết kế Logo Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017 Logo chính thức Phương án âm bản Phương án dương bản Hình 2.1 Thuyết minh ý tưởng Logo là một phần tử đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng của một thương hiệu hoặc nhãn hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó, ng một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt. Một biểu tượng thương hiệu tiêu biểu được thiết kế nhằm tạo ngay công nhận trước mắt của người xem. Nói ngắn gọn lại : Logo là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu. Trong suốt quá trình thực hiện ý tưởng, tôi luôn bám sát vào đề tài, cũng như mục đích và quan trọng nhất là tính chất của logo : - Khác biệt, độc đáo, gây ấn tượng. - Đơn giản, dễ nhớ. - Dễ thích nghi với nhiều môi trường, văn hóa. Nguyễn Quang Thái – Lớp: CCDH08A 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Tốt nghiệp: “ Thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông cho ngã tư lập trình bằng vi điều khiển”
51 p | 1158 | 525
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống quảng cáo trong vi điều khiển họ 8051
88 p | 692 | 337
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế cung cấp điện cho chung cư City Garden
67 p | 610 | 221
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa động cơ Diesel 6L160PN
119 p | 645 | 184
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Alliance One khu công nghiệp Giao Long tỉnh Bến Tre công suất 800m3/ngày - GVHD ThS. Vũ Phá Hái
117 p | 448 | 163
-
Đồ án tốt nghiệp "Thiết kế sơ bộ trạm thủy điện CT4"
161 p | 331 | 98
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế máy cán ren con lăn
91 p | 319 | 87
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế nhà máy chế biến cao su thiên nhiên SVR CV60 năng suất 12.000tấn/năm
60 p | 419 | 85
-
Luận án tốt nghiệp " THIẾT KẾ TUYẾN VIBA SỐ " - Phần 2
13 p | 211 | 79
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế mô hình đo và điều khiển nhiệt độ giao tiếp Module Analog PLC S7-200
89 p | 266 | 76
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế kỹ thuật và thi công kè bảo vệ bờ sông Cân Thơ đoạn từ cầu Cái Sơn đến rạch Đầu Sấu theo 2 phương án
138 p | 300 | 74
-
Luận văn tốt nghiệp "Thiết kế sơ bộ trạm thủy điện H4"
35 p | 263 | 62
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế và sử dụng câu hỏi dạy học qua dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” (sách giáo khoa Hình học 10)
87 p | 171 | 36
-
Luận văn tốt nghiệp Thiết kế đồ họa: Cụm đồ họa quảng bá Hiệp hội bảo vệ động vật WCS
24 p | 50 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Thiết kế đồ họa: Cụm thiết kế quảng cáo sản phẩm Công ty Beegame
19 p | 123 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế các bài thí nghiệm cho phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
77 p | 138 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế và thi công mô hình đánh pan Ti Vi màu
62 p | 111 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn