intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Vai trò và ý nghĩa của kiểm toán độc lập ở Việt nam đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Chia sẻ: Pham Ly | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

134
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang dần dần từng bước chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, quan hệ sản xuất ngày càng trở nên phức tạp thì đòi hỏi vai trò quản lý của Nhà nước cũng phải đổi mới để điều khiển nền kinh tế vĩ mô của đất nước sao cho hoạt động lành mạnh và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Vai trò và ý nghĩa của kiểm toán độc lập ở Việt nam đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

  1. LUẬN VĂN: Vai trò và ý nghĩa của kiểm toán độc lập ở Việt nam đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
  2. Lời mở đầu Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang dần dần từng bước chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, quan hệ sản xuất ngày càng trở nên phức tạp thì đòi hỏi vai trò quản lý của Nhà nước cũng phải đổi mới để điều khiển nền kinh tế vĩ mô của đất nước sao cho hoạt động lành mạnh và không ngừng phát triển. Qua các kỳ Đại Hội Đảng đã xác định phấn đấu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. . . Đó là trách nhiệm và cần có sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân. Trong khi cả nước đang chuyển dần vào guồng quay của kinh tế thị trường, tìm mọi cách hạn chế tối đa những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường nhằm đưa đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo, thì một số các cán bộ có chức có quyền lạm dụng quyền chức để tham nhũng, chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trong nhiều năm liền làm thiệt hại cho Nhà nước đến hàng nghìn tỷ đồng mà các cơ quan chức năng không hề hay biết chỉ đến khi mà các doanh nghiệp này phá sản thì mới hay. Hơn thế nữa chính những lỗ hổng trong các văn bản đã quy định về chế độ kế toán tài chính cũng là những nguyên nhân để các “ con mọt ” tha hồ hoành hành, đục khoét của cải của nhân dân. Như vậy phải chăng vai trò kiểm tra - kiểm soát của Nhà nứơc đã không phát huy hết hiệu lực, chính những thực trạng đó và nhu cầu phát triển của kinh tế thị trường đã đặt ra đòi hỏi cấp bách đó là sự ra đời và phát triển của kiểm toán. Kiểm toán ra đời và đặc biệt là sự ra đời của kiểm toán độc lập có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, các Nhà đầu tư trong mọi thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
  3. Với quy mô là đề án môn học nghiên cứu về vấn đề kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng, trong phạm vi bài viết này của em gồm có 3 phần chính. Phần 1 : Những lý luận chung về kiểm toán và kiểm toán độc lập. Phần 2 : Vai trò và ý nghĩa của kiểm toán độc lập ở Việt nam đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Phần 3 : Thực trạng và phướng hoàn thiện hệ thống kiểm toán độc lập ở nước ta. PHần I : những lý luận chung I:định nghĩa và chức năng của kiểm toán 1.Sự phát triển của kiểm toán Có thể nói tiền thân của kiểm toán ra đời từ rất lâu, ngay từ thời nguyên thuỷ người cổ đại đã đánh dấu trên các thân cây, buộc nút trên các dây thừng... . để theo dõi chi tiêu, kết quả, và để đối chiếu với các Tài sản.. . . Đặc biệt với sự ra đời của hệ thống kế toán kép và sự phát triển ngày càng hoàn thiện của hệ thống phương pháp kế toán (tk 17-20) . Nên hầu hết các nhu cầu kiểm tra Tài chính đã được thoả mãn Trong thế kỷ 20, xã hội -khoa học phát triển mạnh dẫn đến sản xuất ngày càng phát triển, các mối quan hệ về Tài chính, sản xuất.. . ngày càng đa dạng, đòi hỏi công tác quản lý về mọi mặt cũng phải được nâng cao . Nhưng thực tế cho thấy vào những năm 30 của thế kỷ 20 này bằng sự phá sản của hàng loạt các tổ chức Tài chính tín dụng lớn ở Bắc Mỹ và Tây Âu, chức năng tự kiểm tra của kế toán mới chịu bộc lộ những yếu điểm của mình so với nhu cầu quản lý
  4. của các tổ chức Tài chính, các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, các đơn vị sự nghiệp công cộng. Cũng chính hậu quả đó đã dẫn đến những người quan tâm nghi nghờ hoặc chỉ tin một phần vào kết quả thông báo tình hình Tài chính của đơn vị.. . . Do vậy việc xuất hiện một tổ chức kiểm tra ngoài kế toán đó là một nhu cầu tất yếu, thoả mãn được sự mong mỏi của các bên. ở những nước có nền kinh tế sớm phát triển thì công việc kiểm tra ngoài kế toán của một tổ chức độc lập cũng phát triển khá sớm chẳng hạn : ở Pháp viêc kiểm tra bên ngoài một cách độc lập do những người chuyên nghiệp đảm nhiệm đã được xác định trong đạo luật về các công ty thương mại ngày 24/07/1966, và năm 1960 kiểm toán nội bộ ở Pháp chính thức được thành lập nhằm mở rộng, tăng cường, ổn định và hiệu quả của các xí nghiệp. Đến năm 1965 đã thành lập Hội kiểm soát viên nội bộ của Pháp, sau này trở thành viện nghiên cứu kiểm toán và kiểm soát viên nội bộ ( IFACI) vào năm 1973. Ơ Mỹ sau cuộc khủng hoảng về kinh tế thế giới (1929-1933), năm 1934 uỷ ban bảo vệ và trao đổi tiền tệ (SEC) đã được thành lập và quy chế kiểm toán viên bên ngoài đã bắt đầu có hiệu lực, đồng thời trường đào tạo kế toán viên công chứng (AICPA) đã in ra mẫu chuẩn đầu tiên về báo cáo kiểm toán Tài khoản của các công ty và đặc biệt là sự ra đời của văn phòng kế toán trưởng (GAO). ở Trung Quốc việc cải cách mở cửa bên cạnh công tác kiểm tra kiểm soát mạnh mẽ nên đã tạo ra đươc những thành tựu lớn, kiểm toán Nhà nước được xây dựng từ năm 1983,kiểm toán Độc Lập được xây dựng từ năm 1981.. . Như vậy có thể nói hầu hết ở các nước trên thế giới song song với việc quản lý đều có một hệ thống kiểm tra kiểm soát độc lập ở bên cạnh. Còn đối với Việt nam chúng ta từ những năm 1945 Bác Hồ đã ký Sắc lệnh tổ chức thanh tra đặc biệt (SL 64/SL ngày 23/11/1945) tiếp theo đó là sắc lệnh 57 ngày 04/06/1946 quy định tổ chức bộ máy cán bộ trong đó lập ra các nha thanh tra , sắc lệnh số 76/SL ngày 25/08/1946 về tổ chức bộ máy Tài chính và nha thanh tra Tài chính thuộc Bộ. Giai đoạn này Đất Nước đang đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã
  5. hội theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung với các thành phần kinh tế trong đó kinh tế Quốc Doanh là chủ yếu thì các biện pháp đó là phù hợp. Nhưng chuyển sang cơ chế thị trường (1986) xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp dưới sự quản lý của Nhà nước làm xuất hiện nhiều thành phần kinh tế mới với các mối quan hệ đa dạng và phức tạp thì hệ thống thanh tra kiểm tra kiểm soát cũng phải thay đổi để phù hợp trong điêù kiện mới và đặc biệt với sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập, cơ quan kiểm toán Nhà nước, và gần đây đó là sự ra đời của kiểm toán nội bộ đã chứng tỏ kiểm toán ở Việt nam đang từng bước được nhìn nhận, xây dựng, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Như vậy sự ra đời của kiểm toán là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển kinh tế xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị, đó là một nhu cầu văn minh của xã hội. 2.Bản chất và chức năng của kiểm toán. A.Kiểm tra,kiểm soát-một chức năng của quản lý Nói một cách chung nhất, quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các định hướng đã định trên cơ sơ những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình này bao gồm nhiều chức năng và có thể chia thành nhiều giai đoạn, ở giai đoạn định hướng cần có những dự báo về nguồn lực và mục tiêu cần và có thể đạt tới, kiểm tra lại các thông tin về nguồn lực và mục tiêu, xây dựng các trương trình, kế hoạch. . . Sau đó có thể đưa ra các quyết định cụ thể để tổ chức thực hiện. Trong giai đoạn tổ chức thực hiện, cần kết hợp các nguồn lực theo các phương án tối ưu, đồng thời thường xuyên kiểm tra diễn biến và kết quả của các quá trình để điều hoà các mối quan hệ, điều chỉnh các định mức và mục tiêu trên quan điểm tối ưu hoá kết quả hoạt động. Nhưng kiểm tra không phải là một giai đoạn của quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình này, bởi vậy cần phải quan niệm kiểm tra là một chức năng
  6. của quản lý. Tuy nhiên chức năng này được thể hiện rất khác nhau tuỳ thuộc vào cơ chế kinh tế và cấp quản lý, vào loại hình hoạt động cụ thể, vào truyền thống văn hoá và những điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Về phân cấp quản lý, có nhiều mô hình khác nhau nhưng thường là phân thành quản lý vĩ mô của Nhà nước và quản lý vi mô của các đơn vị cơ sở. Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra của mình hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhà nước trực tiếp kiểm tra mục tiêu chương trình, kế hoạch, kiểm tra các nguồn lực, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện các mục tiêu của các đơn vị, kiểm tra tính trung thực của các thông tin và tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ. Mặt khác Nhà nước có thể sử dụng kết quả kiểm tra của các chuyên gia hoặc các tổ chức kiểm tra độc lập để thực hiện điều tiết vĩ mô qua các chính sách của mình hoặc tham gia đầu tư hay với cương vị là khách hàng của đơn vị. Đối với các đơn vị cơ sơ để đảm bảo hiệu quả hoạt động thì cơ sở đều phải tự kiểm tra mọi hoạt động của mình trong tất cả các khâu: Rà soát các tiềm lực, xem xét lại các dự báo, các mục tiêu và định mức, đối chiếu và truy tìm các thông số về sự kết hợp soát xét lại các thông tin thực hiện để điều chỉnh kịp thời trên quan điểm bảo đảm hiệu năng của mọi nguồn lực và hiệu quả kinh tế cuối cùng cuả các hoạt động. Như vậy : - Kiểm tra gắn liền với quản lý, đồng thời gắn liền với mọi hoạt động ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm tra - Quản lý gắn với cơ chế kinh tế, với điều kiện xã hội cụ thể . . . Khi các điều kiện tiền đề thay đổi thì hoạt động kiểm tra cũng thay đổi theo - Kiểm tra nảy sinh và phát triển từ chính nhu cầu quản lý. Khi nhu cầu kiểm tra chưa nhiều, chưa phức tạp, kiểm tra được thực hiện đồng thời với các chức năng quản lý khác trên cùng một bộ máy thống nhất và khi nhu cầu thay đổi tới mức độ cao, kiểm tra cũng cần được tách ra thành một hoạt động độc lập và được thực hiện bằng một hệ thống chuyên môn độc lập B : Bản chất của kiểm toán.
  7. Kiểm toán đó là một lĩnh vực còn mới mẻ do vây việc nêu ra kiểm toán là gì còn là một vấn đề phải bàn luận. Đã có nhiều quan điểm về kiểm toán chẳng hạn có 3 quan điểm sau: Quan điểm 1: Quan điểm về kiểm toán của Vương Quốc Anh. “ Kiểm toán đó là một sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan ” Với nội dung trên, định nghĩa đã nêu khá đầy đủ các mặt đặc trưng cơ bản của kiểm toán. Tuy nhiên, quan niệm này chỉ phù hợp với kiểm toán tài chính có đối tượng là bản khai tài chính, do kiểm toán viên độc lập hoặc được bổ nhiệm tiến hành trên cơ sở các chuẩn mực chung. Quan điểm 2: kiểm toán được đồng nghĩa với kiểm tra kế toán, một chức năng của bản thân kế toán, một thuộc tính cố hữu của kế toán, nội dung của hoạt động này là rà soát các thông tin kế toán từ chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán, tính giá các đối tượng kế toán và tổng hợp cân đối kế toán. Quan điểm này mang tính truyền thống trong điều kiện kiểm toán chưa phát triển và trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Trong cơ chế này Nhà nước vừa là chủ sở hữu, vừa lãnh đạo trực tiếp nền kinh tế. Do đó, chức năng kiểm tra của Nhà nước được thực hiện trực tiếp với mọi thực thể kinh tế xã hội thông qua nhiều khâu kể cả kiểm tra kế hoạch, kiểm tra tài chính thường xuyên qua giám sát viên của Nhà nước đặt tại xí nghiệp, đó là kế toán trưởng, đến việc quyết toán và thanh tra các nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên quan điểm này mâu thuẫn với việc công nhận kiểm toán là một hoạt động độc lập có phương pháp riêng và được thực hiện bởi một bộ máy riêng biệt. Quan điểm 3 : Quan điểm hiện đại. Ta thấy trong quá trình phát triển kiểm toán không chỉ giới hạn ở kiểm toán bảng khai tài chính hay tài liệu kế toán mà còn thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác như hiệu quả của hoạt động kinh tế, hiệu năng quản lý, hiệu lực của hệ
  8. thống pháp lý trong từng loại hoạt động. . . Vì vậy, theo quan điểm hiện đại thì phạm vi của kiểm toán rất rộng gồm những lĩnh vực chủ yếu sau : Lĩnh vực 1: Kiểm toán thông tin hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các mối quan hệ về kinh tế, tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tài liệu đó. Lĩnh vực 2: Kiểm toán quy tắc hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện các thể lệ, chế độ, luật pháp ở đơn vị được kiểm toán trong quá trình hoạt động. Lĩnh vực 3: Kiểm toán hiệu quả có đối tượng trực tiếp là sự kết hợp giữa các yếu tố, các nguồn lực trong từng loại nghiệp vụ kinh doanh : mua, bán, sản xuất hay dịch vụ. . . Giúp ích trực tiếp cho việc hoạch định chính sách và phương hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện hay cải tổ hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Như vậy quan điểm hiện đại đã khắc phục được các yếu điểm của 2 quan điểm trên đó là không chỉ giới hạn ở các bản khai Tài chính, các Tài liệu kế toán mà còn đi sâu vào các lĩnh vực khác C. Chức năng của kiểm toán. Kiểm toán có 2 chức năng cơ bản đó là chức năng xác minh và chức năng bày tỏ ý kiến, đây là 2 chức năng quan trọng để đưa ra những ý kiến thuyết phục, tạo niềm tin cho những người quan tâm vào những kết luận của kiểm toán cho dù là kiểm toán hướng vào lĩnh vực nào trong 4 lĩnh vực chủ yếu trên. Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu và tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bản khai tài chính. . . xem có tuân thủ theo chế độ tài chính hiện hành hay không . Theo thông lệ Quốc tế thì chức năng xác minh được cụ thể hoá thành các mục tiêu và tuỳ thuộc vào đối tượng hay loại hình kiểm toán mà mục tiêu có thể khác nhau : VD có 6 mục tiêu về kiểm toán bản khai tài chính : 1. Xác minh tính hiệu lực 2. Xác minh tính trọn vẹn
  9. 3. Xác minh việc phân loại và trình bày 4. Xác minh về nguyên tắc tính giá 5. Xác minh về quyền và nghĩa vụ 6. Xác minh về tính chính xác, máy móc. Và 7 mục tiêu về kiển toán nội bộ : 1. Xác minh tính hiệu lực 2. Xác minh tính trọn vẹn 3. Xác minh về việc phân loại 4. Xác minh về việc tính giá 5. Xác minh về tính cho phép hay được phép 6. Xác minh về việc ghi sổ và cộng sổ kịp thời so với thời gian quy định 7. Xác minh về việc đảm bảo các nghiệp vụ đều hợp lý. Chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện dưới 2 góc độ. Góc độ tư vấn đưa ra các lời khuyên trong thư quản lý về vấn đề thực hiện các quy tắc kế toán về hoạch định các chính sách, thực thi các chế độ, pháp luật, về hiệu quả kinh tế và hiệu năng quản lý bày tỏ ý kiến được thể hiện qua việc phán xử như một quan toà hoặc kết hợp với xử lý tại chỗ như công việc của thanh tra. Như vậy có thể nói : “ Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được kiểm toán bằng hệ thống các phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có nghiệp vụ tương xứng trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực : II.kiểm toán độc lập 1. Định nghĩa Kiểm toán độc lập đó là loại kiểm toán được phân chia từ kiểm toán nói chung theo chức năng và chủ thể kiểm toán. Ra đời do yêu cầu cung cấp thông tin tin cậy của nền kinh tế thị trường đòi hỏi qua quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung, kiểm toán độc lập được tách ra và phát triển mạnh mẽ cùng với sự
  10. phát triển của kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế muốn quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác, kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu đó, đòi hỏi phải có một bên thứ 3 độc lập khách quan có trình độ chuyên môn cao, dược pháp luật cho phép, cung cấp thông tin tin cậy cho các đối tượng quan tâm. Vì vậy nó đã hình thành nên loại kiểm toán độc lập này. Luật pháp nhiều Quốc gia quy định chỉ có các báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập mới có giá trị pháp lý và độ tin cậy. Hơn thế nữa kiểm toán độc lập đó là một hoạt động đặc trưng của kinh tế thị trường đó là các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng, khi kinh tế thị trường phát triển thì các mối quan hệ giữa các tổ chức kinh doanh ngày càng nhiều và tính cạnh tranh ngày càng cao giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải quản lý tốt, để quản lý được tốt thì thông tin trung thực cũng góp phần quan trọng. . . Do vậy kiểm toán độc lập ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, cụ thể là các tổ chức các, đơn vị kinh doanh. ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế sớm phát triển thì kiểm toán độc lập được ra đời sớm. Ngày nay trên thế giới quy mô và chất lượng của các tổ chức kiểm toán độc lập ngày càng lớn mạnh, điều đó được thể hiện qua các tổ chức kiểm toán độc lập điển hình sau. 1. Công ty kiểm toán Deloitte Touche Tohmastu (DTTI) 2. Đây là một công ty trong 6 công ty kiểm toán lớn nhất Thế giới, hiện có khoảng 600 văn phòng trên thế giới, cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn Tài chính, thuế, cổ phần hoá, đầu tư, quản lý doanh nghiệp. Từ năm 1992, DTTI đã vào Việt nam từ văn phòng DTT quốc tế khu vực Châu á - Thái Bình Dương. DTTI đã giúp Bộ tài chính và công ty kiểm toán VACO tổ chức các khoá đào tạo kế toán, kiểm toán quốc tế tại Việt nam, trợ giúp cho các chuyên gia của Việt nam tiếp cận với thị trường thế giới và các nguyên tắc chuẩn mực kiểm toán quốc tế, cung cấp các thông tin chuyên nghành
  11. cho Bộ tài chính nhằm truyền bá các kiến thức quốc tế vào Việt nam. Cùng với công ty VACO triển khai các dịch vụ tư vấn và kiểm toán ở Việt nam Đến tháng 12/1993 DTT được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt nam và tháng 04/1995 DTT đã được phép thành lập công ty liên doanh với công ty kiểm toán Việt nam (VACO) tại Việt nam đây là một kết quả, một lỗ lực quan trọng nhằm hiểu rõ các phong tục tập quán, các chính sách pháp luật và nhiều các lĩnh vực khác để các cuộc kiểm toán đạt được kết quả cao. 2. Công ty Price Waterhouse (PW) Đây cũng là 1 trong 6 công ty kiểm toán quốc tế lớn nhất thế giới, hiện công ty có khoảng trên 450 văn phòng nhằm cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn trên khắp thế giới. PW vào Việt nam từ chi nhánh Hồng Kông năm 1992 đã giúp Bộ tài chính và công ty VACO tổ chức hội thảo về thuế, kế toán, kiểm toán, trợ giúp các chuyên gia Việt nam tiếp cận thị trường thế giới trong lĩnh vực chuyên ngành, tổ chức các khoá đào tạo tại Việt nam cùng với công ty VACO, PW đã cung cấp các dịch vụ nghề nghiệp cho các khách hàng ở Việt nam. Hiện nay PW đã có chi nhánh ở Hà nội và TPHCM với tên gọi : Công ty trách nhiệm hữu hạn Price Waterhouse Việt nam. 3. Công ty Arthur Andersen (AA). Cũng là 1 công ty trong 6 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới với khoảng 300 văn phòng trên thế giới. AA cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn như mọi công ty kiểm toán quốc tế lớn khác. AA vào Việt nam từ tháng 05/1991 thông qua chi nhánh Philippin và Thái lan, công ty giúp Việt nam đào tạo các khoá về đào tạo kiểm toán và kế toán. Kết hợp với thực hiện một số dịch vụ chuyên ngành ở Việt nam. Tháng 08/1995 AA được phép thành lập chi nhánh ở Việt nam có tên Công ty trách nhiệm hữu hạn Arthur Andersen Việt nam. 4. Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC).
  12. IFAC được thành lập từ năm 1977 có khoảng 100 tổ chức thành viên với mục tiêu là phát triển và tăng cường sự phối hợp nghiệp vụ kế toán và kiểm toán độc lập trên phạm vi toàn thế giới với những nguyên tắc và chuẩn mực phổ biến, tiến dần thành thông lệ của hầu hết các nước trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu của các chính phủ, các doanh nghiệp, các Nhà tín dụng, các cổ đông cũng như đáp ứng mối quan tâm của công chúng trên thế giới. Mục tiêu của IFAC là thúc đẩy các nước trên thế giới tiến dần đến sự thống nhất và hoà hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới với các tập đoàn xuyên quốc gia, toàn cầu. Qua trên ta thấy được hoạt động kiểm toán độc lập của các tổ chức kiểm toán độc trên thế giới ngày càng lớn mạnh và phát triển không ngừng với mục tiêu là kết hợp rộng rãi giữa các quốc gia trên thế giới để trao đổi, bồi dưỡng kinh nghiệm về kế toán, kiểm toán và tư vấn. Các tổ chức trên cũng có các chi nhánh ở Việt nam. Còn ở Việt nam chúng ta kiểm toán độc lập ra đời muộn so với các nước trên thế giới, băng sự ra đời của các tổ chức kiểm toán độc lập. Ngày 13/05/1991 công ty kiểm toán Việt nam (VACO) chính thức được thành lập và một loạt các tổ chức kiểm toán độc lập khác như : Công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn Tài chính (AASC), công ty tư vấn và kiểm toán (A and C), công ty kiểm toán đà nẵng (ĐAC), công ty kiểm toán và dịch vụ tin học (ATSC), công ty kiểm toán Hạ long (HAACO). Các công ty 100% vốn nước ngoài gồm :Cong ty Ernst and Young (E and Y), KPMG Peat Marwick Việt nam, Price waterhouse Việt nam (PW), Arthur Andersen Việt nam (AA), các công ty liên doanh như VACO-DTTI, và công ty Coopers and Lybrand AISE. Đã chứng tỏ sự hiện diện chính thức của kiểm toán độc lập ở Việt nam đánh dấu một bước ngoặt lớn trong làng kiểm toán chứng tỏ Việt nam đã hoà nhập vào xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Theo quan điểm của liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC)thì kiểm toán độc lập đó là một quá trình kiểm toán viên độc lập tiến hành kiểm tra và trình bày ý kiến
  13. của mình về báo cáo tài chính được kiểm toán. Còn quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo nghị định số 07/cp ngày 29/01/1994 của chính phủ thì : “ Kiểm toán độc lập đó là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn và hợp lý của các Tài liệu số liệu kế toán và các báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội khi có yêu cầu của đơn vị này”. 3. Vai trò của kiểm toán độc lập trong quản lý vĩ mô- vi mô. Sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân là xu hướng tất yếu khách quan và có tính quy luật. Kiểm toán độc lập là một công cụ quản lý tài chính đắc lực góp phần nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường đó là nhiều thành phần kinh tế, tự do sản xuất, kinh doanh theo luật định và tự do cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp phải tự thân vận động, làm mọi cách để hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường. Với đặc trưng về tư vấn tài chính và kế toán của mình kiểm toán độc lập giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cạnh tranh hay nói một cách khác các tổ chức, các doanh nghiệp cần có kiểm toán độc lập để giúp cho công việc sản xuất kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao. Còn ở tầm vĩ mô kiểm toán độc lập tạo được sự khách quan hết sức cần thiết để tập trung phân bổ đồng vốn một cách phù hợp với quy luật và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất để lành mạnh hoá và ổn định thị trường. Hơn thế nữa Nhà nước dưạ vào kết quả của kiểm toán độc lập để đề ra các chính sách vĩ mô điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đặc biệt trong thời gian gần đây các doanh nghiệp trong nuớc làm ăn thua lỗ không phải là ít bên cạnh đó là việc tham nhũng của các cán bộ có chức có quyền ,móc ngoặc với nhau để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa ,tài sản của nhân dân điển hình là các vụ án như Nhà máy dệt Nam Định và gần đây là vụ án Minh phụng –EFCO, Tân Trường Xanh. . . đã làm thiệt hại cho nhà nước hàng
  14. nghìn tỷ đồng. Những vấn đề đó cũng là do các cỏ quan quản lý của nhà nước lỏng lẻo trong kiểm tra kiểm soát ,do vậy hoạt động kiểm toán cần phải phát huy trách nhiệm của mình hơn nữa để giúp nhà nuớc ngăn chặn những thiệt hại không đáng có. Có thể nói kiểm toán độc lập có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, điều đó được thể hiện thông qua các tổ chức kiểm toán độc lập trên thế giới ngày một hùng mạnh cả về số lượng các công ty kiểm toán, các kiểm toán viên độc lập, về chất lượng các cuộc kiểm toán, đặc biệt phạm vi kiểm toán và tư vấn ngày càng được mở rộng trong mọi lĩnh vực và mọi khía cạnh của nền kinh tế, việc kiểm toán độc lập ra đời là một tổ chức trung gian độc lập khách quan với các bên có liên quan đó là một tất yếu khách quan và thiết thực đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Đối với các đơn vị có liên quan thì hoạt động kiểm toán cũng góp phần quan trọng cho việc quản lý và tổ chức thực hiện. Bởi vì các chủ doanh nghiệp, người có nghĩa vụ và trách nhiệm lập báo cáo tài chính đều muốn giấu các phần yếu kém và khuyếch chương kết quả của mình trên bản báo cáo tài chính đó. Trái lại các cổ đông những người quan tâm đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp lại đòi hỏi sự trung thực chính xác của bản báo cáo tài chính, do đó họ cần những thông tin trung thực và chính xác thông qua kiểm toán độc lập Bản báo cáo Tài chính của doanh nghiệp đă được kiểm toán viên độc lập và xác nhận là trung thực và hợp lý sẽ là cơ sở pháp lý cho các cơ quan Nhà nước quản lý điều hành doanh nghiệp và những người quan tâm xử lý các quan hệ trong kinh doanh. - Ngân hàng cần có thông tin trung thực để cho vay vốn... - Các cổ đông, những người lao động, công ty có vốn, đơn vị nước ngoài. . . đều cần có thông tin trung thực để xem xét kinh doanh của mình một cách có hiệu quả.
  15. Phần 2: vai trò và ý nghĩa của kiểm toán độc lập đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế quồc dân I. ý nghĩa, tác dụng của kiểm toán độc lập 1. Góp phần hướng dẫn ngiệp vụ, củng cố nề nếp hoạt động Tài chính kế toán nói riêng và hoạt động của các đơn vị nói chung Hoạt động tài chính bao gồm các mối quan hệ đa dạng, luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ thể. Để hướng các nghiệp vụ này vào mục tiêu giải quyết tốt các quan hệ trên, mà cần thường xuyên soát xét lại việc thực hiện để hướng các nhiệm vụ vào quỹ đạo mong muốn. Trong đó hoạt động tài chính lại bao gồm nhiều mối quan hệ về đầu tư, kinh doanh, phân phối và thanh toán. Tính phức tạp của hoạt động này càng tăng lên bởi mối quan hệ chặt chẽ giữa các quan hệ tài chính với lợi ích của mỗi người. Trong khi đó thông tin kế toán là sự phản ánh hoạt động của tài chính, là sản phẩm của quá trình sử lý thông tin bằng các phương pháp kỹ thuật đặc thù. Do đó nhu cầu hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp trong quản lý tài chính càng đòi hỏi thường xuyên và ở mức cao hơn. Trong khi đó kiểm toán độc lập có chức năng tư vấn về Tài chính kế toán sẽ giúp cho đơn vị tránh được những yếu điểm, khiếm khuyết trong quá trình tổ chức thực hiện để có được hiệu quả về nền nếp tài chính ngày càng cao . 2.Tạo niềm tin cho những người quan tâm đến kết quả hoạt động. Đặc biệt trong kinh tế thị trường có nhiều ngươig cần quan tâm tới tình hình Tài chính và sự phản ánh của nó trong Tài liệu kế toán đó là: - Các cơ quan Nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế... với mọi thành phần kinh tế, mọi hoạt động xã hội. Do vậy Nhà nước phải giám sát chặt chẽ theo đúng pháp luật và có hiệu quả.
  16. - Các Nhà đầu tư không chỉ có đầu tư trong nước mà còn có đầu tư từ nước ngoài cần có thông tin tin cậy để có hướng đầu tư đúng đắn, để điều hành sử dụng vốn đầu tư và sau đó là sự phân chia kết quả của hoạt động đầu tư. Trong cơ chế thị trường do tính đa phương hoá đầu tư và đa dạng của các thành phần kinh tế nên các Nhà đầu tư cũng phong phú và đa dạng gồm: Nhà nước, tư nhân, các đơn vị nước ngoài, các cổ đông,xã viên. .. Do vậy để thu hút vốn và các Nhà đầu tư nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho họ, xây dựng hợp lý mọi nguồn vốn đầu tư, cần có những thông tin trung thực, khách quan về tình hình tài chính mà chủ yếu là các bản khai về tài chính, tài sản thu nhập, các bản thuyết trình kèm theo. - Các Nhà quản trị doanh nghiệp và các Nhà quản lý khác vì công việc kinh doanh mà không thể kiểm soát hết hàng ngàn, hàng vạn nghiệp vụ tài chính, kế toán đã xảy ra trong doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp thường uỷ quyền việc kiểm soát các nghiệp vụ tài chính, kế toán cho người phụ tá hoặc một trong những cổ đông phụ trách, vì thế để biết đuợc một cách chính xác, trung thực tình hình tài chính, kế toán của mình vào thời hạn nào đó, các chủ doanh nghiệp đã mời các kiểm toán viên chuyên nghiệp độc lập có uy tín thực hiện việc kiểm tra và nhận xét bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình do người phụ trách kế toán lập. Những nhận xét của kiểm toán viên sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp kịp thời phát hiện ra những sai sót, lãng phí, vi phạm pháp luật do cố tình hay vô ý để xử lý kịp thời ngăn ngừa các tổn thất. Điều đó giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro, biết phát hiện ra những thế mạnh, tiềm năng tài chính nội tại đang có trong doanh nghiệp mà chỉ có những kiểm toán viên với bề dày kinh nghiệm thực tế mới có thể phát hiện ra. -Bên cạnh đó những chủ doanh nghiệp làm ăn chính đáng có hiệu quả nhưng vì lý do nào đó bị tai tiếng thì kiểm toán viên sẽ là người xác nhận, bảo vệ cho họ. Nhận xét của những kiểm toán viên có uy tín sẽ làm tăng thêm tính pháp lý của bản báo cáo tài chính và danh tiếng của doanh nghiệp giúp cho doanh
  17. nghiệp càng có lợi thế hơn trong sản xuất kinh doanh và thuận lợi trong quan hệ tài chính với các đơn vị tài chính bên ngoài. Hơn thế nữa các Nhà quản trị doanh nghiệp, các Nhà quản lý khác cần những thông tin trung thực không chỉ trên bảng khai tài chính mà còn những thông tin cụ thể về tài chính về hiệu quả và hiệu năng của mỗi bộ phận để có những quyết định trong mọi giai đoạn quản lý kể cả tiếp nhận vốn liếng, chỉ đạo và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý. -Người lao động, khách hàng, các Nhà cung cấp và những người quan tâm khác cũng cần hiểu rõ thực chất về kinh doanh, tình hình tài chính của các đơn vị như số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hoá,cơ cấu sản xuất và khả năng thanh toán.. Như vậy để có thông tin trung thực thì chỉ có qua kiểm toán mới có được. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì vai trò của kiểm toán độc lập là hết sức quan trọng. II.Vai trò của kiểm toán độc lập đối với khách thể của kiểm toán độc lập ở Việt nam Theo thông tư số 22 TC/CĐKT (29/01/94) đã nêu rõ đối tượng của kiểm toán độc lập chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Ngoài các doanh nghiệp đối tượng của kiểm toán độc lập có thể là các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đoàn thể quần chúng các tổ chức xã hộivà các tổ chức quốc tế. Khi các tổ chức này có nhu cầu hoặc cơ quan quản ký cấp trên, cơ quan thuế hoặc cơ quan Nhà nước yêu cầu. Như vậy có thể nói đối tượng (khách thể) của kiểm toán độc lập rộng hơn so với kiểm toán Nhà nước. Khi nền kinh tế thị trường phát triển, các thành phần kinh tế các tổ chức kinh tế đa dạng và phức tạp, bên cạnh đó mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, sự quan tâm đến tình hình tài chính của nhau ngày càng tăng hay nói cách khác ngày càng có nhiều đối tượng quan tâm đến tin tức tài chính của doanh nghiệp. Nhưng không phải tất cả mọi người đều
  18. tin ngay vào bản tự báo cáo của doanh nghiệp mà phải có sự kiểm tra độ tin cậy của bản báo cáo đó. Điều đó dẫn đến nhu cầu về kiểm toán độc lập ngày càng cao và khách thể của kiểm toán độc lập ngày càng mở rộng. ở Trung Quốc thì đối tượng bắt buộc phải được kiểm toán độc lập xác nhận gồm: - Tất cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài(Công ty 100% vốn nước ngoài, liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh). - Tất cả các công ty có phát hành cổ phiếu(tham gia thị trường chứng khoán) đều phải được kiểm toán độc lập xác nhận trên báo cáo tài chính hai năm liềnvà phải có lãi. - Các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tư nhân hoá.. Riêng ngân hàng Thượng Hải quy định: “Tất cả khách hàng muốn vay tiền của ngân hàng Thượng Hải đều phải nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên xác nhận”. Nhưng ở Việt nam ta, thông tư số 22 quy định khách thể kiểm toán độc lập gồm: - Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Các doanh nghiệp liên doanh giữa các tổ chức trong và ngoài nước. - Các hợp tác xã và doanh nghiệp cổ phần. - Các doanh nghiệp và xí nghiệp tư (kể cả các công ty trách nhiệm hữu hạn). - Các công trình dự án có nguồn ngân sách từ bên ngoài ngân sách Nhà nước. 1.Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Gồm các doanh nghiệp giữa các tổ chức trong và ngoài nước và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) Đại hội Đảng 8 đã đề ra là đưa đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nhằm tiến nhanh, tiến mạnh, vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội . Do đó để thực hiện được những mục tiêu trên thì cơ chế quản lý
  19. kinh tế cũng phải được hoàn thiện cho phù hợp đặc biệt đó là nguồn vốn lớn lao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Việt nam ta đã phải trải qua nhiều cuộc khánh chiến trường kỳ đi lên xây dựng đất nước từ một nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu, công nghiệp nhỏ là chủ yếu với một cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá nặng nề đặc biệt trải qua một thời gian dài với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp cho nên nền kinh tế vốn đã yếu kém càng trở lên khó khăn hơn trước, từ những thực tế đó Đại Hội Đảng 6 (12/86) đã quyết định chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nuớc cùng với chinh sách mở cửa “Việt nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” để nhằm thu hút sự đầu tư giúp đỡ của nước ngoài, để đưa đất nước đi lên hoà nhập với nền kinh tế thế giới thông qua thực hiện phân công lao động quốc tế. Chủ trương của Nhà nước là tăng tốc độ phát triển kinh tế, đạt bình quân 400usd/1 người một năm vào cuối thế kỉ 20,muốn đạt mục tiêu này thì tốc độ phát triển bình quân hàng năm phải đảm bảo đạt là 7% trở lên và nhu cầu về vốn đầu tư phải có từ 4,2 tỷ usd trở lên cho mỗi năm tức là tích luỹ phải đạt trên 22% thu nhập quốc dân hàng năm. Đây là con số tích luỹ vượt quá khả năng nền kinh tế nước ta cho nên nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài là nguồn bổ xung quan trọng để nước ta có thể đạt được 26,3 tỷ usd tổng sản phẩm thu nhập năm 2000 đảm bảo gấp đôi thu nhập quốc dân năm 1990. Vì nếu có vốn đầu tư nước ngoài có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và dịch vụ, không những thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn giúp ta giải quyết tình trạng thất nghiệp đang đè nặng nên nền kinh tế của đất nước. Hơn thế nữa thông qua đầu tư của các nước phát triển chúng ta có điều kiện tiếp nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới nhờ đó có thể giảm bớt được khoảng cách tăng trưởng cuả ta so với các nước . Chỉ có dựa vào sự thu hút vốn đầu tư quốc tế chúng ta mới đủ khả năng khai thác có hệu quả những tiềm năng của đất nước mà bao năm qua không có vốn chúng ta không thể đưa vào khai thác như dầu mỏ, khoáng sản. . . Bên cạnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2