intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

280
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hoá của dân tộc, hàm chứa nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng tạo. Trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người thì tư tưởng về văn hoá chiếm một vị trí quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay
  2. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hoá của dân tộc, hàm chứa nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng tạo. Trong toàn bộ hệ thống t ư tưởng của Người thì tư tưởng về văn hoá chiếm một vị trí quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hoá và xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Nó chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hoá phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, trong đó cốt lõi là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh hoa và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Khi phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và cơ sở hạ tầng, văn hoá với kinh tế - chính trị, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được và có đủ điều kiện để phát triển, có thực mới vực được đạo, xã hội thế nào thì văn hoá thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hoá là động lực của sự phát triển xã hội và "văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi". Đối với nước ta hiện nay, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, song đó phải là sự phát triển bền vững, hài hoà giữa kinh tế và văn hoá. Vì vậy, chúng ta không chỉ xây dựng nền kinh tế mới mà còn phải xây dựng nền văn hoá “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Đắk Lắk là một trong những cao nguyên giàu đẹp, sông suối hùng vĩ với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và nhiều khu rừng nguyên sinh độc đáo, là một tỉnh miền núi nằm giữa các cao nguyên miền Tây Trung Bộ, mang trong mình nhiều bản sắc văn hoá độc đáo, tinh tế, để rồi hình thành nên ba dòng văn hoá giàu bản sắc dân tộc: - Văn hoá bản địa của các dân tộc Trường sơn - Tây Nguyên - Văn hoá các dân tộc thiểu số phía Bắc - Văn hoá các dân tộc Việt Nam mang đủ sắc thái ba miền: Bắc - Trung - Nam.
  3. Cả ba dòng văn hoá ấy tiêu biểu cho nền văn hoá Việt Nam hiện đang có mặt và ngày càng phát triển, giao thoa, đan xen, bồi đắp cho nhau, tạo nên nét đặc sắc của văn hoá Đắk Lắk phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong sự đa dạng, phong phú ấy, phải kể đến văn hoá của hai dân tộc bản địa: Ê đê và M'nông. Đây là hai dân tộc cư trú trên cao nguyên Đắk Lắk từ bao đời nay. Với bản lĩnh kiên cường, bất khuất gắn với canh tác nương rẫy, sống nhờ rừng là chính, đồng bào Êđê, M'nông đã tạo nên một dòng văn hoá độc đáo, giàu bản sắc. Nó biểu hiện cho khí phách, khát vọng và sức sống kỳ diệu của hai dân tộc Êđê và M'nông trên cao nguyên Đắk Lắk. Tuy vậy, trong những năm qua, do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, do ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, sự lợi dụng dân tộc và tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm phá hoại nền văn hoá các dân tộc bản địa Đăk lăk nên đã nảy sinh lối sống hướng ngoại, lối sống thực dụng, phủ nhận văn hoá dân tộc... đã làm cho văn hoá các dân tộc bản địa Đắk Lắk đang đứng trước những thử thách nghiệt ngã và có nguy cơ bị mai một dần. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là một đề tài có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều nhà nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Hiện nay, việc giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số là vấn đề cấp thiết, đã và đang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau… Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu được công bố về chủ đề này: Một là, những công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về "Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh", trong đó hầu hết các tác giả đề cập tới các quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hoá, chức năng, vai trò của văn hoá, sự kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống, sự thống nhất trong đa dạng của văn hoá như: - Đỗ Huy: “Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh” Nxb CTQG, Hà Nội, 1997.
  4. - Đinh Xuân Lâm - Bùi Đình Phong: “Hồ Chí Minh - Văn hoá và đổi mới” Nxb lao động, Hà Nội, 1998. - Đào Phan: “Hồ Chí Minh - danh nhân văn hoá", Nxb VHTT, Hà Nội 2000. - Đỗ Huy: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền văn hoá mới ở Việt Nam", Nxb KHXH, Hà Nội, 2000. - Bùi Đình Phong: “Đỉnh cao tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá" Nxb Lao động, Hà Nội, 2001. - Phan Minh Hạc: “Tư tưởng Hồ Chí Minh - phương pháp luận nghiên cứu con người", Nxb KHXH, Hà Nội, 2003. - Song Thành: “Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lỗi lạc" Nxb LLCT, Hà Nội 2005. - Đỗ Thị Minh Thuý, "Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề văn hoá trong phát triển", Nxb VHTT và Viện văn hoá, Hà Nội, 2006. - Đinh Xuân Lâm - Bùi Đình Phong: “Văn hoá và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh", Nxb CTQG, Hà Nội, 2008. Hai là, các công trình nghiên cứu, giới thiệu và tuyên truyền quan điểm chỉ đạo của Đảng về văn hoá thông qua việc trình bày và phân tích những tư tưởng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt nam về bản chất, nội dung, vai trò của văn hoá trong sự phát triển xã hội, về xây dựng và phát triển văn hoá cũng như việc góp phần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá hiện nay, điển hình là các tác phẩm như: - Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - khoa văn hoá Xã hội chủ nghĩa “Văn hoá dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay", Nxb CTQG, Hà Nội, 1996. - Nguyễn Phú Trọng “Vì một nền văn hoá Việt nam dân tộc, hiện đại", Nxb VHTT, Hà Nội, 2002. - Đỗ Thị Minh Thuý “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - thành tựu và kinh nghiệm", Viện văn hoá, NxbVHTT, Hà Nội, 2004. - Hoàng Thị Hạnh “Góp phần tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vai trò của Văn hoá trong sự phát triển xã hội", Nxb CTQG, Hà Nội, 2005.
  5. Ba là, các công trình nghiên cứu khoa học của các tập thể, cá nhân về vấn đề văn hoá của các dân tộc thiểu số nói chung và ở Tây nguyên (Đắk Lắk) nói riêng. Nổi bật là các tác phẩm của các tác giả: - Ngô Đức Thịnh “Văn hoá dân gian Êđê", Nxb VHTT Đắk Lắk, 1995. - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Đà Nẵng “Giữ gìn và phát huy giá trị Văn hoá Tây nguyên", Nxb CTQG, Hà Nội, 1996 - Chu Thái Sơn “Hoa văn cổ truyền Đắk Lắk”, NxbKHXH, Hà Nội, 2000. - Hồ Bá Thâm “Bản sắc văn hoá dân tộc", Nxb VHTT, Hà Nội, 2003 - Trương Bi: “Vận dụng luật tục Êđê vào việc xây dựng gia đình, buôn, thôn văn hoá", Sở Văn hoá Thông tin Đắk Lắk, 2003. - Trần Văn Bính “Văn hoá các dân tộc Tây nguyên; thực trạng và những vấn đề đặt ra" NxbCTQG, Hà Nội, 2004. - Ngô Đức Thịnh “Những mảng màu văn hoá Tây Nguyên", Nxb Trẻ, Hà Nội, 2007. Các tác phẩm trên đã phân tích một cách tương đối, toàn diện, khách quan thực trạng đời sống văn hoá các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong công cuộc đổi mới, đồng thời dự báo xu hướng, đề xuất các giải pháp cơ bản mang tính cấp bách nhằm tiếp tục phát triển đời sống văn hoá các dân tộc Tây Nguyên dưới tác động của quá trình thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã chủ nghĩa. Bốn là, một số luận văn nghiên cứu về đề tài văn hoá hoặc quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về xây dựng và phát triển văn hoá như: - Vũ Thị Kim Nga “Tìm hiểu đường lối của Đảng về xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", Luận văn thạc sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998. - Bùi Thị Kim Chi “Những quan điểm cơ bản về văn hoá của Đảng trong thời kỳ đổi mới", Luận văn thạc sỹ văn hoá học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006. - Nguyễn Thị Thu Hiền “Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn hoá nghệ thuật vào xây dựng nền văn hoá nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay", Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2008.
  6. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã tập hợp được nhiều tư liệu và trình bày một cách có hệ thống các quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hoá và các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng ta về việc xây dựng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đánh giá thực trạng đời sống văn hoá của các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên,…Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu việc “vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hoá vào việc giữ gìn và phát huy những di sản văn hoá của dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay" như là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống và chuyên biệt. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, luận văn sẽ tiếp tục đi sâu phân tích để góp phần làm rõ hơn nữa vấn đề như đã nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn - Làm sáng tỏ quan điểm: “Giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc gắn liền với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh''. - Từ thực trạng đời sống văn hoá của dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Trình bày một cách có hệ thống một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá. Đặc biệt trong đó luận văn tập trung chủ yếu vào quan diểm của Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc gắn liền với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Phân tích, đánh giá thực trạng di sản văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm góp phần giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc Ê Đê trong giai đoạn từ 2010 đến 2015. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
  7. 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá trong đó chủ yếu tập trung vào quan điểm của Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc gắn liền với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác giữ gìn, phát huy di sản văn hoá dân tộc trong giai đoạn hiện nay. - Thực trạng văn hoá dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá có phạm vi rất rộng, trong luận văn này, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về “giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc gắn liền với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại". - Giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc Ê Đê ở Đăk lăk trong thời gian 1998 - 2015. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng,chính sách của Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: Kết hợp phương pháp lịch sử với lôgíc, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và hệ thống… 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Luận văn nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá. - Luận văn cung cấp thêm luận cứ khoa học của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể tỉnh Đắk Lắk trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nhằm thực hiện có hiệu quả việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc Ê đê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay.
  8. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn * Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Hồ Chí Minh về: “giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc gắn liền với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”, những chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Đăk lăk trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay. * Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk và phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở của địa phương. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 7 tiết. Chương 1 TƯ Tưởng Hồ Chí MINH Về VĂN Hoá 1.1. Một Số Khái Niệm 1.1.1. Văn hoá Trong tiếng Việt, văn hoá là một danh từ có nội dung hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp. Người ta có thể hiểu văn hoá như là một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hoá như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hoá như là trình độ văn hoá, học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lý lịch của mình. Ngược dòng lịch sử, ở Phương Tây, thuật ngữ văn hoá xuất hiện sớm trong đời sống ngôn ngữ. Nhà ngôn ngữ học người Đức W.Wundt cho rằng: Văn hoá là một từ có từ căn gốc La tinh: Colere, sau đó trở thành Cultura nghĩa là cày cấy, gieo trồng. Từ nét nghĩa này về sau dẫn đến nghĩa rộng hơn là sự hoàn thiện, vun trồng tinh thần, trí tuệ. Thế kỷ thứ I trước công nguyên, Cicéron, nhà hùng biện thời La Mã từng có câu nói nổi tiếng: Triết học là văn hoá (sự vun trồng) tinh thần (Filosofia cultura animi est).
  9. ở Trung Quốc, từ văn hoá đã xuất hiện rất sớm trong đời sống ngôn ngữ ở thời Tây Hán (thế kỷ II trước công nguyên), văn hoá được hiểu với nghĩa là cách thức giáo hoá con người. Trong bài “Chỉ vũ” sách “Thuyết uyển”, Lưu Hướng đã viết: “Thánh nhân cai trị thiên hạ, trước dùng văn đức sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng vũ lực đều để đối phó kẻ bất phục tùng, dùng văn hoá không thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt” [22, tr.13-14]. Như vậy, trong cách nghĩ của Lưu Hướng, văn hoá được hiểu như một cách giáo hoá đối lập với vũ lực, văn hoá gần nghĩa với giáo hoá. Mặc dù có mặt sớm trong đời sống ngôn ngữ phươngTây cũng như phương Đông, nhưng phải đến thế kỷ XVIII, từ văn hoá mới được đưa vào khoa học, sử dụng như thuật ngữ khoa học. Năm 1774, từ văn hoá mới được xuất hiện trong thư tịch và ghi vào từ điển năm 1783 ở Đức. Người đầu tiên sử dụng từ văn hoá trong khoa học là Pufendorf, người Đức. Ông cho rằng văn hoá là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội, nghĩa là văn hoá đối lập với trạng thái tự nhiên. Từ đó đến nay, khái niệm văn hoá đã được nhiều người đề cập: Năm 1952, trong công trình Văn hoá: Tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa (Culture: acritical review of concepts and defintions) hai nhà khoa học Mỹ là A.L.kroeber và A.C.Kluckhohn đã thống kê và phân tích tới 164 định nghĩa về văn hoá, trong đó có 7 định nghĩa ra đời từ năm 1871 đến năm 1919 và 157 định nghĩa ra đời từ năm 1920 đến năm 1950. năm 1967, nhà văn hoá học người Pháp Abra ham Moles lại cho biết có đến 250 định nghĩa. Năm 2000, trong công trình nghiên cứu “Một cách tiếp cận văn hoá”, phó giáo sư Phan Ngọc cho biết: “Một nhà dân tộc học Mỹ đã dẫn ngót 400 định nghĩa về văn hoá khác nhau” [45, tr.22] Năm 1970, cách hiểu phổ biến là coi văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động. Năm 1982, tại Mêhicô, Hội nghị thế giới về chính sách văn hoá vì sự phát triển đã thông qua tuyên bố ngày 6 tháng 8, còn gọi là Tuyên bố Mêhicô về chính sách văn hoá, Hội nghị đã thống nhất định nghĩa về văn hoá như sau: Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một
  10. xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà chúng ta xét đoán được những giá trị và thực thi những sự lựa chọn. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình, là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân [79, tr.23-24]. Như vậy, theo quan niệm của UNESCO, văn hoá không phải là một lĩnh vực riêng biệt mà là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hoá là chìa khoá của sự phát triển, là một tổng thể rộng lớn thể hiện trên nhiều mặt hoạt động, trong đó vấn đề con người được đặt lên hàng đầu. Trong suốt cuộc đời hoạt động khoa học và cách mạng, các nhà kinh điển mác xít chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về văn hoá. Song xuất phát từ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét vấn đề văn hoá, đồng thời bằng trí tuệ thiên tài cùng với sự kế thừa tinh hoa văn hoá nhân loại, C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin đã xây dựng nên học thuyết tiên tiến, khoa học của thời đại. Trong quá trình nghiên cứu sự vận động, phát triển của lịch sử, của con người, các ông cũng đồng thời chỉ rõ bản chất, nguồn gốc và vai trò của văn hoá. Theo C.Mác và Ph. Ăngghen, văn hoá có cội nguồn từ lao động. Lao động không những giúp con người tồn tại trong quá trình cải tạo tự nhiên, mà còn giúp cải tạo chính con người với tư cách là sản phẩm của văn hoá. Lao động của con người có ý thức, có mục đích hoàn toàn khác với hoạt động bản năng của động vật. Động vật trực tiếp đồng nhất với hoạt động sống của mình. Nó không phân biệt nó với hoạt động sống của nó, bởi lẽ động vật sinh ra đã hoạt động đúng như loài của mình. Các hình thức, phương thức và
  11. chương trình hoạt động của chúng được di truyền theo dòng máu, theo cơ chế sinh học nên đã có sẵn trong cơ thể khi chúng mới ra đời. Đối với con người, vấn đề lại hoàn toàn khác. Nếu không được tiếp xúc với người xung quanh, với cái gọi là “thiên nhiên thứ hai” thì “ mọi đứa trẻ chẳng bao giờ thành người”. Nhờ có cơ chế di truyền xã hội ấy mà một người có thể trở thành một thực thể phổ biến và tự do - một thực thể biết nhào nặn thế giới theo mọi kích cỡ và theo quy luật của cái đẹp và việc xây dựng theo các quy luật của cái đẹp chính là năng lực bản chất đặc thù chỉ có ở con người, gắn với mọi hoạt động của con người. Bởi vậy, cũng có thể nói sự thể hiện, phát huy những năng lực bản chất người - đó chính là văn hoá. Theo C.Mác và Ph. Ăngghen, trình độ văn hoá phụ thuộc vào trình độ làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội của con người. Các ông khẳng định: “ Đối với con người, bản chất con người trở thành giới tự nhiên đến mức nào, hoặc tự nhiên đã trở thành bản chất của con người đến mức nào. Do đó, căn cứ vào quan hệ đó có thể xét đoán về trình độ văn hoá chung của con người”. Như vậy, văn hoá là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội và con người với con người. Con người đã tạo ra nền văn hoá của mình và nền văn hoá lại trở thành môi trường phát triển con người. Văn hoá gắn liền với con người và quá trình phát triển của xã hội loài người, do đó, nó là một phạm trù lịch sử. ở bất cứ một giai đoạn phát triển nào con người cũng đều có văn hoá. Suy cho cùng, cái gọi là lịch sử của toàn thế giới chỉ là sự sáng tạo của con người kinh qua lao động của con người là sự sáng tạo của bản thân mình, quá trình phát sinh của mình, sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình. Đó cũng là bản chất của văn hoá. Từ những quan niệm mang tính khoa học và lịch sử cụ thể về văn hoá, C.Mác và Ph.Ăngghen luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của xã hội. Hai ông cho rằng, văn hoá là một bộ phận của xã hội được nảy sinh trên cơ sở kinh tế, do cơ sở kinh tế quyết định nhưng văn hoá cũng là nền tảng tinh thần của xã hội, nên có tính độc lập tương đối. Văn hoá tiến bộ là công cụ hữu hiện có tác dụng thức tỉnh giai cấp công nhân và nhân dân lao động đứng lên đấu tranh xoá bỏ mọi áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản, xây dựng chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
  12. Trên cơ sở kế thừa, nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I. Lênin đã phát triển một cách sáng tạo, phù hợp với những điều kiện lịch sử mới, tất cả những bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác, trong đó có cả những vấn đề về văn hoá. V.I. Lênin xác định xây dựng nền văn hoá mới là một bộ phận quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Theo V.I. Lênin, hoàn thành cuộc cách mạng văn hoá có nghĩa là đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Điều này cho thấy, văn hoá có sức mạnh to lớn, là điều kiện cần và đủ để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Mục tiêu mà ch ủ nghĩa xã hội hướng tới cũng chính là văn hoá, bởi đó là quá trình giải phóng con người khỏi mọi áp bức bất công, khỏi sự tha hoá, tạo điều kiện cho con người phát huy mọi năng lực sáng tạo, để sự phát triển tự do của mỗi con người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Sự nghiệp cao cả ấy chính là bản chất văn hoá - tất cả cho con người, vì con người, lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát triển. Như vậy, xuất phát từ những quan điểm lịch sử cụ thể, từ hoạt động thực tiễn của con người, chủ nghĩa Mác - Lênin đã cho chúng ta cái nhìn tổng thể về bản chất của văn hoá, vai trò to lớn của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hoá nhân loại nói chung, chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng đóng vai trò quan trọng tạo bước nhảy vọt trong tư duy, hành động của con người và các dân tộc bị áp bức đến vương quốc của con người phát triển toàn diện và tự do. Là người học trò xuất sắc và đầy sáng tạo của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin, trên cơ sở của sự kế thừa sâu sắc truyền thống văn hoá dân tộc, chắt lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, qua thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú và sinh động, từ thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, ngay từ những năm 40 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa với tầm khái quát về văn hoá: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
  13. những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [33, tr.431]. Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh đã đề cập trên đây đã bao quát nhiều lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, lối sống, chính trị, tri thức, thẩm mỹ, thể chất,… Nó có mặt trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Gốc của văn hoá là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và phát minh của con người trong thực tiễn. Văn hoá hoàn toàn không phải là sản phẩm thụ động của “thượng đế” ban cho, mà là kết quả của quá trình lao động sản xuất có tính chủ động, có mục đích của từng người, từng dân tộc cụ thể nhằm đáp ứng những nhu cầu sinh tồn. Cái bản chất, cái cốt lõi của văn hoá theo quan niệm của Hồ Chí Minh chính là đạo đức, là nhân cách của con người, là chủ nghĩa nhân văn. Văn hoá xuất phát từ con người và trở về với con người, trả lại những giá trị đích thực cho con người để làm người. Cùng với việc chỉ rõ hội hàm của văn hoá, Hồ Chí Minh đã phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá với kinh tế, chính trị và xã hội. Trong đó, văn hoá là một kiến trúc thượng tầng của xã hội, những cơ sở hạ tầng của xã hội là kinh tế có kiến thiết rồi thì văn hoá mới đủ điều kiện để phát triển. Khi dân tộc bị áp bức thì văn hoá cũng không có điều kiện để phát triển. Nhưng mặt khác, văn hoá giữ vai trò động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hoá tiến bộ có vai trò giáo dục con người, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng triệt để con người, đưa con người đến với những giá trị về chân- thiện- mỹ. Theo quan niệm của Đảng ta, văn hoá giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Văn hoá có tác dụng nâng cao dân trí, đoàn kết và tập hợp lực lượng cho cách mạng. Đảng ta khẳng định: “Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá), ở đó người cộng sản phải hoạt động và “có lãnh đạo được phong trào văn hoá, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả” [17, tr.317]. Nhờ những chủ trương đúng đắn đó, Đảng ta đã tập hợp được đông đảo tầng lớp nhân dân, nhất là tuyệt đại bộ phận trí thức của dân tộc tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và sự nghiệp kiến quốc sau này. Nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hoá đối với sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp phát triển của xã hội, trong suốt chặng đường dài của sự nghiệp giải phóng dân tộc từ 1930 đến 1975 và thời kỳ trước đổi mới, hầu như trong các văn bản, nghị quyết của Đảng ta đều
  14. đề cập đến vấn đề văn hoá và những biện pháp cụ thể nhằm tiến hành cách mạng trên lĩnh vực văn hoá. Trong thời kỳ tiến hành xây dựng nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc từ năm 1960 đến trước đổi mới năm 1986, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng đồng thời cũng gặp không ít những khó khăn, bất cập khi triển khai thực hiện. Điều này vừa do chiến tranh, vừa do duy ý chí không tuân thủ các quy luật khách quan, sự chỉ đạo văn hoá chưa ngang tầm với những biến đổi to lớn nảy sinh trong đời sống. Đây chính là những yêu cầu khách quan để Đảng ta đề ra chủ trương đổi mới toàn diện đất nước tại Đại hội VI (1986), trong đó có lĩnh vực văn hoá. Kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, Đại hội VII (1991) của Đảng đã nêu lên sáu đặc trưng về xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, trong đó nhấn mạnh đến tính chất của nền văn hoá “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tính chất của nền văn hoá tiếp tục được làm rõ hơn trong nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, đó là: “Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [16, tr.55]. Gần đây, tại Hội nghị Trung ương 10 khoá IX, Đảng đã ra kết luận về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm tới. Nghiên cứu về văn hoá, các nhà văn hoá Việt Nam cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau: Văn hoá là tổng hoà các giá trị vật chất và tinh thần theo tính chân - thiện - mỹ, do hoạt động của con người sáng tạo ra, thông qua các phương thức sinh tồn của đời sống xã hội, và ngày càng phát triển. Văn hoá là sự phát triển, tiến bộ và phát triển, tiến bộ là văn hoá. Như vậy, nói đến văn hoá là nói đến con người. Lịch sử văn hoá là lịch sử của con người và loài người: con người tạo ra văn hoá và văn hoá làm cho con người trở thành Người. Điều đó có nghĩa là tất cả những gì liên quan đến con người, đến mọi cách thức tồn tại của con người đều mang trong nó cái gọi là văn hoá. Có thể nói, văn hoá là sự phát triển lực lượng vật chất và tinh thần, là sự thể hiện những lực lượng đó trong lĩnh vực sản xuất
  15. vật chất và lĩnh vực sản xuất tinh thần của con người. Từ đó, văn hoá được chia làm hai lĩnh vực cơ bản: Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối, bởi cái gọi là “văn hoá vật chất” về thực chất cũng chỉ là sự “ vật chất hoá” các giá trị tinh thần và các giá trị tinh thần không phải bao giờ cũng tồn tại một cách thuần tuý tinh thần, mà thường được “vật thể hoá” trong các dạng tồn tại vật chất. Ngoài ra, còn các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể, nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan như văn hoá trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục tập quán… Từ những định nghĩa văn hoá như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể đi đến một định nghĩa về văn hoá như sau: Văn hoá là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích luỹ trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con người trong mỗi cộng đồng xã hội nhất định. Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau. Văn hoá thể hiện trình độ phát triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, văn hoá không phải là “ cái chung trừu tượng” giống nhau ở mọi xã hội, mọi cộng đồng - dân tộc. Nếu mỗi cộng đồng - dân tộc có đời sống xã hội riêng biệt, đặc thù, một lịch sử hình thành và một hiện thực con người không đồng nhất với các cộng đồng khác, thì tất nhiên văn hoá mang tính riêng biệt, đặc thù của mỗi dân tộc. Một dân tộc tồn tại là tồn tại cùng với nền văn hoá do chính mình tạo ra. Văn hoá in dấu ấn mọi mặt của đời sống xã hội thuộc một dân tộc nhất định, của một cộng đồng riêng biệt, chúng ta gọi là “ bản sắc dân tộc của văn hoá” hay “bản sắc văn hoá dân tộc”. 1.1.2. Bản sắc văn hoá dân tộc “Bản sắc” là một từ Hán - Việt. “Bản” nguyên nghĩa là cái gốc, “sắc” là màu sắc, sắc đẹp; bản sắc là màu gốc, sắc thái gốc; bản sắc văn hoá là sắc thái gốc của một nền văn hoá. Tương đồng với cách dùng identité (thẻ căn cước) của tiếng Pháp và nhiều ngôn ngữ châu Âu trong cấu trúc indetitté culturelle- thẻ căn cước văn hoá để chỉ cái riêng độc đáo của mỗi nền văn hoá, dấu ấn được ghi lại từ cội nguồn văn hoá dân tộc.
  16. Như vậy, có thể hiểu bản sắc văn hoá dân tộc là bản sắc thái gốc, là tấm chứng minh thư, thẻ căn cước- những đường nét, màu sắc riêng biệt không thể trộn lẫn của một nền văn hoá. Bản sắc dân tộc làm nên cái cốt lõi vững chắc giúp cho nền văn hoá vừa giàu cá tính vừa đủ bản lĩnh để không ngừng tích tụ, biến đổi, phát triển, sáng tạo thêm những giá trị mới, tìm kiếm những hình thức biểu hiện mới mà vẫn giữ được tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển. Với cách hiểu như trên, bản sắc văn hoá dân tộc được hình thành dần dần cùng với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, chịu sự qui định của hoàn cảnh lịch sử, điều kiện địa lý, phương thức sản xuất… Một dân tộc càng có chiều sâu cội nguồn, bề dày lịch sử và ý thức cao về bản thân mình càng có cơ hội bộc lộ cái tính riêng độc đáo của mình trong các sáng tạo văn hoá. Bản sắc văn hoá như mạch ngầm thẩm thấu vào mọi giá trị văn hoá, xuyên qua thời gian, làm nên mối liên hệ thiêng liêng, bền vững giữa các thế hệ, các giai đoạn phát triển của một nền văn hoá. Một dân tộc nếu như đánh mất bản sắc văn hoá, thì thực chất dân tộc ấy đã đánh mất chính mình. Một nền văn hoá có tính dân tộc, là nền văn hoá mang đầy đủ bản sắc của dân tộc. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự tồn vong của mỗi dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc được biểu hiện trong tất cả các lĩnh vực đời sống văn hoá, trong ý thức “thuộc về” một dân tộc, một cội nguồn nhất định; trong cách cảm nhận, cách nghĩ, cách tư duy; trong lối sống và phương thức ứng xử, trong thị hiếu và lý tưởng; trong cách dựng nước và giữ nước, trong việc lựa chọn cách thức sáng tạo văn hoá… Cụ thể hơn, ta có thể thấy bản sắc dân tộc của mỗi nền văn hoá bộc lộ trong các giá trị văn hoá vật chất - tinh thần, văn hoá vật thể - phi vật thể, thấm đượm trong cả hình thức và nội dung của các giá trị văn hoá đó. Chẳng hạn, người ta có thể nhận biết được nét đặc sắc riêng trong bộ trang phục của phụ nữ Việt Nam qua tà áo dài, hay chiếc áo Kimônô của phụ nữ Nhật Bản, bộ váy áo lễ hội truyền thống của các cô gái Nga… Món nem đặc sản Việt Nam, rượu Sôma ấn Độ, lễ hội dân gian với những sinh hoạt văn hoá độc đáo của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Hoặc cũng có thể nói đến điệu múa Lăm Vông duyên dáng của người Lào, những điệu nhảy mạnh mẽ đầy hứng khởi của người Kô dắc, chất suy tư triết
  17. học sâu lắng trong vũ điệu Chăm pa… Bản sắc văn hoá dân tộc không chỉ biểu hiện trong những giá trị văn hoá lớn có giá trị cao, tiêu biểu cho tinh thần dân tộc mà còn bộc lộ sâu sắc trong những “sắc thái” văn hoá riêng biệt, độc đáo, làm nên sức hấp dẫn riêng của mỗi nền văn hoá. Chẳng hạn, mái nhà Rông Tây Nguyên, nghệ thuật rối nước của đồng bằng Bắc Bộ, cây đàn bầu, đàn đá huyền diệu…Sau nữa, phải nói đến hệ giá trị chuẩn mực kết tinh trong tầng sâu văn hoá tinh thần truyền thống của mỗi dân tộc, làm nên cái cốt lõi vững chắc, bản lĩnh riêng của mỗi nền văn hoá. Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam là tổng thể những giá trị bền vững do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hoá đa dạng, thống nhất, có bản sắc riêng. Nền văn hoá này trải qua bao biến thiên của lịch sử, luôn tự ý thức được về bản thân mình, không ngừng dung hoà, đổi mới, tự cường. Nhờ vậy, trước những thử thách nghiệt ngã nhất của lịch sử bị áp đặt, cưỡng bức văn hoá, đất nước bị xoá tên… Song văn hoá dân tộc vẫn tồn tại và phát triển. Trong vị thế bị lệ thuộc, người Việt cổ đã tự tìm cho mình một ứng xử văn hoá thông minh: không co mình lại, không chối từ văn hoá và cũng không cam chịu bị đồng hoá. Văn hoá Đông Sơn đã tạo cho con người Việt Nam thời ấy một bản lĩnh vững vàng đủ sức giữ gìn cái cốt cách của mình và tiếp nhận những cái hay, cái tốt, cái mình còn nghèo, còn thiếu… Lặng lẽ bồi tụ thêm, làm phong phú văn hoá dân tộc. Vượt thoát ra khỏi ngàn năm Bắc thuộc, văn hoá Đại Việt lại nở hoa rực rỡ hơn trên tất cả các phương diện: ngôn ngữ, chữ viết, văn chương - nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng triết học, luật pháp… Nền văn hoá ấy đã tỏ rõ sức mạnh của nó trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam cũng như nền văn hoá Việt Nam. Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam còn được thể hiện ở lòng nhân ái, khoan dung, cần cù sáng tạo trong lao động, coi trọng tình nghĩa, đạo đức trong cuộc sống… Trong những nhân tố góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là cơ sở để xem xét, đánh giá hành vi của mỗi người, không chỉ là truyền thống tốt đẹp nổi trội, mà đã thực sự trở thành “một thứ của quý”, thành sức mạnh, có vai trò to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước, trong kháng chiến và kiến quốc. Từ diễn đàn Đại hội Đảng
  18. toàn quốc lần thứ II (1951), Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [36, tr.171]. Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta càng củng cố thêm nhận định của Hồ Chí Minh: Đồng bào ta ngày nay, từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ kiều bào ở nước ngoài đến các đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những người ở hậu phương… đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. Theo Hồ Chí Minh, việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là rất cần thiết, nhưng quan trọng hơn là vận dụng và phát triển những bản sắc ấy vào cuộc sống. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Trong thời đại hiện nay, việc giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc không chỉ có ý nghĩa thuần tuý văn hoá, mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia. Tổng kết thực tiễn mấy thập kỷ qua cho chúng ta thấy, nguồn gốc của sự phát triển bền vững không chỉ là vốn, kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên… mà còn là tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người. Tiềm năng sáng tạo này lại nằm trong văn hoá, nghĩa là trong sự hiểu biết, trong tâm hồn, đạo lý, lối sống của mỗi cá nhân và cộng đồng. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, việc phát huy các giá trị yêu nước, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong học tập… sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi vì, đó không chỉ là sức mạnh của trí tuệ, tình cảm mà còn là lòng tự hào dân tộc, là đạo đức và lý tưởng mà dân tộc đã lựa chọn. Xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế toàn cầu hoá, tất yếu chúng ta phải hội nhập để phát triển. Việc tôn trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bản sắc văn hoá sẽ tạo ra khả năng tự điều chỉnh, tự lựa chọn hướng phát triển cho phù hợp với xu thế chung mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, không tụt hậu, không chệch hướng. Trong chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta chỉ rõ:
  19. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý trí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kế cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo [16, tr.56]. Sự đặc sắc trong văn hoá dân tộc Việt Nam là một nền văn hoá vừa đa dạng, vừa thống nhất, là sự đan xen, tiếp xúc, biến đổi, bổ xung lẫn nhau của văn hoá các tộc người. Sự cố kết cộng đồng của 54 dân tộc anh em cùng chung sống trong một lãnh thổ, chung một ngôn ngữ phổ thông. Quá trình dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên ý thức cộng đồng; cùng chung một cái nôi sinh thành, cùng một dòng văn hoá chủ đạo. Các dân tộc Việt Nam có chung khát vọng là muốn cùng sinh sống, cùng chung một ý thức dân tộc, ý thức người Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi một vùng văn hoá nước ta, do điều kiện tự nhiên, phương thức canh tác, sự giao lưu văn hoá, tâm lý cộng đồng, nguồn gốc lịch sử mà có những sắc thái văn hoá riêng thể hiện ở tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, lối sống, lối ứng xử trong các sinh hoạt xã hội và trong giao tiếp văn hoá. ở đây thể hiện tính thống nhất và đa dạng phong phú, không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau. Trong quá trình giao lưu văn hoá, những yếu tố đặc trưng cốt lõi của mỗi dân tộc vẫn được giữ lại, duy trì và phát huy làm nên sắc thái độc đáo không trộn lẫn với các dân tộc khác. Như vậy, hoà hợp dân tộc không làm mất đi tính riêng biệt của bản sắc văn hoá tộc người cùng với sự tiến bộ của cả cộng đồng dân tộc. Có thể nói, nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của 54 dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dựa trên một nền tảng chung, tất cả các bản sắc riêng đều được tôn trọng, đều được bổ sung và làm giàu lẫn nhau để tạo nên tính thống nhất trong sự đa dạng của nền văn hoá Việt Nam hiện đại. 1.1.3. Di sản văn hoá
  20. Di sản văn hoá (cultural heritage) là toàn bộ những sản phẩm, những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc đã sáng tạo, để lại, lưu giữ và trao truyền nhiều thế hệ. Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kì họp thứ 9 thông qua đã khẳng định: Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đậm bản sắc dân tộc, trong đó nhiệm vụ thứ 4 là bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá. Nghị quyết chỉ rõ: Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại [16, tr.63]. Dựa theo phân loại của UNESCO, Luật Di sản văn hoá của nước ta chia di sản văn hoá thành 2 loại: Di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. Di sản văn hoá phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức khác… Di sản văn hoá vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Sự phân biệt giữa di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể cũng chỉ là sự phân biệt mang tính tương đối trong nhận thức của con người. Bởi vì, không thể có một di sản văn hoá vật thể nào lại không hàm chứa trong mình những tri thức, kinh nghiệm, tinh thần và dấu ấn của chủ nhân sáng tạo, đồng thời, cũng không một di sản văn hoá phi vật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2