LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay
lượt xem 128
download
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định rõ: "Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc của Đảng theo hướng thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng, làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, nói đi đôi với làm.1 Thực hiện nhiệm vụ này, trước hết các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nước ta cần đổi mới phong cách làm việc. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay
- LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay Lời nói đầu
- 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định rõ: "Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc của Đảng theo hướng thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng, làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, nói đi đôi với làm.1 Thực hiện nhiệm vụ này, trước hết các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nước ta cần đổi mới phong cách làm việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, dân tộc ta, việc nghiên cứu tư tưởng, phong cách làm việc của Người để xây dựng, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là rất cần thiết. Trong rất nhiều sách báo, công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh. Song, chưa có công trình nào bàn sâu về tư tưởng, phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh. Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc Học viện Chính trị Hành chính Khu vực I là một đơn vị nghiên cứu và giảng dạy, có trách nhiệm tham gia đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của nước ta. Chủ yếu là các “Trưởng, phó phòng và tương đương của các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; cấp phó các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; cấp ủy viên và trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể, huyện, quận, thị xã”2. Là một người nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh, nên tôi lựa chọn đề tài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay làm đề tài khoa học cấp bộ phân cấp, sau khi đã hoàn thành đề tài khoa học cấp cơ sở Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Việc nghiên cứu đề này trước hết là phục vụ cho việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và tu dưỡng rèn luyện phong cách làm việc của tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006, Tr. 310 2 Nghị quyết số 52/NQ/TW của Bộ Chính trị Về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2
- đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, vào việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện và toàn xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có rất nhiều sách báo, công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Riêng về lĩnh vực phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh đã có những công trình tiêu biểu như: Sách của Giáo sư Đặng Xuân Kỳ: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Chuyên đề Phương pháp cách mạng và phong cách Hồ Chí Minh trong Tập bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh của Phân viện Hà Nội xuất bản năm 1997; của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 2004; Sách Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên theo đạo đức cách mạng, phong cách tư duy khoa học Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005; Sách của GS,TS Hoàng Chí Bảo: Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005; sách của TS Phạm Văn Bính: Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, v,v. Trong các sách và công trình nói trên, một số nhà nghiên cứu khoa học đã đi sâu nghiên cứu về phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh; nghiên cứu Phong cách Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực: Phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt. Nhìn chung, hầu hết các sách báo, công trình mới chỉ đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp, hoặc phong cách của cán bộ, đảng viên nói chung, hoặc về chính phương pháp, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chưa có công trình nào chỉ bàn chuyên sâu tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý và sự vận dụng tư tưởng của Người vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Một là: Sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý. Hai là: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ quản lý vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
- Bám sát mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài này không trình bày lại những khái niệm cơ bản nhưng đã được đề cập đến và giải quyết trong nhiều sách báo và công trình, đề tài đã công bố trước. Thí dụ như các khái niệm: Cán bộ; cán bộ lãnh đạo; cán bộ quản lý; cán bộ lãnh đạo, quản lý; Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng như nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý,v,v. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc những quan điểm cơ bản của Đảng ta về Xây dựng Đảng, Nhà nước, về công tác cán bộ để trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý và việc vận dụng tư tưởng đó trong xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Trong nghiên cứu và trình bày đề tài, sử dụng các phương pháp Lôgíc-Lịch sử, phương pháp Phân tích - Tổng hợp, Phương pháp Liên ngành, và các Phương pháp, Kỹ thuật điều tra xã hội học, v,v. 5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài này không trùng lắp với bất cứ đề tài nào trong khối lượng đề tài nghiên cứu đồ sộ về Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của đề tài khi được xã hội hoá sẽ góp phần thiết thực vào việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung trong toàn xã hội. Góp phần vào việc thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các bộ môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Xây dựng Đảng, Khoa học lãnh đạo, Khoa học quản lý, v,v trong Hệ thống học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy đề tài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay là một đề tài cần thiết, nhưng cũng không phải là dễ dàng thực hiện một cách hoàn hảo. Do trình độ và thời gian cũng còn có mặt hạn chế, nên trong bản Tổng quan khoa học này chắc không tránh khỏi có thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự bổ khuyết của 4
- của Hội đồng nghiệm thu cũng như của các bạn đọc xa gần, để chúng tôi có thể sửa chữa, bổ sung cho bản Tổng quan này hoàn thiện hơn. 5
- Chương 1 sự cần thiết vận dụng tư Tưởng hồ Chí minh về phong cách làm việc vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý 1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý. 1.1.1. Kết hợp tính nguyên tắc cứng rắn với biện pháp thực hiện linh hoạt, mềm dẻo. N gười ta nói Phon g cách là bộ mặt của tâm hồn là trang phục của t ư tưởng, là bản chất của con người. Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh chính là bản chất con người Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh là bản thân con ng ười Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh th ường xuyên quan tâm đ ến phong cách làm việc, lãnh đạo, quản lý của cán bộ, đảng viên. Về mặt này, Người đã để lại cho chúng ta nhiều giáo huấn quan trọng, đặc biệt trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Sau Cách mạng Tháng Tám, trên cương v ị là người sáng lập Đảng và là Chủ tịch n ước, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đ ến việc xây dựng, rèn luyện phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Yêu cầu quan trọng đầu tiên trong phong cách làm việc của ng ười lãnh đ ạo, quản lý là phải có sự thống nhất giữa tính Đảng, tính nguyên tắc cao với tính n ăng động, sáng tạo, sự nhạy cảm với cái mới. "Trung với Đảng", "Trung với nước, hiếu với dân" là phẩm chất c ơ bản quán xuyến trong mọi hoạt động của ngư ời lãnh đ ạo, quản lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ điều chủ chốt trong phong cách làm vi ệc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là phải: “Ra s ức làm việc cho Đ ảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đ ường lối chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đ ảng và của nhân dân lao động lên trên, 6
- lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng h ết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, g ương mẫu trong mọi công việc ”1. Trong mọi công tác, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, ng ười lãnh đạo, quản lý có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau đ ể hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, ở đây c ần có sự vững vàng, không thay đổi trong những vấn đề thuộc về nguyên tắc. Những vấn đề có tính chiến lược, quan đ iểm, đ ường lối của Đảng, mục tiêu, chính sách, pháp luật của Nhà n ước là bất biến, phải giữ vững nh ư sắt đ á. Để thực thực hiện những điều bất biến như những vấn đề chiến lược, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những vấn đề có tính nguyên tắc, thì sách lược cách mạng, các hình thức, phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt mới có thể đạt kết quả. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn những người lãnh đạo quản lý phải có bản lĩnh Dĩ bất biến ứng vạn biến. Độc lập thống nhất Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu đấu tranh bất biến của Hồ Chí Minh, của Đảng ta và dân tộc ta. Con đường đi đến mục tiêu đó là con đường đấu tranh lâu dài, đầy khó khăn gian khổ, đòi hỏi trí tuệ, sự hy sinh, phấn đấu của nhiều lớp người, nhiều thế hệ. Trong mỗi bước đi lên, cách mạng phải đối phó với muôn vàn sự biến đổi khó lường. Người cách mạng, các nhà lãnh đạo, quản lý phải luôn tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén để linh hoạt biến đổi sách lược, có những hình thức, biện pháp đấu tranh biến hóa thích hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể trong mỗi bước đi, mỗi bước tiến lên của cách mạng đặt ra. 1.1.2. Kết hợp tính cách mạng với tính khoa học Nhiệt tình cách mạng là yếu tố cơ bản trong phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo. Vì có nhiệt tình cách mạng, người cán bộ lãnh đạo mới say mê, tận tuỵ với công việc để tìm ra những phương án sáng tạo nhằm thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Chính lòng thiết tha yêu nước, thương dân là động lực lớn thôi thúc người lãnh đạo, quản lý chuyên tâm lo toan công việc. Chỉ có tận tuỵ, say mê với công việc, người lãnh đạo, quản lý mới có sự tìm tòi sáng tạo, mới đề xuất được những ý kiến hay, mới hình thành được những phương án sáng tạo để thực thi được nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T.9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 285. 7
- Hồ Chí Minh cho rằng các cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý nhờ có tinh thần anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau, mà đã làm nên những thành tích rất vẻ vang. Không những vậy, người cán bộ lãnh đạo, quản lý còn phải là người được trang bị các tri thức khoa học. Nhiệt tình cách mạng chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi nó được thống nhất với các tri thức khoa học và trên cơ sở khoa học. Nếu cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu tri thức, không am hiểu và thành thạo công việc thì sẽ là người cán bộ kém về năng lực công tác, chỉ có phong cách làm việc kinh nghiệm chủ nghĩa, áp đặt giáo điều, bảo thủ, trì trệ. Thiếu tính khoa học cũng dẫn đến khó quyết đoán công việc, thiếu tự tin, dễ nghiêng ngả, nhất là khi cách mạng chuyển giai đoạn. Người cán bộ dễ chao đảo, lệch lạc phương hướng, dẫn tới có thể chuyển từ cực này sang cực khác và hành động một cách tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Nhiệt tình cách mạng sẽ trở thành duy tâm, duy ý chí nếu thiếu tri thức khoa học. Thực tiễn cho thấy, có nhiệt tình mà thiếu tri thức khoa học sẽ dẫn tới sai lầm, chệch hướng, làm hỏng đường lối, chính sách, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến phá hoại vô ý thức. Những chương trình, dự án, kế hoạch với những ý tưởng tốt đẹp, nhưng do thiếu tri thức dẫn đến thất bại, gây ra tổn thất nặng nề. Hồ Chí Minh cho rằng tính khoa học phải được đảm bảo bằng tri thức khoa học, do vậy nếu không chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về chính trị, văn hoá, nghiệp vụ cũng như ít hiểu biết về tình hình trong và ngoài nước, ít nghiên cứu lý luận và thực tiễn nên gặp thuận lợi dễ lạc quan, gặp thành công sớm mắc phải căn bệnh kiêu ngạo cộng sản nhưng khi gặp khó khăn dễ dao động bi quan, lập trường cách mạng không vững, thiếu độc lập suy nghĩ, thiếu chủ động sáng tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở các cán bộ lãnh đạo quản lý: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”1. “Bất kỳ ở hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tri thức và chính trị của mình.”2 1.1.3. Kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách và quyết đoán 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 215. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 253. 8
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý là những người có trọng trách trong một tập thể. Bởi vậy, xây dựng phong cách làm việc đúng đắn, trước hết, phải xây dựng phong cách làm việc dân chủ, tập thể. Thực hành nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Bởi vì một người dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nắm được hết mọi mặt của một vấn đề, cũng không thể biết hết được mọi việc trong đơn vị cũng như đời sống xã hội. Cho nên, cần phải có cách làm việc tập thể để phát huy được trí tuệ của tập thể, của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm hoàn thành sự nghiệp của một tập thể, một đơn vị hay địa phương mà người cán bộ lãnh đạo quản lý. Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Lãnh đạo không phát huy trí tuệ tập thể, thì sẽ dẫn đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan, chuyên quyền. Có ý thức tập thể cao, biết tạo ra bầu không khí làm việc dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, nhưng lại không có tính quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, thì không thể có những quyết định kịp thời đáp ứng yêu cầu cuộc sống đòi hỏi và công việc cũng không thể tiến triển được. Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý các cán bộ lãnh đạo, quản lý rằng: “Nhưng không phải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giải quyết được, cũng cứ đưa ra bàn mới là tập thể lãnh đạo. Nếu làm như vậy là hiểu máy móc. Kết quả là cứ khai hội mà hết ngày giờ. Những việc bình thường, một người có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cứ cẩn thận giải quyết đi. Những việc quan trọng mới cần tập thể quyết định”1. Đặc biệt trong những thời điểm then chốt, người lãnh đạo, quản lý phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết đoán. Bởi vì, như Người khẳng định: “Lạc nước hai xe đành bỏ phí Gặp thời một tốt cũng thành công”2. Phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng đắn là phải kết hợp thống nhất giữa cách làm việc dân chủ tập thể với tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, quốc dân đồng bào, kịp thời đưa ra những quyết định đúng. Những hiện tượng coi thường tập thể, hoặc dựa dẫm, ỷ lại tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao trách nhiệm cá nhân đều làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý của người cán bộ. 1.1.4. Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói với làm 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr 505. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T3, NXB Chính trị quốc gia, 1995, tr 287. 9
- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích tụ lại trong quá trình lịch sử”. “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”, “làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”4. Cán bộ lãnh đạo quản lý cần phải có lý luận mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Song, Người cũng chỉ rõ sự cần thiết phải biết liên hệ lý luận với thực tiễn trong công tác. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”5. Lý luận mà xa rời thực tiễn thì sớm muộn sẽ dẫn tới bệnh giáo điều, sách vở. Vì thế, việc giáo dục lý luận gắn liền với liên hệ thực tiễn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng mọi biến đổi của tình hình, của nhiệm vụ cách mạng, là một việc làm thường xuyên của Đảng. Một trong những yêu cầu về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là không được “lý luận suông”, mà phải có năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Học tập chủ nghĩa Mác- Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta.”. Người chủ trương “phải gắn lý luận với công tác thực tế”. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng một mặt phải xuất phát từ tình hình cụ thể, mặt khác lý luận còn phải có nhiệm vụ giải thích cho quần chúng hiểu và thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Như thế “lý luận mới không tách rời thực tế”. Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải nâng cao trình độ lý luận, phải “gắn liền công tác lý luận với thực tiễn cách mạng”, phải “đi sát thực tế”, “phải liên hệ mật thiết với quần chúng”. Nghĩa là phải nắm vững sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, coi đó là nguyên tắc, là phương châm, là phong cách trong suy nghĩ và hành động của mình. ở Hồ Chí Minh, điểm nổi bật nhất lại chính là luôn luôn có sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa nói và làm. Cả cuộc đời cách mạng đầy phong ba, bão táp của Hồ Chí Minh: Toàn tập, T8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 497. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 47. 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T8, S.đ.d, tr. 496. Hồ Chí Minh: Toàn tập, T9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 292. 10
- Người là một bài học lớn sáng rõ những nguyên tắc đạo đức mà Người vạch ra, trong đó có nguyên tắc nói đi đôi với làm. Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là đạo đức gắn liền với hành động, nói để làm nhất là nói về đạo đức phải đi đôi với thực hành đạo đức, mà phải làm có hiệu quả. Nếu một người làm việc gì cũng không có hiệu quả, theo Hồ Chí Minh không thể coi là một người có đạo đức. Mà không có đạo đức thì không thể làm người lãnh đạo, quản lý. Người nói: “Phải lấy kết quả thiết thực đã giúp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”1. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về sự nhất quán tuyệt vời giữa nói và làm, để cho các thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta học tập và làm theo. 1.1.5. Phong cách làm việc quần chúng Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, đảng viên nói chung và các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong mọi công tác của Đảng, của Chính phủ, Đoàn thể, phong cách làm việc tốt nhất là phải: "Từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Nghĩa là gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng và làm nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó. Đồng thời, nhân lúc quần chúng thực hành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó có đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành. Cứ như thế mãi thì lần sau chắc đúng mực hơn, hoạt bát hơn, đầy đủ hơn lần trước. Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt" 2. Người cho rằng do các cán bộ lãnh đạo, quản lý không biết gom góp ý kiến của quần chúng, kinh nghiệm của quần chúng, cho nên ý kiến của họ thành ra lý thuyết suông, không hợp với thực tế. Vì vậy, ngay trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong cải cách bộ máy Nhà nước và nhiều công việc khác, cần phải thực hành cách liên hợp sự lãnh đạo với quần chúng và liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Phải 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 312 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T.5, S.đ.d, tr.290-291. 11
- dùng cách “Từ trong quần chúng ra, trở lại với quần chúng”. Biết làm như vậy mới thật là biết lãnh đạo, quản lý. Đứng đầu Đảng, Nhà nước, quyền cao, chức trọng, nhưng Hồ Chí Minh không xa cách với quần chúng, Người có phong cách sống và làm việc sâu sát với thực tiễn, gần gũi với nhân dân, thấu hiểu và chia sẻ mọi niềm vui và nỗi vất vả của người dân. Với quần chúng, Hồ Chí Minh vừa là người đồng hành vừa là người dẫn dắt. Trong lãnh đạo cách mạng, trong các bài nói, bài viết của mình, chưa bao giờ Người "đao to búa lớn", nhưng mỗi lời nói của Người, mỗi mong muốn của người lại có sức thuyết phục rất cao, đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của hàng triệu trái tim quần chúng. Hồ Chí Minh dành nhiều công sức giáo dục cho các cán bộ lãnh đạo quản lý phong cách làm việc đi sâu, đi sát quần chúng, mong muốn họ trở thành những người lãnh đạo, quản lý được dân tin, dân yêu, dân phục, dân theo, dân ủng hộ. Cán bộ lãnh đạo quản lý không được quan liêu, hách dịch, coi thường quần chúng nhân dân. Phải biết đời sống thực của nhân dân như thế nào, khả năng thực của nhân dân ra sao? họ đang nghĩ và đang mong muốn những gì? Mỗi lời nói, mỗi việc làm của người cán bộ phải phù hợp với quần chúng, phản ánh đúng được khát vọng của quần chúng. Cán bộ phải biết được những băn khoăn trăn trở của dân để kịp thời uốn nắn và tháo gỡ cùng dân. Người khuyên cán bộ không nên "Là người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần chúng. Đối với công việc thì không điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng. Chỉ đạo thì đại khái, chung chung. Không lắng nghe ý kiến của qu ần chúng, tác phong không dân chủ, Sợ phê bình và tự phê bình. Không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể phân công phụ trách"1, "Cán bộ phải đi sát thực tế thường xuyên đấu tranh chống tư tưởng lạc hậu bảo thủ, phát huy tư tưởng tiên tiến"2. "Cán bộ tỉnh phải đến các huyện, các xã. Cán bộ huyện phải đến tận các xã, các thôn. Cán bộ phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ, để thiết thực điều tra, giúp đỡ, kiểm soát rút kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nông dân và hỏi dân''3. Đó là phong cách làm việc không bó mình trong văn phòng, bàn giấy; không tự cho mình có địa vị cao hơn, không tạo cho mình vẻ quan cách, khác biệt dân. Liên hệ 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 111. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T11, Sđd trang 306. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, Sđd, tr 711. 12
- mật thiết với quần chúng là hoà mình vào cuộc sống của quần chúng, nắm bắt được khả năng, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng và dẫn dắt họ, giúp họ thực hiện khát vọng của mình. Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải liên hệ mật thiết với dân để tuyên truyền giáo dục dân, giúp dân hiểu đúng, hiểu thấu các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước, biến các chủ chương chính sách ấy thành hành động thực tiễn, phong trào cách mạng. Họ phải nắm được tâm tư, nguyện vọng và cả những trăn trở, bức xúc của quần chúng, kịp thời phản ánh với Đảng và Nhà nước để Đảng và Nhà nước có những điều chỉnh hợp lý trong chỉ đạo, điều hành. Dân có tin Đảng, Nhà nước hay không? Đảng, Nhà nước có hiểu dân hay không, có phát huy được sức mạnh của dân hay không phụ thuộc rất nhiều vào phong cách làm việc và năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Hồ Chí Minh khẳng định: "Lãnh đạo tốt nghĩa là thực hiện đầy đủ những nghị quyết của Đảng, biến quyết tâm của Đảng thành quyết tâm của nhân dân phải đi đúng đường lối quần chúng, phải đi sâu vào cơ sở, hợp tác xã. Phải tuyên truyền giáo dục cho mọi người thấm nhuần ý thức trách nhiệm tinh thần làm chủ tập thể, cần kiệm xây dựng hợp tác xã, xây dựng nước nhà"1. Cán bộ phải có phong cách làm việc liên hệ mật thiết với quần chúng bởi cán bộ vừa là người lãnh đạo vừa là công bộc của dân. "Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân, cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra"2. Có gần dân, hiểu dân, tin dân và được dân tin yêu mến phục, người cán bộ mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Liên hệ mật thiết với dân còn là để học hỏi dân, để làm tốt chức năng cầu nối giữa dân với Đảng, Nhà nước. Xa rời quần chúng, người cán bộ sẽ giống như cá bị tách ra khỏi nước, mất hết khả năng và sức sống. 1.1.6. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Chữ Cần theo cách hiểu thông thường tức là siêng năng, chăm chỉ. Song, nếu chỉ hiểu chữ cần như thế thì dân tộc ta khó thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Học và làm theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh, thì nhân dân ta, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý cần thực hiện chữ Cần với nhiều nghĩa mới, hiện đại phù hợp với yêu cầu xây 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T9, NXB Sự thật, Hà Nội 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T7- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 392. 13
- dựng một xã hội dân giàu nước mạnh trong thời hiện đại. Cần đòi hỏi người lao động, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có sức làm việc bền bỉ, dẻo dai hết ngày này sang ngày khác, tháng năm này sang tháng năm khác trong cuộc đời sống và làm việc của mình. Phải biết làm việc dẻo dai, bền bỉ, vì như Hồ Chí Minh vạch rõ: Nếu 1 ngày cần mà 10 ngày không cần, thì cũng vô ích. Cần không phải là làm xổi. Cần còn có nghĩa là phải cố gắng hết sức mình trong công tác, học tập trong suốt cả năm, trong cả đời mỗi người; có chí tiến thủ, không coi có việc gì là khó, chỉ sợ lòng không bền; công tác nào cũng có thể thực hiện được nếu có quyết tâm, bền bỉ dẻo dai. Hơn nữa, còn phải phấn đấu làm việc với năng suất cao. "Cần thì việc gì dù khó khăn mấy cũng làm được"1. " Cần, tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ công tác gì".2 Trong truyền thống cần cù, người Việt Nam còn thiếu tính tổ chức và kế hoạch. Cho nên, là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải học tập, rèn luyện để làm việc có sức bền, có kế hoạch, biết phân công, đặc biệt là biết dùng người, nhất là người tài. Hồ Chí Minh vạch rõ: "Siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau. Kế hoạch lại đi đôi với phân công. Trong một gia đình, một xưởng máy, một cơ quan, v,v. đã phải có kế hoạch, lại phải phân công cho khéo. Phân công phải nhằm vào 2 điều: 1- Công việc: Việc gì gấp làm trước. Việc gì hoãn thì làm sau. 2- Nhân tài: Người nào có năng lực làm việc gì, thì đặt vào việc ấy. Nếu dùng không đúng, người giỏi nghề thợ mộc thì giao cho việc thợ rèn, người giỏi nghề rèn thì giao cho việc thợ mộc, như thế thì cả hai đều thất bại"1. Đi đôi với Cần là Kiệm. Hồ Chí Minh cho rằng tiết kiệm không phải là keo kiệt, bủn xỉn, coi đồng tiền bằng cái trống. Tiết kiệm là biết chi tiêu một cách khoa học, có hiệu quả nhất. Hồ Chí Minh vạch rõ: "Muốn tiết kiệm có kết quả tốt, thì phải khéo tổ chức"2. Thời gian còn quý hiếm hơn vàng bạc. Thời gian sẽ có nhiều hơn, có ích hơn nếu cán bộ lãnh đạo, quản lý biết khéo tổ chức sắp đặt công việc, quản lý thời gian, làm việc có kế hoạch. Sức mạnh của quần chúng tăng lên gấp bội khi cán bộ lãnh đạo, quản lý biết vận động, tổ chức, động viên, phát huy tinh thần và năng lực làm việc của họ. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr 632. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr 392. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, S.đ.d. tr 633. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, S.đ.d. tr 638. 14
- Đi đôi với thực hành tiết kiệm là chống lãng phí. Người lãnh đạo càng phải chống lãng phí, xa xỉ. Người chỉ rõ ăn sang mặc đẹp trong lúc còn có đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo, là xa xỉ. ăn không ngồi rồi, trong lúc đang cần kháng chiến và xây dựng là xa xỉ. Người lãnh đạo, quản lý cần khiêm tốn, giản dị và gần gũi quần chúng, chống lãng phí. Trước hết là chống lãng phí sức lao động của nhân dân, của cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sản xuất thì năng suất lao động mới cao. "Vì kém tinh thần phụ trách, vì tổ chức, sắp xếp vụng, việc gì ít người cũng làm được mà vẫn dùng nhiều người. Trong quân đội, các cơ quan, các xí nghiệp, đều có khuyết điểm ấy. Trong việc sửa chữa đường cầu, phục vụ chiến dịch, lãng phí dân công khá nhiều, vì tổ chức không khéo, đó là một thí dụ"3. Hồ Chí Minh chỉ ra hàng loạt những hiện tượng lãng phí thời gian và tiền của của nhân dân mà cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải khắc phục. - Lãng phí thời giờ: việc gì có thể làm trong một ngày một buổi, cũng kéo dài đến mấy ngày. Thí dụ: Những cuộc khai hội, vì người phụ trách chuẩn bị chương trình không đầy đủ, người đến dự hội thì không chuẩn bị ý kiến, đáng lẽ chỉ một ngày thì bàn bạc và giải quyết xong vấn đề, song cuộc khai hội kéo dài đến 5, 3 ngày. - Lãng phí tiền của: Có rất nhiều hình thức, đây chỉ nêu vài thí dụ: - Các cơ quan dùng vật liệu một cách phí phạm. - Các xí nghiệp dùng máy móc và nguyên liệu không hợp lý. - Cục vận tải giữ gìn xe cộ, tiết kiệm dầu mỡ không triệt để. - Sở kho thóc làm kho tàng không cẩn thận; người giữ kho kém tinh thần trách nhiệm, để thóc ẩm ướt, hao hụt, hư hỏng. - Mậu dịch không khéo tính toán sắp xếp, để hàng hoá hao hụt, lỗ vốn. - Ngân hàng không khéo sử dụng tiền bạc, để tiền bạc ứ đọng lại, không bổ ích cho việc tăng gia sản xuất. - Cơ quan kinh tế làm kế hoạch không thiết thực, không sát với hoàn cảnh, để Chính phủ phải lỗ vốn. - Bộ đội không biết quý trọng giữ gìn quân trang, quân dụng và chiến lợi phẩm. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, N.X.B Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.488 . 15
- - Nhân dân bỏ hoang ruộng đất, đốt vàng mã, bán trâu, cầm ruộng để làm đám cưới, đám ma, v.v "Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô"1. Cho nên phải thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về chống lãng phí, thực hành cần kiệm sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển một cách bền vững. Cán bộ lãnh đạo quản lý phải liêm khiết, không được tham ô, phải luôn tôn trọng giữ gìn của công và của nhân dân. Hồ Chí Minh phân tích: Liêm là trong sạch, không tham lam. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm. Chữ liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp. Nay tất cả mọi công dân đều phải liêm. Song, cán bộ lãnh đạo, quản lý "Phải thực hành chữ Liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân"2. Nhân dân có hiểu biết, 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T 6, S.đ.d. tr 489 . 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T 5, S.đ.d. tr 640. 16
- không chịu đút lót, thì dù cán bộ không liêm cũng phải hoá ra liêm. Dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện chữ liêm. "Quan tham vì dân dại". Cán bộ lãnh đạo, quản lý bất liêm là những người cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư. Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình. Gặp những công việc chính đáng, nhưng sợ khó nhọc, nguy hiểm nên không dám làm. Cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp trong Đảng, Nhà nước, các Đoàn thể: "Cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu l ương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vong tư"... Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”1. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn, trung thực. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. Người làm việc thiện là chính. Người làm việc ác là tà. Bất kỳ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp nào, ngành nào đều phải đạt được sự chính đáng, đúng đắn, đàng hoàng trong các mối quan hệ: Một là: Mình đối với mình. Hai là: Mình đối với người. Ba là: Mình đối với công việc. - Đối với mình: Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn. - Luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu. Tiến bộ không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi. - Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình, những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình. Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình. Cán bộ lãnh đạo, quản lý có đứng đắn, mới quản lý được gia đình mình, mới tham gia quản lý xã hội có hiệu quả và có thể hội nhập với thế giới hiện đại. Bởi vì, như 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T.5, S.đ.d. tr 641. 17
- Người khẳng định: "Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý"1. - Đối với người, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ. Làm cán bộ lãnh đạo, quản lý, chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh người dưới. Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoàn kết. Phải học người và giúp người tiến tới. Phải thực hành chữ Bác ái. - Đối với việc: Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Bất kỳ việc to, việc nhỏ, phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết làm cho thành công. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Việc gì dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm. Cán bộ lãnh đạo, quản lý có Liêm Chính thì mới có thể chí công vô tư. Nếu đã nhận hối lộ, ăn của đút thì không còn chí công vô tư trong xử lý mọi việc công, những việc đòi hỏi sự công bằng chính trực vì con người, vì tập thể, vì nhân dân và đất nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là phong cách làm việc và cũng chính là phẩm chất đạo đức cách mạng chủ yếu, là nhân cách của con người. “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời, Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người.”1 Cần kiệm liêm chính, Chí công vô tư là một nội dung cơ bản không thể thiếu trong phong cách làm việc và nhân cách của những người lãnh đạo, quản lý. Trong Bản Di 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, S.đ.d. tr 643; tr.645. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr 631. 18
- chúc thiêng liêng bất hủ, Người căn dặn tất cả các cán bộ, Đảng viên, đặc biệt là những người làm lãnh đạo, quản lý: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, Thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân’’2. Để cho Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư trở thành mỹ đức và phong cách làm việc phổ biến của không chỉ cán bộ lãnh đạo, quản lý mà của toàn xã hội, cần học tập và làm theo một cách sáng tạo phương châm xây đi đôi với chống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh thời, Người rất kịp thời biểu dương những cán bộ lãnh đạo, quản lý, những anh hùng chiến sĩ thi đua trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước có tinh thần gương mẫu chí công vô tư. Những người đã đặt lợi ích chung của dân tộc lên trên lợi ích riêng của cá nhân. Họ toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, chứ không nửa tâm nửa ý. Họ không sợ khó nhọc, ra sức vượt mọi khó khăn để hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho họ, chứ không suy bì hơn thiệt của cá nhân, không ganh tị về địa vị và hưởng thụ. Họ không giấu nghề, không dìm những anh em chung quanh mình; họ giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ. Họ không tự mãn, tự tư tự lợi. Kẻ thù của lòng chí công vô tư chính là chủ nghĩa cá nhân, chỉ thấy lợi ích riêng của mình, không thấy lợi ích chung của tập thể, chỉ muốn tự tư tự lợi. Phải khắc phục chủ nghĩa cá nhân có trong mỗi con người cán bộ lãnh đạo, quản lý, mới có thể có phong cách làm việc cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có phẩm chất và phong cách làm việc cần kiệm liêm chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo cuộc vận động Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí quan liêu. Cuộc vận động này còn đuợc gọi tắt là "ba xây, ba chống". Tại sao phải có cuộc vận động này? Người chỉ rõ: Bên cạnh những cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sạch với những thành tựu to lớn trong xây dựng xã hội mới, thì trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn còn có một số không tốt. Họ quan liêu, tham ô, lãng phí của Nhà nước và của nhân dân. Mặt khác: "Chế độ và phương pháp quản lý kinh tế tài chính của chúng ta còn nhiều thiếu sót và lỏng lẻo. Kỷ luật lao động chưa 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 498. 19
- được thật nghiêm túc, sử dụng lao động chưa được hợp lý. Khả năng thiết bị máy móc tuy có khá nhiều nhưng chưa được sử dụng đầy đủ. Bởi những khuyết điểm đó, mà năng suất lao động bình quân tăng rất chậm, sản xuất phát triển chưa được mạnh mẽ, vững chắc và cân đối. Do đó mà đời sống vật chất của nhân dân chưa được cải thiện nhiều"1. Cho nên đã là cán bộ lãnh đạo quản lý, thì phải nâng cao tinh thần trách nhiệm cần kiệm xây dựng nước nhà. Phải nâng cao trình độ, phương pháp quản lý kinh tế tài chính. Đó là phong cách làm việc cực kỳ quan trọng. Nếu quản lý không chặt chẽ, thì cái gì thiếu không biết, cái gì thừa không hay, công việc sẽ bị bế tắc. Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nói chung và trong hoạt động kinh tế phải có những quy định cụ thể làm cho các quan hệ quyền lực, trách nhiệm, quyền lợi, lợi ích phải có tính minh bạch, công khai. Cán bộ lãnh đạo quản lý phải nâng cao năng lực quản lý các mặt. Từ quản lý sản xuất, quản lý vật tư cho đến quản lý lao động, quản lý kỹ thuật, quản lý tiền bạc, v.v.. Phải nâng cao năng lực quản lý của cán bộ các cấp từ trung ương đến địa phương, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các xí nghiệp, công trường, nông trường, v,v. Đồng thời với việc tăng cường, củng cố chế độ quản lý, năng lực quản lý của cán bộ, đồng thời phải đẩy mạnh chống quan liêu, tham ô, lãng phí trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Dựa vào quần chúng nhân dân để giám sát kiểm tra nhằm loại trừ các hành vi trục lợi, ăn cắp, tham ô, đục khoét, biến của công thành của riêng,v,v. Người khẳng định: "3 xây" và "3 chống" quan hệ chặt chẽ với nhau. Làm “3 chống" triệt để nhằm bảo đảm cho công việc "3 xây" thành công. "3 xây" phát triển mạnh mẽ thì đối tượng "3 chống" sẽ được xoá bỏ tận gốc"1. 1.2. Thực trạng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua 1.2.1. Những thành tựu trong xây dựng và đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T.11, N.X.B Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.110. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11, S.đ.d, tr 111. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG SƯ PHẠM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ “CHẤT KHÍ” VÀ “CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC”(VẬT LÝ 10 – CƠ BẢN) NHẰM PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ VÀ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH
134 p | 335 | 132
-
LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay
106 p | 296 | 121
-
LUẬN VĂN: Vận dụng phương pháp điều tra thống kê trong thu thập thông tin về tình hình làm thêm của sinh viên khoá 46 trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
32 p | 457 | 118
-
LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay
109 p | 367 | 100
-
LUẬN VĂN: Nghiên cứu tư tưởng của Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước, để từ đó có sự vận dụng sáng tạo và đề ra đường lối, chính sách, cũng như trong chỉ đạo thực hiện ở Việt Nam
29 p | 312 | 72
-
LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay
99 p | 280 | 68
-
Tiểu luận: Nghiên cứu đường lối của Đảng qua các thời kỳ về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
32 p | 255 | 63
-
LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay
98 p | 243 | 62
-
Luận văn tốt nghiệp: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
79 p | 206 | 58
-
LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi
102 p | 145 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên Việt Nam hiện nay
205 p | 115 | 31
-
TIỂU LUẬN: Vận dụng những tư tưởng cơ bản của triết học Macxit để giải thích việc đổi mới tư duy lý luận trước khi đổi mới thực tiễn
31 p | 167 | 28
-
TIỂU LUẬN: Cơ sở lý luận chung tích lũy vốn và vấn đề tích lũy vốn ở Việt Nam cùng những biện pháp trong tương lai
25 p | 184 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Triết học: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay
172 p | 64 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay
214 p | 57 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay
182 p | 36 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên Việt Nam hiện nay
26 p | 101 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn