LUẬN VĂN: Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An
lượt xem 13
download
CNH, HĐH là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Thực tế cho thấy, con đường này chính là nhân tố quyết định sự thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống lên phương thức sản xuất mới, hiện đại. Trong tiến trình CNH, HĐH, bộ mặt xã hội có sự thay đổi căn bản: quá trình đô thị hoá và theo đó là quá trình thu hẹp xã hội nông thôn, làm thay đổi cơ bản xã hội nông thôn theo hướng công...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An
- LUẬN VĂN: Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An
- Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài CNH, HĐH là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Thực tế cho thấy, con đ ường này chính là nhân tố quy ết định sự thay đ ổi căn bản ph ương thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống lên ph ương thức sản xuất mới, hiện đại. Trong tiến trình CNH, H ĐH, bộ mặt xã hội có sự thay đổi c ăn bản: quá trình đ ô thị hoá và theo đó là quá tr ình thu hẹp xã hội nông thôn, làm thay đ ổi cơ bản xã hội nông thôn theo h ướng công nghiệp và hiện đại. Để đ ẩy mạnh CNH, H ĐH, c ần phải thực hiện việc thu hồi đất cho xây dựng các cơ sở sản xuất CN và DV, nhất là các khu và cụm CN, theo đó là xây dựng các KĐT, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia. Đây là một xu h ướng tất yếu của quá trình phát triển. Xu h ướng này đã ngày càng tác động mạnh mẽ không chỉ ở các trung tâm kinh tế lớn nh ư Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, t hành ph ố Đà Nẵng, mà còn ở hầu khắp các tỉnh trong cả n ước kể từ khi triển khai chủ tr ương đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của Đảng (n ăm 1996) l ại đây. Nghệ An là một tỉnh Bắc Trung Bộ cũng không nằm ngoài xu h ướng phát triển chung nêu trên. Trong hơn mười n ăm qua, tốc độ phát triển CN, DV nhất là các KCN và khu tiểu thủ CN, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở Nghệ An đã di ễn ra rất nhanh, với quy mô ngày càng lớn. Kể từ khi có chủ tr ương c ủa Đảng về đẩy mạnh CNH, HĐH (năm 1996) đến nay, trên địa bàn Nghệ An đã xây dựng đ ược trên 3.500 cơ sở CN và DV thu hút trên 150.000 lao đ ộng, đặc biệt kể từ khi dự án đầu tiên về KCN được xây dựng vào n ăm 1998 - K CN B ắc Vinh đ ến nay đã và đang triển khai thêm một số dự án KCN và khu tiểu thủ CN mới. Đề án phát triển kinh tế - xã h ội miền Tây N ghệ An đã được Thủ t ướng Chính phủ phê duyệt Khu kinh tế Đông Nam Ngh ệ An được Thủ t ướng Chính phủ quyết định thành lập tháng 6/2007 trên một diện tích rất rộng (18.826,47 ha) nằm trên 18 xã, ph ường thuộc khu vực Đ ông Nam của tỉn h.
- Cũng như các tỉnh khác, quá trình xây dựng khu và cụm CN ở Nghệ An đ ang đứng tr ước những bất cập trong đ ó nổi lên vấn đ ề giải quyết việc làm của người dân có đ ất bị thu hồi. Đ ó là t ình tr ạng người dân bị thu hồi đất phải thu hẹp việc sản xuất, mất việc làm truyền thống, phải chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi chỗ ở. Trong khi đó, Nhà nước chưa chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết cho người dân có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp, làm cho một bộ phận lớn dân c ư ở các khu vực này không có khả năng tì m kiếm cho mình một công việc mới. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt tại n ơi tái định cư v.v...đã và đang diễn ra khá phổ biến. Do chủ yếu đất thu hồi là đất nông nghiệp nên những n gười nông dân rất dễ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sau khi bị thu hồi đất, nhiều nông dân không có việc làm, không kịp chuyển đổi sang làm việc ở khu vực công nghiệp và dịch vụ, một bộ phận trong số họ lâm vào tình trạng việc làm và đời sống rất khó khăn. Tình trạng này đã xảy ra ở một số nơi làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt. Mặt khác, việc đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp mới chỉ chú ý đến mặt lượng mà bỏ qua mặt chất. Mặc dù số tiền mà Nhà nước phải bỏ ra để đền bù cho những người dân về những thiệt hại mà họ phải gánh chịu là không nhỏ, nhưng số tiền đó trong nhiều trường hợp không những không giúp cho người nông dân thiết lập một cuộc sống mới tốt hơn mà còn gây nên những tác động xã hội tiêu cực. Nhiều hộ nông dân không có khả năng sử dụng số tiền đền bù vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đời sống của một số người bị thu hồi đất vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn, một số nơi bbất bình đi khiếu kiện, gây nên những bất ổn về mặt xã hội, dễ bị kẻ xấu xúi giục, lợi dụng. Trong khi đó, tình trạng sử dụng đất thu hồi kém hiệu quả đã và đang gây ra sự bất công trong xã hội, làm cho tình hình chính trị, trật tự, an ninh xã hội ở một số nơi có nguy cơ bất ổn định. Để đánh giá đúng thực trạng việc làm và đời sống của người bị thu hồi đất làm cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Nghệ An, tôi chọn đề tài: “Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị.
- 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đề cập đến vấn đề việc làm và thu nhập của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó đáng chú ýư là một số công trình sau đây: Đời sống và việc làm của người nông dân những vùng bị thu hồi đất, của hai tác giả Trung Chính và Trần Khâm, báo Nhân Dân các ngày 10, 11, 12 tháng 5/2005; Lao động nông thôn trước nguy cơ thất nghiệp, của tác giả Duy Cảnh, trên báo Giáo dục Thời đại số 51; Đất mất, việc khó tìm của Phan Dương, Thời báo Kinh tế Việt Nam 4/5/2005; Thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của người dân có đất bị thu hồi, của TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chuyên đề nghiên cứu; Nóng bỏng đất đai, của tác giả Thu Hương, báo Đầu tư ngày 24/8/2005; Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, của Dũng Hiếu, đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 20/4/2005; Nhiều địa phương giải quyết khiếu nại về đất đai chưa tốt, của Phan Lê, báo Sài Gòn Giải phóng ngày 21/8/2005; Việc làm cho người nông dân hết đất sản xuất, quy hoạch lại nguồn lao động, của tác giả Nguyễn Văn Nam, đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam -19/8/2005; Chất lượng lao động nông thôn thấp, của Huyền Ngân, Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 23/3/2005; Đất đai, những vấn đề thể chế bảo thủ trong tư duy, thiếu minh bạch trong quản lý của tác giả Vũ Quốc Tuấn, Thời báo Kinh tế Việt Nam -1/9/2005; Đẩy người dân đi đâu? của Đinh Toàn, báo Tuổi Trẻ ngày 22/8/2005; Việc làm cho người nông dân khi thu hồi đất, của Nguyễn Thị Hải Vân, Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 13/7/2005; Trần Lê, “Lợi ích” của người nông dân bị thu hồi đất, website Thời báo kinh tế Việt Nam, 6/7/2007. Tháng 5/2007, nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia do GS, TSKH Lê Du Phong chủ biên. Trong đó, nêu một số vấn đề lý luận, thực trạng về thu nhập, đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia trong thời gian qua ở nước ta, đồng thời cho thấy những khó khăn tồn tại. Qua đó, các tác giả đưa ra những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và đời sống của
- người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia trong thời gian tới. Nhìn chung, các công trình và bài viết trên đã có những cách tiếp cận khác nhau hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp vấn đề giải quyết việc làm của người có đất bị thu hồi trong những năm gần đây. Nhưng đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An dưới góc độ kinh tế chính trị. Đề tài tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng lặp với các công trình và bài viết đã công bố. 3. Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục tiêu: Làm rõ thực trạng giải quyết việc làm của người có đất bị thu hồi để xây phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả tình trạng này để vừa đ ẩy nhanh tiến trình C NH, HĐH trên địa bàn tỉnh, vừa bảo đảm đ ược lợi ích chính đ áng c ủa người bị thu hồi đất. Nhiệm vụ: - Khảo sát và đánh giá thực trạng giải quyết việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển CN ở tỉnh Nghệ An, chỉ ra những thành tựu, hạn chế vướng mắc và nguyên nhân của thực trạng này. - Đề xuất, kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả hơn vấn đề việc làm của người có đất bị thu hồi cho phát triển CN ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài lấy thực trạng việc làm của những người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp, trong đó hướng nghiên cứu sâu vào tình trạng người dân làm nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác phải chuyển đổi nghề ở tỉnh Nghệ An làm đối tượng nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, đề tài chỉ nghiên cứu việc làm của người có đất bị thu hồi ở tỉnh Nghệ An do thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về chuyển đổi một bộ phận
- đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, chứ không nghiên cứu đối tượng bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật. Về thời gian, từ năm 2001 đến năm 2007, đây là những năm hạ tầng cho phát triển công nghiệp ở Nghệ An được đẩy mạnh. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những nguyên lưí của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH đất nước và giải quyết việc làm của người có đất bị thu hồi trong phát triển CN. - Phương pháp nghiên cứu: Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu: hệ thống hoá lý luận - thực tiễn, điều tra, khảo sát, so sánh, phân tích, tổng hợp tình hình thực tiễn diễn ra trong giải quyết việc làm của người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giải quyết việc làm của người bị thu hồi đất cho phát triển CN trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến nay. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm của người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2010 và những năm tiếp theo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài luận văn kết cấu thành 3 chương.
- Chương 1 CƠ SỞ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1. ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Đất cho phát triển công nghiệp CN là ngành sản xuất vật chất, có các hoạt động chủ yếu là khai thác và chế biến và là một bộ phận cấu thành cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế quốc dân. Mặc dù cũng là ngành sản xuất vật chất, nhưng CN khác với nông nghiệp ở chỗ đối tượng lao động của sản xuất CN là những tài nguyên có thể khai thác và chế biến, các loại nguyên liệu, nhiên liệu từ CN khai khoáng, các loại nguyên liệu từ động, thực vật thuộc các ngành nông, lâm, thủy sản; các loại nhiên liệu như than, dầu mỏ, khí đốt. năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước; cũn đối tượng lao động của sản xuất nông nghiệp chỉ bao gồm những cơ thể sống, được phát sinh và phát triển theo quy luật sinh học. Trong CN, công nghệ sản xuất được sử dụng chủ yếu là quỏ trỡnh tỏc động cơ, lý, hóa để biến đổi các nguyên liệu nguyên thủy thành các sản phẩm cuối cùng khác về chất so với đặc tính ban đầu của chúng; cũn cụng nghệ được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là những tác động sinh học vào cơ thể sống theo quy luật sinh học làm gia tăng khối lượng nông sản. Cũng như nông nghiệp, sản xuất CN tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống xó hội. Lực lượng sản xuất xó hội và khoa học, cụng nghệ càng phỏt triển, con người càng tạo ra được nhiều hơn số lượng và chủng loại sản phẩm CN, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng tốt hơn. Một nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất CN được gọi là nền kinh tế CN. Đây là giai đoạn cao hơn so với thời đại nền kinh tế nông nghiệp xét về lịch sử phát triển lực lượng sản xuất xó hội. Phát triển CN là tất yếu đối với mọi quốc gia trên con đường đi tới một nền kinh tế hiện đại. Thực tế cho thấy, CN là ngành kinh tế cú ý nghĩa quyết định để chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất mới theo lối CN, làm thay
- đổi bộ mặt kinh tế xó hội nụng thôn và là điều kiện để đi tới một nền kinh tế hiện đại - nền kinh tế tri thức. Phát triển CN phải được thực hiện bằng con đường CNH, HĐH, đó chính là quỏ trỡnh thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, quá trỡnh chuyển nền kinh tế từ trạng thỏi nụng nghiệp là chủ yếu lờn trỡnh độ CN. Phát triển CN tức là phát triển cả tiểu, thủ CN và đại CN. Nước ta đang trong quá trỡnh đẩy mạnh CNH, HĐH để đi lên một nền kinh tế hiện đại, do vậy nội dung chủ yếu của phát triển CN là xây dựng một nền đại CN dựa trên cơ sở những thành tựu mới nhất của KH và công nghệ với cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra năng suất lao động xó hội cao. Mặc dù CNH đó bắt đầu diễn ra từ hơn 2 thế kỷ, nhưng đến nay trên thế giới vẫn cũn khụng ớt nước trong đó có Việt Nam đang trong giai đoạn CNH để phát triển nền đại CN. CNH là giai đoạn lịch sử tất yếu mà không một quốc gia nào không phải trải qua trên con đường đi tới một nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của nhân loại không phải dừng ở chỗ chỉ tạo ra được nền đại CN. Các nước đó cú nền kinh tế CN cũng muốn phải HĐH hơn nữa nền sản xuất của mỡnh. Thật vậy, nhân loại đó trải qua hai cuộc cỏch mạng CN (cuộc cỏch mạng CN lần thứ nhất vào cuối thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX và cuộc cách mạng CN lần thứ hai từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX). Từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay, đang diễn ra cuộc cách mạng CN lần thứ ba với hai giai đoạn: cách mạng khoa học - kỹ thuật (từ những năm 40 thế kỷ XX - cuối những 70 của thế kỷ này); và từ cuối những năm 70 chuyển sang giai đoạn hai với tên gọi cách mạng khoa học và công nghệ, và hiện đang ở giai đoạn này. Mặc dù đến nay vẫn chưa có công trình nào đưa ra định nghĩa đầy đủ và cụ thể về cách mạng khoa học và công nghệ, nhưng đại thể có thể hiểu cách mạng khoa học và công nghệ là sự thay đổi căn bản các lĩnh vực khoa học, công nghệ cũng như mối quan hệ và chức năng xã hội của chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của các lực lượng sản xuất cũng bị thay đổi hoàn toàn. Trong đó, quan trọng nhất là việc nổi lên vai trò hàng đầu của yếu tố con người trong hệ thống lực lượng sản xuất dựa trên việc vận dụng đồng
- bộ các ngành công nghệ mới có hàm lượng khoa học - công nghệ cao (gọi tắt là các ngành công nghệ - Hitech) như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học... ở những nét khái quát nhất, có thể định nghĩa cách mạng khoa học và công nghệ là quá trình biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất của xã hội hiện đại, được thực hiện với vai trò dần đường của khoa học trong toàn bộ chu trình: khoa học - công nghệ - sản xuất - con người - môi trường. Nếu cuộc cách mạng CN lần thứ nhất và cách mạng CN lần thứ hai trước đây chỉ thay thế một phần chức năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí, điện khí hoặc tự động hóa một phần, thì cuộc cách mạng khoa học và công nghệ là sự thay thế phần lớn và hầu hết chức năng của con người (cả lao động chân tay lẫn trí óc) bằng các thiết bị máy móc tự động hóa hoàn toàn trong một quá trình sản xuất nhất định. Đây là sự khác biệt cơ bản nhất. Trong bối cảnh của cỏch mạng khoa học và cụng nghệ hiện nay, quỏ trỡnh phỏt triển CN của cỏc nước đi sau không phải chỉ đơn thuần là triển khai CNH, thực hiện nội dung của các cuộc cách mạng CN trước đây, mà cần thiết phải gắn CNH với HĐH, tiếp cận kinh tế tri thức, tức là phải gắn với việc triển khai cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Chỉ như vậy, mới có tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh, mới có thể theo kịp các nước đi trước và mới hội nhập kinh tế quốc tế tích cực và có hiệu quả. Quỏ trỡnh này đũi hỏi bên cạnh phát triển các ngành CN và không ngừng HĐH hệ thống sản xuất của chúng, các nước đi sau phải coi trọng phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, gắn tăng trưởng nhanh CN và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế quốc dân để chuyển dịch nó thoát khỏi trạng thái một nền sản xuất nông nghiệp. Chớnh vỡ thế, trong cụng cuộc đổi mới đất nước, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VIII năm 1996, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH, phải gắn CNH với HĐH trong từng bước phát triển, coi đó là nhiệm vụ trung tâm quan trọng hàng đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Trong chủ trương đó, Đảng ta xác định phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu trên, phải có sự tập trung các nguồn lực như vốn, công nghệ, nhân lực, mặt bằng sản xuất, kết cấu hạ tầng... Trong đó, tất yếu phải di chuyển một bộ
- phận quan trọng nguồn lực đất đai từ nông nghiệp sang phát triển CN và dịch vụ. Điều này làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong các ngành kinh tế theo hướng đất cho CN và dịch vụ tăng lên, cũn đất cho sản xuất nông nghiệp giảm xuống cả về số lượng tuyết đối và tương đối. 1.1.2. Sự cần thiết phải thu hồi đất để phát triển công nghiệp Sau khi giành chính quyền, lónh đạo đất nước quá độ lên CNXH, Đảng ta đó xác định đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Luật cải cách ruộng đất năm 1953 cho phép chia ruộng đất cho nông dân và Nhà nước đó cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân. Chế độ sở hữu tư nhân về đất đai đó được xác lập ở nước ta. Đến năm 1960, bằng công cuộc cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, tuyệt đại đa số đất nông nghiệp được chuyển dần sang chế độ công hữu với hai hỡnh thức chủ yếu là sở hữu tập thể và sở hữu Nhà nước, chế độ sở hữu tư nhân về đất đai cơ bản bị xoá bỏ ở miền Bắc. Tỡnh hỡnh này cũng diễn ra ở miền Nam sau ngày giải phúng. Đến năm 1978, về cơ bản cả nước chỉ cũn hai hỡnh thức sở hữu ruộng đất chủ yếu là sở hữu tập thể và sở hữu Nhà nước. Năm 1980, Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai, Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đỡnh để tổ chức sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối... Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VII (6/1981), Đảng ra chủ trương: ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, giao cho nông dân quyền sử dụng lâu dài (các vấn đề khác như chuyển quyền sử dụng đất, kế thừa, thế chấp,... do Nhà nước quy định. Năm 1992 Nhà nước ban hành Hiến pháp mới và năm 1993 ban hành Luật đất đai. Cả hai văn bản quan trọng này đều đó thể chế hoỏ chủ trương trên của Đảng, trong đó nêu rừ: Nhà nước cho tổ chức, hộ gia đỡnh, cỏ nhõn, người nước ngoài thuê đất; người sử dụng đất ổn định được uỷ ban nhân dân xó, phường, thị trấn xác nhận thỡ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hộ gia đỡnh, cỏ nhõn được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất (điều 3). Những văn bản pháp lý của Nhà nước đó qui định cụ thể quyền sử dụng đất tức là quyền của con người được khai thác đất để phục vụ cho lợi ích của mỡnh bằng sức lao động đó được mở rộng hơn bằng hỡnh thức chuyển một số chức năng quyền của chủ sở hữu cho người sử dụng. Đó là quyền được định đoạt một phần và cũng là quyền được hưởng lợi ích
- kinh tế của chủ sở hữu. Tuy nhiên, người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích được giao, trong thời hạn được giao. Sau Luật đất đai năm 1993, đến nay Nhà nước đó ba lần tiến hành sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, 2001 và 2003. Luật đất đai sửa đổi năm 2003 có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 qui định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý"; Nhà nước là tổ chức quyền lực công đảm bảo cho quan hệ xó hội về đất đai được thực hiện theo đúng qui định. Trong những quyền lực công về đất đai, Nhà nước có quyền sở hữu, quyền định đoạt, quyền sử dụng đất đai và quyền được hưởng lợi ích kinh tế từ đất. Theo những qui định này, Nhà nước có quyền cho thuê đất, quyền được giao đất, quyền được thu hồi đất đó giao hoặc cho thuờ, quyền quyết định về qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền đánh giá đất... Người được Nhà nước giao quyền sử dụng đất có quyền khai thác, sử dụng đất để phục vụ cho các mục tiêu như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng khu CN, khu chế xuất, phát triển sản xuất CN và dịch vụ theo thời hạn hoặc ổn định lâu dài và phải có nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc Nhà nước thu tiền sử dụng đất. Theo những qui định này, để chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp và đất đang sử dụng theo mục đích khác thành đất sản xuất CN và dịch vụ tạo tiền đề thúc đẩy CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân, Nhà nước cần phải thu hồi đất mà một bộ phận dân cư đang sử dụng để tạo mặt bằng và kết cấu hạ tầng cho sản xuất CN, dịch vụ. Sự cấn thiết phải thu hồi đất cho phát triển CN được thể hiện: Một là, thu hồi đất để có mặt bằng xây dựng các cơ sở sản xuất CN, khu CN, khu chế xuất, khu kinh tế mở, thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xó hội của đất nước. Muốn phát triển hệ thống sản xuất CN thỡ khụng thể khụng chuyển một lượng diện tích nhất định đất đai cho việc tạo lập mặt bằng triển khai hoạt động sản xuất này. Hai là, do nằm trong một cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế có quan hệ tác động thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, nên sự phát triển sản xuất CN, tất yếu phải phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng nh ư sân bay, bến cảng, hệ thống đường giao thông, hệ thống lưới điện quốc gia, hệ thống thông tin, liên lạc, b ưu chính, viễn
- thông, hệ thống thủy lợi và phát triển đô thị. Điều này đũi hỏi phải mở rộng diện thu hồi đất đó và đang đang sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để chuyển sang phát triển sản xuất CN, dịch vụ, xõy dựng kết cấu hạ tầng vỡ lợi ớch chung của nền kinh tế quốc dõn và phát triển đô thị. Chỉ tính riêng 15 năm kể từ khi bắt đầu thành lập các KCN đến cuối năm 2006, cả nước đó cú 135 KCN và KCX với tổng diện tích đất tự nhiên trên 30.000 ha, thu hút 4.516 dự án đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, cũn cú 124 cụm CN hoặc KCN vừa và nhỏ do các địa phương thành lập, với tổng diện tích hơn 6.500 ha. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ tháng 8/2005 đến năm 2015 và định hướng năm 2020 cả nước có khoảng 80.000 ha đất dành cho KCN và KCX. Để có được một diện tích đất nêu trên cho phát triển KCN và KCX, Nhà nước phải tiến hành thu hồi đất từ những chủ đang sử dụng vào các hoạt động khác, trong đó chủ yếu vào sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Việc làm này là cần thiết trong quỏ trỡnh đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Ba là, việc thu hồi đất nông nghiệp, nông thôn cho phát triển CN, dịch vụ, xây dựng đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng là cần thiết không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ yêu cầu CNH, HĐH và ĐTH, mà còn từ chính yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của khu vực nông thôn. Việc phát triển sản xuất CN không chỉ tạo ra cơ hội việc làm mới, ổn định hơn để người lao động có thu nhập cao hơn so với làm việc trong nông nghiệp, tạo điều kiện chuyển dịch lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang CN, dịch vụ và thành thị, mà còn tạo ra những điều kiện mới để mở rộng thị trường cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những sản phẩm được tạo ra từ CN sẽ là những yếu tố sản xuất và hàng tiêu dùng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân nông thôn. Nhờ phát triển CN mà người dân nông thôn có thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, cung cấp các nguyên vật liệu cho CN và hàng nông sản cho những người làm CN. Thu hồi một phần đất nông nghiệp chuyển sang sản xuất CN còn tạo ra điều kiện thúc đẩy tăng năng suất lao động nông nghiệp. Bởi vì sự phát triển của các cơ sở CN đòi hỏi phải mở rộng nguồn cung cấp về nguyên liệu, nhất là đối với các ngành CN chế biến nông sản cho sản xuất, và lương thực, thực phẩm cho người lao động trong các cơ sở CN. Thị trường nông sản được mở rộng hơn khi chưa có các cơ sở CN. Cầu về nong sản tăng lên, làm cho giá nông sản tăng, tỷ suất lợi nhuận và thu nhập của người nông dân tăng lên.
- Đây là điều kiện để họ tích lũy vốn, đổi mới công nghệ sản xuất, chăm lo hơn đến việc sản xuất, qua đó thúc đẩy tăng năng suất lao động nông nghiệp, kích thích sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường, tăng hiệu quả. Thực tế trong những năm gần đây cho thấy nhờ phát triển CN và việc hình thành các KCN, KCX, nên đã chuyển được hàng triệu lao động nông nghiệp sang CN, người lao động đã có thu nhập khá hơn so với khi làm nông nghiệp, mức sống vật chất và tinh thần của cá nhân và gia đình họ đã được nâng lên. Theo thống kê, tổng diện tích đất đai năm 2003 của cả nước có 33.104.200 ha, trong đó đất nông nghiệp 9.531.800 ha, đất lâm nghiệp có rừng 12.402.200 ha, đất chuyên dùng 1.669.600 ha, đất ở 460.400 ha, cũn 8.867.400 ha đất chưa sử dụng. Bỡnh quõn từ năm 1996 đến năm 2003, đất chuyên dùng tăng 52.545 ha/năm. Theo Báo cáo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 20 năm đổi mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thỡ chỉ trong giai đoạn 2001-2005, cả nước đó cú 366.440 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng, trong đó có 15.383 ha chuyển sang xây dựng KCN, KCX và 24.173 ha xây dựng các cụm CN vừa và nhỏ [5, tr.2]. Đất chuyên dùng tăng lên chủ yếu là do xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất CN, các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội, nhu cầu cụng cộng và lợi ớch quốc gia. Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang phát triển nền kinh tế thị tr ường và đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta, việc thu hồi đất cho phát triển CN càng được tăng cường. 1.2. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.2.1. Việc làm, giải quyết việc làm và những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm Việc làm là những hoạt động không vi phạm pháp luật và đưa lại cho người thực hiện hoạt động đó một thu nhập nhất định. Điều này nghĩa là người có việc làm không nhất thiết phải là người nằm trong biên chế Nhà nước như thường được hiểu trước đây. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều thành phần của nước ta hiện nay, việc làm tồn tại trong tất cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và đều được xó hội trõn trọng. Khi nền kinh tế cú nhiều ngành nghề thỡ việc làm cũng tồn tại ở tất cả cỏc ngành nghề đó. Có
- việc làm trong CN, nông nghiệp và trong dịch vụ; có việc làm thuộc lao động giản đơn và có việc làm thuộc lao động phức tạp; có việc làm thuộc lao động chân tay và có việc làm thuộc lao động trí óc. Tức là, việc làm là “sự cụ thể húa” nền sản xuất xó hội. Khụng cú nền sản xuất xó hội nào là khụng cú việc làm. Tuy nhiờn, quy mụ và cơ cấu việc làm trong một nền sản xuất xó hội cụ thể nhất định cũn phụ thuộc vào trỡnh độ phát triển lực lượng sản xuất, tính chất của qnan hệ sản xuất và quan điểm, chính sách của Nhà nước mà nền sản xuất đó tồn tại. Giải quyết việc làm, theo nghĩa rộng, là tổng thể những biện phỏp, chớnh sỏch kinh tế - xó hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xó hội để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều được lao động (có việc làm) và có thu nhập. Theo nghĩa hẹp, giải quyết việc làm là các biện pháp, chính sách chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo ra chỗ làm việc cho người lao động để giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Theo các nghĩa nêu trên, thực chất của giải quyết việc làm là quỏ trỡnh tạo ra và kết hợp cỏc yếu tố sản xuất bao gồm sức lao động, tư liệu sản xuất và các điều kiện kinh tế - xó hội khỏc để đảm bảo cho người có khả năng lao động được lao động và duy trỡ hoạt động lao động đó. Trong lịch sử phát triển của các học thuyết kinh tế, đến nay đó cú một số lý thuyết về việc làm và giải quyết việc làm, như lý thuyết cỏc yếu tố cơ bản của quá trỡnh lao động của C. Mác, lý thuyết tạo việc làm của J.M. Keynes, lý thuyết tạo việc làm bằng gia tăng đầu tư do các nhà kinh tế thuộc trường phái Chính hiện đại, lý thuyết tạo việc làm bằng cách di chuyển lao động giữa hai khu vực CN và nông nghiệp của Athur Lewis, lý thuyết tạo việc làm của Harry Toshima. Cỏc lý thuyết này đó quan tõm đến các cách giải quyết khác nhau về việc làm. Theo C. Mác, quỏ trỡnh lao động chính là sự kết hợp của ba yếu tố gồm sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Thiếu một trong ba yếu tố này thỡ khụng thể diễn ra quỏ trỡnh lao động được. Hay nói cách khác, những khách thể bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động (gọi chung là tư liệu sản xuất) là điều kiện thiết yếu để người lao động có được việc làm.
- Trong lý thuyết việc làm của J.M. Keynes cho rằng, việc làm cú vai trũ rất quan trọng đối với sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Khi việc làm tăng, thỡ thu nhập thực tế tăng, cầu tiêu dùng tăng, làm tăng tổng cầu và đây là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng tổng cung cũng như tăng trưởng của nền kinh tế. Để tăng qui mô việc làm, cần mở rộng đầu tư. Khối lượng đầu tư quyết định qui mô việc làm. Điều này nghĩa là để tăng khối lượng đầu tư, nhà nước cần có những chương trỡnh đầu tư qui mô lớn, đồng thời cần có những chính sách kích thích đầu tư của tư nhân (như chính sách tài chính, tín dụng, lưu thông tiền tệ, chính sách thuế...). Việc mở rộng chi tiêu của nhà nước, tăng tiêu dùng của những người giàu, chính sách “ướp lạnh tiền công”, “tín dụng tiêu dùng” cũng được coi là các giải pháp để tăng tổng cầu, mở rộng qui mô việc làm. Theo lý thuyết tạo việc làm bằng gia tăng đầu tư - tăng trưởng kinh tế, thỡ muốn tăng trưởng kinh tế phải có tích luỹ, để từ đó có vốn đầu tư mở rộng tái sản xuất, tạo nhiều việc làm. Đối với các nước đang phát triển do thu nhập thấp, tốc độ tăng trưởng chậm, tỷ lệ tích luỹ thấp, dẫn đến thiếu vốn đầu tư. Để tạo vốn đầu tư cho tăng trưởng, các nước này cần phải dựa vào lợi thế so sỏnh của mỡnh là tài nguyờn thiờn nhiờn và nguồn nhõn lực dồi dào để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài (hiểu theo nghĩa rộng, vốn đầu tư bao gồm cả vốn bằng ngoại tệ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật, công nghệ, tri thức quản lý kinh tế hiện đại), từ đó sẽ tạo mở được nhiều việc làm. Tốc độ và quy mô của vốn đầu tư tăng sẽ thúc đẩy trực tiếp tốc độ và quy mô của việc thu hút nguồn nhân lực vào hoạt động kinh tế (tạo việc làm). Nhỡn chung, qua cỏc lý thuyết, dưới góc độ kinh tế thị trường, có thể khái quát qui mô việc làm được quyết định bởi: - Qui mô vốn đầu tư. Khi lực lượng sản xuất càng phát triển, nền sản xuất càng coi trọng việc sử dụng máy móc thỡ lượng vốn đầu tư để có một chỗ làm việc càng nhiều hơn. Nền sản xuất càng có nhiều hỡnh thức đầu tư, tức là càng có nhiều ngành nghề thỡ càng cú điều kiện mở rộng qui mô việc làm. Trong điều kiện trỡnh độ công nghệ không đổi, thỡ qui mụ đầu tư tỷ lệ thuận với qui mô việc làm. - Số lượng và chất lượng lao động. Số lượng người lao động càng nhiều thỡ càng cú điều kiện tạo thêm việc làm. Tuy nhiên, chất lượng người lao động có ý nghĩa đặc biệt
- quan trọng. Chất lượng người lao động được thể hiện ở trỡnh độ, năng lực lao động, tính kỷ luật và phẩm chất của mỗi người lao động. Sự sẵn sàng về số lượng và chất lượng lao động để đáp ứng cầu lao động trên thị trường là một điều kiện rất quan trọng trong việc quyết định qui mô việc làm. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu dung lượng thị trường này càng lớn, có sức tiêu thụ sản phẩm càng nhiều và càng nhanh, tức là cầu về hàng hóa và dich vụ tăng, thỡ cầu về cỏc yếu tố sản xuất núi chung trong đó có cầu về lao động tăng, qui mô việc làm tăng. Để tạo ra và thúc đẩy tăng trưởng những nhân tố trên đũi hỏi phải cú một loạt cỏc giải phỏp như mở rộng tích lũy vốn, phát triển khoa học và công nghệ, khai thác triệt để và có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên; điều tiết gia tăng dân số, mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; sự hỗ trợ của các chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích đầu tư, phát triển thị trường lao động, chính sách thu nhập, mở cửa nền kinh tế... Về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, đây chính là những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm. Sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả những giải pháp này là một điều kiện thiết yếu làm tăng qui mô việc làm trong xó hội và chớnh đây cũng là điều kiện tạo nền sự tăng trưởng kinh tế. 1.2.2. Nội dung chủ yếu cña giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi Như đó nờu trờn, để phát triển CN, việc thu hồi đất chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất CN, đất chuyên dùng cho phát triển các KCN, KCX, xây dựng đường sỏ giao thụng và cỏc cụng trỡnh cụng cộng khỏc là cần thiết. Việc thu hồi đất làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xó hội liên quan đến ba đối tượng: xó hội, mà đại diện là Nhà nước; các doanh nghiệp cần đất để sử dụng và người dân có đất bị thu hồi. Điều này có nghĩa là vấn đề giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi không chỉ đơn giản là công việc thiết thân của người bị thu hồi đất, mà cũn cú liờn quan đến Nhà nước và các doanh nghiệp sử dụng đất do Nhà nước giao sau khi thu hồi. Giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, do vậy phải là công việc được cả ba đối tượng nêu trên quan tâm. Nội dung của nó bao gồm: Mở rộng lượng cầu về lao động -
- Lượng cầu về lao động là số lượng lao động mà các tổ chức kinh tế, xó hội cú nhu cầu sử dụng và cú khả năng chi trả tiền công hoặc tiền lương để được quyền sử dụng số lao động đó trong một thời gian nhất định. Do người lao động bị thu hồi đất chủ yếu là nông dân sống bằng sản xuất nông nghiệp, nên giải pháp đơn giản nhất là giao quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nơi khác để họ tiếp tục làm việc theo nghề vốn đó cú. Thế nhưng, do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nên giải pháp chủ yếu không phải như vậy, mà là phải chuyển đổi nghề để họ sang làm việc ở các cơ sở sản xuất CN và dịch vụ. Nghĩa là, để mở rộng lượng cầu việc làm trong điều kiện chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang phát triển CN, cần coi trọng việc các cơ sở CN tuyển dụng lao động tại chỗ, thu hút những người bị mất đất vào làm việc tại các cơ sở của mỡnh. Đồng thời, khuyến khích phát triển tiểu thủ CN, làng nghề, phát triển các ngành dịch vụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, phát triển hỡnh thức trang trại, mở rộng việc làm ở khu vực nụng thụn, mở rộng xuất khẩu lao động... Cần tạo ra cơ hội để người lao động tự tạo việc làm. Nhà nước cần có chính sách và biện pháp để các cơ sở CN khi nhận quyền sử dụng đất phải có kế hoạch ưu tiên tuyển dụng, thu hút lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất. Đây là biện pháp giải quyết việc làm cần thiết để tạo được sự đồng thuận giữa các đối tượng liên quan đến đất bị thu hồi. Thực tế cho thấy, nhờ phát triển CN mà đó tạo ra cơ hội cho việc thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động. Theo tính toán của Bộ Lao động- thương binh- xó hội thỡ cứ một ha đất khi chuyển sang phát triển CN, dịch vụ có thể tạo ra được từ 50 đến 100 chỗ làm việc mới. Việc xây dựng và phát triển các KCNkhông chỉ tạo ra một lượng lớn việc làm để thu hút số lao động ở đô thị, mà cũn thu hỳt một lượng lớn lao động vốn là những người nông dân hoặc không nghề nghiệp ổn định sống ở các vùng nông thôn, nhờ đó góp phần làm tăng năng suất lao động tại các vùng này. Số việc làm không chỉ được tạo ra cho số lao động làm việc chính thức tại các nhà máy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, mà cũn cho một số lượng lớn lao động làm dịch vụ, xây dựng cơ bản và các khu vực phi chính thức khác phục vụ cho phát triển CN kể cả ở trong và ngoài KCN, KCX. Nâng cao chất lượng cung lao động -
- Người dân bị thu hồi đất nên bị mất việc làm, có nghĩa là dư cung về lao động trong nông nghiệp. Muốn cú việc làm, họ phải chuyển nghề, tỡm việc làm mới. Và muốn vậy, họ phải đi học để có được một nghề chuyên môn nhất định. Phải mở nhiều hỡnh thức đào tạo phù hợp với từng lứa tuổi và sở thích của người lao động, trong đó dạy nghề cho nông dân là một giải pháp thiết thực nhất, đáp ứng nhu cầu trước mắt của họ. Do người bị mất đất ở các lứa tuổi khác nhau, nên việc dạy nghề phù hợp với từng lứa tuổi phải được coi trọng. Chất lượng lao động không chỉ là trỡnh độ học vấn, trỡnh độ tay nghề, mà cũn bao hàm cả ý thức kỷ luật, tính trách nhiệm, độ nhạy cảm của người lao động với những diễn biến thị trường. Do vậy, bên cạnh việc mở rộng qui mụ và loại hỡnh đào tạo nghề, việc coi trọng nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo là rất cần thiết để nâng cao chất lượng cung về lao động trên thị trường. Chất lượng cung về lao động cũn phụ thuộc vào sức khỏe của người lao động. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như điều kiện ăn, ở, đi lại, rèn luyện sức khỏe, y tế, hệ thống an sinh xó hội. Việc bố trớ tỏi định cư cho người có đất bị thu hồi, việc đảm bảo đời sống của họ khi Nhà nước thu hồi đất phải được đặt ra. Điều này không chỉ cú ý nghĩa làm tăng chất lượng cung lao động, mà cũn thể hiện đạo lý của cách mạng XHCN, mục tiêu của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Thực tế cho thấy, vấn đề nâng cao chất lượng cung lao động nhằm giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi không chỉ đơn giản là một cơ hội để họ có thế có khoản thu nhập cao hơn, mà cũn là một ỏp lực đối với họ. Đó là tỡnh trạng khi người dân có đất bị thu hồi, họ không những phải chuyển nơi ở, mà cũn phải chuyển đổi nghề nghiệp. Đây là mọt vấn đề lớn, vỡ họ đang sinh sống ổn định trong ngôi nhà của mỡnh, với cụng việc sản xuất hàng ngày gắn bú với đồng ruộng với một trỡnh độ sản xuất thấp. Sau khi bị Nhà nước thu hồi đất, họ không dễ dàng chuyển đổi nhanh sang một việc làm mới thích ứng với tác phong CN hay kinh doanh dịch vụ được. Do quá trỡnh CNH, HĐH diễn ra ngày càng nhanh, việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất CN và dịch vụ ngày càng tăng, nên sẽ diễn ra tỡnh trạng một bộ phận ngày càng lớn nông dân bị mất việc làm. Số liệu báo cáo của Bộ Tài nguyên môi trường, giai đoạn từ 2000 - 2004, diện tích đất nông nghiệp của cả nước đó được chuyển đổi mục đích sử dụng là gần 157.000 ha, trong đó để xây dựng các KCN, KCX 22.000 ha, xây dựng các cụm CN vừa
- và nhỏ gàn 35.000 ha, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị gần 100.000 ha. Bộ Lao động thương binh xó hội mới đây báo cáo, trung bỡnh mỗi hộ gia đỡnh nụng dõn bị thu hồi đất có khoảng 1,5 lao động rơi vào tỡnh trạng khụng cú việc làm và mỗi ha diện tớch đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm trong sản xuất nông nghiệp. Với 157.000 ha đất đó chuyển đổi nói trên sẽ có tới trên 20 vạn lao động nông nghiệp phải chuyển đổi nghề nghiệp, trong số đó vẫn cũn nhiều người chưa có việc làm, đó rơi vào tỡnh trạng thất nghiệp dẫn tới cuộc sống khú khăn. Để giải quyết việc làm việc cho số người này, về cơ bản, lâu dài vẫn phải nâng cao chất lượng cung về lao động cho họ. Điều này cũng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc đào tạo nghề cho những người từ nông dân có đất bị thu hồi để chuyển đổi nghề nghiệp cho họ là một vấn đề cần thiết, đang đặt ra nhằm nâng cao chất lượng cung lao động. Do đặc điểm của sản xuất của các ngành CN đũi hỏi người lao động phải có tay nghề, có chuyên môn, kỹ thuật, nên người lao động phải được đào tạo cơ bản. Nhưng hầu hết số lao động nông thôn ở nước ta lại chưa hề được đào tạo, chủ yếu là lao động phổ thông, nên chất lượng cung về lao động cũn thấp. Theo kết quả điều tra của Ban chỉ đạo điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp năm 2006 của Bộ Lao động thương binh và xó hội thỡ cả nước ta có 34 triệu lao động nông thôn thỡ cú 26,2 triệu người chưa qua đào tạo, chiếm gần 77,1%, chỉ có 17,6% lao động được đào tạo tay nghề theo trỡnh độ sơ cấp hoặc công nhân kỹ thuật, 3,1% có trỡnh độ trung cấp kỹ thuật, 5,3% có trỡnh độ từ cao đẳng trở lên. Số lao động này nếu không được đào tạo một nghề nhất định thỡ rất khú cú thể đáp ứng được trước yêu cầu phát triển của các ngành CN và dịch vụ. Đây thực sự là nguy cơ tiềm ẩn thất nghiệp đối với những người có đất bị thu hồi. Phát triển các dịch vụ môi giới việc làm - Thị trường lao động là nơi diễn ra quan hệ mua và bán sức lao động, nơi để người lao động tỡm kiếm việc làm và để người sử dụng lao động tỡm được người làm những công việc phù hợp. Thị trường lao động là một cơ chế quan trọng để khai thông quan hệ cung - cầu về lao động trong xó hội. Tiền cụng thị trường là tín hiệu để người lao động lựa chọn việc cung ứng sức lao động, lựa chọn sự sẵn sàng làm việc cho một tổ chức cần thuê mướn lao đông; đồng thời tiền công cũng là tín hiệu để người mua sức lao động có quyết định đúng đắn thuê số lượng lao động là bao nhiêu, ở thời điểm nào.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
142 p | 369 | 136
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh)
39 p | 362 | 76
-
Luận văn: Vấn đề thất nghiệp và việc làm của Việt Nam
25 p | 308 | 72
-
Luận văn “Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Bắc Phi, thực trạng và giải pháp”
116 p | 270 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam
171 p | 155 | 41
-
Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội
69 p | 150 | 29
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
102 p | 100 | 22
-
Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn
68 p | 118 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay
127 p | 78 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh Vĩnh Phúc
27 p | 95 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
120 p | 49 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc làm của lao động nữ ở xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
103 p | 84 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở trường Cao đẳng Thống kê
124 p | 37 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền việc làm của người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam
80 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc làm của người dẫn khiêu vũ trên địa bàn Hà Nội hiện nay
120 p | 27 | 5
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia đối với vị trí việc làm Tuyển dụng nhân lực
71 p | 29 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội theo tình thần khởi nghiệp
143 p | 26 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến việc làm của nông dân thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
96 p | 26 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn