Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn
lượt xem 18
download
Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn nhằm nghiên cứu khoa học nhằm có sự đánh giá đúng đắn về thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người dân ở khu vực này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung Luận văn Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 4
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung PHẦN DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội mang tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay quan niệm về phát triển được hiểu đầy đủ là tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo, giảm tỉ lệ thất nghiệp... trong đó thất nghiệp và thiếu việc làm là bước cản lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy tạo việc làm cho người lao động đang là vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp thiết. Không chỉ là tạo điều kiện, cơ hội việc làm cho người lao động, phát huy hết tiềm lực của đất nước mà còn góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội ở tỉnh Bình Định khá phát triển, bộ mặt của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực như: các khu kinh tế - khu công nghiệp mới dần hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả, các khu công nghiệp cũ hoạt động mạnh hơn cả về quy mô lẫn chất lượng, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, các dịch vụ xã hội ngày càng được quan tâm... Bên cạnh đó thành phố Quy Nhơn – trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội của tỉnh đã có sự phát triển một cách vượt bậc và đã được công nhận là đô thị loại I, đời sống nhân dân được nâng cao, tỉ lệ nghèo đô thị giảm. Trong công cuộc đổi mới, hơn 10 năm qua, kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị tổng sản phẩm xã hội năm 2002 ước đạt 1.600 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân trên 12,5% năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Hiện nay, tỷ trọng ngành công nghiệp là 34,4%, ngành thương mại dịch vụ là 52,5% và ngành nông nghiệp là 13,1% [7;67]. Đặc biệt việc xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng. Nhờ đó phường Đống Đa - một địa bàn nằm ngay sát cạnh khu SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 5
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung kinh tế Nhơn Hội đã và đang có những bước chuyển biến tích cực về tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì một bộ phận không nhỏ người dân đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn vì việc thực hiện kế hoạch quy hoạch đất đai trên địa bàn phường chưa được đồng bộ và toàn diện. Ở khu vực 9, phường Đống Đa tình hình đời sống dân cư trước đây vẫn vốn gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay phường Đống Đa đang là khu vực nằm trong quá trình đô thị hóa, sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị diễn ra mạnh và đã tác động không nhỏ đến tình hình đời sống người dân. Thường thì khi nói đến đô thị người ta thường nghĩ ngay đến mặt lợi nhiều hơn là mặt hại, trước tiên các đô thị sẽ cung cấp nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, dịch vụ xã hội, năng suất lao động cao hơn; nó góp phần chuyển hướng phát triển kinh tế và là động lực dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Nhưng bên cạnh đó mặt trái của quá trình đô thị hóa cũng được bộc lộ rất rõ, một trong số đó là quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân mất đất. Người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa vốn gắn bó đời đời với diêm nghiệp (nghề muối) và các hoạt động nuôi trồng thủy sản nay đã bị mất đất sản xuất mà công tác đào tạo nghề, hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi quy hoạch đất đai chưa được thực hiện hiệu quả, đồng nghĩa với việc một số lượng lớn người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp kéo theo nó là một loạt các hệ quả khác nữa. Thành phố Quy Nhơn đang ngày càng phát triển, nhưng vấn đề việc làm của phần lớn người dân chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa vẫn chưa được giải quyết, trong đó tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm ổn định của người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn đã và đang là vấn đề trăn trở của các cấp chính quyền và nhân dân. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn” để tiến hành nghiên cứu khoa học nhằm có sự đánh giá SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 6
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung đúng đắn về thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người dân ở khu vực này. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Việc làm cho người lao động là một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu các cấp về vấn đề việc làm trên được tiến hành trên phạm vi cả nước trong đó có địa bàn tỉnh Bình Định. Trong đó các đề tài nghiên cứu về thực trạng việc làm của người dân sau tái định cư, việc làm của người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đô thi hóa, việc làm của người lao động ở nông thôn, việc làm của lao động nữ ở nông thôn... được quan tâm nhiều. Có thể kể đến một số để tài tiêu biểu như sau: Đề tài nghiên cứu khoa học “ Tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”, năm 2009,của sinh viên Nguyễn Đình Ngọc lớp CTXH_K28 trường Đại học Quy Nhơn, đề tài này đã đi sâu nhiên cứu những thực trạng, khó khăn, nguyên nhân đồng thời cũng đề ra nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề việc làm cho người dân. Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định”, năm 2010, của sinh viên Võ Thị Thanh Tuyền lớp CTXH_K29 trường Đại học Quy Nhơn. Đề tài đã chỉ ra thực trạng việc làm của người phụ nữ nông thôn và đưa ra một số giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người phụ nữ ở nông thôn. Các đề tài trên đã cung cấp những kiến thức về vấn đề việc làm của người lao động sau tái định cư và phụ nữ nông thôn tỉnh Bình Định. Với các đề tài sẽ cung cấp thêm những cơ sở lý luận, tạo tiền đề để tiến hành nghiên cứu thực trạng vấn đề việc làm hiện nay trên địa bàn khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Đề tài “Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn” sẽ góp phần xây dựng thêm cơ sở lý SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 7
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung luận cho công tác giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa, đặc biệt khi đối tượng vốn là người lao động sống ở vùng ven thành phố. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát thực trạng việc làm của người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa để thấy được các loại hình công việc, tính chất công việc cũng như những khó khăn trong công việc mà người dân gặp phải. Đánh giá về nhu cầu việc làm của người dân của người dân bị thu hồi đất. Chỉ ra những cơ hội, tiềm năng của cộng đồng khu vực 9 trong việc giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp hiện nay. 4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Vấn đề việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa của thành phố Quy Nhơn. 4.2 Khách thể nghiên cứu Người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. 4.3 Phạm vi nghiên cứu Với yêu cầu của một đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, chúng tôi chỉ tập trung vào việc làm rõ thực trạng việc làm của người lao động ở khu vực bị tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay. Phạm vi khảo sát được tiến hành trên địa bàn khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Thời gian thực hiện đề tài được hành từ tháng 11/2010 đến tháng 4/2011. SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 8
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung 5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 5.1 Ý nghĩa lý luận Góp phần xây dựng hệ thống kiến thức đầy đủ hơn về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người dân bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa. Làm tài liệu tham khảo cho những đề tài nghiên cứu sau này về vấn đề việc làm. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa có ý nghĩa kinh tế - văn hóa - xã hội hết sức sâu sắc, nhất là khi tỉnh Bình Định đang có sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Kết quả nghiên cứu sẽ mô tả bức tranh chung rõ nhất về thực trạng việc làm cũng như phần nào tình hình đời sống của người dân sau quy hoạch; chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các dự án phát triển khu dân cư mới đến vấn đề việc làm của người dân, qua đó đề ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm giải quyết việc làm cho người dân, giúp cộng đồng phát huy hết những tiềm năng, thế mạnh của mình để hội nhập cùng sự phát triển của tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và phân tích những tài liệu, luận văn về vấn đề việc làm; các báo cáo, tổng kết của phường Đống Đa liên quan đến vấn đề việc làm. Phương pháp điều tra bằng bảng anket: có 90 bảng anket đã được phát ra tại cộng đồng dân cư khu vực 9, phường Đống Đa. Phương pháp phỏng vấn sâu: có 25 cuộc phỏng vấn sâu. Phương pháp quan sát: quan sát toàn cảnh khu vực 9; quan sát nhà cửa, vật dụng trong gia đinh của người dân; quan sát những biểu hiện, thái độ 7. Giả thiết khoa học Người dân khu vực 9 phường Đống Đa thành phố QN đang thực sự gặp khó khăn trong vấn đề việc làm sau khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân không SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 9
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung có việc làm ổn định, hay làm những công việc không phù hợp, chỉ mang tính tạm thời, bấp bênh và thu nhập thấp. Người dân khu vực bị ảnh hưởng bởi quy hoạch dân cư có nhu cầu rất lớn về việc làm ổn định, phù hợp để sớm ổn định cuộc sống, trong đó nhu cầu về việc đào tạo nghề và hỗ trợ cho vay vốn là quan trọng. Người dân khu vực 9 đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề việc làm của mình vì trình độ văn hóa thấp. Cộng đồng khu vực 9 có nhiều tiềm năng để có thể giải quyết vấn đề việc làm cho người dân như: mở các lớp vừa đào tạo nghề vừa xản xuất các mặt hàng thủ công nghiệp thu hút được sự tham gia rất lớn của người dân, với việc xây dựng khu đô thị mới trong khu vực này với các ngành nghề dịch vụ và công nghiệp phát triển thì việc đào tạo tay nghề cho lớp trẻ sẽ đáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động rất lớn trong tương lai rất gần. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi quy hoạch cần có những giải pháp mang tính khả thi, sự tham gia, phối hợp đồng bộ giữa các cấp ngành trong tỉnh, các tổ chức nhận trách nhiệm xây dựng các công trình đầu tư trên địa bàn khu vực và bản thân cộng đồng. 8. Cấu trúc đề tài Đề tài được cấu trúc thành ba phần: phần dẫn nhập, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng việc làm của người dân khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Chương 3: Một số giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho người dân khu vực 9, phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn. SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 10
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Vai trò của việc làm và giải quyết việc làm đối với người dân bị thu hồi đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa Vai trò của việc giải quyết vấn đề việc làm đối với người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình đô thị hóa là vô cùng lớn, được xem là vấn đề nền tảng, mấu chốt để cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân một cách toàn diện. Quá trình đô thị hóa đòi hỏi phải có sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề trên khu vực đó sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn của đô thị, đồng nghĩa với việc một diện tích lớn hoặc toàn bộ đất nông nghiệp sẽ bị quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong khi đó cộng đồng dân cư tại khu vực này lại gắn bó với đất nông nghiệp, và đó là công cụ lao động chủ yếu của họ. Vì vậy, song song với việc quy hoạch đất đai thì công tác đào tạo việc làm mới phù hợp để đảm bảo đời sống cho người dân là vấn đề vô cùng cấp thiết, cần được thực hiện ngay từ đầu. Nếu công tác này được tiến hành một cách kịp thời, đồng bộ và toàn diện thì vấn đề công ăn việc làm cho người dân có đất đai sản xuất bị quy hoạch sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, giảm thiểu tới mức thấp nhất tỉ lệ người thất nghiệp trong cộng đồng, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của cộng đồng. Mặt khác nếu người dân không có công ăn việc làm ổn định, mức thu nhập phù hợp sẽ dẫn đến vấn đề thất nghiệp và kéo theo đó là vô vàn những hệ lụy khôn lường như: gia tăng tệ nạn xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền địa phương, giáo dục sút kém, trẻ em lao động sớm, ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu phát triển của đô thị... SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 11
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung 1.2 Một số khái niệm 1.2.1 Việc làm 1.2.1.1 Khái niệm Theo điều 13 của Bộ luật lao động của nước ta có đưa ra khái niệm: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Trong việc làm có 2 khái niệm: Việc làm đầy đủ: Là hiện tượng người lao động có việc làm và được làm việc liên tục. Việc làm hợp lý: Là sự phù hợp về mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn của việc làm đầy đủ. [1;67 ] Theo ngành xã hội nhân chủng học: Việc làm không chỉ bao hàm cái gì được làm, được làm như thế nào và ai làm, mà nó còn hàm ý việc làm đó được đánh giá như thế nào và ai đánh giá. Vì thế, việc làm bao hàm ý nghĩa vật chất, xã hội, văn hóa và tâm lý cá nhân: Việc làm bao hàm chất lượng của mối quan hệ xã hội giữa người này và người kia hoặc nhóm người này với nhóm người kia về quyền kiểm soát, phân phối sản phẩm và tài nguyên. Mối quan hệ này thể hiện ở việc giới hạn việc tiếp cận tài nguyên và lợi nhuận (vốn, kỹ thuật, thông tin…) của người lao động; việc đánh giá thấp những giá trị, những tài nguyên và lợi nhuận mà người lao động có sẵn (lao động, thời gian, tay nghề). Việc làm bao hàm việc tạo ra sản phẩm vật chất và các hoạt động xã hội. việc làm là sự thực hiện một nhiệm vụ sản xuất, quản lý, hoặc biến đổi các tài nguyên cần thiết để phục vụ đời sống. Việc làm cần sự đóng góp của các yếu tố tài nguyên như đất đai, lao động, vốn, thời gian, thông tin – kỹ thuật. Kết quả của việc làm có thể là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm không vật chất. Giá trị của việc làm không chỉ được đánh giá dựa vào giá trị kinh tế mà còn phải xem xét về mặt giá trị xã hội và ý nghĩa đối với cá nhân đó. SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 12
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung Việc làm mang ý nghĩa tâm lý xã hội: Người lao động đồng hóa mình với công việc đang làm thông qua địa vị xã hội đạt được, niềm tự trọng cá nhân, uy tín trong cộng đồng, quyền hành được giao hoặc ý nghĩa cá nhân tự gán cho việc làm. Ý nghĩa tâm lý xã hội này nhiều khi quan trọng cũng như ý nghĩa kinh tế của việc làm. Hơn thế nữa, sự đồng hóa này còn biểu hiện thông qua việc thừa nhận thái độ của người khác đối với việc làm của họ. Việc làm bao hàm những giá trị văn hóa – xã hội: Mỗi nền văn hóa có một thang giá trị riêng. Vì vậy, chúng ta không chỉ cần biết hoạt động nào được coi là “việc làm” và giá trị kinh tế của việc làm đó được tính ra sao, mà còn phải hiểu việc làm ấy có ý nghĩa gì đối với xã hội và với cá nhân khi họ hoàn thành nhiệm vụ đó. 1.2.1.2 Các thành tố của việc làm Có thể nghiên cứu và đo lường việc làm dựa vào 10 thành tố sau đây: Năng lượng: cần tiêu phí một số năng lượng sức lực hay chất xám để làm chuyển đổi, duy trì, sản xuất một vật hay làm một việc gì đó trọng một hệ thống nhất định để đạt mục đích đặt ra. Việc làm không thể chỉ đo lường bởi sản phẩm vật chất làm ra mà còn là những sản phẩm không vật chất (thông tin, thiết chế xã hội, niềm tin…). Đó làm những việc làm của công nhân, người quản lý, nhân viên xã hội, nghệ sỹ, nhà truyền giáo,… Phần thưởng kinh tế và tinh thần: tiền lương và tiền thường là mặt kinh tế của việc làm; vị thế xã hội, danh dự cá nhân, quyền hành (quyền trong gia đình và uy tín trong cộng đồng) là phần thường về mặt xã hội và tâm lý. Động cơ phần thường của việc làm rất khác nhau đối với nam nữ và đối với các bối cảnh làm việc khác nhau (đi làm để kiếm tiền, đi làm để có thêm bạn hoặc thêm kiến thưc,…) Tài nguyên: việc làm là sự thực hiện một nhiệm vụ cần thiết nào đó, cần sử dụng một số tài nguyên như vốn, nguyên liệu, tay nghề, thời gian và một số quyền hạn xã hội cho phép để phục vụ đời sống. mỗi tài nguyên được đánh SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 13
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung giá căn cứ vào giá trị kinh tế, giá trị xã hội và giá trị của chính cá nhân người đánh giá. Giá trị: giá trị của việc làm thay đổi tùy theo hoàn cảnh lịch sử, xã hội và cá nhân. Việc đánh giá một việc làm có hiệu quả, có năng xuất, có giá trị tùy thuộc rất nhiều vào quan điểm của người đánh giá. Sự đánh giá này mang tính tương đối. đánh giá một việc làm thường không dựa theo tiến trình mà thường vào dựa vào giá trị cụ thể trước mắt của sản phẩm làm ra, vì vậy những sản phẩm của người mẹ, nhân viên xã hội, nhân viên văn phòng, nhà chính trị thường không được nhìn thấy, không được đánh giá đúng mức. ví dụ: nhiều đánh giá dựa trên vẻ đẹp, năng xuất cao của sản phẩm hơn là căn cứ vào năng lượng và thời gian tiêu phí. Mỗi việc làm có đặc điểm văn hóa riêng không thể bị xem xét cùng với một tiêu chí đánh giá. Ví dụ: hôn nhân và quản lý không thể được đánh giá bằng một thang đo lường như nhau. Thời gian: giá trị của việc làm thay đổi tùy vào việc đó làm khi nào? Ví dụ: sản phẩm làm ngoài giờ có giá trị gấp đôi sản phẩm trong giờ. Vài công việc được làm một cách dễ dàng hơn nhờ có kinh nghiệm (tích lũy theo thời gian) nhưng có nhiều việc se trở nên khó làm hơn khi tuổi càng cao. Mặt khác, giá trị thời gian tiêu phí đôi khi không được kể đến trong vài công việc nhưng lại được đánh giá cao trong một số công việc khác (việc nội trợ và cấp dưỡng tại xí nghiệp). việc làm nhằm hoàn thành một nghĩa vụ cần thiết của thời gian phải được kể đến. ví dụ: làm ngoài giờ. Nơi làm việc: nhiều giá trị của việc làm được đồng hóa với nơi làm việc (rửa chén tại nhà không được coi trọng như rửa chén tại bếp cơ quan, tại khách sạn; may gia công ở nhà rẻ hơn may trong xí nghiệp). Người lao động: giá trị của việc làm cũng được đánh giá khác nhau do ai là người làm việc ấy. trong xã hội có một số công việc được xem như là “thích hợp” cho một số người không chỉ vì yêu cầu chuyên môn, tay nghề của họ mà còn do sự giới hạn của phong tục, do bảo vệ đặc quyền đặc lợi của một giai tầng xã hội. ví dụ: âm nhạc và thể thao được xem là hợp với người da SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 14
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung đen. Bởi vị quyền lợi kinh tế, danh dự và uy tín của cá nhân gắn liền với việc làm nên sự chuyên môn hóa hoặc sự phân biệt chuyên môn trong phân công lao động được củng cố dưới 3 hình thức: Do luật quy định (ở thế kỷ trước, phụ nữ không thể thẩm phán, người da màu không thể là thị trưởng). Do phong tục quy định (ở xã hội đạo hồi, công việc trong nhà là công việc chuyên môn của phụ nữ, còn việc buôn bán ở chợ là của đàn ông). Do cá nhân tự chọn. Kỹ thuật: công cụ là khía cạnh của việc làm. Công cụ kỹ thuật cao thì đỡ tốn kém thời gian, năng lượng và năng xuất cao hơn. Kỹ thuật không đơn thuần chỉ là công cụ sản xuất hoặc công cụ của việc làm mà còn mang ý nghĩa sử dụng khác: khi lao động người bị đưa vào hệ thống sản xuất như một yếu tố kỹ thuật thì sức người trở nên bóc lột. Tâm lý đồng hóa hoặc xã lạ với việc làm: cá nhân hoạc một nhóm người thường đồng hóa mình với vai trò của công việc hoặc một mặt của công việc nào đó. Sự đồng hóa này có liên quan mật thiết đến sự đầu tư cá nhân trong tiến trình hoạt động xã hội. nếu đồng hóa toàn tâm với một công việc nào đó quá sẽ sao lãng các vai trò khác và bị căng thẳng, dẫn đến “bệnh nghiện làm việc”. ngược lại với bệnh “nghiện làm việc” là tâm lý xa lạ với việc đang làm. Mức độ xa lạ cao nhất khi người công nhân bị đối xử như là một cái máy và có ít quyền hạn nhất đối với sản phẩm do họ làm ra. Sản phẩm phản chiều cái tôi của người lao động, vì thế giá trị của người lao động cũng nhân lên từ giá trih sản phẩm. Sự phân chia lao động theo giới tính: trong nền kinh tế chính trị có giai cấp, sự phân chia lao động ám chỉ sự chuyên môn hóa của một tiến trình mang tính kỹ thuật và kinh tế, một số nhà xã hội hóa hiện đại đã mở rộng khái niệm này bao gồ cả sự phân chia lao động theo giới tính. Đó là sự phân công những hoạt động, những vai trò trong xã hội cho nam và nữ. sự phân chia lao động theo giới tính trong việc làm một phần là do sự khác nhau về cơ SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 15
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung hội học hành của nam và nữ. nhìn chung phụ nữ ít khi leo lên được các cấp học cao. Ví dụ: khoảng 2/5 sinh viên nữ tốt nghiệp cử nhân nhưng chỉ có ¼ nữ tốt nghiệp trên đại học. thật vậy, phụ nữ thường được đào tạo ít hơn nam giới. một chi tiếc mà mọi người đều biết đến để minh họa cho sự không cân đối về giới trong lĩnh vực giáo dục là phụ nữ có khuynh hướng học một số ngành xã hội và thường tránh các ngành khoa học kỹ thuật. sự lựa chọn ngành học đã ảnh hưởng đến cơ hội hành nghề cho phụ nữ. sự bất lợi trong nghề nghiệp của phụ nữ có liên quan chặt chẽ đến vai trò của phụ nữ trong gia đình. Khi gánh nặng lao động trong nhà rơi lên vai phụ nữ thì họ sẽ bị giới hạn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Trong khi sự phân chia lao động theo giới tính thường được giải thích là do sự khác nhau về sinh học phù hợp với chức năng sinh sản của phụ nữ nhưng các nhà nghiên cứu theo phái nữ quyền xem sự phân chia lao động này là kết quả của chế độ phụ quyền phong kiến phân biệt đối xử với phụ nữ, bởi vì tư bản và phong kiến cho rằng lãnh điah thích hợp cho phụ nữ là ở trong nhà và lãnh địa của nam giới là bên ngoài xã hội. 1.2.1.3 Các tiêu chí xác định việc làm Giới hạn về độ tuổi: Việc giới hạn này tùy theo mỗi quốc gia sẽ có những giới hạn riêng. Ở Việt Nam độ tuổi lao động được tính từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ. Giới hạn về thời gian làm việc của người lao động có việc làm, làm việc ít nhất 16h/1tuần thì được xem là có việc làm. 1.2.1.4 Chính sách việc làm Chính sách việc làm là một hệ thống các quan điểm, chủ trương, phương pháp, phương hướng, công cụ và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động. Nó được cụ thể hóa bằng văn bản pháp lý được Quốc hội thông qua và nhà nước ban hành. Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội quan trọng đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Dưới góc độ chính sách việc làm thì để hạn chế thất nghiệp, một mặt SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 16
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung phải tạo ra chỗ làm mới, mặt khác phải tạo điều kiện cho người lao động tránh được nguy cơ thất nghiệp, đồng thời có chính sách trợ cấp cho người lao động khi họ có nguy cơ thất nghiệp.[2;67] Một số quy định trong luật lao động nước ta về chính sách việc làm: Chính phủ lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với chương trình giải quyết việc làm; lập quỹ quốc gia về việc làm từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác, phát triển hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm. Chính phủ phải có các chính sách và biện pháp tổ chức dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn sản xuất kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm; hỗ trợ về tài chính cho những địa phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ. Nhà nước định chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, tạo điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc giảm, miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều nghề mới nhằm tạo việc làm cho nhiều người lao động. Các chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. `Giải quyết việc làm Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động, có cơ hội được làm việc với chất lượng việc làm ngày càng cao.[2;67] 1.2.2 Thất nghiệp 1.2.2.1 Khái niệm Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về thất nghiệp: SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 17
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành. Theo Paul-A-Samuelson: Thất nghiệp bao gồm những người không có việc làm nhưng tích cực tìm việc hoặc đang chờ đợi để trở lại làm việc. Tóm lại thất nghiệp là tình trạng một người lao động nào đó tuy có đủ khả năng lao động (sức khỏe, nhận thức, trình độ) đã cố gắng tự tìm kiếm, tự tạo việc làm với mức thu nhập phù hợp hiện hành, nhưng không thể tìm được việc làm, và nó chỉ được áp dụng cho những đối tượng nhất định. Bởi vì khi đã nói đến thất nghiệp, theo cách hiểu chung nhất là khi một người lao động đã được qua đào tạo, đã có những kinh nghiệm, am hiểu nhất định về một nghề nghiệp mà do một lý do nào đó bị mất việc làm hoặc không thể tìm được việc làm trong một khoảng thời gian tương đối dài và họ không có nguồn thu nhập chính đáng nào khác để tự chi phí, trang trải cho cuộc sống của mình và người thân thì mới được coi là thất nghiệp. Người thất nghiệp: Là người trong độ tuổi lao động, còn khả năng lao động nhưng chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm với mức lương đang thịnh hành trên thị trường. Ở Việt nam những người được coi là thất nghiệp bao gồm: Người lao động đang làm việc bị mất việc làm vì những lý do như: Doanh nghiệp phá sản, giải thể. Dôi dư do doanh nghiệp xắp xếp lại, bị xa thải, bị chấm dứt hợp đồng. Người mới đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp hoặc thôi học, bỏ học chưa tìm được việc làm. Bộ đội xuất ngũ, thanh niên xung phong hết nghĩa vụ, lao động xuất khẩu về nước chưa có việc làm. Những người phải nghỉ việc tạm thời không có thu nhập do tính thời vụ của sản xuất. SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 18
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Lực lượng lao động (hay dân số hoạt động kinh tế): bao gồm những người đang làm việc và những người thất nghiệp. Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa. Ở nông thôn, mặc dù có tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp một phần, làm việc ít thời gian ở nông thôn, nhưng tình trạng thất nghiệp này không bị coi là vấn đề nghiêm trọng. 1.2.2.2 Phân loại thất nghiệp Có nhiều cách để phân loại tình trạng thất nghiệp, sau đây là một cách phân loại theo tính chất thất nghiệp: Thất nghiệp tự nhỉên: Là loại xẩy ra do quy luật cung cầu của thị trường sức lao động tác động. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với tỉ lệ lạm phát. Do nhiều lý do khác nhau, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ở mỗi nước khác nhau và có xu hướng tăng lên. Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu về các loại lao động. Cầu của loaị lao động này tăng lên cầu của loại lao động khác giảm xuống, cung điều chỉnh không kịp cầu. Trong quá trình vận động của nền kinh tế thị trường, sẽ có nhiều ngành kinh tế phát triển thu hút nhiều lao động, nhưng có nhiều ngành bị thu hẹp lại làm dư thừa lao động. Loại thất nghiệp này thấy rõ nhất ở hai ngành nông nghiệp và công nghiệp. Do ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp làm dư thừa lao động nông nghiệp. Trong khi đó nhu cầu lao động trong công nghiệp tăng lên do thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển lao động giữa các vùng, các miền, thuyên chuyển công tác giũa các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất. trong thời gian di chuyển người lao động không có việc làm. Thất nghiệp tự nguyện: Là thực trạng người lao động không muốn làm việc do nhiều lý do khác nhau. SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 19
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung Thất nghiệp trá hình: Là tình trạng người lao động được sử dụng dưới mức khả năng của họ. Thuộc loại này bao gồm cả những người làm nghề nông trong thời điểm nông nhàn (đôi khi những người này được tách riêng thành những người thất nghiệp theo thời vụ). Thất nghiệp ẩn: Là dạng thất nghiệp không được báo cáo. 1.2.3 Đô thị 1.2.3.1 Khái niệm Theo các nhà xã hội học: “Đô thị là một chỉnh thể không gian xã hội, biểu hiện sự thống thất của một kiểu đặc biệt: tổ chức xã hội dân cư, điều kiện địa lý tự nhiên và môi trường nhân tạo”.[3;67] Vậy đô thị là sự thống nhất giữa không gian đô thị và con người đô thị, hai yếu tố này không thể tách rời lẫn nhau mà tồn tại song song với nhau. Ngoài ra còn có rất nhiều định nghĩa về đô thị, và ở mỗi quốc gia thì việc định nghĩa về đô thị cũng khác nhau. Thông thường mật độ dân số tối thiểu cần thiết để được gọi là một đô thị phải là 400 người trên một cây số vuông hay 1000 người trên một dặm vuông Anh. Các quốc gia châu Âu định nghĩa đô thị dựa trên cơ bản việc sử dụng đất thuộc đô thị, không cho phép có một khoảng trống tiêu biểu nào lớn hơn 200 mét. Dùng ảnh chụp từ vệ tinh thay vì dùng thống kê từng khu phố để quyết định ranh giới của đô thị. Tại các quốc gia kém phát triển, ngoài việc sử dụng đất và mật độ dân số nhất định nào đó, một điều kiện nữa là phần đông dân số, thường là 75% trở lên, không có hành nghề nông nghiệp hay đánh cá. Theo nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ Việt Nam về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị thì đô thị là khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau: o Về cấp quản lí, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. o Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau: SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 20
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km².[4; 67 ] 1.2.3.2 Các khái niệm liên quan về đô thị Đô thị hóa theo chiều rộng: Đây là khái niệm nói đến sự đô thị hóa của các khu vực, các thành phố… sự đô thị hóa chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, các thị trấn trở thành các đô thị mới,… hoặc các thành phố lớn trở thành các siêu đô thị. Sự đô thị hóa này chủ yếu nhằm thay đổi sự cũ kỹ lạc hâu, trong đồi sông xã hội. Chủ yếu ở các nược thuộc thế giới thứ ba như ở châu Á, khu vực nam Mỹ… Sự đô thị hóa này thường tăng nhanh và gia tăng các đô thị nhưng đem đên nhiều mặt tiêu cực của xã hội đô thị (tệ nạn xã hội, gia tăng giàu - nghèo, … Đô thị hóa theo chiều sâu: Khái niệm nói lên sự đô thị hóa trong nhiều mặt quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt các linh vực dịch vụ, giáo dục, văn hóa… Sự đô thị hóa đặc biệt về chât lượng sống của con người đô thị. Đây là sự đô thị hóa về việc năng cao nhận thức, kiến thức của con người được văn minh hơn, được tiếp cận với những dịch vụ cao cấp, đời sống được văn minh hiện đại hơn. Con người đô thị đó được sống trong cuộc sống tốt hơn, hiện đại và phát triển hơn. Chủ yếu đô thị hóa theo chiều sâu chủ yếu ở các nước châu  u, Hoa Kỳ … nơi đã trải qua sự đô thị hóa về chiều rộng lâu đời nên sau thời kỳ đos họ tập trung nhằm nâng cao đời sống xã hội tiến tới hoan mỹ, hoàn hảo hơn. SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 21
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung Đô thị hóa cưỡng bức: Khái niệm nói về sự đô thị hóa bắt buộc đối với các khu vực dân cư để phù hợp với sự thay đổi đời sống xã hội, nhu cầu vật chất và cả tinh thần đối với người dân đô thị. Chủ yếu đây là sự đo thihóa cưỡng bức các khu vực phát triển đô thị quá nhanh, đăc biệt các mặt như dân số, nhu cầu lao động… Một sô khu vực như: ngoại thành đô thị, thành phố,.. các thị trấn, các vùng ven đô… Giải thể đô thị: Khái niệm nói về sự thay đổi chủ yếu là về vấn đề dân số, nhu cầu con người… của các khu vực đô thị. Do ở các đô thị các vấn đề về môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề nhà ở… ngày càng mạnh mẽ và trở thành vấn đề lớn khiến con người đặc biệt là đối với con người đô thị đang dân dần quay về sống trong các khu vực ở ngoại ô, ở vùng ngoại thành các đô thị. Ở nơi này họ có được sự thoải mái, có được cuộc sống tốt hơn, thỏa mãn được các nhu cầu về môi trường, nhà ở … Tiêu biểu như ở các thành phô Băc Kinh, Luân Đôn, một vài thành phố ở châu Âu. 1.2.3.3 Các đặc trưng của đô thị Đô thị là nơi có mật độ dân số rất cao. Thế giới đã quy định mật độ dân số của đô thị không vượt quá 5000 người/1km2. Đại đa số dân cư ở đô thị hoạt động nghề nghiệp là phi nông nghiệp (theo quy định của nước ta thì ít nhất là 60% dân cư làm nghề phi nông nghiệp, còn 40% vẫn làm nông nghiệp). Đô thị là môi trường sống trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân và xã hội. Là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội của khu vực. Đô thị và thành phố là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. 1.2.4 Đô thị hóa 1.2.4.1 Khái niệm Đô thị hóa là quá trình thay đổi hình thức cư trú của con người, nhằm làm thay đổi chất lượng cuộc sống và bộ mặt của nông thôn. SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 22
- GVHD: ThS. Phan Thị Kim Dung Hai thành tố trong quá trình đô thị hóa: Đô thị hoá là sự tăng lên của cư dân đô thị. Sự tăng lên này theo ba dòng chính: sự tăng dân số tự nhiên của cư dân đô thị, dòng di dân từ nông thôn ra thành thị và điều chỉnh về biên giới lãnh thổ hành chính của đô thị. Ba dòng này có vai trò và vị trí khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Đô thị hoá mở rộng không gian đô thị, không gian kiến trúc. Mở rộng không gian đô thị là một tất yếu đối với các đô thị trên thế giới trong quá trình đô thị hoá. Đó cũng có thể là đô thị sát nhập vào đô thị hoặc đô thị hoá mở rộng đô thị ra ngoại thành hoặc lân cận. Mở rộng không gian đô thị cũng mang tính lịch sử, tuỳ từng quan niệm của mỗi quốc gia.[5;67] 1.2.4.2 Các khái niệm liên quan về đô thị hóa Đô thị hóa theo chiều rộng: Đây là khái niệm nói đến sự đô thị hóa chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ về số lượng. Các thị trấn trở thành các đô thị mới,… hoặc các thành phố lớn trở thành các siêu đô thị. Sự đô thị hóa này chủ yếu nhằm thay đổi sự cũ kĩ lạc hậu, trong đời sống xã hội. Sự đô thị hóa này thường tăng nhanh và gia tăng các đô thị nhưng lại đem đến nhiều mặt tiêu cực của xã hội đô thị (tệ nạn xã hội, gia tăng tỉ lệ giàu - nghèo …). [3;67 ] Đô thị hóa theo chiều sâu: Khái niệm nói lên sự đô thị hóa trong nhiều mặt quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt các lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, văn hóa… Sự đô thị hóa đặc biệt về chất lượng sống của con người đô thị. Đây là sự đô thị hóa về việc nâng cao nhận thức, kiến thức của con người được văn minh hơn, được tiếp cận với những dịch vụ cao cấp, đời sống được văn minh hiện đại hơn. Con người đô thị đó được sống trong cuộc sống tốt hơn, hiện đại và phát triển hơn. Đô thị hóa theo chiều sâu diễn ra chủ yếu ở các nước châu  u, Hoa Kỳ… nơi đã trải qua sự đô thị hóa về chiều rộng lâu đời nên sau thời kỳ đó họ tập trung nhằm nâng cao đời sống xã hội tiến tới hoàn mỹ, hoàn hảo hơn. [3; ] Đô thị hoá thay thế: Là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hoá diễn ra ngay chính trong đô thị. Ở đây cũng có sự di dân nhưng từ trung tâm ra ngoại SVTH: Phạm Hồng Hiệp Trang 23
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn "Khảo sát hệ thống ghép kênh"
0 p | 637 | 255
-
Luận văn: Khảo Sát Sự Hài Lòng Và Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai - Nguyễn Thị Thanh Trúc
104 p | 365 | 109
-
LUẬN VĂN: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ
54 p | 379 | 89
-
Luận văn: " Khảo sát hiện trạng nuôi tôm sú thâm canh tại xã Vĩnh An huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre"
0 p | 295 | 87
-
Luận văn: Khảo Sát Hệ Thống WiMAX
91 p | 232 | 86
-
Luận văn: Khảo sát thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba
36 p | 214 | 68
-
Luận văn: Khảo sát hàm lượng Fucoidan từ một số loài rong nâu phổ biến ở Khánh Hòa
108 p | 292 | 67
-
Luận văn: " Khảo sát tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở tỉnh An Giang"
65 p | 245 | 66
-
Luận văn: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TIẾT ENZYME CELLULASE CỦA CÁC CHỦNG NẤM TRICHODERMA SPP.
34 p | 245 | 65
-
luận văn: KHẢO SÁT CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ “MÙA XUÂN” VÀ “TRÁI TIM ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU
138 p | 284 | 59
-
Luận văn: Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm OPENAMIX - LSC và TRICHODERMA lên xử lý rác thải sinh hoạt
64 p | 191 | 58
-
LUẬN VĂN:KHẢO SÁT MẠNG LAN VỚI CÁC PHẦN MỞ RỘNG KHÔNG DÂY
82 p | 193 | 51
-
Luận văn: "Khảo sát hiện trạng và hiệu quả khai thác của nghề lưới cào gần bờ ở Kiên Hải - Kiên Giang"
41 p | 190 | 36
-
Luận văn: Khảo sát và đánh giá thực trạng cạnh tranh mặt hàng rau quả của tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam
94 p | 145 | 36
-
LUẬN VĂN: KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
64 p | 151 | 34
-
Luận văn: Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung tinh bột, trứng và sữa bột đến chất lượng sản phẩm tàu hủ mềm
86 p | 142 | 30
-
Luận văn: Khảo sát sự ảnh hưởng của chất gây rối loạn nôi tiết trên Dapnnia magna
56 p | 71 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn