Luận văn: Xây dựng chiến lược quyền chọn trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 45
download
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, tham gia vào nền tài chính quốc tế chứa đựng đầy rủi ro và thách thức. Thị trường tài chính Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Xây dựng chiến lược quyền chọn trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Luận văn Xây dựng chiến lược quyền chọn trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt CBOE : Sàn giao dịch Chicago Board Options Exchange TTCK :Thị truờng chứng khoán DN : doanh nghiệp ĐTNN:Đầu tư nước ngoài ĐTTN: Đầu tư trong nước HOSE: Sở giao dịch chứng khoán thảnh phố Hồ Chí Minh HaSTC:Sàn giao dịch chứng khoán thảnh phố Hà Nội NHNN:Ngân hàng nhà nước TCTD :Tổ chức tín dụng VN-Index : Chỉ số chứng khoán Việt Nam WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới TpHCM :Thành Phố Hồ Chí Minh TTQC :Thị trường quyền chọn Mã chứng khoán DPM : Tổng công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí NĐT : Nhà đầu tư CTCK:Công ty chứng khoán UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước
- MỤC LỤC Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Phạm vi của đề tài 5. Nội dung đề tài 6. Ứng dụng của đề tài CHƯƠNG 1 : Lý luận chung về thị trường chứng khoán và quyền chọn chứng khoán 1.1 Thị trường chứng khoán ......................................................................................................... 1 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán............................................ 1 1.1.2 Phân loại ..................................................................................................................... 1 1.1.3 Chức năng .................................................................................................................... 2 1.1.4 Các rủi ro thường gặp trên thị trường chứng khoán .................................................... 2 1.2 Cơ sở lí luận về quyền chọn chứng khoán......................................................................... 3 1.2.1 Tổng quan về giao dịch quyền chọn ............................................................................ 3 1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của giao dịch quyền chọn ......................................... 3 1.2.1.2 Đặc điểm của giao dịch quyền chọn (thieu ptrein) ............................................... 3 1.2.1.3 Lợi ích của giao dịch quyền chọn ......................................................................... 4 1.2.1.4 Rủi ro trong giao dịch quyền chọn ....................................................................... 4 1.2.2 Giao dịch về quyền chọn chứng khoán........................................................................ 5 1.2.2.1 Sơ lược về quyền chọn chứng khoán.................................................................... 5 1.2.2.2 Định giá quyền chọn chứng khoán ....................................................................... 6 1.2.2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả quyền chọn ............................................... 6 1.2.2.2.2 Mô hình Black-Scholes.................................................................................. 7 1.2.2.2.3 Ứng dụng mô hình Black-Scholes để định giá quyền chọn chứng khoán ..... 9
- CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán và các giao dịch quyền chọn tại Việt Nam 2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................................. 11 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam ........................................... 11 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của TTCK Việt Nam ....................................................... 14 2.1.3 Tồn tại và nguyên nhân của TTCK Việt Nam ........................................................... 14 2.2 Thực trạng sử dụng quyền chọn Việt Nam hiện nay......................................................... 16 2.2.1 Giao dịch quyền chọn tiền tệ ..................................................................................... 16 2.2.2 Giao dịch quyền chọn vàng ....................................................................................... 17 2.2.1 Thuận lợi và khó khăn ....................................................................................... 18 2.3 Lợi ích của việc sử dụng thị trường quyền chọn ở TTCK Việt Nam................................ 19 2.3.1 Tạo công cụ quản lí rủi ro và bảo vệ lợi nhuận nhà đầu tư ........................................ 19 2.3.2 Tác động tới các công ty niêm yết ............................................................................. 20 2.3.3 Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam ...................................... 21 2.3.4 Thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của TTCK Việt Nam...................................... 21 2.4 Giới thiệu về thị trường quyền chọn chứng khoán tại một số nước ................................. 22 2.4.1 Giới thiệu ................................................................................................................... 22 2.4.1.1 Mô hình của Mỹ (CBOE) ................................................................................... 22 2.4.1.2 Mô hình của Nhật(TSE)...................................................................................... 22 2.4.1.3 Mô hình của Châu Âu (Euronex N.V.) ............................................................... 23 2.4.2 Bài học kinh nghiệm với Việt Nam ........................................................................... 23
- CHƯƠNG 3: Khảo sát điều tra nhu cầu sử dụng quyền chọn trên thị trường chứng khoán Việt Nam 3.1 Mô tả khảo sát................................................................................................................... 25 3.2 Kết quả của việc khảo sát điều tra nhu cầu sử dụng quyền chọn trên TTCK Việt Nam... 25 3.2.1 Mức độ am hiểu của nhà đầu tư cá nhân đối với giao dịch quyền chọn. ................. 25 3.2.2 Nhu cầu sử dụng giao dịch quyền chọn hiện nay của các nhà đầu tư : .................... 25 3.2.3 Kế hoạch phổ cập kiến thức quyền chọn chứng khoán cho khách hàng nào đạt hiệu quả cao nhất: ...................................................................................................................... 26 3.2.4 Nhận định về thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng thị trường quyền chọn tại Việt Nam:.................................................................................................................................... 26 3.2.5 Nhận định của các đại diện CTCK về hợp đồng quyền chọn : .................................. 26
- CHƯƠNG 4: Giải pháp xây dựng thị trường quyền chọn và chiến lược quyền chọn trên thị trường chứng khoán Việt Nam 4.1 Kiến nghị pháp lý.............................................................................................................. 28 4.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý.......................................................................................... 28 4.1.2 Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với TTCK .......................................... 28 4.2 Xây dựng mô hình quyền chọn......................................................................................... 29 4.2.1 Tiền đề xây dựng........................................................................................................ 29 4.2.1.1 Xây dựng mô hình TTQC phù hợp với thực tiễn Việt Nam .............................. 29 4.2.1.2 Nâng cao vai trò trách nhiệm 1 số cơ quan chức năng ....................................... 30 4.2.2 Mô hình dự kiến thị trường quyền chọn Việt Nam................................................... 30 4.2.2.1 Mô hình giao dịch ............................................................................................... 30 4.2.2.2 Yết giá ................................................................................................................. 31 4.2.2.3 Phí giao dịch, phí thanh toán và hoa hồng.......................................................... 31 4.2.2.4 Phương thức giao dịch ........................................................................................ 31 4.2.2.5 Cơ chế quản lý và giám sát ................................................................................. 33 4.3 Giải pháp triển khai mô hình và phát triển thị trường ...................................................... 33 4.3.1 Chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường...................... 34 4.3.2 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho TTQC............................................ 34 4.3.3 Hoàn thiện quy trình và trang bị hệ thống kỹ thuật giao dịch ................................... 34 4.3.4 Phổ biến công cụ quyền chọn tới nhà đầu tư ............................................................. 35 4.3.5 Tăng cung ứng hàng hóa có chất lượng cho thị trường ............................................. 36 4.3.6 Luôn cập nhật và rút ra bài học kinh nghiệm của các nước....................................... 36 4.4 Vận dụng các chiến lược kinh doanh của quyền chọn chứng khoán ................................ 37 4.4.1 Thị trường hướng lên ................................................................................................. 37 4.4.1.1 Chiến lược mua quyền chọn mua ....................................................................... 37 4.4.1.2 Chiến lược bán quyền chọn bán.......................................................................... 37 4.4.1.3 Chiến lược bull Spread ...................................................................................... 37 4.4.1.4 Chiến lược Spread tỉ lệ ....................................................................................... 38 4.4.2 Thị trường hướng xuống ............................................................................................ 39 4.4.2.1 Chiến lược bán quyền chọn mua ........................................................................ 39 4.4.2.2 Chiến lược mua quyền chọn bán ........................................................................ 39 4.4.2.3 Chiến lược Bear Spread ...................................................................................... 39 4.4.2.4 Chiến lược Spread tỉ lệ ....................................................................................... 40 4.4.2.5 Bán khống chứng khoán ..................................................................................... 41 4.4.3 Thị trường ổn định ..................................................................................................... 42
- 4.4.3.1Chiến lược bán quyền chọn có phòng ngừa......................................................... 42 4.4.3.2 Chiến lược Straddle ............................................................................................ 43 4.4.3.3 Chiến lược Strangle ............................................................................................ 43 4.4.3.4 Chiến lược con bướm Spread quyền chọn mua .................................................. 44 4.4.3.5 Chiến lược Spread tỉ lệ ....................................................................................... 45 4.4.4 Thị trường biến động mạnh ....................................................................................... 46 4.4.4.1 Chiến lược Straddle mua quyền chọn ................................................................. 46 4.4.4.2 Chiến lược Strangle mua quyền chọn ................................................................. 47 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, tham gia vào nền tài chính quốc tế chứa đựng đầy rủi ro và thách thức. Thị trường tài chính Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 8 năm với những “thăng trầm”.kể từ khi hoạt động tới nay chỉ số VN-Index có lúc đã lên tới hơn 1000 điểm làm cho các nhà đầu tư vô cùng hứng khởi với lợi nhuận thu được. Tuy nhiên gần đây thị trường sụt giảm rất nghiêm trọng,chỉ số VN-Index lần lượt phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ tâm lý đầu tư, nhiều nhà đầu tư chứng khoán cảm thấy "choáng" khi giá cổ phiếu trên sàn giảm bất ngờ. Vậy giải pháp nào để bảo vệ nhà đầu tư, tránh rủi ro từ những đợt "sóng thần" trên thị trường...? Một trong những công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán hạn chế rủi ro là quyền chọn (options). Nếu có công cụ options, nhà đầu tư sẽ không bị hoảng loạn vì gần như họ đã mua "bảo hiểm" về giá Mặt khác khi thị trường chứng khoán phát triển đến 1 mức độ nhất định, sự hiểu biết của công chúng đầu tư cũng như nhu cầu đầu tư đa dạng của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp đòi hỏi thị trường phải có thêm những công cụ tài chính cao cấp bên cạnh nhũng công cụ tài chính cơ bản. Đây là thời điểm chín muồi để triển khai options chứng khoán vì tốc độ phát triển vừa qua khá nhanh, giá tãng - giảm đột biến, do đó nhu cầu về options càng trở nên cấp bách. Với những yếu tố chủ quan và khách quan của thị trường như đã nêu trên thì việc được sử dụng options chứng khoán chỉ là vấn đề thời gian. Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài:" Xây dựng chiến lược quyền chọn trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam " nhằm giúp cho nhà đầu tư có thể giảm thiểu những rủi ro cũng như gia tãng lợi nhuận khi đầu tư trên thị trường chứng khoán. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu lý luận về thị trường chứng khoán, quyền chọn và sự cần thiết của việc áp dụng quyền chọn trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu tìm hiểu về tổ chức, quản lý thị trường giao dịch quyền chọn chứng khoán của Mỹ, Nhật, Châu Âu. Từ đó, kết hợp với thực tiễn của TTCK Việt Nam để xây dựng mô hình dự kiến cho thị truong quyền chọn Việt Nam. Trên cơ sở mô hình dự kiến, thực hiện các chiến lược kinh doanh quyền chọn (lấy ví dụ 1 mã chứng khoán DPM trên HOSE để làm rõ hơn) và nhóm giải pháp định hướng phát triển giao dịch quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp thông qua việc tiến hành điều tra
- chọn mẫu –thống kê các nhà đầu tư trên sàn ,điều tra chọn mẫu thống kê các nhân viên môi giới chứng khoán,các công ty chứng khoán để xác định mức độ nhận thức và khả năng cung cấp dịch vụ quyền chọn cho nhà đầu tư Ngoài ra sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp cũng được sử dụng như tiến hành thu thập .so sánh tổng hợp dữ liệu ,qua đó hình thành cơ sở lí luận về quyền chọn chứng khoán, thị trường chứng khoán. Trên cơ sở xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp ,đề tài thực hiện xây dựng quy trình phát triển nghiệp vụ quyền chọn chứng khoán và kết hợp Call-opitions và Put-options để hình thành những chiến lược đầu tư và đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiên những mục tiêu này 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Do thời gian nghiên cứu có hạn, nguồn tài liệu hạn chế và thực tế phát sinh chưa có tại Việt Nam, nên phạm vi nghiên cứu của của đề tài này chỉ tập trung vào việc làm rõ những nội dung cơ bản về quyền chọn trong chứng khoán.Đồng thời cũng tìm hiểu các mô hình thị trường quyền chọn trên thế giới từ đó xây dựng nên mô hình dự kiến và nhóm các giải pháp phát triển.Ngoài ra còn tìm ra được những sự kết hợp “nhuần nhuyễn” giữa Call-opitions và Put- options để hình thành những chiến lược đầu tư. 5. Nội dung đề tài Ngoài các phần lời mở đầu ,kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt,danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục…nội dung chính đề tài nghiên cứu gồm có 4 chương : CHƯƠNG 1 : Lý luận chung về thị trường chứng khoán và quyền chọn trong chứng khoán CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán và các giao dịch quyền chọn tại Việt Nam CHƯƠNG 3: Khảo sát điều tra nhu cầu sử dụng quyền chọn trên thị trường chứng khoán Việt Nam CHƯƠNG 4: Giải pháp xây dựng thị trường quyền chọn và chiến lược quyền chọn trên TTCK Việt Nam 6. Ứng dụng của đề tài Thông qua việc nghiên cứu vấn đề này chúng tôi có thể góp phần đưa ra mô hình dư kiến thị trường quyền chọn và nhóm giải pháp phát triển.Bên cạnh đó cũng xây dựng nên các chiến lược kinh doanh quyền chọn chứng khoán giúp cho nhà đầu tư có thể giảm thiểu những rủi ro cũng như gia tăng lợi nhuận khi đầu tư trên thị trường chứng khoán.
- 1 CHƯƠNG 1 : Lý luận chung về thị trường chứng khoán và quyền chọn chứng khoán 1.1 Thị trường chứng khoán 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Khái niệm : TTCK là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.Hay nói cách khác thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính mà tại đó diễn ra việc mua bán các công cụ tài chính dài hạn. Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai, xuất phát từ một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây. Sự phát triển của thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán... với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó. Ở Mỹ cho đến năm 1921, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập. Cho đến nay, phần lớn các nước trên Thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán phân tán khắp các châu lục. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy thời gian đầu, thị trường hình thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng.(1) 1.1.2 Phân loại Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn -Thị trường sơ cấp : là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. -Thị trường thứ cấp : là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC). Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường -Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. 1 Xem phụ lục 1
- 2 -Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. -Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh : là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. 1.1.3 Chức năng Thị trướng chứng khoán có các chức năng sau : -Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. -Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng : TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. -Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán : Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. -Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp : Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện. -Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô : Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. 1.1.4 Các rủi ro thường gặp trên thị trường chứng khoán Có nhiều rủi ro có thể gặp trên TTCK tuy nhiên chúng ta có thể xếp chúng thành 2 dạng: Rủi ro hệ thống: nằm ngoài công ty, không kiểm soát được như rủi ro thị trường: những sự kiện hữu hình và vô hình tác động đánh giá của NĐT dẫn tới phản ứng quá mức ảnh hưởng giá dao động ,rủi ro lãi suất,rủi ro sức mua Rủi ro phi hệ thống: thuộc về công ty, kiểm soát được như rủi ro kinh doanh rủi ro tài chính, khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, đình công
- 3 1.2 Cơ sở lí luận về quyền chọn chứng khoán 1.2.1 Tổng quan về giao dịch quyền chọn TTCK là nơi tập trung nguồn vốn cho đầu tư và phát triển nền kinh tế và thị trường quyền chọn chỉ được hình thành và hoạt động hiệu quả trên cơ sở TTCK đã ổn định và phát triển.Và ngược lại, một khi thị trường quyền chọn được điều hành tốt thì sẽ góp phần làm cho TTCK phát triển, sôi động và bền vững hơn nữa 1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của giao dịch quyền chọn Vào đầu những năm 1900, một nhóm công ty gọi là “Hiệp hội những nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán” đã thành lập thị trường các quyền chọn. Nếu một người nào đó muốn mua quyền chọn, một thành viên của hiệp hội sẽ này sẽ tìm một người bán sẵn sàng muốn ký hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thể tìm ra được người bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn với giá cả thích hợp. Vì vậy, một công ty thành viên có thể vừa là nhà môi giới vừa là nhà kinh doanh Tháng 4 năm 1973, Uỷ ban thương mại Chicago (Chicago Board of Trade- CBO) thành lập sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (Chicago Board Options Exchange – CBOE), đặc biệt dành cho trao đổi quyền chọn về cổ phiếu.Đây được xem là sàn giao dịch quyền chọn đầu tiên trên thế giới.Và sau đó trên thế giới,nhiều quốc gia đã thành lập các thị trường quyền chọn như TSE, Euronex N.V…Tại Việt Nam chúng ta chưa có thị trường quyền chọn chứng khoán. 1.2.1.2 Đặc điểm của giao dịch quyền chọn (thieu ptrein) Tiến hành giao dịch hay thanh toán theo mức giá đã thỏa thuận cố định từ trước nếu người mua quyềnn cảm thấy có lợi Nhà đầu tư để cho hợp động tự hết hạn mà không tiến hành bất cứ giao dịch nào nếu nhà đầu tư thấy làm như vậy sẽ ít thiệt hại hơn. Đặc trưng cơ bản của giao dịch quyền chọn là : quyền chọn ( option) là một công cụ tài chính cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hay bán một công cụ tài chính khác ở một mức giá và thời hạn được xác định trước. Các thuật ngữ liên quan: Người mua quyền(holder): người bỏ ra chi phí để nắm giữ quyền chọn và có yêu cầu người bán thực hiện quyền chọn theo ý mình. Người bán quyền (writer) : người nhận phí của người mua quyền, và có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền. Tài sản cơ sở (underlying asset). Là loại tài sản sẽ được giao trên cơ sở mua hoặc bán khi quyền chọn được thực hiện.
- 4 Giá thực hiện (strike price). Giá thực hiện còn được gọi là giá điểm là mức giá tại đó tài sản trong một quyền chọn có thể được mua hoặc bán. Thời hạn hợp đồng (maturity); thời hạn hiệu lực của quyền chọn. Quá thời hạn này quyền chọn không còn giá trị. Phí mua quyền (premium): chi phí mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn. Trị giá hợp đồng : trị giá được chuẩn hóa theo từng loại ngoại tệ và thị trường giao dịch. Quyền chọn kiểu Châu Âu. Quyền chọn kiểu Châu Âu là quyền chọn được thực hiện vào cuối kỳ hạn. Quyền chọn kiểu Mỹ. Quyền chọn kiểu Mỹ là quyền chọn có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trước khi đáo hạn. Quyền chọn này có tính linh động hơn so với quyền chọn kiểu Châu Âu. 1.2.1.3 Lợi ích của giao dịch quyền chọn Quản lý rủi ro : chức năng quan trọng nhất của quyền chọn là nhằm cung cấp công cụ giảm thiểu rủi ro. Nhà đầu tu đang phải chịu rủi ro từ một sự thay đổi giá bất lợi có thể sử dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro. Một quyền chọn mua có thể được xem là một công cụ đảm bào mức giá mua tốt. Một quyền chọn bán sẽ đảm bảo một mức giá bán tốt. Đầu cơ : nhà đầu tư dễ dàng tham gia và thoát vị thế. Nếu quyền chọn kiểu Mỹ nhà đầu tư có thể bán trước ngày hết hạn để tăng lợi nhuận hoặc giới hạn rủi ro. Đòn bẩy: tiềm năng tạo tỉ suất sinh lời cao hơn đầu tư trực tiếp và cho phép hưởng lợi từ sự thay đổi giá mà không phải trả toàn bộ giá. Tính đa dạng ; nhà đầu tư có thể xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng với chi phí ban đầu thấp và kết hợp các quyền chọn trên biến động của thị trường để thu được lợi nhuận – rủi ro hấp dẫn hơn bất kỳ đầu tư nào. 1.2.1.4 Rủi ro trong giao dịch quyền chọn Rủi ro thị trường : giá thị trường ảnh hưởng đến giá trị quyền chọn, vào ngày đáo hạn giá trị quyền chọn có thể tăng, giảm hay không còn giá trị tùy thuộc vào thị trường biến động lên hay xuống, thị trường biến động mạnh hay ổn định. Thời hạn của quyền chọn :. Vì các hợp đồng quyền chọn thường có thời hạn ít hơn 1 năm. Đến ngày đáo hạn, hợp đồng không còn hiệu lực, có thể làm nhà đầu tư không thể thực hiện dự đoán của mình. Vì vậy, thời hạn của quyền chọn là quan trọng khi nhà đầu tư quyết định giao dịch quyền chọn.
- 5 Tác động của đòn bẩy : sử dụng đòn bầy có thể đem lại tỉ suất sinh lời cao nhưng khi giá thị trường không theo như dự đoán của nhà đầu tư thì cũng có thể gây ra những khoản thua lỗ lớn. Phải duy trì số dư theo quy định của nơi giao dịch quyền chọn: nhà đầu tư phải đảm bảo số dư ký quỹ theo yêu cầu của nhà môi giới để hạn chế rủi ro. Nếu thị trường không như dự đoán hay số dư ký quỹ giảm, nhà đầu tư phải bổ sung, nếu không nhà mô giới sẽ đóng vị thế của nhà đầu tư và nhà đầu tư phải chịu toàn bộ trách nhiệm khi có thua lỗ. Người bán quyền luôn đối mặt với rủi ro không giới hạn : người bán quyền chọn phải gánh chịu rủi ro nhiều hơn người mua quyền chọn. Người bán quyền chọn sẽ rủi ro không giới hạn trong trường hợp không nắm giữ chứng khoán cơ sở hoặc không có vị thế bù trừ. Điều kiện thị trường : như thị trường chưa phát triển, tính thanh khoản kém…có thể làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư trong giao dịch cũng như thoát vị thế. 1.2.2 Giao dịch về quyền chọn chứng khoán 1.2.2.1 Sơ lược về quyền chọn chứng khoán Quyền chọn là một Hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – trong đó cho người mua quyền nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đả đồng ý trong ngày hôm nay. Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo các điều khỏan của Hợp đồng nếu người mua muốn thế. Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call). Một quyền chọn để bán tài sản gọi là quyền chọn bán (put). Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu là hợp đồng quyền chọn mà chứng khoán được ấn định trong quyền chọn là cổ phiếu. Cổ phiếu được ấn định trong hợp đồng quyền chọn sau đây được gọi là cổ phiếu cơ sở (underlying stock). Căn cứ vào quyền của người sở hữu quyền chọn: Có hai loại là quyền chọn mua và quyền chọn bán. Quyền chọn mua là quyền chọn, trong đó người sở hữu call có quyền mua chứng khoán cơ sở với giá thực hiện bất cứ khi nào cho đến ngày đáo hạn. Quyền chọn bán là quyền chọn, trong đó người sở hữu quyền chọn put có quyền bán chứng khoán cơ sở với giá thực hiện bất cứ khi nào cho đến ngày đáo hạn. Căn cứ vào thời gian thực hiện quyền chọn: Có hai loại là quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu châu Âu Quyền chọn kiểu Mỹ là quyền chọn cho phép người nắm giữ quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào bất kỳ ngày nào trong thời hạn hợp đồng và trước ngày đáo hạn.
- 6 Quyền chọn kiểu châu Âu là quyền chọn chỉ cho phép người nắm giữ thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đến hạn. Việc thanh toán giữa hai bên thực tế xảy ra sau khi hợp đồng đến hạn từ 1 đến 2 ngày làm việc, giống trường hợp ngày giá trị trong các giao dịch giao ngay (spot). 1.2.2.2 Định giá quyền chọn chứng khoán 1.2.2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả quyền chọn Thứ nhất giá trị nội tại của quyền chọn (intrinsic basic): giá trị nội tại của quyền chọn chính là chênh lệch giữa giá giao ngay và giá thực hiện. Giá trị nội tại của quyền chọn nhận giá trị dương đối với quyền chọn cao giá ITM à 0 đối với quyền chọn ngang giá ATM hoặc kiệt giá OTM. Minh họa : Giá giao ngay trên thị trường là 32000VNĐ Giá cổ phiếu thực hiện quyền chọn là : 30.000VNĐ Giá trị nội tại của quyền chọn là : 2000VNĐ. Cả hai trường hợp quyền chọn mua và quyền chọn bán, giá của quyền chọn (premium) tối thiểu bằng giá trị nội tại của quyền chọn. Vì nếu giá quyền chọn thấp hơn giá trị nội tại của quyền chọn thì một cơ hội kinh doanh chênh lệch giá sẽ xuất hiện nếu bỏ qua các yếu tố như hoa hồng, chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Sự thay đổi giá trị nội tại của một quyền chọn lại phụ thuộc vào giá giao ngay hiện hành, giá thực hiện và lãi suất. Các nhân tố trên cũng ảnh hưởng nhất định đấn phí quyền chọn. Giá giao ngay hiện hành : đối với quyền chọn mua, giá giao ngay tăng dẫn đến phí tăng theo và ngược lại. Đối với quyền chọn bán, giá giao ngay tăng thì phí quyền chọn giảm và ngược lại. Vì vậy, giá giao ngay tăng làm cho giá trị nội tại tăng dẫn đến phí quyền chọn tăng theo. Giá thực hiện ( strike price) : giá quyền chọn phụ thuộc vào giá thực hiện xuất phát từ mối quan hệ giá thực hiện và giá giao ngay. Giá của quyền chọn càng cao nếu sự khác biệt giữa giá thực hiện và giá giao ngay là ITM, ngược lại giá quyền chọn càng nhỏ nếu là OTM. Lãi suất : với các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất tăng thì phí quyền chọn giảm và ngược lại. Mối quan hệ tỉ lệ nghịch này được xem như là chi phí cơ hội. Nếu lãi suất tăng thì chi phí cơ hội để mua quyền chọn tăng và bù lại là phí quyền chọn sẽ giảm. Có thể thấy rằng giá trị nội tại của một quyền chọn là nhân tố quan trọng khi định giá một quyền chọn. Nhưng trên thực tế giá tối thiểu của một quyền chọn còn tùy thuộc vào kiểu quyền chọn: kiểu Mỹ hay kiểu Âu. Bởi vì, quyền chọn theo kiểu Mỹ linh hoạt hơn quyền chọn kiểu Âu nên người mua quyền chọn sẵn sang trả giá cao hơn cho quyền chọn kiểu Mỹ có cùng giá thực hiện và thời gian hợp đồng với quyền chọn theo kiểu Âu. Giá tối thiểu của một hợp đồng quyền chọn được xác định như sau:
- 7 Đối với quyền chọn theo kiểu Mỹ : gọi giá trị của quyền chọn mua là Ca, giá trị của quyền chọn bán là Pa, giá thực hiện là E và giá giao ngay là S. Ta có giá trị quyền chọn kiểu Mỹ được xác định bởi công thức : Ca(S,E) ≥ max(0, S – E) và Pa(S,E) ≥ max (0,E –S ) Đối với quyền chọn theo kiểu Âu : gọi giá trị quyền chọn mua là Ce, giá trị của quyền chọn bán là Pe, giá thực hiện là E, giá giao ngay là S, lãi suất phi rủi ro của cổ phiếu là a, lãi suất phi rủi ro của đồng tiền định giá cổ phiếu là b, và thời hạn hợp đồng là T. Ta có giá trị quyền chọn kiểu Âu được xác định theo công thức : Ce(S,T,E) ≥ max {0, S( 1+ b)-T – E ( 1 + a )- T} và Pe(S,T,E) ≥ max {0, E( 1 + a )-T – S( 1 + b )-T} Thứ hai, giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn: giá trị ngoại lai của quyền chọn chính là khoản chênh lệch giữa giá quyền chọn và giá nội tại của hợp đồng quyền chọn. Đây chính là giá trị phản ánh những gì mà nhà đầu tư sẵn sang chi trả cho khả năng sinh lời khi thực hiện quyền chọn tại một thời điểm nào đó trước khi đáo hạn hay chính là mức chi trả cho sự không chắc chắn của tài sản cơ sở. Giá trị thời gian của quyền chọn phụ thuộc vào hai yếu tố : Thời hạn hợp đồng quyền chọn : thời hạn hợp đồng quysn chọn càng dài thì người mua sẵn sàng trả giá cao hơn còn người bán yêu cầu giá quyền chọn càng cao và ngược lại. Độ biến động : là yếu tố khó lượng hóa nhất trong việc định giá quyền chọn, nó tùy thuộc vào khả năng phán đoán dựa vào thông số biến động giá trong quá khứ và ngầm định trong đó những thông tin hiện tại về giá quyền chọn kết hợp với những thông tin khác. Mối quan hệ giữa độ biến động và phí quyền chọn, độ biến động càng nhiều thì phí quyền chọn càng tăng và ngược lại. 1.2.2.2.2 Mô hình Black-Scholes Công thức nổi tiếng về định giá chứng khoán do hai giáo sư MIT, Fischer Black và Myron Scholes nghiên cứu ra vào năm 1973. Mô hình Black – Scholes đã đoạt giải Nôbel kinh tế học năm 1997. Mô hình này được xây dựng để định giá quyền chọn mua theo kiểu Âu và áp dụng cho cổ phiếu không trả cổ tức. Đối với quyền chọn mua theo kiểu Âu, mô hình Black – Scholes có thể diễn tả bới công thức sau : Ce = Se-bTN(d1) –Ee-aTN(d2) Trong đó ; Ce là giá cả của quyền chọn mua theo kiểu châu Âu. S là tỷ giá giao ngay giữa đồng tiền A và đồng tiền B E là tỷ giá thực hiện T là thời hạn hợp đồng, tính bằng năm. a là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền A.
- 8 b là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền B. e = 2,71828 là hằng số Nê-pe Φ là độ lệch chuẩn hàng năm của phần trăm thay đổi thao tỷ giá giao ngay. N(d1) và N(d2) là giá trị hàm phân phối xác suất chuẩn và d1, d2 được xác định : Ln(S/E) + [ a- b + (Φ2/2)] D1 = Φ/ T D2 = d1 - Φ/T Mô hình Black-Scholes cho thấy giá cả của quyền chọn mua theo kiểu Âu phụ thuộc vàp tỷ giá thực hiện, tỷ giá giao ngay, lãi suất phi rủi ro giữa hai quốc gia, thời hạn của hợp đồng và độ lệch chuẩn của sự thay đổi tỷ giá hai đồng tiền. Mô hình này được thực hiện dựa trên một số giả định như sau : Lãi suất vẫn không thay đổi, lãi suất cho vay và đi vay là như nhau Không có thuế hay cho phí giao dịch Sự sai biết tỷ giá tuân theo qui luật phân phối chuẩn Độ lệch vẫn không đổi trong suốt thời hạn hợp đồng Bởi vì những giả định này không đúng với thực tế, lãi suất và tỷ giá luôn thay đổi, lãi suất cho vay và đi vay không giống nhau, có chi phí giao dịch và thuế, độ lệch tỷ giá chưa chắc có phân phối chuẩn, nên mô hình này chưa hoàn toàn là chính xác và cần được hoàn thiện thêm. Tuy vậy mô hình vẫn được ứng dụng rộng rãi trong việc định giá quyền chọn, bởi vì theo thói quen và vì nó đơn giàn để áp dụng. Hơn nữa, mô hình này có thể dẫn đến việc định giá sai nhưng mức độ sai lệch không nghiêm trọng đến nỗi tạo ra cơ hội thu lợi cho người kinh doanh chênh lệch giá. Việc định giá quyền chọn theo mô hình này có thể kiếm ít lợi nhuận trong việc đầu cơ quyền chọn. Để định giá cần thu thập các biến : Tỷ giá giao ngay (S) giữa hai đồng tiền A-B. tỷ giá này biết được ở thời điểm hai bên thỏa thuận giao dịch, đơn giản là vì thời điểm đó đã xảy ra và tỷ giá có thể thu thập tr6n thị trường giao ngay. Tỷ giá thực hiện (E) : tỷ giá này do bên bán quyền đưa ra. Tỷ giá thực hiện là tỷ giá được xác định ở hiện tại nhưng sẽ được áo dụng rong tương lai. Công thức xác định tỷ giá có kỳ hạn dựa vào tỷ giá giao ngay và lãi suất giữa hai đồng tiền có thể áp dụng để xác định tỷ giá thực hiện E. Thời hạn hợp đồng (T) tính bằng đơn vị năm. Thông thường hợp đồng do hai bên thỏa thuận được tiêu chuẩn hóa theo tập quán thị trường. Nói chung, thời hạn hợp đồng quyền chọn được xác định theo ngày. Muốn đưa ra mô hình định giá quyền chọn, phải lấy số ngày của thời hạn hợp đồng chia cho 360 ngày để quy đổi thời hạn từ đơn vị ngày ra năm
- 9 Lãi kép liên tục phi rủi ro (a) của đồng tiền A có thể thu thập bằng cách lấy lãi suất tín phiếu kho bạc của quốc gia có đồng tiền A. Lãi kép liên tục phi rủi ro (b) của đồng tiền B có thể thu thập bằng cách lấy lãi suất tín phiếu kho bạc của quốc gia có đồng tiền B. Hằng số Nê-pe : e= 2,71828 Độ lệch chuẩn hàng năm của phần trăm thay đổi tỷ giá giao ngay(Φ). Giá trị của biến này xác định dựa vào tỷ giá trong quá khứ. Trước hết bạn thu thập tỷ giá của hai đồng tiền trong khoảng thời gian một nămvà lưu dữ liệu tỷ giá trên Excel. Sau đó, sử dụng Excel để tính phần trăm thay đổi tỷ giá giao ngay và sử dụng hàm thống kê trên Excel để tính ra độ lệch chuẩn của phần trăm thay đổi tỷ giá. N(d1) và N(d2) là giá trị hàm phân phối xác suất chuẩn . Sau đó sử dụng hàm thống kê trong Excel để tìm ra hai giá trị N(d1) và N(d2) dựa vào giá trị d1, d2 vừa tính toán. 1.2.2.2.3 Ứng dụng mô hình Black-Scholes để định giá quyền chọn chứng khoán Để định giá quyền chọn chứng khoán bằng mô hình Black – Scholes. Khi đó công thức định giá quyền chọn chứng khoán như sau : Quyền chọn mua chứng khoán : Ce = S[N(d1)] – Ee-rTN(d2) Trong đó : S : giá chứng khoán giao ngay trên thị trường E : giá chứng khoán thực hiện thỏa thuận trong quyền chọn. R : lãi suất phi rủi ro của đồng tiện thanh toán. Độ lệch chuẩn hàng năm của phần trăm thay đổi giá giao ngay. N(d1) và N(d2) là giá trị của hàm phân phối sác xuất chuẩn và d1, d2 được xác định bằng cách thay các biến thu nhập trên đây là công thức : Ln(S/E) + [ r + (Φ2/2)] D1 = Φ/ T D2 = d1 - Φ/T Và quyền chọn bán chứng khoán : Pe = E[N(d1)] – Se-rTN(d2) Ví dụ :Tháng 12 năm 2008, giá hiện tại của cổ phiếu DPM là 36.000VND, lãi suất phi rủi ro của VND là 8% /năm, độ lệch chuẩn (2 )của phần trăm thay đổi giá 13.48%. Giá quyền chọn mua và quyền chọn bán chứng khoán thời hạn 3 tháng với giá thực hiện (E) là 40.000VND. Độ lệch chuẩn của cố phiếu DPM trong vòng gần 1 năm được tính bên excel. 2 Phần sử dụng Excel để tính với bảng số liệu thống kê về cổ phiếu DPM sẽ được trình bày trong phần phụ lục 2
- 10 Ln(36000/40000) + [8% + (0.13482/2)] D1 = = -0.06 0.1348/0.251/2 D2 = d1 – 0.1348/0.251/2 = -0.3296 Từ bảng phân phối chuẩn tích lũy (được trình bày rõ trong phần phụ lục) N(d1) = 0.4761 N(d2) = 0.3709 Ce = 36.000[0.4761] – 40.000e(-8%0.25) (0.3709) = 2597.35 VND/ cổ phiếu Pe = 40.000[0.4761] – 36.000e-( 8% 0.25) (0.3709) = 5956 VND / cổ phiếu Vậy giá quyền chọn mua : 2597.35 VND/cổ phiếu Giá quyền chọn bán : 5956 VND/ cổ phiếu
- 11 CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán và các giao dịch quyền chọn tại Việt Nam 2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh vào ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết. Việc buôn bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, nhưng thị trường chứng khoán nước ta mới chính thức hoạt động từ năm 2000, kể từ khi ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó mới có một vài cổ phiếu được giao dịch với tổng số vốn 270 tỉ đồng và 6 công ty chứng khoán thành viên. Hơn 6 năm đầu, mức vốn hoá của thị trường mới chỉ tăng lên 0,5 tỉ USD. Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán, nguyên nhân tăng trưởng và suy thoái của thị trường. Giai đoạn 1: VN Index tăng vọt từ 100 điểm ngày 28/07/2000 lên 571,04 điểm vào ngày 25/06/2001. Tuy nhiên, thị trường suy thoái ở dưới 140 điểm thời kỳ này kéo dài 04 năm. Vì là giai đoạn đầu hình thành thị trường nên tính bền vững của thị trường còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sách, cơ sở vật chất cũng như tính phổ cập của TTCK đến với dân chúng. Cung - cầu trên thị trường giai đoạn này còn yếu ớt. Hơn thế nữa, quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp diễn ra quá chậm không thể tạo ra lượng hàng hoá cho thị trường. Hầu như nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia TTCK. Giai đoạn 2 : VN Index tăng từ 300 điểm cuối năm 2005 lên đến 632 điểm vào tháng 4/2006. Giai đoạn này thị trường có nhiều khởi sắc vì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết rất khả quan, các thông tin về cổ tức, phát hành thêm có tính hấp dẫn của nhà đầu tư. Sự mất cân đối cung cầu trên thị trường thể hiện qua số lượng doang nghiệp niêm yết gia tăng không đủ nhanh so với sức cầu tăng ồ ạt của nhà đầu tư khi thấy khả năng kiếm lãi trên TTCK. Tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, Việt Nam đang chuẩn bị hoàn tất thủ tục để gia nhập WTO. Giai đoạn 3: đến đầu tháng 8/2006, TTCK chỉ còn có 400 điểm,TTCK lại sụt giảm nghiêm trọng. Nhiều nhà đầu tư đã bán ra ồ ạt dần đến VN Index sụt giảm 37% so với mức tăng trước đây kể từ tháng 4/2006. Nguyên nhân chính là : Có nhiều luồng thông tin phản ánh là giá cổ phiếu tăng nóng vượt giá trị thực của doanh nghiệp, điều này tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Một số doanh nghiệp có khối lượng giao dịch rất lớnVSH và STB làm giảm sức nóng cầu của một số loại cổ phiếu niêm yết trước đó. Bên cạnh đó,các nhà đầu tư bán ra để cơ cấu lại
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Du lịch An Giang giai đoạn 2006 - 2010
74 p | 1780 | 756
-
LUẬN VĂN "XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NHÀ MÁY XAY XÁT TÂN MỸ HƯNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010"
63 p | 999 | 470
-
Luận văn " XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CHO CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG "
57 p | 436 | 151
-
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến 2015
39 p | 287 | 83
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm thép tại Công ty cổ phần Thép Thái Bình Dương
121 p | 24 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược cạnh tranh giai đoạn 2018 đến 2023 của Công ty cổ phần Địa ốc Foodinco
100 p | 19 | 6
-
Đề án ngành Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược thương hiệu cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
106 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH TM& ĐT Châu Long đến năm 2023
76 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Xây dựng chiến lược kinh doanh của xưởng in - Cục chính trị - Tổng cục kỹ thuật
95 p | 12 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm phần mềm cho Công ty cổ phần Tin học Lạc Việt
102 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược của Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Nhơn Hội
96 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược cho Công ty cổ phần Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam 2020
106 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 2020
107 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược công ty tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất
119 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược tại Tổng công ty Sản xuất Đầu tư Dịch vụ Xuất nhập khẩu Bình Định (Pisico)
111 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ Tùng Duy
33 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển trường tiểu học tư thục Văn Lang - thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2015-2020
108 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại kỹ thuật Phú Nguyên giai đoạn 2020-2025
76 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn