I. MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Việt Nam đang trong quá trình hoàn thành công nghiệp hóa - hiện đại<br />
hoá đất nước, nhà nước đòi hỏi triển khai,thực hiện nhiều dự án đầu tư với<br />
nguồn vốn huy động cả trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế.<br />
Trong đó, nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương mại (NHTM) là chủ<br />
yếu và chiếm tỷ trọng lớn. NHTM là tổ chức gắn chặt với nền kinh tế thị<br />
trường, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát<br />
triển. Nguồn vốn cho vay theo dự án đầu tư của NHTM ngày càng phổ biến,<br />
cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ.<br />
NHTM đóng vai trò là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế, để phù<br />
hợp với xu hướng đa dạng hoá các hoạt động của ngân hàng nhằm cung cấp<br />
các nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động, hệ thống NHTM Việt Nam đã<br />
chủ động đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho vay với mọi thành phần kinh tế<br />
nếu đáp ứng thỏa mãn điều kiện cho vay của ngân hàng. Đây là hoạt động<br />
đem lại thu nhập chính cho các NHTM. Trong quá trình cấp tín dụng, Ngân<br />
hàng luôn phải đối mặt với nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có<br />
thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và các Ngân hàng không thể loại<br />
trừ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể đề phòng, hạn chế nó. Chính vì vậy<br />
trong quá trình kinh doanh của mình, việc phát sinh các khoản nợ xấu là<br />
không thể tránh khỏi ở các NHTM. Vấn đề đặt ra là các ngân hàng sẽ ứng phó<br />
với các khoản nợ xấu này ra sao, làm thế nào để có thể hạn chế tối đa các ảnh<br />
hưởng của nợ xấu tới tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.<br />
Trong quá trình nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và<br />
phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây , nhận thấy tầm quan trọng của công<br />
tác quản lý nợ có vấn đề và xử lý hậu quả của khoản nợ đó gây ra, em quyết<br />
định chọn đề tài: “Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư<br />
và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây ” làm đề tài luận văn.<br />
2. Mục đích nghiên cứu:<br />
1<br />
<br />
Luận văn đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu,<br />
nguyên nhân gây ra nợ xấu và những ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động<br />
ngân hàng cũng như toàn thể nền kinh tế. Từ đó có những biện pháp quản lý<br />
và xử lý hiệu quả các khoản nợ xấu.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình, chỉ tiêu liên quan đến công tác quản<br />
lý và công tác xử lý các khoản nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng<br />
thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Sơn Tây giai<br />
đoạn từ 2012 - 2014.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp áp dụng xuyên suốt luận văn là phương pháp luận của<br />
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với phương<br />
pháp tại bàn, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ<br />
lệ, phương pháp phân tích tương tác các hệ số. Bên cạnh đó còn dựa vào các<br />
số liệu thu thập được để tính toán các tỷ số, xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so<br />
sánh nhằm làm rõ, giải quyết vấn đề cần nghiên cứu.<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Libraty<br />
<br />
CHƯƠNG I: NỢ XẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU<br />
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1. Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM<br />
1.1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của NHTM:<br />
1.1.1.1. Khái niệm:<br />
a. Ngân hàng thương mại:<br />
Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều khái niệm về ngân hàng thương mại<br />
(NHTM). Ở Mỹ, ngân hàng thương mại được định nghĩa là công ty kinh<br />
doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành<br />
công nghiệp dịch vụ tài chính.<br />
Tại Pháp, ngân hàng thương mại được định nghĩa là những xí nghiệp hay<br />
cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới các<br />
hình thức ký thác hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho<br />
chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính.<br />
Ở Việt Nam, ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà<br />
hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền ký gửi từ khách hàng với<br />
trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ<br />
chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.<br />
b.Tín dụng và tín dụng ngân hàng thương mại:<br />
Tín dụng nói chung là một phạm trù kinh tế quen thuộc và từ lâu đã được<br />
định nghĩa một cách khá hoàn chỉnh. Theo K.Max: “Tín dụng là quá trình<br />
chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng<br />
để sau một thời gian nhất định thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị<br />
ban đầu”. Như vậy, về bản chất tín dụng là quan hệ vay mượn trên cơ sở hoàn<br />
trả cả gốc và lãi với các đặc trưng là: có thời hạn, có tính hoàn trả và quan hệ<br />
tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay.<br />
Tín dụng NHTM là hình thức phát triển cao của tín dụng. Tín dụng<br />
NHTM là một giao dịch về tài sản (tiền tệ hoặc hiện vật) giữa bên cho vay<br />
(NHTM) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó<br />
3<br />
<br />
bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn<br />
nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện<br />
vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Để có thể thiết lập<br />
quan hệ tín dụng với ngân hàng, bên đi vay còn phải cam kết sử dụng vốn vay<br />
đúng mục đích đã được thoả thuận và trong nhiều trường hợp phải có tài sản<br />
đảm bảo cho khoản vay. Đây là những nguyên tắc quan trọng và cần thiết đối<br />
với hoạt động tín dụng nói riêng và đối với sự tồn tại, phát triển của ngân<br />
hàng nói chung.<br />
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tín dụng NHTM được hiểu là<br />
quan hệ cung ứng vốn của NHTM dành cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ<br />
chức khác trong nền kinh tế thông qua các khoản cho vay và phải đảm bảo<br />
tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của tín dụng. Hoạt động tín dụng được thực<br />
hiện trên nguyên tắc “đi vay để cho vay”, nghĩa là nguồn vốn mà ngân hàng<br />
cho khách hàng vay dựa trên nguồn vốn huy động của cá nhân, tổ chức khác<br />
là chủ yếu. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng là tính lợi nhuận và rủi ro cao.<br />
Với khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế, tín<br />
dụng ngân hàng đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và trở thành một kênh<br />
dẫn vốn vô cùng quan trọng trong hầu khắp các ngành, lĩnh vực kinh tế.<br />
1.1.1.2. Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại:<br />
Trong sự phát triển kinh tế, tín dụng ngân hàng thương mại đóng một vai<br />
trò vô cùng quan trọng.<br />
a. Đối với nền kinh tế:<br />
- Tín dụng NHTM là cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế,<br />
góp phần điều tiết các nguồn vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển<br />
sản xuất kinh doanh.<br />
Trong nền kinh tế thường xuyên có một bộ phận vốn tiền tệ tạm thời<br />
nhàn rỗi được tách ra khỏi quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp, các<br />
khoản tiền để dành của dân cư khi chưa có nhu cầu sử dụng... Tất cả tạo thành<br />
nguồn vốn tiềm tàng trong nền kinh tế mà những người sở hữu luôn muốn<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Libraty<br />
<br />
kiếm được lợi từ các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi này. Trong khi đó có một<br />
số doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của<br />
mình; một số cá nhân trong xã hội cần vốn để cải thiện sinh hoạt hoặc đối phó<br />
với những rủi ro trong cuộc sống; Ngân sách Nhà nước bị thâm hụt, Nhà nước<br />
cần vốn để bù đắp sự thâm hụt đó đảm bảo cân đối thu chi cho nền kinh<br />
tế…Như vậy, ta thấy trong xã hội luôn có một số người thừa vốn, cần đầu tư<br />
và một số người thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thể<br />
trực tiếp gặp nhau, hoặc nếu muốn đáp ứng được nhu cầu của mình thì phải<br />
bỏ ra chi phí rất cao và không kịp thời. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng<br />
thương mại đã giúp thoả mãn nhu cầu của những người có vốn và những<br />
người cần vốn, có nghĩa là các ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian<br />
nhận tiền gửi từ tất cả các thành phần kinh tế và cho vay lại các đơn vị, cá<br />
nhân trong nền kinh tế. Hay nói cách khác: "tín dụng ngân hàng là chiếc cầu<br />
nối để những người có vốn và những người cần vốn gặp nhau"<br />
Tín dụng nói chung và tín dụng NHTM nói riêng thực hiện vai trò kết<br />
nối giữa tiết kiệm và đầu tư, khai thác các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội<br />
đưa nhanh vào sản xuất kinh doanh. Thông qua việc tập trung và phân phối lại<br />
vốn, tín dụng NHTM là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn to lớn của xã hội. Các<br />
ngân hàng, tổ chức đặc biệt thực hiện việc kinh doanh tiền tệ, với lợi thế về<br />
quy mô, uy tín và sự hoạt động chuyên nghiệp của mình, có thể dễ dàng huy<br />
động các khoản tiền nhàn rỗi từ nhiều nguồn khác nhau trong nền kinh tế, do<br />
đó cũng sẵn sàng đáp ứng được mọi nhu cầu vốn, dù lớn hay nhỏ, của các cá<br />
nhân và tổ chức. Tín dụng NHTM giúp các doanh nghiệp rút ngắn được thời<br />
gian tích lũy vốn, nhanh chóng mở rộng đầu tư. Như vậy, tín dụng NHTM<br />
đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tái sản xuất mở rộng và tạo điều<br />
kiện tăng trưởng kinh tế.<br />
- Tín dụng NHTM góp phần cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân.<br />
Bằng những ưu tiên về lãi suất, thời hạn cho vay, mức cho vay đối với<br />
từng ngành, từng vùng kinh tế, tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện cho các<br />
5<br />
<br />