intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ngân hàng của một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

164
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại (NHTM), luận án nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng, nguyên nhân nợ xấu, biện pháp và kết quả xử lý nợ xấu của NHTM ở một số nước Đông Á, và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đồng thời, từ phân tích thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu NHTM Việt Nam, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng các bài học đó vào việc xử lý nợ xấu của NHTM ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ngân hàng của một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Lê Thanh Huyền KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9.31.01.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018 1
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Hoàng Nga TS. Tô Ánh Dương Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Như Bình Phản biện 2: PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai Phản biện 3: PGS.TS. Bùi Quang Tuấn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại ...................................................................................................... .......................................................................................................................... vào hồi………..….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm……………….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc trong những năm trở lại đây, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vẫn dưới mức kỳ vọng mà một trong những tác nhân chính là vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM). Nợ xấu ngân hàng đang được coi là “nút thắt cổ chai”, kìm hãm tăng trưởng và phục hồi kinh tế. Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng trong điều kiện hệ thống ngân hàng yếu kém và gặp nhiều khó khăn về ngân sách; trong khi đang hội nhập, tự do hóa tài chính ngày càng sâu rộng. Những khó khăn trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu thiếu bền vững đòi hỏi Việt Nam phải tham khảo kinh nghiệm các nước đi trước trong xử lý nợ xấu để điều chỉnh các cơ chế, chính sách xử lý nợ xấu của mình.Trong các nước trên thế giới, một số nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc có những thành công và thất bại trong xử lý nợ xấu mà Việt Nam có thể tham khảo do các nước này có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc hệ thống tài chính và các nguyên nhân gây nợ. Nhật Bản với các đặc điểm nổi bật của hệ thống ngân hàng như: Ngân hàng là cơ sở của toàn bộ hệ thống tài chính, các ngân hàng hay thị trường vốn gián tiếp là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các công ty và cho sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản; hệ thống ngân hàng mang tính khép kín và hướng nội; sự can thiệp mang tính bảo hộ của chính phủ đối với hệ thống ngân hàng cộng với việc coi trọng những ràng buộc nhóm và các quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, quan hệ gia đình, quan hệ “cánh hẩu”… trong nền kinh tế Nhật Bản đã khiến cho các quyết định cho vay của các ngân hàng không phải lúc nào cũng được dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro một cách cẩn trọng. Đối với Hàn Quốc, hệ lụy nhất định từ các Chaebol, cụ thể là sự tài trợ quá mức của 1
  4. ngân hàng dành cho các tập đoàn khổng lồ; đồng thời với tình trạng lấy ngắn hạn cho vay dài hạn,… đã đẩy hệ thống ngân hàng Hàn Quốc phải đối đầu với khó khăn về nợ xấu. Đối với Trung Quốc, tín dụng ngân hàng cũng là kênh cấp vốn chính cho nền kinh tế; tốc độ tăng trưởng tín dụng “nóng”, cùng với việc các NHTM Trung Quốc sẵn sàng cấp vốn cho “cuộc chạy đua phát triển cơ sở hạ tầng” của chính quyền các địa phương. Và đặc biệt là những ảnh hưởng từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, theo đó, hoạt động của các NHTM nhà nước lớn chỉ như những cơ quan hành chính nhà nước, có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định cho các công ty và dự án nhà nước vốn làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ,… đã gây ra tình trạng khủng hoảng nợ xấu ở Trung Quốc. Những đặc điểm trong hệ thống ngân hàng ở các quốc gia Đông Á nêu trên có những nét tương đồng với Việt Nam, do đó nghiên cứu kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở các nước này để rút ra bài học có tính khả thi khi áp dụng đối với Việt Nam. Ở Việt Nam trong thời gian qua, nợ xấu ngân hàng luôn là vấn đề được Đảng, Chính phủ và cả hệ thống tài chính (HTTC) quan tâm với mục tiêu “phá tan cục máu đông” đang đe dọa gây “tắc nghẽn”, dẫn đến những bất ổn trong HTTC ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu ngân hàng và ngăn ngừa nợ xấu tiếp tục tăng cao ở nước ta thời gian qua còn chưa hiệu quả, còn rất nhiều vấn đề đặt ra như: Khung pháp lý cho xử lý nợ xấu; phát triển thị trường mua bán nợ; vai trò, hiệu quả của các công ty xử lý nợ xấu, nguồn lực xử lý nợ xấu… Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ngân hàng của một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam”. Đây sẽ là một nghiên cứu toàn diện về kinh nghiệm xử lý nợ xấu ngân hàng tại một số quốc gia điển hình trong khu vực, từ đó đưa ra định hướng giải pháp cho Việt Nam trong thời gian tới. 2
  5. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại (NHTM), luận án nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng, nguyên nhân nợ xấu, biện pháp và kết quả xử lý nợ xấu của NHTM ở một số nước Đông Á, và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đồng thời, từ phân tích thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu NHTM Việt Nam, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng các bài học đó vào việc xử lý nợ xấu của NHTM ở Việt Nam hiện nay 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung vào thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Hệ thống hóa và xây dựng khung lý thuyết cơ bản về nợ xấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại; nghiên cứu hai mô hình xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cơ bản với điển hình một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm. - Nghiên cứu thực trạng, cách thức xử lý nợ xấu của NHTM cùng những kết quả đạt được trong việc xử lý nợ xấu NHTM ở 3 nước Đông Á: Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại tại Việt Nam. - Phân tích thực trạng xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới trên cơ sở học tập, vận dụng các bài học kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. 3
  6. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở ba nước Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và thực tiễn xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án 3.2.1. Về nội dung: Luận án nghiên kinh nghiệm xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở ba nước Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) dựa trên việc làm rõ thực trạng, nguyên nhân, biện pháp xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại của các quốc gia này; so sánh rút ra bài học kinh nghiệm; đồng thời luận án nghiên cứu thực trạng, những biện pháp xử lý nợ xấu NHTM mà Việt Nam đã áp dụng, nguyên nhân nợ xấu và những hạn chế trong xử lý nợ xấu ở Việt Nam; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cho Việt Nam trong quá trình xử lý nợ xấu NHTM, góp phần vào sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng ở nước ta. Luận án nghiên cứu phạm vi nội dung trên dưới giác độ vĩ mô. 3.2.2. Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. 3.2.3. Về thời gian: Luận án nghiên cứu tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu, kinh nghiệm xử lý nợ xấu NHTM tại Hàn Quốc giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 đến năm 2005; Trung Quốc từ 1990 đến 2015; Nhật Bản trong những năm đầu thập niên 1990 và Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 trở lại đây. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nghiên cứu các vấn đề 4
  7. kinh tế - xã hội, lấy định hướng phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng nói riêng để làm cơ sở và định hướng nghiên cứu. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể - Pháp pháp thu thập thông tin dữ liệu Nghiên cứu sinh nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn từ sách giáo trình, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu các cấp, bài báo khoa học; Số liệu sơ cấp, thứ cấp từ NHNN, các ngân hàng thương mại Việt Nam; Tài liệu dịch, tài liệu hội thảo khoa học về xử lý nợ xấu ngân hàng ở một số nước Đông Á; Một số cơ sở dữ liệu khoa học: Ebscohosts; lhtv.vista,vn; Portal.igpublish.com; ProQuest; Science Direct; Bankscope. Nghiên cứu công tác xử lý nợ xấu ngân hàng của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với bộ dữ liệu thứ cấp trên Báo cáo thường niên, dữ liệu từ Bankscope. Ngoài ra, nghiên cứu sinh thu thập số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị của một số ngân hàng thương mại Việt Nam để đánh giá thực trạng và công tác xử lý nợ xấu ngân hàng của Việt Nam. - Phương pháp xử lý thông tin dữ liệu Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp trừu tượng khoa học, quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh; kết hợp với việc minh họa bằng bảng, hình cho vấn đề nghiên cứu trở nên trực quan hơn. - Phương pháp phân tích thông qua các chỉ tiêu tài chính Luận án sử dụng phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá qui mô thực trạng nợ xấu ngân hàng của từng quốc gia nghiên cứu trong các giai đoạn cụ thể; đồng thời so sánh kết quả xử lý nợ xấu của các quốc gia sau khi áp dụng các phương pháp xử lý nợ xấu; từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. 5
  8. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính - phỏng vấn sâu chuyên gia để kiểm tra và sàng lọc, đưa ra những nhận định, đánh giá có giá trị cao hơn về các nội dung trình bày trong luận án. Đánh giá thực trạng và công tác xử lý nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam; bổ sung cho đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu ngân hàng. Đối tượng phỏng vấn: Đối tượng tham gia phỏng vấn là những chuyên gia kinh tế, những người có kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, bao gồm: Lãnh đạo Viện Kinh tế Việt Nam; giảng viên đang giảng dạy chuyên ngành tài chính ngân hàng ở Học viện Tài chính Việt Nam (Phụ lục 02). Phương thức ghi nhận thông tin: Người phỏng vấn chuyển Thư phỏng vấn cho Người được phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn (Phụ lục 01). Nội dung cuộc phỏng vấn ghi âm dưới sự đồng ý của Người được phỏng vấn, đồng thời được ghi chép đầy đủ làm căn cứ để phân tích, đánh giá, phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Khai thác và sử dụng thông tin: Dữ liệu thông tin từ cuộc phỏng vấn được chuyển thể về dạng file word. Việc gỡ băng ghi âm được thực hiện hai lần với mỗi băng ghi âm để đảm bảo “sao chép” đầy đủ thông tin từ băng ghi âm sang dữ liệu chữ. Các dữ liệu này được tập hợp thành file trong folder dữ liệu định tính. Tiếp theo, dữ liệu được sàng lọc, phân tích, tổng hợp sử dụng trong một số nội dung của luận án. Thời gian phỏng vấn: Từ 60 phút đến 90 phút. Các câu hỏi dạng mở được thực hiện theo chủ đề, tập trung trả lời câu hỏi “như thế nào?”, “tại sao?” và bám sát những nội dung sau: (Phụ lục 03) Kết quả nghiên cứu rút ra không chỉ dựa vào việc tổng hợp các ý kiến của người được phỏng vấn theo từng nội dung cụ thể mà còn 6
  9. được tập hợp thành quan điểm chung, sau đó được tổng hợp so sánh với kết quả phân tích định tính qua các chỉ tiêu tài chính và kết quả xử lý thông tin dữ liệu (Phụ lục 04). 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp mới về khoa học chủ yếu sau: Một là: Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn xử lý nợ xấu NHTM theo đồng thời các lát cắt về: (1) Tổ chức xử lý nợ; (2) cơ chế, cách thức xử lý nợ và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh; và (3) biện pháp khác trên cơ sở phân tích/soi chiếu các nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Hai là: Luận án đã phân tích, đánh giá và so sánh nguyên nhân, thực trạng, cách thức và kết quả xử lý nợ xấu của NHTM ở các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Làm rõ sự khác nhau từ trong nguyên nhân phát sinh nợ xấu giữa các nước; đặc biệt là sự khác nhau trong cấu trúc nền kinh tế, trong đặc điểm hệ thống chính trị, văn hóa, sự tác động của khủng hoảng, bối cảnh quốc tế,... trong đó có các yếu tố vừa là nguyên nhân đồng thời là điều kiện trong xử lý nợ xấu của NHTM ở ba nước Đông Á. Dựa trên các tài liệu, số liệu thu thập được và bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, luận án đã làm rõ việc các nước Đông Á tác động như thế nào (cách thức, mức độ tác động) đến các nguyên nhân, điều kiện ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu ngân hàng của họ; trên cơ sở đó rút ra bài học cho Việt Nam. Ba là: Luận án đã phân tích, đánh giá thực tiễn xử lý nợ xấu NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 trở lại đây theo các lát cắt nhất quán đã hệ thống và phân tích về lý luận và thực tiễn xử lý nợ xấu NHTM. Theo đó, luận án chỉ rõ thực trạng nợ xấu và những biện pháp xử lý nợ xấu NHTM mà chúng ta đã áp dụng, kết quả của những biện pháp đó; nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu và 7
  10. nguyên nhân khiến cho các biện pháp xử lý nợ xấu đã áp dụng chưa đem đến hiệu quả như mong muốn. Trong đó, luận án tập trung vào các yếu tố cấu trúc nền kinh tế, đặc điểm chính trị, sự độc lập cần thiết của ngân hàng nhà nước... vừa là nguyên nhân, đồng thời là điều kiện trong xử lý nợ xấu NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, cùng với việc vận dụng các bài học kinh nghiệm xử lý nợ xấu NHTM của các nước Đông Á, và kết hợp với sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, luận án đã đề xuất những giải pháp xử lý nợ xấu của NHTM cho Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống và làm rõ những cách tiếp cận khác nhau về nợ xấu ngân hàng thương mại; làm rõ mối quan hệ giữa những nguyên tắc, biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại với các nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có giá trị tham khảo về cơ sở lý luận cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề xử lý nợ xấu NHTM của các nước Đông Á và Việt Nam. - Về mặt thực tiễn, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính, ngân hàng nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ do nợ xấu của NHTM ngày càng trầm trọng gây ra; trong khi đó, rất nhiều các biện pháp xử lý nợ xấu đã được áp dụng nhưng hiệu quả không cao. Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong việc nhìn nhận về thực trạng nợ xấu của NHTM, xác định nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu trong thực tế và những điều kiện cần thiết để những biện pháp xử lý nợ xấu có thể đem lại hiệu quả ở nước ta. Luận án có thể được tham khảo làm cơ sở ứng dụng để các cơ quan chức năng liên quan, các nhà hoạch định chính sách trong quá trình nghiên cứu đề ra các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu NHTM ở Việt Nam. 8
  11. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, tài liệu tham khảo, phụ lục và các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả, luận án được kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về nợ xấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Chương 3: Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở một số nước Đông Á Chương 4: Bài học về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cho Việt Nam và những giải pháp vận dụng. 9
  12. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Nghiên cứu về nợ xấu và xử lý nợ xấu ngân hàng 1.1.2. Nghiên cứu về kinh nghiệm xử lý nợ xấu ngân hàng ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Á 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về nợ xấu và xử lý nợ xấu ngân hàng ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Á. 1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về nợ xấu và xử lý nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam. 1.3. Những điểm đã thống nhất, khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án Từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên, cho thấy: Các nghiên cứu đều chỉ ra những tác động tiêu cực của nợ xấu đối với HTTC ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế của các quốc gia; xử lý nợ xấu ngân hàng là yêu cầu cấp bách của tất cả các HTTC của các nước; nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ xấu ở các nước đều có những yếu tố riêng biệt, song cũng có những điểm chung nhất định; và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước, các biện pháp được sử dụng để xử lý và ngăn chặn nợ xấu cũng rất phong phú, đa dạng. Có nhiều công trình nghiên cứu về nợ xấu và xử lý nợ xấu NHTM. Tuy nhiên, những công trình ngoài nước chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thực trạng vấn đề nợ xấu và XLNX của một quốc gia nhất định, hoặc tập trung vào phân tích mô hình xử lý nợ xấu NHTM của một nhóm nước. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam thì chủ yếu tập trung vào một góc độ nhất định của vấn đề 10
  13. XLNX ngân hàng, như: Góc độ pháp lý; thị trường mua bán nợ xấu; vấn đề tái cơ cấu HTNH; hay vấn đề quản lý RRTD,... Một số công trình nghiên cứu trong nước tập trung phân tích thực trạng, giải pháp cho vấn đề XLNX ở một số NHTM cụ thể. Đề tài của luận án nghiên cứu về Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ngân hàng của một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử lý nợ xấu ngân hàng; tập trung phân tích, đánh giá và so sánh thực trạng, cách thức và kết quả xử lý nợ xấu ngân hàng ở 3 nước Đông Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam; trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn việc xử lý nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời vận dụng các bài học kinh nghiệm xử lý nợ xấu ngân hàng của các nước Đông Á, luận án đề xuất những giải pháp xử lý nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, có thể khẳng định rằng luận án không có sự trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào đã xuất hiện tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. 11
  14. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Nợ xấu ngân hàng thương mại 2.1.1. Khái niệm, phân loại 2.1.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu Một là, nhóm nguyên nhân từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hội: Môi trường và diễn biến kinh tế xã hội; môi trường pháp lý;tín dụng chỉ định của chính phủ; bản chất của HTTC, ngân hàng; nguyên nhân khác. Hai là, nhóm nguyên nhân từ phía NHTM: Chính sách tín dụng; công tác tổ chức kiểm tra, kiểm soát; chất lượng cán bộ ngân hàng; một số nguyên nhân khác từ phía NHTM như:Chất lượng thông tin tín dụng thấp, thiếu hệ thống cung cấp thông tin tín dụng chính xác, đầy đủ; tình trạng tăng trưởng tín dụng quá mức và tập trung nhiều vào một ngành, đặc biệt là những ngành phi sản xuất như chứng khoán, BĐS,… Ba là, nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng: Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng; khó khăn về dòng tiền hoặc khả năng thanh toán. 2.2. Xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại 2.2.1. Sự cần thiết phải xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại - Đối với nền kinh tế: Nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do ứ đọng vốn, sản xuất kinh doanh đình trệ. - Đối với ngân hàng: (i) Nợ xấu làm giảm lợi nhuận; (ii) ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh; (iii) làm mất uy tín của NH; (iv) Không duy trì được đội ngũ nhân viên. 2.2.2. Nguyên tắc và biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại 12
  15. - Nguyên tắc về quản lý nợ xấu của Basel II: Ủy ban Basel II đã đưa ra 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu, đây là những định hướng trong việc xây dựng mô hình quản lý RRTD hiện đại, hỗ trợ cho xử lý nợ xấu hiệu quả. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản: (1) Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp; (ii) Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh; và (iii) Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp. - Biện pháp xử lý nợ xấu và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh: (i) Một là các biện pháp xử lý nợ xấu gắn với vai trò của Chính phủ. (ii) Hai là các biện pháp xử lý nợ xấu gắn với vai trò của hệ thống TCTD, NHTM. (iii) Ba là các biện pháp xử lý nợ xấu gắn với vai trò của khách hàng vay vốn. Tóm lại, tùy thuộc vào quy mô, mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân phát sinh nợ xấu và các điều kiện cụ thể mà các quốc gia sẽ lựa chọn biện pháp và mức độ ưu tiên đối với những biện pháp cụ thể khác nhau trong quá trình xử lý nợ xấu. 13
  16. Chương 3 KINH NGHIỆMXỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á 3.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Nhật Bản 3.1.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Nhật Bản 3.1.2. Thực trạng và nguyên nhân nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005 - Thực trạng nợ xấu ngân hàng Nhật Bản: Trong hơn một thập kỷ kể từ năm 1990, ngành ngân hàng Nhật Bản đã phải đương đầu với những khoản nợ khó đòi và tốc độ giảm phát liên tục.Tình trạng nợ xấu ngân hàng của Nhật Bản cũng ngày càng trầm trọng.Đến năm 1993, các NHTM Nhật Bản phải hứng chịu sức nặng của các khoản nợ xấu theo cấp số nhân. Cuối năm 1995, nợ xấu của các NHTM được công bố là 21,9 nghìn tỷ yên, gần gấp đôi năm trước. Tính đến tháng 7/1997, tổng số thua lỗ do nợ xấu và xử lý nợ xấu của các NHTM Nhật Bản là khoảng 100 nghìn tỷ yên, và nợ quá hạn cũng lên tới xấp xỉ 585 nghìn tỷ yên. - Những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ xấu ngân hàng ở Nhật Bản: (i) Cấu trúc của nền kinh tế Nhật Bản chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng nợ xấu NHTM ở nước này. (ii) Cho vay quá mức và giám sát điều hành không hợp lý; (iii) Bong bóng bất động sản vỡ; (iv) Chậm áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu 3.1.3. Các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mạiở Nhật Bản giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2005 - Các biện pháp xử lý nợ xấu ngân hàng: Thứ nhất, về phía Chính phủ và Bộ Tài chính Nhật Bản: Bơm tiền giải cứu cho một số ngân hàng lớn; những biện pháp bình ổn khu vực ngân hàng và xây dựng khuôn khổ pháp lý tài chính cho xử lý nợ xấu; thành lập Công ty quản lý tài sản thuộc sở hữu của chính phủ 14
  17. (AMC công); các chính sách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng,… Thứ hai, về phía Ngân hàng Trung ương Nhật Bản: Để xử lý nợ xấu, Nhật Bản đã tiến hành nâng cao tính độc lập của BOJ. Ngoài ra, một loạt các biện pháp khác đã được Nhật Bản thực hiện để nhằm mục tiêu xử lý nợ xấu: Tiến hành phi điều chỉnh đối với HTNH; phi điều chỉnh lãi suất; giảm bớt tình trạng chia cắt trong hoạt động ngân hàng; giảm bớt hàng rào ngăn cách giữa các hoạt động kinh doanh ngân hàng và kinh doanh chứng khoán; gia tăng liên doanh, liên kết với nước ngoài và khuyến khích sự thâm nhập mạnh của các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài vào Nhật Bản. -Đánh giá hoạt động xử lý nợ xấu ngân hàng ở Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2005. + Kết quả đạt được: Các biện pháp xử lý nợ xấu NHTM của chính phủ và NHTW Nhật Bản đã mang lại những kết quả nhất định, giúp nền kinh tế năng động hơn sau cuộc khủng hoảng nợ xấu. + Hạn chế và nguyên nhân: Hạn chế lớn nhất trong xử lý nợ xấu của Nhật Bản là đã để cho tình trạng nợ xấu chồng chất kéo dài, cũng giống như “sự suy thoái kéo dài” của nền kinh tế Nhật Bản. Tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục gia tăng trong suốt nhiều năm kể từ khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ. Có thể giải thích điều đó là do các nguyên nhân: Thứ nhất, tốc độ xử lý nợ xấu của các NHTM Nhật Bản chậm hơn so với tốc độ phát sinh các khoản nợ xấu mới. Thứ hai, tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” của ngân hàng trung ương Nhật Bản. Thứ ba, biện pháp giám sát yếu kém và tình trạng bưng bít thông tin trong các ngân hàng đối với các khoản nợ xấu.Ngoài ba nguyên nhân trên, một lý giải nữa cho tình trạng khủng hoảng kéo dài ở Nhật là phản ứng của thị trường. Việc mở rộng định nghĩa về nợ xấu, những quy định về phân loại nợ xấu cũng làm cho số liệu về tỉ lệ nợ xấu của Nhật Bản tăng lên. 15
  18. 3.2. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Hàn Quốc 3.2.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Hàn Quốc 3.2.2. Thực trạng và nguyên nhân nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Hàn Quốc - Thực trạng nợ xấu ngân hàng của Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á: Nếu năm 1997, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các tổ chức tài chính Hàn Quốc là 7,4%, thì đến cuối tháng 3/1998, đã lên tới 18%, chiếm tới 27% GDP, đạt 118 nghìn tỷ won; trong đó, 50 nghìn tỷ won là các khoản nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng, chiếm 42% tổng nợ xấu, 68 nghìn tỷ won còn lại là các khoản nợ quá hạn trên 6 tháng và có nguy cơ vỡ nợ cao. Đến năm 2002, Hàn Quốc vẫn còn tới trên 60 tỉ USD nợ xấu cần giải quyết, mặc dù con số này năm 1999 lên tới 145 tỉ USD. - Nguyên nhân: Thứ nhất, tác động của khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á. Thứ hai, đầu tư tràn lan và vay nợ quá mức của các tập đoàn kinh tế cũng như quy chế về an toàn hoạt động ngân hàng lỏng lẻo, quản trị rủi ro yếu kém và thiếu minh bạch trong công tác tài chính của hệ thống các tổ chức tín dụng.Thứ ba, do sự phát triển nóng của nền kinh tế Hàn Quốc. 3.2.3. Các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Hàn Quốc - Biện pháp xử lý nợ xấu ngân hàng của Hàn Quốc: Một là, phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế; Hai là, tiến hành chương trình cải cách toàn diện HTNH; Ba là, hình thành quỹ công chúng và Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc - Korean Asset Management Corporation (KAMCO). Bốn là, thành lập các cơ quan luật pháp khác để tạo điều kiện cho quá trình táicơ cấu doanh nghiệp và ngành tài chính theo nguyên tắc thị trường như Công ty tái cơ cấu doanh nghiệp (CRC). Năm là, các biện pháp hỗ trợ: (1) Giảm thuế trên 16
  19. thặng dư vốn; (2) Tính vào chi phí; (3) Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán. - Kết quả xử lý nợ xấu ngân hàng của Hàn Quốc: Nhờ sử dụng đồng loạt các biện pháp xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu NHTM của Hàn Quốc đã giảm từ 17,7% vào năm 1998 xuống còn 14,9%, 10,4%, 5,6%, và 3,9% tương ứng vào các năm 1999, 2000, 2001 và 2002. Hàn Quốc đã thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu khu vực tài chính góp phần ổn định nền kinh tế. 3.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Trung Quốc 3.3.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Trung Quốc 3.3.2. Thực trạng và nguyên nhân nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Trung Quốc - Thực trạng: Với hệ thống NHTM có quy mô rất lớn và tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế lên đến gần 2.000 tỷ USD, gấp 1,5 lần GDP, vào những năm 1990, tổng khối lượng nợ xấu tại các NHTM Trung Quốc khoảng 480 tỷ USD (chiếm 24,8% tổng dư nợ cho vay của HTNH và bằng 36%GDP). Từ sau khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á 1997-1998, dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM Trung Quốc tiếp tục tăng cao, đến cuối năm 2000 đã lên đến 29%. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Trung Quốc đã ở mức rất cao tới 12% vào năm 2005, sau đó tỷ lệ này có xu hướng giảm dần, chỉ còn 2% vào năm 2010. - Nguyên nhân: Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của các NHTM Trung Quốc quá cao. Thứ hai, các NHTM Trung Quốc luôn sẵn sàng cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống như cho vay bất động sản, cho vay đối với các dự án xây dựng, phát triển đô thị. Thứ ba, tàn dư còn nặng nề của cơ chế kinh tế kế hoạch 17
  20. hóa. Thứ tư, tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo quá cao thể hiện sự dễ dãi trong chính sách tín dụng của các NHTM Trung Quốc. Thứ năm, công tác giám sát sau giải ngân kém. 3.3.3. Các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng ở Trung Quốc - Các giai đoạn của quá trình xử lý nợ xấu ở Trung Quốc: Giai đoạn thứ nhất, giữa những năm 1990; Giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2003. Giai đoạn thứ ba, từ năm 2004. Trong phạm vi luận án, NCS tập trung vào giai đoạn thứ hai nhằm đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm xử lý nợ xấu thông qua các AMC và một số các biện pháp của Trung Quốc. - Lựa chọn mô hình và cơ chế xử lý nợ: Thứ nhất, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; Thứ hai, xử lý nợ xấu thông qua các AMC: Trước yêu cầu của việc xử lý nợ xấu, nhà nước đã bỏ vốn để thành lập các AMC. Nhưng thay vì thành lập công ty xử lý nợ quốc gia, năm 1999, Trung Quốc đã thành lập 4 công ty quản lý tài sản với vốn điều lệ khoảng 5 tỷ USD. Mỗi AMC có trách nhiệm xử lý nợ xấu cho một NHTM quốc doanh. Thứ ba, Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm xử lý nợ xấu:Để xây dựng lại thị trường tài chính lành mạnh và ổn định hơn, từ năm 1997, Trung Quốc đã thực hiện cải tổ HTNH mạnh mẽ. Một trong những giải pháp quan trọng đem đến sự thành công trong việc cải cách khu vực ngân hàng tại Trung Quốc đó là việc chuyển 4 NHTM nhà nước lớn, chiếm 70% tài sản và thị phần tín dụng, sang các doanh nghiệp cổ phần - Kết quả xử lý nợ xấu ngân hàng ở Trung Quốc: Việc xử lý nợ xấu của cả AMC lẫn các Ngân hàng Quốc doanh Trung Quốc đều chưa mang lại hiệu quả như mong đợi.Cho đến nay, thời hạn hoạt động của các AMC đã kết thúc nhưng vẫn chưa có công bố cụ thể nào về tỷ lệ thu hồi thực sự của bốn AMC này. Tỷ lệ thu hồi và tốc độ thu hồi nợ xấu của Trung Quốc thấp hơn các quốc gia khác chủ 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2