Luật kế toán Việt Nam thời kì hội nhập - những vấn đề cần hoàn thiện
lượt xem 5
download
Bài viết này tập trung vào những vấn đề mà theo quan điểm của cá nhân còn chưa hợp lí, chưa phù hợp, chưa khuyến khích được hoạt động nghề nghiệp và dịch vụ kế toán phát triển ở Việt Nam. Các nghiên cứu về Luật Kế toán Việt Nam đã công bố thường tập trung cho việc lí giải về sự cần thiết phải sửa đổi Luật Kế toán đã ban hành năm 2003 trên cơ sở nêu lên những bất cập và chỉ ra những nội dung cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu và những đòi hỏi của thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luật kế toán Việt Nam thời kì hội nhập - những vấn đề cần hoàn thiện
- LUẬT KẾ TOÁN VIỆT NAM THỜI KÌ HỘI NHẬP- NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN HOÀN THIỆN THE LAW ON ACCOUNTING OF VIETNAM IN THE INTEGRATION PERIOD – ISSUES SHOULD BE ADDRESSED PGS,TS Đoàn Vân Anh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Sau hơn 10 năm Luật Kế toán đi vào thực tiễn cuộc sống, những qui định trong Luật Kế toán Việt Nam ban hành năm 2003 đã bộc lộ những bất cập trong qui định của Luật, không phù hợp với những khuôn mẫu chung của quốc tế về kế toán, không đáp ứng được những đòi hỏi có tính cấp bách của yêu cầu hội nhập khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định đối tác chiến lược với nhiều nước trên thế giới, những cam kết thực hiện công nhận lẫn nhau trong hành nghề kế toán khu vực và quốc tế…. Để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, Luật Kế toán VN số 88/2015/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2015 với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng nhiều mục tiêu đã định. Tuy nhiên, khi nghiên cứu những nội dung cụ thể của Luật sửa đổi bổ sung này, vẫn còn một số những vấn đề được đặt ra và cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của quá trình hội nhập, tạo điều kiện pháp lí để phát triển ngành nghề dịch vụ kế toán và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán ở Việt Nam. Từ khóa: Luật kế toán, thời kỳ hội nhập, hoàn thiện Abstract For more than 10 years, the Law on Accounting of Vietnam has gone into real life. However, the provisions stated in the Law on Accounting issued in 2003 has exposed shortcomings when it does not fit the general pattern of international accounting as well as does not meet the urgent demands of integration when Vietnam engages in strategic partnership agreements with many countries around the world and integrates in commitments of mutual recognition in term of regional and international accounting sector. So as to meet the demands of practice, the Law on Accounting No. 88/2015 / QH13 approved by the National Assembly on November 20th, 2015 with a lot of contents revised and supplemented in order to meet objectives. However, when studying the specific content of the amendments in this law, it is found that there are still some issues that should continue to be improved in order to better meet the demands of the integration process, creating legal conditions for the development of the accounting services profession and businesses providing those services in Vietnam. Key words: law on accounting, integration period, Vietnam. 299
- 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Luật Kế toán Việt Nam thời kì hội nhập Việc ban hành Luật Kế toán sửa đổi sau hơn 10 năm thực hiện Luật Kế toán 2003 đã thể hiện nỗ lực của Việt Nam hướng đến mục tiêu cải cách và hội nhập trong lĩnh vực kế toán, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo kế thừa Luật hiện hành. Trong quá trình sửa đổi và sau khi ban hành Luật Kế toán, đã có nhiều nghiên cứu trao đổi về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán, những nội dung cần sửa đổi, bổ sung hay những đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán. Những nghiên cứu này có thể được hệ thống lại và chia thành các nhóm nghiên cứu điển hình sau: Nhóm các nghiên cứu về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán Điển hình cho những nghiên cứu này là những bài viết “Vì sao phải sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán hiện hành” của tác giả Trần Việt Tuấn đăng trên www.mof.gov.vn ngày 30/05/2015; bài “Đổi mới để hội nhập quốc tế về lĩnh vực kế toán” của tác giả ThS Nguyễn Minh Trang, Đại học Lao động xã hội đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 12-2015; bài “Sửa đổi Luật Kế toán cho phù hợp với yêu cầu hội nhập” của Phúc Khang trên Báo Kiểm toán số 21/2013.... Các nghiên cứu này đều đưa ra những nhận xét đánh giá về những kết quả đạt được sau hơn 10 năm ban hành Luật Kế toán, thành công lớn nhất là đã tạo ra được khuôn khổ pháp lí cao nhất cho việc thực hiện công tác kế toán của Việt Nam, nhiều nội dung cho thấy Luật Kế toán được qui định mang tính khoa học và thực tiễn cao nên nhiều điều Luật vẫn có giá trị đến thời điểm hiện hành cho dù tình hình kinh tế xã hội của trong nước và thế giới có nhiều biến động. Các nghiên cứu này đã tập trung chủ yếu vào những hạn chế của Luật ban hành năm 2003 để cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi Luật Kế toán như qui định hạch toán theo giá gốc đã không phản ánh được tình hình biến động tài sản và nợ phải trả đến thời điểm lập Báo cáo tài chính trong khi Chuẩn mực kế toán quốc tế và thông lệ phổ biến ở các nước trên thế giới thực hiện kế toán giá trị hợp lí; những bất cập về chuẩn mực kế toán, về chế độ kế toán chưa được cập nhật, sửa đổi, bổ sung kịp thời một phần do nguyên tắc kế toán qui định trong Luật Kế toán cần tháo gỡ; vấn đề hiện đại hóa công nghệ thông tin trong lĩnh vực kế toán cần phải thay đổi trong qui định của Luật để khắc phục phương thức kế toán thủ công trước đây; các nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề cần bổ sung trong qui định của Luật Kế toán về điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, phương thức tổ chức, các vấn đề về quản lí nhà nước trong việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhằm phát triển nghề nghiệp dịch vụ kế toán, tổ chức nghề nghiệp kế toán ... Sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán năm 2003 được chứng minh qua kết quả rà soát Luật Kế toán 2003 của VCCI. Theo Luật gia Vũ Xuân Tiền - Trưởng Nhóm rà soát thì mức độ hội nhập kinh tế quốc tế trong Luật Kế toán 2003 rất “mờ nhạt” do ở thời điểm ban hành Việt Nam chưa gia nhập WTO. Trong Luật quy định nhiều vấn đề về kế toán DN dựa trên một hệ thống kế toán thủ công, hạn chế việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Do đó, nhiều vấn đề mới đã phát sinh nhưng chưa được đề cập và quy định trong Luật.… Trong Luật hiện hành cũng tồn tại nhiều vấn đề chưa đạt tiêu chí minh bạch, thống nhất, hợp lý và tính khả thi nên càng cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nhóm các nghiên cứu về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán Điển hình cho những nghiên cứu này là nhiều bài viết được đăng tải trên diễn đàn hội thảo Luật Kế toán sửa đổi do Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) tổ chức tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 8 năm 2015, trong cuộc hội thảo, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt 300
- Nam, PGS.TS Đặng Văn Thanh đã đưa ra những vấn đề cần thảo luận Luật Kế toán liên quan đến hạch toán theo giá trị hợp lí, những hành vi bị nghiêm cấm, lưu trữ chứng từ kế toán trên phương tiện điện tử, hóa đơn bán hàng, công khai minh bạch báo cáo tài chính, vấn đề hành nghề kế toán, tổ chức nghề nghiệp kế toán và những nội dung thuộc quản lí nhà nước về kế toán. Đại diện cho những người cung cấp dịch vụ kế toán, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC và công ty TNHH AIC Việt nam đã tập trung vào những góp ý liên quan đến điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên, những điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán và vấn đề đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, các ý kiến góp ý này nhằm mục tiêu phát triển hoạt động dịch vụ kế toán một cách tích cực. TS Đặng Văn Hải - Đại diện cho Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước thì tập trung vào những góp ý liên quan đến việc chuẩn hóa một số từ ngữ, thuật ngữ qui định trong Luật, kiến nghị cách thức phương thức xác định “Giá trị hợp lí” và một số kiến nghị liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán. Còn theo TS Đinh Thị Kim Xuyến – Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp và đại diện cho Ban Quản lí hành nghề kế toán VAA - ThS Hà Thị Tường Vi đều có chung quan điểm cần sửa đổi Luật Kế toán toàn diện và sâu sắc, theo đó các bài viết đã hệ thống lại các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật nhằm đáp ứng mục tiêu hội nhập với khuôn mẫu quốc tế, tạo môi trường thông tin đầy đủ, minh bạch, tạo điều kiện cho hoạt động nghề nghiệp kế toán và dịch vụ kế toán phát triển trong môi trường cạnh tranh. Nhìn chung, các nghiên cứu về Luật Kế toán Việt Nam đã công bố thường tập trung cho việc lí giải về sự cần thiết phải sửa đổi Luật Kế toán đã ban hành năm 2003 trên cơ sở nêu lên những bất cập và chỉ ra những nội dung cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu và những đòi hỏi của thực tiễn. Các nghiên cứu đã công bố được nghiên cứu trong giai đoạn dự thảo Luật Kế toán nhằm góp ý cho việc ban hành Luật Kế toán. Tuy nhiên, từ khi Luật Kế toán sửa đổi năm 2015 chính thức được ban hành thì cũng chưa có những nghiên cứu đầy đủ nào chỉ ra những bất cập vẫn còn nằm trong những qui định của Luật Kế toán. Bài viết này tập trung vào những vấn đề mà theo quan điểm của cá nhân còn chưa hợp lí, chưa phù hợp, chưa khuyến khích được hoạt động nghề nghiệp và dịch vụ kế toán phát triển ở Việt Nam. 2. Khái quát chung về Luật Kế toán Việt Nam sửa đổi năm 2015 Luật Kế toán Việt Nam số 03/2003/QH11 lần đầu tiên được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 17/6/2003 và có hiệu lực từ 01/01/2004. Luật Kế toán sau khi được ban hành đã tạo ra khuôn khổ pháp luật về kế toán thực hiện thống nhất trong cả nước. Quá trình triển khai thực hiện Luật Kế toán đã hình thành đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật qui định về kế toán bao gồm Luật, các nghị định của Chính phủ, các quyết định, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính ban hành các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán. Hệ thống kế toán Việt Nam đã được phân định rõ ràng thành các khu vực kế toán gồm kế toán nhà nước; kế toán doanh nghiệp; kế toán ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các quĩ tài chính nhà nước và khu vực kế toán hợp tác xã, tạo cơ sở pháp lí để thực hiện kế toán và tổ chức công tác kế toán tại từng đơn vị. Kế toán thực sự trở thành một trong những công cụ để nhà nước thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát, quản lí hoạt động kinh tế tài chính của các lĩnh vực trong nền kinh tế. Các qui định của chế độ kế toán được sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng phù hợp với khuôn mẫu quốc tế, đáp ứng đòi hỏi của hội nhập, góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, tác động tích cực đến môi trường kinh doanh và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường tài chính cũng như dịch vụ kế toán. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm 301
- thực hiện Luật Kế toán, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế dẫn đến nhiều nhân tố mới, yêu cầu mới đòi hỏi phải Việt Nam phải có những thay đổi căn bản trong quản lí kinh tế nói chung và công tác kế toán nói riêng. Theo đó, một số những qui định của Luật Kế toán ban hành năm 2003 đã không còn phù hợp, thiếu minh bạch và thiếu tính khả thi. Trước những bất cập trong nội tại qui định của Luật Kế toán và những đòi hỏi có tính cấp bách của yêu cầu hội nhập khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định đối tác chiến lược song phương và đa phương với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đã tham gia thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế, tham gia hội nhập kế toán, hài hòa các chuẩn mực trong khuôn khổ khối ASEAN, cam kết thực hiện công nhận lẫn nhau trong hành nghề kế toán, kiểm toán, và đặc biệt năm 2015 Việt Nam gia nhập Hội kinh tế Đông Á buộc Việt Nam phải mở cửa toàn diện thị trường dịch vụ Kế toán... đã đòi hỏi Luật Kế toán Việt Nam phải có những thay đổi căn bản để đáp ứng yêu cầu hội nhập, tạo cơ sở nền tảng pháp lí cho Việt Nam có thể thực hiện việc ký kết và tuân thủ các quy định , cam kết nói chu ng, theo hướng phù hợp với quy định chung và thông lệ của các nước trong khu vực và thế giới . Để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2015. Những nội dung sửa đổi bổ sung trong Luật Kế toán ban hành năm 2015 có thể được khái quát lại và chia thành 3 nhóm cơ bản sau: Thứ nhất: Nhóm các điều luật sửa đổi bổ sung nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kế toán. Đây được xem là nhóm điều luật quan trọng nhất nhằm đưa kế toán Việt Nam hội nhập với những khuôn mẫu chung của quốc tế về kế toán. Nhóm các điều luật sửa đổi này đặc biệt nhấn mạnh đến các qui định về nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và nâng cao trách nhiệm của các đơn vị kế toán trong tuân thủ các qui định của pháp luật về tài chính và kế toán. Thể hiện sự thay đổi có tính đột phá nhất trong qui định của Luật Kế toán Việt Nam đó là Luật đã bổ sung nguyên tắc kế toán “Giá trị hợp lí” (điều 3), điều này đã tác động tích cực đến việc đưa kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, đồng thời tăng tính minh bạch, trung thực, hợp lí của báo cáo tài chính, đảm bảo phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm báo cáo, tránh rủi ro cho các nhà đầu tư, giúp ổn định và phát triển kinh tế bền vững. Ngoài ra, trong nội dung hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, Luật Kế toán còn bổ sung, sửa đổi những qui định liên quan đến vấn đề về hóa đơn nhằm đảm bảo tính đồng bộ của các qui định của pháp luật liên quan đến hóa đơn (điều 20), theo đó, hóa đơn được thực hiện theo qui định pháp luật về hóa đơn bán hàng nhằm tạo thuận lợi cho đơn vị cũng như cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng, nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập và quản lí hóa đơn thực hiện theo qui định pháp luật thuế và hóa đơn; sửa đổi những qui định về chứng từ điện tử (điều 17), và sổ kế toán trên máy vi tính được lưu giữ trên các phương tiện điện tử nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển công nghệ thông tin hiện nay và phù hợp với Luật Giao dịch điện tử, tiết kiệm chi phí, cho phép các doanh nghiệp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử nhưng phải đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và tra cứu trong thời hạn lưu trữ; sửa đổi những qui định về nội dung báo cáo tài chính (điều 29,30) bằng việc chỉ phân loại báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực nhà nước và cho khu vực kinh doanh, còn tên của các báo cáo tài chính sẽ do Bộ Tài chính qui định cụ thể trong chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, theo đó sẽ tạo ra sự ổn định lâu dài của Luật và sự linh hoạt kịp thời trong 302
- việc thay đổi chính sách, chế độ kế toán đảm bảo phù hợp với thông lệ và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, những qui định bổ sung về các hành vi bị nghiêm cấm như cho thuê, cho mượn, đi thuê, đi mượn chứng chỉ hành nghề kế toán, lập 2 bộ hồ sơ trở lên với dụng ý trục lợi...., qui định nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị kế toán trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán và chịu trách nhiệm về những hậu quả do minh gây ra thuộc trách nhiệm quản lí của đơn vị mình hoặc chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai phạm do đơn vị mình thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên ... cũng là những nội dung được chú trọng sửa đổi trong nhóm các điều Luật này. Thứ hai: Nhóm các điều luật sửa đổi bổ sung nhằm tạo điều kiện để phát triển ngành nghề kế toán Đây là nhóm các điều luật được sửa đổi bổ sung liên quan đến các điều kiện pháp lí cho hành nghề kế toán và cung cấp dịch vụ kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới nói chung và tài chính, kế toán nói riêng. Theo đó, Luật bổ sung các qui định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán thông qua việc bổ sung các điều kiện về đăng kí hành nghề kế toán (điều 58-59), điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán (điều 60), về tiêu chuẩn điều kiện của giám đốc, người đại diện theo pháp luật, các qui định về vốn điều lệ.... những qui định này giúp tăng cường quản lí và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ kế toán, bảo về quyền và lợi ích của các doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ. Đồng thời Luật cũng bổ sung một số qui định về nhiệm vụ của tổ chức nghề nghiệp kế toán được tham gia tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho các kế toán viên hành nghề và thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến hoạt động kế toán do Chính phủ qui định. Qui định này sẽ nâng cao được vai trò, vị trí của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, đẩy mạnh sự phát triển của hội nghề nghiệp. Thứ ba: Nhóm các điều luật sửa đổi bổ sung nhằm tạo điều kiện tăng cường quản lí, giám sát của nhà nước đối với lĩnh vực kế toán, giám sát của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư Đây là nhóm các điều luật được sửa đổi bổ sung nhằm góp phần nâng cao chất lượng kế toán, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Luật bổ sung những qui định về nhóm các thủ tục hành chính liên quan đến lập, công khai báo cáo tài chính và nhóm các thủ tục hành chính liên quan đến quản lí nhà nước đối với hoạt động nghề nghiệp kế toán. Trong đó, những sửa đổi bổ sung về thủ tục hành chính liên quan đến lập, công khai, minh bạch báo cáo tài chính (điều 32) nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, đặc biệt đối với thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản pháp luật về kế toán và pháp luật chuyên ngành như luật về tín dụng, chứng khoán....; tăng cường tính công khai, minh bạch của báo cáo tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu quản lí và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Những sửa đổi bổ sung về qui định về thi và cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán, cấp giấy chứng nhận đăng kí hành nghề dịch vụ kế toán, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán... là những nội dung trọng tâm của nhóm các thủ tục hành chính liên quan đến quản lí nhà nước đối với hoạt động nghề nghiệp kế toán, nhằm đảm bảo sự phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam, phù hợp với thông lệ các nước trong khu vực và quốc tế, giúp tăng cường quản lí hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các đơn 303
- vị đủ điều kiện cung cấp dịch vụ, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán và thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam. 3. Những trao đổi về Luật Kế toán Việt Nam hiện hành Với những nội dung sửa đổi bổ sung trong Luật Kế toán Việt Nam ban hành năm 2015 đã đảm bảo đáp ứng nhiều mục tiêu đã định. Tuy nhiên, khi nghiên cứu những nội dung cụ thể của Luật sửa đổi bổ sung này, vẫn còn một số những vấn đề được đặt ra và cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của quá trình hội nhập. Cụ thể như sau: Thứ nhất: Qui định về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán Tại khoản 1 điều 59 của Luật quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ được bao gồm 3 loại hình, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Qui định này chưa khuyến khích và thu hút được các doanh nghiệp tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán và chưa thống nhất với qui định của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 khi luật này chỉ qui định về các loại hình tổ chức hoạt động. Luật chuyên ngành có thể giới hạn loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động nhưng vấn đề được đặt ra là tại sao Luật Kế toán lại đưa ra giới hạn đối với loại hình công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần, trong khi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng thuộc loại chịu trách nhiệm hữu hạn (?). Một khi doanh nghiệp đã được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán thì các doanh nghiệp đều phải chịu trách nhiệm đối với các dịch vụ của mình theo qui định của pháp luật. Theo kinh nghiệm của một số nước như Malaysia, Srilanca thì công ty kế toán chỉ được thành lập theo hình thức công ty hợp danh thông thường, không được thành lập dưới loại hình doanh nghiệp khác, còn tại Ba Lan thì công ty kế toán được thành lập theo 3 hình thức của công ty hợp danh đó là hợp danh dân sự, hợp danh vô hạn, hợp danh hữu hạn. Do đó việc qui định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán cần có cơ sở khoa học, có tính thuyết phục hơn, theo đó, nếu lấy nguyên tắc doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của mình thì Luật Kế toán chỉ nên cho phép công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán. Thứ hai: Qui định về đảm bảo vốn đối với kinh doanh dịch vụ kế toán Tại điểm d, khoản 1, điều 60 của Luật Kế toán qui định về bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên. Quy định này không áp dụng đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân do các loại hình công ty này chịu trách nhiệm vô hạn. Quy định này trong Luật Kế toán không hợp lí, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, thể hiện trên các mặt sau: - Qui định về vốn được áp đặt sai bản chất: Điều kiện về vốn được áp đặt nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh có yêu cầu về vốn chứ không phải theo loại hình doanh nghiệp. Luật Kế toán đã qui định có tính phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán về điều kiện vốn là không hợp lí. - Về trách nhiệm đối với dịch vụ kế toán cung cấp: Điều kiện về bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp nhằm ràng buộc trách nhiệm của kế toán viên hành nghề đối với doanh nghiệp, nhưng khi cung cấp dịch vụ kế toán, trách nhiệm trong hợp đồng là trách nhiệm của doanh nghiệp, không phải trách nhiệm cá nhân. 304
- - Về trách nhiệm xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng: Yêu cầu về vốn được đặt ra đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên để thực hiện trách nhiệm xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng, đảm bảo yếu tố an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Vậy đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, nếu không có vốn như công ty TNHH hai thành viên trở lên nếu khi thiệt hại xảy ra thì quyền lợi của khách hàng cũng không được đảm bảo mặc dù thuộc loại chịu trách nhiệm vô hạn. Ngoài ra, nếu một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ cho một công ty có qui mô lớn gấp nhiều lần vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thì việc chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ là không có ý nghĩa, theo đó qui định bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp là không phù hợp. Theo kinh nghiệm của một số nước như Nga, Nhật bản, Armenia, Belarus, Thái Lan đều không qui định vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp kế toán. Từ những phân tích trên và kinh nghiệm của các nước, có thể thấy quy định này đã gây khó khăn cho các cá nhân hành nghề, không tạo được động lực để khuyến khích các cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ kế toán và công khai, minh bạch. Do đó, Luật Kế toán cần đưa ra qui định đảm bảo tính bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp về điều kiện này. Trên cơ sở nhận thức bản chất của hoạt động dịch vụ kế toán là cần chú trọng đến vấn đề nhân lực là chủ yếu hơn là vấn đề về vốn, theo đó nên thống nhất không qui định về mức vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán. Để đảm bảo chất lượng và trách nhiệm nghề nghiệp, nên thay bằng yêu cầu kí quĩ hoặc mua bảo hiểm nghề nghiệp thì phù hợp hơn, và đây cũng kinh nghiệm của các nước như Hàn Quốc, Trung quốc, Singapore. Thứ ba: Qui định về điều kiện hành nghề của cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán Tại điều 58 của Luật Kế toán qui định một cá nhân có chứng chỉ hành nghề kế toán muốn cung cấp dịch vụ kế toán phải đăng kí hành nghề dịch vụ kế toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Qui định phải có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là không cần thiết, làm tăng các thủ tục hành chính, đi ngược lại xu hướng cải cách thủ tục hành chính hiện nay. Bởi việc cấp chứng chỉ hành nghề kế toán đã đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, năng lực thực tế, tư cách đạo đức cùng các thông tin về cá nhân..., việc đăng kí hành nghề dịch vụ kế toán dưới hình thức hộ kinh doanh là đủ để nhà nước quản lí hoạt động và thu thuế đối với cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán. Như vậy, nếu kiểm soát việc kinh doanh của các cá nhân hành nghề dịch vụ kế toán thì nhà nước đã có thể quản lí bằng hình thức Đăng kí hành nghề dịch vụ kế toán, nếu kiểm soát về chuyên môn thì đã có thể quản lí bằng Chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó, tại khoản 3 điều 58 lại qui định “Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán”, điều này không hợp lí vì đăng kí hành nghề có nghĩa là đăng kí để hoạt động kinh doanh với tư cách cá nhân, tuy nhiên Luật lại qui định phải có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, lúc này cá nhân hoạt động với tư cách là người lao động trong doanh nghiệp và khi hành nghề sẽ với tư cách là doanh nghiệp, không phải tư cách là cá nhân. Mặt khác, qui định này cho thấy nếu một cá nhân khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thì cũng có nghĩa là họ đã có đầy đủ điều kiện để hành nghề kế toán, vấn đề đặt ra là tại sao giấy chứng nhận đăng kí hành nghề này lại chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán (?), qui định này vừa làm mất đi tính pháp lí của giấy chứng nhận này, vừa thiếu tính khả thi vì sẽ khó kiểm soát được người đăng kí hành nghề dịch vụ kế toán có hợp đồng lao động với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán khi hành nghề hay không. 305
- Từ những phân tích trên, việc yêu cầu thêm một Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán sẽ không có ý nghĩa về mặt quản lí, phủ nhận giá trị của chứng chỉ hành nghề cũng như không thể hiện được sự phối hợp của các cơ quan quản lí nhà nước trong quản lí hoạt động của người cung cấp dịch vụ. Theo đó, Luật Kế toán nên bỏ qui định này trong qui định về điều kiện hành nghề của cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán. Thứ tư: Qui định về điều kiện hành nghề của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán Tại điều 60 của Luật Kế toán qui định về điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán và điều 63 qui định về cấp lại, điều chỉnh giấy chứng nhận này. Qui định này được xem là không cần thiết bởi theo nghị định số 56/2006/NĐ-CP thì kinh doanh dịch vụ kế toán được xếp vào nhóm kinh doanh chỉ cần đáp ứng các điều kiện theo qui định, không cần phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đây là ngành nghề kinh doanh được thực hiện theo qui trình và những nguyên tắc, qui định được hướng dẫn thống nhất trên phạm vi cả nước. Mặc dù là ngành nghề kinh doanh có quan hệ mật thiết với tình hình tài chính của mỗi đơn vị, nhưng những sai phạm trong kế toán (nếu có) thì thường phải xuất phát từ ý chí chủ quan của những người lãnh đạo doanh nghiệp, việc kiểm tra giám sát của cơ quan thuế, tài chính và các bên liên quan khác, không hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán. Việc siết chặt quản lí, đặt ra yêu cầu phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán là không cần thiết, không phải là cách thức nhằm đạt tới mục đích nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán, cũng không phù hợp với chủ chương, quan điểm cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Theo đó, không nên qui định vấn đề này trong Luật Kế toán. Thứ năm: Qui định về điều kiện của người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty Tại điểm c, khoản 1, 2 và 3 điều 60 của Luật Kế toán qui định Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là kế toán viên hành nghề. Qui định cho các đối tượng này nên chăng chỉ cần có chứng chỉ hành nghề kế toán là phù hợp, bởi đối với các chức danh này thì phải đặt trọng tâm cho vấn đề về năng lực quản lí, năng lực điều hành là chủ yếu, còn những người tham gia trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán mới yêu cầu phải là kế toán viên hành nghề. 4. Kết luận: Trên đây là những tổng kết có tính khái quát về những thay đổi căn bản trong Luật Kế toán Việt Nam thời kì hội nhập, những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu hoàn thiện liên quan chủ yếu đến những qui định còn chưa hợp lí, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp và cá nhân hành nghề kế toán. Các đề xuất mang tính định hướng nhằm góp phần hoàn thiện qui định pháp lí về hành nghề kế toán và cung cấp dịch vụ kế toán, tạo điều kiện để thành lập và phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, phát triển ngành nghề dịch vụ kế toán đáp ứng yêu cầu xã hội và những đòi hỏi của quá trình hội nhập, sẵn sàng cho Việt Nam thực hiện những cam kết công nhận lẫn nhau trong hành nghề kế toán ở phạm vi khu vực và quốc tế. Tài liệu tham khảo: 1. Luật Kế toán Việt Nam số 03/2003/QH11 ban hành ngày 17/6/2003 2. Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 sửa đổi, bổ sung ban hành ngày 20/11/2015 3. PGS.TS Đặng Văn Thanh, Giải pháp đưa kế toán Việt Nam ngang tầm khu vực quốc tế. www.kiemtoanasc.com.vn 4. Tài liệu hội thảo Luật Kế toán sửa đổi, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam tổ chức tại hà nội, ngày 27 tháng 8 năm 2015 5. Báo cáo tóm tắt kinh nghiệm các nước về một số nội dung của Luật Kế toán- Bộ Tài chính. 306
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
8 p | 819 | 209
-
Quỹ đầu tư trong nước: Bài toán huy động chưa có lời giải
7 p | 330 | 131
-
Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất
7 p | 898 | 123
-
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
10 p | 709 | 115
-
Bài giảng kế toán tài chính - Nguyễn Thanh Huy
211 p | 225 | 96
-
Giáo trình lý thuyết kế toán - CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ
10 p | 318 | 79
-
Kế toán quản trị 1
9 p | 235 | 59
-
Lý Thuyết về Kế Toán Chương 2
10 p | 169 | 30
-
Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
106 p | 62 | 9
-
Nội dung cơ bản kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định tại Việt Nam
3 p | 44 | 6
-
Nội dung phương pháp chứng từ kế toán
6 p | 80 | 2
-
Cơ hội và thách thức của ngành kế toán - kiểm toán của Việt Nam trong thời đại 4.0
5 p | 94 | 1
-
Xây dựng mô hình kiểm toán nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam: Tiếp cận mô hình lý thuyết
6 p | 7 | 1
-
Quản lý huy động vốn của các công ty chứng khoán tại Việt Nam
5 p | 8 | 1
-
Yếu tố ảnh hưởng đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập
9 p | 5 | 1
-
Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
9 p | 6 | 1
-
Nghiên cứu tiến trình phát triển của kế toán công Việt Nam: Giai đoạn 1996 đến 2023
15 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn