intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yếu tố ảnh hưởng đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Yếu tố ảnh hưởng đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập" chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng là: Hệ thống pháp luật, đội ngũ làm nghề kế toán, Ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực hành nghề, Các đơn vị đào tạo nghề kế toán, Điều kiện kinh tế xã hội. Trong các yếu tố này, đều có tác động cùng chiều với nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập, Hệ thống pháp luật và đội ngũ làm nghề kế toán của doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yếu tố ảnh hưởng đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập

  1. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHỀ KẾ TOÁN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP TS. Đoàn Thị Hân1 Tóm tắt Trong thời kỳ hội nhập, đã mang lại những cơ hội phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển của nền kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên hội nhập cũng đặt ra những thách thức lớn đối với Việt Nam về sự đáp ứng những yêu cầu của hội nhập về các vấn đề như: chất lượng sản phẩm, khả năng thích ứng, chất lượng nhân lực,... Trong bối cảnh đó, đã có nhiều các doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực, ngành nghề chịu ảnh hưởng lớn, trong đó có nghề kế toán. Đặc biệt, trong những năm vừa qua còn chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch covid_19. Trong bài nghiên cứu này, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập. Trong nghiên cứu, ngoài việc kế thừa những nghiên cứu trước đó, kết hợp với phương pháp thu thập số liệu, đã xây dựng mô hình lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập. Nghiên cứu chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng là: Hệ thống pháp luật, đội ngũ làm nghề kế toán, Ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực hành nghề, Các đơn vị đào tạo nghề kế toán, Điều kiện kinh tế xã hội. Trong các yếu tố này, đều có tác động cùng chiều với nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập, Hệ thống pháp luật và đội ngũ làm nghề kế toán của doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Từ khóa: Nghề kế toán, Thời kỳ hội nhập, Kỹ năng nghề nghiệp. 1. Mở đầu Trong thời kỳ hội nhập, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển nền kinh tế nói chung và cho các ngành nghề nói riêng, trong đó có nghề kế toán. Đối với nghề kế toán, hội nhập tạo ra nhiều cơ hội như: kiến thức ngành nghề rộng lớn và có nhiều cơ hội tiếp cận, khoa học công nghệ ứng dụng cho các hoạt động của nghề kế toán được thuận tiện, cơ hội nghề nghiệp mở rộng, thu nhập dễ dàng gia tăng,…nhưng, bên cạnh những cơ hội đó cũng đặt ra những thách thức lớn như: yêu cầu về chất lượng của sản phẩm kế toán ngày càng cao, nhanh; người làm nghề kế toán có đủ trình độ và kỹ năng chuyên nghiệp, có điều kiện cơ sở vật chất để áp dụng khoa học công nghệ vào thực hiện công việc, chế độ kế toán trong nước phải có sự phù hợp với chế độ kế toán quốc tế,…Tuy nhiên, ở nước ta việc tồn tại đồng thời chế độ kế toán doanh nghiệp và chuẩn mực kế toán có làm cản trở việc áp dụng chuẩn mực kế toán, làm mất đi tính linh hoạt của người làm kế toán, những quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chứng từ điện tử, in và lưu giữ sổ sách chưa rõ ràng và cụ thể, hệ thống đào tạo người làm nghề kế toán vừa thiếu, vừa thừa,…Chính vì vậy, trong thời kỳ hội nhập để tận dụng 1 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Email: handth1986@gmail.com, Số điện thoại: 0904517386 79
  2. tốt những cơ hội và xác định những biện pháp để đáp ứng được những thách thức đặt ra với nghề kế toán, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập là rất quan trọng. 2. Tổng quan nghiên cứu Theo Trần Thị Huyên (2021), trong nghiên cứu “Thách thức và giải pháp hội nhập kế toán quốc tế của Việt Nam hiện nay” có xác định, mực dù số lượng người làm nghề kế toán tuy thừa về số lượng, nhưng số nhân lực có trình độ quốc tế còn ít. Đội ngũ cán bộ kế toán thực hành và phương tiện thực hành kế toán còn thiếu và yếu. Hiện nay, ở một số doanh nghiệp vẫn sử dụng kế toán thủ công hoặc mới chỉ sử dụng phần mềm Excel để làm kế toán, chưa áp dụng rộng rãi các phần mềm kế toán tiên tiến. Ngoài ra, hệ thống pháp luật nước ta thường xuyên được sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với quá trình hội nhập, tuy nhiên còn có những quy định không còn phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và định hướng phát triển hội nhập như nguyên tắc giá gốc,… Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia tại Hội thảo “Xu hướng toàn cầu của ngành kế toán kiểm toán tài chính và chiến lược của Việt Nam đến 2020”, do Bộ Tài chính và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) phối hợp tổ chức năm 2016, đây là lĩnh vực đặc thù mà trong đó con người đóng vai trò then chốt. Vì vậy, để không tụt hậu trong hội nhập, chất lượng nguồn nhân lực cần được cải thiện nhanh và mạnh hơn. Cũng trong Hội thảo này, đã đưa ra rằng trước sức ép cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, nhân lực ngành kế toán, kiểm toán không chỉ phải vươn lên để “vượt qua chính mình” mà còn phải đón đầu các xu thế mới. Khảo sát “Tương lai của các chuyên gia tài chính” do ACCA thực hiện trong 2 năm tại 19 quốc gia đã chỉ ra một số yếu tố sẽ làm thay đổi ngành nghề tài chính kế toán, mà đối tượng chịu tác động chính là các nhân sự làm việc trong ngành trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Theo Nguyễn Thị Vân Chi (2020), trong nghiên cứu về “Xu hướng phát triển lĩnh vực kế toán và vấn đề đặt ra với Việt Nam” có nêu “Thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã rút ngắn khoảng cách địa lý trong thực hiện công việc kế toán. Những tiến bộ từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực giúp các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán Việt Nam phát triển, nắm bắt và thay đổi kịp thời để thích nghi với công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc”. Nghiên cứu đã chỉ ra, để nghề kế toán ngày càng phát triển và hoà nhập được trong thời kỳ hội nhập thì việc ứng dụng công nghệ vào toàn bộ quy trình của công tác kế toán là cần thiết. Theo Trương Thị Thủy (2021), lộ trình hội nhập đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống kế toán Việt Nam trên tất cả các phương diện như: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán cũng như các chính sách quản lý kinh tế, tài chính có liên quan; chuẩn bị 80
  3. nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán có chất lượng cao, có năng lực phù hợp; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại các cơ sở giáo dục cũng như đào tạo lực lượng kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. Theo Vũ Mai Phương (2017) trong nghiên cứu “Đào tạo kế toán, Kiểm toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” đã nêu: số lượng nhân sự ngành kế toán, kiểm toán được đào tạo hàng năm của các cơ sở đào tạo là rất lớn nhưng trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác của đối tượng này chưa cao, chưa đạt được đến mặt bằng chung của khu vực. Hiện tại, số lượng kế toán, kiểm toán viên nắm vững các thông lệ và nguyên tắc kế toán quốc tế chưa nhiều. Đây là một trong những yếu tốt ảnh hưởng lớn đến nghề kế toán trong quá trình hội nhập của nước ta. Theo Phan Thị Nhật Linh (2021) trong nghiên cứu “Tác động từ đại dịch covid-19 đến hoạt động kế toán tại Việt Nam” có xác định: đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 01/2020, tiếp tục lây lan và đến nay đã có những tác động nghiêm trọng trên nhiều tỉnh, thành của Việt Nam. Có thể nhận thấy, đại dịch Covid-19 cấu thành một sự kiện không được ghi nhận liên quan đến báo cáo tài chính của kỳ kế toán năm 2019. Tuy nhiên, đối với niên độ kế toán năm 2020, năm 2021 và những năm sau nữa, khi đại dịch Covid-19 vẫn đang ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của đơn vị, các khoản chi phí, doanh thu và việc định giá cụ thể sẽ phải được xem xét liên quan đến các sự kiện đã xảy ra trước hoặc tại thời điểm kết thúc năm tài chính. Từ những nghiên cứu trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập như sau: Bảng 1. Mô hình đề xuất Hệ thống pháp luật Đội ngũ làm nghề kế toán Ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực hành nghề Nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập Các đơn vị đào tạo nghề kế toán Điều kiện kinh tế xã hội Căn cứ vào mô hình nghiên cứu, tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập từ các nghiên cứu có liên quan, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu: Hệ thống pháp luật: gồm có Luật kế toán và các luật khác có liên quan, chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán đều là những văn bản pháp lý buộc các doanh nghiệp, các đơn vị phải thực hiện. Hệ thống pháp luật có tác động tích cực đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập. Đội ngũ làm nghề kế toán: Nhân lực làm nghề kế toán ngày nay với trình độ ngày càng cao, kỹ năng ngày càng hoàn thiện để có thể hòa nhập được với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, Đội ngũ làm nghề kế toán có tác động tích cực đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập. 81
  4. Ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực hành nghề: Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ vào tất cả các lĩnh vực nói chung, vào nghề kế toán nói riêng là vấn đề quan trọng, giúp cho chất lượng công việc nâng cao, thời gian xử lý công việc giảm đi. VÌ vậy, Ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực hành nghề tác động tích cực đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập. Các đơn vị đào tạo nghề kế toán: Các đơn vị đào tạo kế toán bao gồm các trường Đại học, các trường cao đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề và các trung tâm đào tạo khác,…Để có thể cạnh tranh được với nhau, các đơn vị đào tạo buộc phải nâng cao chất lượng đào tạo trong các ngành nghề mà đơn vị đào tạo. Vì vậy, Các đơn vị đào tạo nghề kế toán ác động tích cực đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập. Điều kiện kinh tế xã hội: Trong thời kỳ Hội nhập, cũng với sự phát triển chung của thế giới, điều kiện phát triển kinh tế xã hội ngày càng thuận lợi và có nhiều cơ hội để phát triển, nó là động lực để thúc đẩy các ngành nghề trong xã hội cùng phát triển. Vì vậy, Điều kiện kinh tế xã hội tác động tích cực đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng hỏi. Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thu thập số liệu qua phiếu khảo sát 170 kế toán đang làm việc tại các Doanh nghiệp, hợp tác xã. Kết quả thu về sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không đầy đủ thông tin, kết quả có 157 phiếu hợp lệ được đưa vào phần mềm SPSS 22.0 để phân tích. 3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu + Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s alpha): được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của từng thang đo đồng thời loại bỏ các biến rác trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá. Các biến có hệ số tương quan tổng - biến nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,70 - 0,80]. Nếu Cronbach alpha > hoặc = 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy (Nunnally & Bernstein 1994). Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của các biến quan sát bằng hệ số Cronbach's Alpha, các biến này được đưa vào kiểm định trong phân tích EFA để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo + Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Phương pháp phân tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F
  5. + Phân tích hồi quy đa biến: Nghiên cứu thực hiện phân tích hồi quy đa biến theo phương pháp bình phương nhỏ nhất để xem xét mức độ tác động giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha Bảng 2: Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt Số lượng Cronbach TT Thang đo biến Alpha của quan sát thang đo 1 Hệ thống pháp luật (PL) 3 0,861 2 Đội ngũ làm nghề kế toán (DN) 5 0,884 3 Ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực hành nghề (CN) 3 0,873 4 Các đơn vị đào tạo nghề kế toán (DT) 5 0,893 5 Điều kiện kinh tế xã hội (KX) 5 0,792 Tổng 21 (Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Hệ số Cronbach Alpha của 5 yếu tố từ 0,792 đến 0,893. Số lượng biến quan sát ban đầu là 21 biến. Như vậy, số yếu tố và biến quan sát được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá (EFA) là 5 yếu tố với tổng số 21 biến quan sát. 4.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) Bảng 3. Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,879 Approx, Chi-Square 2.036,620 Bartlett's Test of Df 210 Sphericity Sig. 0,000 (Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Kết quả phân tích EFA cho thấy hệ số KMO của các biến quan sát là 0,879; thoả mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, vậy có thể kết luận là phân tích nhân tố khám phá là thích hợp để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập. Thông qua kiểm định Bartlett lần cuối có kết quả Sig.< 0,01 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát: cột Cumulative cho biết trị số phương sai trích là 66,963%, điều này có nghĩa là 83
  6. 66,963% sự thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến đặc trưng. Kết quả của phân tích mô hình EFA cho biết các biến đặc trưng đều có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0,55. Tổng số 21 biến quan sát của 5 yếu tố độc lập được trích thành 4 nhóm yếu tố đại diện: Hệ thống pháp luật và đội ngũ làm nghề kế toán (PD), Các đơn vị đào tạo nghề kế toán (DT), Điều kiện kinh tế xã hội (KX), Ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực hành nghề (CN), (Bảng 4) Bảng 4: Kết quả phân tích EFA các thang đo Component Biến 1 2 3 4 PL1 .821 DN1 .794 PL2 .776 DN3 .755 DN4 .750 PL3 .744 DN2 .671 DT2 .825 DT3 .755 DT4 .726 DT5 .670 DT1 .624 DN5 .561 KX2 .822 KX3 .769 KX4 .722 KX1 .699 KX5 .671 CN2 .874 CN3 .855 CN1 .836 (Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS) 4.3. Phân tích hồi quy Mô hình hồi quy hồi quy tổng quát được hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá: NKT = f(PD,DT, KX, CN). Việc xem xét các yếu tố Hệ thống pháp luật và đội ngũ làm nghề kế toán, Các đơn vị đào tạo nghề kế toán, Điều kiện kinh tế xã hội, Ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực hành 84
  7. nghề. Yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính: NKT = b0 + b1PD + b2DT + b2KX +b3CN +ei Trong đó, các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố (Factor score, nhân tố). Các tham số được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) trên phần mềm SPSS 22.0. Bảng 5. Kết quả hồi quy Hệ số Hệ số chưa chuẩn hóa Mức ý Model chuẩn hóa t nghĩa Sig. B Sai số chuẩn Beta (Constant) 3,118 0,21 6,664 0.000 Hệ thống pháp luật và Đội 0,315 0,21 0,315 0,21 0.019 ngũ làm nghề kế toán Các đơn vị đào tạo nghề 0,288 0,21 0,288 1,489 0.008 kế toán Điều kiện kinh tế xã hội 0,185 0,21 0,188 0,997 0.000 Ứng dụng công nghệ 4.0 0,229 0,21 0,229 1,245 0.000 vào thực hành nghề (Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS) Mô hình có R2 hiệu chỉnh là 0,5041. Như vậy, 50,41% yếu tố ảnh hưởng đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập được giải thích bởi các biến độc lập của mô hình. Đối với các nhân tố mới được tạo ra trong mô hình, từ 5 yếu tố ban đầu được sắp xếp lại thành 4 nhân tố (trong đó nhân tố Hệ thống pháp luật và Đội ngũ làm nghề kế toán được ghép nhóm lại với nhau), 3 nhân tố còn lại là: Các đơn vị đào tạo kế toán, Điều kiện kinh tế xã hội và Ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực hành nghề không thay đồi. Kết quả hồi quy cho thấy các nhân tố sau khi sắp xếp lại nhưng không trái giả thuyết ban đầu là tác động tích cực và cùng chiều với yếu tố phụ thuộc là “nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập”. Giải thích ý nghĩa của các hệ số hồi quy - Khi đánh giá nhân tố “Hệ thống pháp luật và Đội ngũ làm nghề kế toán” tăng thêm 1 điểm thì nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập tăng thêm 0,315 điểm. 85
  8. - Khi đánh giá nhân tố “Các đơn vị đào tạo nghề kế toán” tăng thêm 1 điểm thì nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập tăng thêm 0,288 điểm. - Khi đánh giá nhân tố “Điều kiện kinh tế xã hội” tăng thêm 1 điểm thì nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập tăng thêm 0,185 điểm. - Khi đánh giá nhân tố “Ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực hành nghề” tăng thêm 1 điểm thì nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập tăng thêm 0,229 điểm. 5. Kết luận Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã kế thừa những nghiên cứu trước đó về những nội dung có liên quan đến đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập, kết hợp với nguồn dữ liệu thu thập thông phương pháp thu thập số liệu sơ cấp để xác định các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình lý thuyết phù hợp về yếu tố ảnh hưởng đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập. Nghiên cứu định lượng kiểm định lại mô hình thông qua Cronbach’s Alpha, EFA và phân tích hồi quy chỉ ra rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập là: Hệ thống pháp luật và đội ngũ làm nghề kế toán, Ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực hành nghề, Các đơn vị đào tạo nghề kế toán, Điều kiện kinh tế xã hội. Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu này tác động cùng chiều với nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập, khi các yếu tố này tích cực thì nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập sẽ gia tăng. Trong các yếu tố này, yếu tố về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nghề kế toán trong thời kỳ hội nhập thời gian vừa qua. Đại dịch Covid-19 đang gia tăng cả về quy mô và thời gian, tác động tới nhiều hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động kế toán. Để thích ứng được với hoàn cảnh hiện tại, nhân viên kế toán phải tích cực nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thường xuyên các quy định có liên quan đến nghề kế toán; cũng như nhanh chóng thích nghi với các phương thức làm việc mới, công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới của công ty. Đồng thời, viên cần nắm bắt bối cảnh xã hội và thực tế các doanh nghiệp, rà soát chặt chẽ sự vận động của dòng tiền thực tế tại đơn vị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên sử dụng các cuộc họp trực tuyến, làm việc cộng tác trên nền tảng trực tuyến; sử dụng các phương thức giao dịch điện tử để giảm thiểu việc tiếp xúc bên ngoài, tiết kiệm thời gian thanh toán; đầu tư nhiều hơn vào các chương trình kỹ thuật số từ đó, nâng cao hiệu quả làm việc và tính linh hoạt trong giao tiếp. Các doanh nghiệp cũng cần tích cực duy trì mối liên kết chặt chẽ với khách hàng, nhân viên và đối tác chiến lược như ngân hàng, đối tác cho vay khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (2020), Xu hướng toàn cầu của ngành kế toán kiểm toán tài chính và chiến lược của Việt Nam đến 2020, Hội thảo. 86
  9. 2. Nguyễn Thị Vân Chi (2020), Xu hướng phát triển lĩnh vực kế toán và vấn đề đặt ra với Việt Nam, Tạp chí tài chính. 3. Trần Thị Huyên (2021), Thách thức và giải pháp hội nhập kế toán quốc tế của Việt Nam hiện nay, Tạp chí công thương. 4. Phan Thị Nhật Linh (2021), Tác động từ đại dịch covid-19 đến hoạt động kế toán tại Việt Nam, Viện chiến lược và chính sách tài chính. 5. Vũ Mai Phương (2017), Đào tạo kế toán, Kiểm toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí tài chính. 6. Trương Thị Thuỷ (2021), Tham luận hội thảo, Hội thảo Quốc gia Kế toán trong hội nhập kinh tế quốc tế. 87
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2