Phần thứ tư<br />
<br />
NHÂN VẬT LỊCH s ử QUÂN s ự TIÊU BIỂU<br />
THỜI KỲ VUA QUANG TRUNG CHỐNG XAM Lược MÃN THANH<br />
1. VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH KINH TẾ - XẢ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ QUÂN S ự CỦA ĐẤT NƯỚC<br />
T rong lịch sử nước ta, sau thời Lê sơ, thời kỳ Nam - Bắc triểu<br />
với sự soán ngôi của Mạc Đảng Dung lại một lần nữa đưa chế độ<br />
phong kiến nước ta vào tình trạ n g cát cứ. Tuy đến thời Lê T rung<br />
hưng, tìn h trạ n g cát cứ đã được khắc phục phần nào, nhưng sau đó<br />
lại b ắ t đầu có sự phân liệt lớn giũa các tập đoàn phong kiến Việt<br />
Nam m à sử sách gọi là thời Lê m ạt. Thực chất, đây là sự phân chia<br />
quyển lực đặc biệt trong bộ máy cầm quyển của giai cấp phong<br />
kiến, và chính sự phân chia đó đẩy chê độ phong kiến đến chỗ suy<br />
tàn. Về phương diện xã hội, người dân không ngày nào được yên ổn<br />
vì bị lôi cuôVi vào vòng xoáy của sự tra n h giành quyển bính cho kẻ<br />
thống trị m ình. Các giá trị chính trị - xã hội cũng có sự đảo lộn lớn:<br />
“vua không ra vua, tôi không ra tôi”, người dân chịu cảnh “trên<br />
vua dưới c h ú a ”, kỷ cương phép nước trở nên “quân hồi vô phèng”.<br />
Từ giữa th ế kỷ XVII, qua bảy cuộc hỗn chiến lớn không phân<br />
th ắn g bại, hai tập đoàn phong kiến T rịnh - Nguyễn chấp nhận<br />
giảng hòa, lấy sông G ianh làm giói tuyến chia đôi đ ấ t nước, biến<br />
mỗi m iền th à n h một giang sơn riêng m à sử gọi là cục diện Đàng<br />
Trong và Đ àng Ngoài. Chúa Nguyễn ở phía Nam và chúa T rịnh<br />
cát cứ ở ph ía Bắc, vua Lê chỉ ngồi trê n ngai vàng làm vì. Các tập<br />
đoàn phong kiến đua nhau bóc lột nh ân dân. Xã hội rối loạn, m âu<br />
221<br />
<br />
th u ẫn giai cấp p h át triến dẫn đến sự bùng nổ m ạnh mẽ của các cuộc<br />
khởi nghĩa nông dân. Tuy vậy, nên kinh tế, văn hóa của đất nước<br />
vẫn có những bưóc phát triển n h ấ t định, nhiều th à n h thị, thương<br />
cảng ra đời thúc đẩy quan hệ buôn bán trong và ngoài nước. Nhưng<br />
cảnh chia cắt và nội chiến triển miên đã kìm hãm th ế nước và gây<br />
hậu quả tai hại cho đời sông nhân dân. T hăng Long - Kẻ Chợ tuy<br />
vẫn p h át triển vê m ặt kinh tê - xã hội, vẫn là tru n g tâm kinh tế, văn<br />
hóa lổn của cả nước, nhưng lại bị sú t kém về vị thế.<br />
Nước Đại Việt hoàn toàn rơi vào tìn h trạ n g loạn lạc, rổì ren;<br />
chính sự thôi nát, kỷ cương đảo lộn. Người dân T h ăn g Long đã cảm<br />
n h ận điều này rõ rệ t hơn nơi nào hết. ơ Bắc H à, triề u Lê - triều<br />
đại của một thòi chói lọi võ công và văn trị, vua sán g tôi hiền đã<br />
qua - nay chỉ còn một ông vua “khoanh tay rủ áo” không lo việc<br />
nuỏc. T rên đ ẵ t T hăng Long tồn tại chính th ể “vua Lê - chúa<br />
T rịn h ”. Một triều đình mà có hai chủ, trong đó vua Lê chỉ là hư vị,<br />
thực chất chỉ còn là cái bung xung, bù nhìn. Mọi quyền h à n h tập<br />
tru n g ở Phủ chúa. Các chúa T rịnh lộng quyển, tù y tiện p h ế lập vua<br />
Lê. Binh lính trong kinh một thời có công được ưu đãi, nay trả<br />
th à n h kiêu binh vì vua chúa đều do họ dựng nên. Bọn hoạn quan ở<br />
T hăng Long thì “cùng đồng đảng lộng quyền, các qu an đình th ầ n<br />
k ế tiếp n h au người bị giết, người bị phạt, người nào cũng nơm nớp<br />
lo sợ không bảo toàn được th â n m ình”1. Người dân Bắc H à nói<br />
chung và người dân T hăng Long nói riêng khổ cực hơn bao giò hết,<br />
phải chịu SƯU cao th u ê nặng, lao dịch liên m iên, đ in h tán , điền<br />
hoang, xóm làng phiêu dạt. Hệ tư tưởng Nho giáo bị rạ n vỡ, th u y ết<br />
chính danh không còn linh nghiệm vì lúc này vua chẳng ra vua, tôi<br />
chang th àn h tôi, cương thường đảo lộn.<br />
Đ ất nước ta chồng châ't khó khăn. Trong nước nền thông n h ấ t<br />
bị phá vỡ, giai cấp phong kiến suy tàn, đôi lập với n h â n d ân và đi<br />
<br />
1.<br />
Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương<br />
mục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, t.2, tr. 760.<br />
222<br />
<br />
ngược lại lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập và thống n h ấ t quôc<br />
gia. Các tậ p đoàn phong kiến trong Nam và ngoài Bắc đã m ất hết<br />
lòng tự tôn d ân tộc. Để bảo vệ lợi ích riêng của mình, họ sẵn sàng<br />
cấu kết<br />
<br />
VỚI<br />
<br />
b ất cứ th ế lực ngoại xâm nào, chống lại một cách điên<br />
<br />
cuồng phong trà o đấu tra n h của quần chúng đang ngày càng lên<br />
cao. Điển h ìn h như chính quyền nhà T rịnh bất lực đê m ất nhiều<br />
dải đất biên cương phía Bắc. Trong Nam, Nguyễn Ánh không chịu<br />
nổi sức tiế n công m ãnh liệt của Tây Sơn, đã trôn sang Xiêm, rước 5<br />
vạn quân giặc vào giày xéo Gia Định. Nguyễn Ánh còn gửi con tra i<br />
(hoàng tử Cảnh) cho giám mục Bá Đa Lộc làm con tin sang cầu<br />
cứu nước P háp, đã ký hiệp ước nhượng cho Pháp đảo Côn Lôn và<br />
cho ngưòi P háp tự do truyền đạo để đổi lây “viện trợ” của Pháp.<br />
Tình trạ n g T rịn h - Nguyễn phân tra n h đã phá vỡ truyền thông<br />
cố k ết cộng đồng của người Việt. Cùng với nền kinh tế tiểu nông<br />
ngày càng đi vào ngõ cụt, vận m ệnh chính trị của dân tộc cũng bị<br />
đe dọa từ n h iều phía, cả th ù trong và giặc ngoài. Các tập đoàn<br />
phong kiến không chỉ đã chia rẽ sự thông n h ấ t quốc gia mà còn<br />
đang tâm p h ả n bội dân tộc, rước voi vê giày m ả tổ. Trong bôi cảnh<br />
ấy, cuộc đâ'u tra n h giai cấp giữa phong kiến và nông dân bùng nổ<br />
khắp nơi. L àn sóng khởi nghĩa nông dân dâng cao khắp Đ àng<br />
Ngoài, rồi lan vào Đ àng Trong. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên<br />
tục nồ ra n h ư khởi nghĩa của Nguyễn D anh Phương, Nguyễn Hữu<br />
Cầu, P han Bá V ành,... đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn<br />
năm 1771.<br />
Khỏi nghĩa Tây Sơn từ k h ẩu hiệu đấu tra n h ban đầu “lấy của<br />
cải bọn q u an lại và nhà giàu, phân p h á t cho dân nghèo”, “tưới mưa<br />
dầm khi hạn, kéo cùng dân xa chôYi lầm th a n ”, với ngưòi chủ trì<br />
mới là N guyễn H uệ, phong trào Tây Sơn đã chủ trương kết hợp<br />
đánh th ù trong, giặc ngoài. Điều đó cũng là cơ sở góp phần khắng<br />
định phong trà o Tầy Sơn đã kết hợp chặt chẽ giữa cứu nước vối<br />
cứu dân, đồng thòi thực hiện hai nhiệm vụ trọng đại khác nhau:<br />
tiến công các tập đoàn phong kiến ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài<br />
223<br />
<br />
và dũng cảm đánh giặc ngoại xâm. Bởi vậy, phong trào Tây Sơn đã<br />
dần dần lôi cuôn được đông đảo dân chúng cả nước tham gia. Sau<br />
khi lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, đánh tan 5 vạn quân Xiêm<br />
xâm lược ở phía Nam, m ùa hè năm 1786, quân Tây Sơn tiến công<br />
ra Bắc. Với danh nghĩa “Phù Lê diệt T rịnh”, với sức m ạnh vĩ đại<br />
của phong trào quần chúng, được dân chúng Bắc Hà và nhân dân<br />
Thăng Long ủng hộ, quân Tây Sơn đã nh an h chóng đập ta n được<br />
lực lượng quân sự của họ Trịnh. Nền thông trị của chúa T rịnh đã<br />
ngự trị ở Thăng Long gần 200 năm bị lật nhào.<br />
Tuy nhiên, đúng lúc này thì Nguyễn Nhạc buộc Nguyễn Huệ<br />
phải rú t quân về Nam. Lê Chiêu Thống hoàn toàn bất lực không<br />
điều hành nổi việc nưổc và không không chế được tình hình. T hăng<br />
Long và Bắc Hà lại lầm vào tình trạ n g cực kỳ rối ren, hỗn loạn.<br />
Lần lượt Nguyễn Hữu Chỉnh rồi Vũ Văn Nhậm tạo phản, lộng<br />
quyên. Năm 1787 và năm 1788, quân Tây Sơn phải liên tiếp ra<br />
Thảng Long lập lại trậ t tự, lần tiến quân ra Bắc năm 1788 do đích<br />
thân Nguyễn Huệ chỉ huy. Tuy T hăng Long trở lại trậ t t ạ dưới<br />
quyển kiểm soát của quân Tây Sơn, nhưng do ảnh hưởng còn nặng<br />
nể của ý thức hệ phong kiến, cho đến nửa cuối những năm 80 của<br />
th ế kỷ thứ XVIII, dân tình ỏ T hăng Long, n h ấ t là tầng lớp sĩ phu<br />
Bắc Hà vẫn hướng vê' nhà Lê, tôn phò Lê Chiêu Thông.<br />
Tình hình càng trở nên phức tạp khi tập đoàn Lê Chiêu Thông<br />
đi cầu cứu và rước 29 vạn quân xâm lược M ãn T hanh vào chiếm<br />
đóng Thăng Long, s ẵ n ý đồ xâm lược Đại Việt, lại được Lê Chiêu<br />
Thống cho người sang cầu cứu, vua T hanh bây giờ là Càn Long<br />
liền chớp lấy cơ hội, huy động 29 vạn quân dưới sự chỉ huy của<br />
Tổng đốc Lưỡng Q uảng Tôn Sĩ Nghị xâm lược nước Đại Việt núp<br />
dưới chiêu bài “Phù Lê, diệt Tây Sơn”. N hà T hanh còn dự định<br />
điều động lục lượng thủy binh để khi cần th iết thì vượt biển đánh<br />
thẳng vào T huận - Quảng, phốỉ hợp với bộ binh tiến từ phía Bác<br />
xuống. Đ ất nước ta đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ cả hai m ặt<br />
Nam và Bắc.<br />
224<br />
<br />
T háng 11 năm 1788, quân T hanh chia làm 4 đạo tiến vào nước<br />
ta. Đạo chủ lực do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy tiến qua Lạng Sơn; đạo thứ<br />
hai do Sầm Nghi Đông chỉ huy tiến qua Cao Bằng; đạo thứ ba do<br />
0 Đại Kinh chỉ huy tiến qua Tuyên Q uang và đạo thứ tư từ phía<br />
đông qua Yên Q uáng (Quảng Ninh) tiến vào. Q uân Tây Sơn ỏ<br />
T hăng Long do tướng Ngô Văn sở chỉ huy chỉ có độ vài vạn quân.<br />
Trước sức tiến công ồ ạ t và quy mô của quân T hanh, các đồn ải của<br />
ta ỏ biên giỏi bị th ấ t thủ, Ngô Văn sỏ một m ặt gửi thư đến biên<br />
giói cho tưâng giặc xin hoãn binh, một m ặt đã th u ận theo chủ<br />
trương của Ngô Thì Nhậm , quyết định r ú t quân khỏi Thăng Long<br />
về Tam Điệp - Biện Sơn để bảo toàn lực lượng, tạo điều kiện và<br />
thời cơ để chò đại quân của Nguyễn Huệ từ phía Nam ra tiến hành<br />
phản công lại giặc.<br />
Tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ lên ngôi, lấy hiệu Q uang T rung và<br />
xuất quân ra Bắc. Đ i đến đâu nghĩa quân cũng được nhân dân đón<br />
tiếp, nhiều tra i trán g xin gia nhập nghĩa binh. Ngày 25 th án g 1<br />
năm 1789, Q uang Trung tập kết ở Tam Điệp, úy lạo tưổng sĩ, mở<br />
tiệc khao quân và chia th àn h 5 đạo tiến đánh T hăng Long. Đêm<br />
ngày 25 tháng 1, đạo chủ lực diệt đồn tiền tiêu của địch. Đêm ngày 28,<br />
ta bí m ật vây đồn Hà Hồi, uy hiếp buộc địch đầu hàng. Mờ sáng<br />
ngày 30, ta tấn công và san bằng đồn Ngọc Hồi, tà n quân địch<br />
chạy về Đầm Mục bị đón đánh tiêu diệt sạch. Cùng lúc, ta đánh<br />
th ẳn g vào đồn Khương Thượng - Đông Đa, tướng giặc sầm Nghi<br />
Đống hoảng sợ th ắ t cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống hốt<br />
hoảng cùng quân hộ vệ bỏ chạy, ra lệnh cắt đứt cầu phao sông Nhị<br />
để toàn mạng, khiến hàng vạn quân T hanh hoảng loạn dồn xuống<br />
mà chết. Dọc đường chạy trốn, quân T hanh còn bị quân ta chặn<br />
đánh tơi bời. Trưa ngày mồng 5 Tết, Q uang T rung cùng đạo quân<br />
chú lực tiến vào kinh thành. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn đã<br />
hoàn th àn h sứ m ệnh lịch sử của mình, trong đó đã x u ất hiện nhiều<br />
nhân vật lịch sử quân sự vối những đóng góp h ết sức quan trọng<br />
vào sự nghiệp bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội.<br />
225<br />
<br />