intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lưu ý khi bảo quản thức ăn

Chia sẻ: Nguyễn Linh Phương Linh Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

85
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đun nấu và giữ thức ăn ở nhiệt độ thích hợp sẽ giúp phân hủy những vi khuẩn nguy hiểm, hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Nhiệt độ an toàn của từng loại thực phẩm khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lưu ý khi bảo quản thức ăn

  1. Lưu ý khi bảo quản thức ăn Đun nấu và giữ thức ăn ở nhiệt độ thích hợp sẽ giúp phân hủy những vi khuẩn nguy hiểm, hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Nhiệt độ an toàn của từng loại thực phẩm khác nhau. Do đó, bạn cần kiểm tra độ chín của món ăn theo từng công thức nấu nướng. Đối với thức ăn thừa, cần hâm nóng lại ở nhiệt độ khoảng 75 độ C. Các loại súp, nước sốt và nước thịt nên đun nóng cho đến khi sôi đều. Sau đây là một số nguyên tắc giúp bảo quản thức ăn ở nhiệt độ thích hợp.
  2. 1. Nguyên tắc bảo quản lạnh Nhiệt độ lạnh sẽ giữ cho phần lớn những vi khuẩn nguy hiểm không sinh sôi. Bạn có thể thực hiện một số bước giữ lạnh thực phẩm dưới đây: - Với những thực phẩm mau hỏng như các loại thịt, trứng, cá và hải sản, cố gắng bảo quản lạnh ngay khi mua về nhà. - Giữ lạnh thức ăn thừa ngay sau khi bạn đã dùng bữa xong.
  3. - Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của tủ lạnh (cả ngăn mát và ngăn đông) để đảm bảo nhiệt độ trong tủ lạnh đủ an toàn cho việc bảo quản thức ăn. Nhiệt độ ở ngăn mát nên ở mức từ 5 độ C trở xuống; ở ngăn đông nhiệt độ cần ở mức từ 15 độ C hoặc thấp hơn. Luồng khí lạnh trong tủ phải được lưu thông tốt để giữ cho thức ăn luôn an toàn. Tránh nhồi nhét quá nhiều thứ vào tủ lạnh khiến chúng đầy ứ và không thông thoáng. 2. Rã đông an toàn Những nguyên tắc dưới đây sẽ đảm bảo an toàn cho thức ăn mà bạn muốn rã đông: - Rã đông bằng lò vi sóng. Có thể dùng lò vi sóng để rã đông một số loại thực phẩm hoặc món ăn. Khi sử dụng lò vi sóng, bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và nấu thực phẩm ngay khi vừa rã đông.
  4. - Sử dụng túi nhựa. Để rã đông nhanh hơn, bạn hãy cho thực phẩm cần rã đông vào túi nhựa không thấm nước và nhấn chìm vào bồn rửa có chứa sẵn nước lạnh. Thường xuyên thay nước sau mỗi nửa giờ để giảm độ lạnh của thực phẩm và kiểm tra xem túi có ngập trong nước hay không. Thực phẩm được rã đông bằng phương pháp này cũng cần được nấu ngay sau khi quá trình rã đông đã hoàn tất. 3. Phục vụ và vận chuyển thức ăn nóng Vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ từ 5 – 60 độ C. Vì vậy, việc giữ nóng cho thức ăn cũng quan trọng như việc bảo quản lạnh. Bạn cần chú ý đến một số điều sau: - Nếu gia đình bạn tổ chức tiệc đứng, cần giữ cho nhiệt độ của những món ăn nóng được phục vụ trong bữa tiệc luôn ở mức từ 60 độ C trở lên. Có thể sử dụng thêm các lò hâm nóng hoặc những khay thức ăn
  5. nóng để giữ cho món ăn luôn nóng trong suốt bữa tiệc. - Khi vận chuyển thức ăn nóng tới bữa tiệc, phải đảm bảo nhiệt độ của thức ăn luôn ở mức an toàn: từ 60 độ C trở lên. Dùng giấy bạc, những lớp giấy báo hoặc một chiếc khăn sạch để che phủ món ăn rồi mới cho chúng vào các hộp đựng thức ăn và mang đi. Theo PNO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2