intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lưu ý khi dùng thuốc chứa sắt chữa thiếu máu

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

91
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sắt có trong thức ăn, thuốc chứa sắt lại rẻ tiền, nhưng do chưa biết rõ vai trò của sắt cũng như cách ăn và dùng thuốc nên bệnh thiếu máu do thiếu sắt vẫn khá phổ biến ở người mang thai, trẻ em... Sắt rất cần cho quá trình ôxy hóa khử. Sắt có ở huyết cầu tố 57%, ở cơ và enzym của các tổ chức (xytocrom, peroxydaza, catalaza) 23% và dự trữ ở gan 20%. Khi vào dạ dày, sắt chuyển thành dạng hòa tan, hóa trị (2+) rồi đi xuống niêm mạc ruột. Tại đây,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lưu ý khi dùng thuốc chứa sắt chữa thiếu máu

  1. Lưu ý khi dùng thuốc chứa sắt chữa thiếu máu Sắt có trong thức ăn, thuốc chứa sắt lại rẻ tiền, nhưng do chưa biết rõ vai trò của sắt cũng như cách ăn và dùng thuốc nên bệnh thiếu máu do thiếu sắt vẫn khá phổ biến ở người mang thai, trẻ em... Sắt rất cần cho quá trình ôxy hóa khử. Sắt có ở huyết cầu tố 57%, ở cơ và enzym của các tổ chức (xytocrom, peroxydaza, catalaza) 23% và dự trữ ở gan 20%. Khi vào dạ dày, sắt chuyển thành dạng hòa tan, hóa trị (2+) rồi đi xuống niêm mạc ruột. Tại đây, sắt (2+) được apoferitin (đóng vài trò như một chiếc thuyền) nhận sắt (2+), chuyển thành sắt (3+) feritin, hấp thu vào bên trong. Tại đó, feritin giao lại sắt cho betaglobulin trở lại thành apoferitin quay về niêm mạc ruột nhận sắt (2+) mới, còn sắt từ máu lại đi vào tủy
  2. xương (để tạo hồng cầu), vào các cơ quan tổ chức (để cấu tạo men). Khi thiếu sắt, cả ruột non, ruột già đều tham gia vào chu chuyển này. Nhưng khi đã đủ sắt, tác động của betaglobulin giảm, sắt ở dưới dạng feritin không chuyển thành apoferitin quay về niêm mạc ruột tiếp nhận sắt (2+) mới. Như thế: Cơ thể tự điều chỉnh sự hấp thu sắt. Nếu sắt không ở dạng h òa tan, cơ thể không hấp thu được. Nếu chu chuyển trên bị trở ngại, cơ thể hấp thu sắt bị kém. Những lý do thiếu sắt thường gặp - Mất máu cấp tính (do bị thương) hay kéo dài (do rong kinh, bị giun móc, trĩ). - Rối loạn tiêu hóa dẫn đến hấp thu sắt kém. - Có thai, nhu cầu sắt tăng cao nhưng ăn không đủ lượng thức ăn chứa sắt cần thiết. - Trẻ em trong năm đầu, cần nhiều sắt nếu cho trẻ ăn không đúng cách sẽ bị thiếu sắt. Thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu nhược sắc. Người lớn thì kém minh mẫn, dễ mệt, hay quên, hay chóng mặt, ù tai, năng suất lao động giảm, trẻ
  3. em thì hay quấy khóc, vật vã, chán ăn, ngủ ít, giảm trí nhớ. Riêng người có thai thiếu sắt sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Ngoài ra, trẻ thiếu máu do thiếu sắt còn làm giảm trương lực cơ, bắp thịt nhão, chậm biết ngồi, biết đi. Thiếu máu còn làm tim đập nhanh hơn (để đáp ứng nhu cầu cung cấp ôxy cho các cơ quan tổ chức), nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim. Bổ sung sắt phải đúng cách - Bổ sung bằng cách ăn: Có nhiều loại thực phẩm chứa sắt: Lượng sắt (tính bằng mg) trong 100 gam thực phẩm lần lượt là: tiết bò (52), men bia khô (16), gan lợn (10), thịt bò (2,7), trứng gà (2,2), cua biển (3,8), mực tươi (0,6), cá chép - cá trê - cá đối (0,8), mộc nhĩ (65), nấm hương khô (35), đậu nành (11), vừng(10), đậu xanh (4,8), cần tây, cần ta (3), rau ngót (2,7), củ cải (2,9), rau dền trắng (6,1), rau dền đỏ (5,4), các loại rau thơm (3,8). Theo đó, thức ăn thực vật phần lớn chứa ít sắt hơn thức ăn động vật, thức ăn động vật sống dưới nước chứa ít sắt hơn loại động vật sống trên cạn. Cơ thể hấp thu được 10-15% sắt trong thức ăn động vật nhưng chỉ hấp thu được 5% trong thức ăn thực vật (tính trung b ình chỉ 10%). Song trong thức ăn động vật thì sắt dạng hemoglobin thường chiếm chủ yếu (như trong tiết) lại rất khó hấp thu. Người ăn chay ròng sẽ thiếu sắt, nhưng người chỉ ăn nước thịt bò ép cũng chỉ đưa vào cơ thể chất protein (giúp cho sự tổng hợp
  4. globin) chứ không đưa chất sắt vào cơ thể được... Ngoài ăn thức ăn chứa chất sắt, cần ăn các thức ăn có chất porphyrin (để tạo ra nhân pyrol) và chất protein (để có globin và vitamin) mới tạo ra được huyết cầu tố. Người chỉ ăn thức ăn thực vật tính ra có thể đủ lượng sắt nhưng vẫn bị thiếu máu do không tạo ra được huyết cầu tố. Các thức ăn quá giàu phospho sẽ gây kết tủa sắt làm giảm sự hấp thu sắt. Vitamin C (và một số vitamin nhóm B như B6) giúp sự hấp thu sắt và tổng hợp huyết cầu tố. Ngoài thức ăn thông thường còn có thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Như vậy: muốn đủ sắt thì phải ăn một lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo (vì cơ thể chỉ hấp thu trung bình 10%), ăn dạng sắt dễ hòa tan trong cả động vật và thực vật, kèm theo phải ăn đủ chất đạm, không ăn quá nhiều thức ăn giàu phospho và nên ăn thức ăn có vitamin C. - Bổ sung sắt bằng dùng thuốc:
  5. Khi thiếu sắt cấp tính hay kéo dài thì nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc. Sau khi phục hồi đủ sắt, mới chuyển sang duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt. Ngoài ra cần phải chữa các bệnh gây thiếu sắt (như tẩy giun móc). Có loại thuốc chứa sắt thuần túy (viên sắt fumarat, sắt gluconat, sắt succinat, sắt oxalat, sắt tatrat, sắt II sulfat). Có loại phối hợp chất sắt với acid folic. Người có thai trong suốt thai kỳ cần uống viên sắt kết hợp với acid folic. Khi dùng viên sắt thuần túy sẽ bị táo bón nên trong một số viên sắt người ta cho thêm dược liệu có tính nhuận là đại hoàng, nhưng nếu dùng nhiều đại hoàng sẽ bị tiêu chảy, ngừng dùng sẽ hết. Để tránh hiện tượng này không nên dùng quá liều lượng. Cũng như khi muốn dùng viên sắt có hiệu quả thì không dùng viên sắt đã quá hạn sử dụng, kém chất lượng (vì đã chuyển sang dạng sắt khó hòa tan), kèm theo phải ăn đủ chất đạm. Cần tránh các trường hợp hay nhầm lẫn: Bệnh thiếu máu ác tính do thiếu B12, mỗi ngày chỉ cần tiêm 200 microgam vitamin B12 là đủ. Còn những sản phẩm B12 hàm lượng cao (1.000 microgam) hoặc kết hợp B12 với vitamin B1, B6 (như terneurin, becofort) trước đây dùng chữa đau dây thần kinh. Một số người thiếu máu do thiếu sắt đúng ra phải dùng viên sắt nhưng lại chỉ dùng vitamin B12, B1, B6 liều cao để chữa là không đúng, vừa lãng phí vừa không đưa lại hiệu quả.
  6. Có bệnh do thiếu hay thừa sắt nhưng lệ thuộc vào hormon hepcidin. Chứng nhiễm sắc tố sắt di truyền (hemochrommatose): sắt hấp thu vượt mức mỗi ngày 2-3mg ngay từ khi sinh, tích lũy dần, nhưng sau tuổi biết đi mới có triệu chứng (da thâm đen, gan to, lách to chắc cứng, kèm theo cổ trướng, đái tháo đường). Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (thalassemie): gây quá tải sắt trong máu dẫn đến ngộ độc sắt. Bệnh thiếu máu sắt mạn tính: sắt không đưa được vào trong tủy xương để tạo hồng cầu. Các trường hợp này cần khám chữa theo đơn của thầy thuốc chuyên khoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2