Luyện 10 đề đạt 8 điểm môn: Hóa học - Đề số 8 (Có đáp án)
lượt xem 44
download
Mời các bạn và quý thầy cô hãy tham khảo luyện 10 đề đạt 8 điểm môn "Hóa học - Đề số 8" có đáp án sau đây nhằm giúp các em củng cố kiến thức của mình và thầy cô có thêm kinh nghiệm trong việc ra đề thi. Chúc các em thành công và đạt điểm cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luyện 10 đề đạt 8 điểm môn: Hóa học - Đề số 8 (Có đáp án)
- ĐỀ SỐ 8 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố (đvC): H = 1; C = 12; O = 16; N = 14; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Se = 79; Br = 80; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Te = 128; Ba = 137; Au = 197. Câu 1: Cho 14,8 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức A và B (MA < MB) tác dụng Na dư thu được 3,36 lít hiđro (đktc). Oxi hóa cùng lượng hỗn hợp X được hỗn hợp anđehit Y. Cho toàn bộ lượng Y phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 86,4 gam Ag. B có số đồng phân ancol là A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 29,16 gam hỗn hợp X gồm RCOOH, C2H3COOH, và (COOH)2 thu được m gam H2O và 21,952 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 29,16 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2.Giá trị của m là A. 12,6 gam B. 9 gam C. 8,1gam D. 10,8 gam Câu 3: Thực hiện phản ứng ete hoá 5,2 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 4,3 gam hỗn hợp 3 ete. Xác định công thức của hai ancol A. C2H5OH và C3H7OH B. CH3OH và C2H5OH C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH Câu 4: Cho m gam chất béo tạo bởi axit stearic và axit oleic tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch X chứa 109,68 gam hỗn hợp 2 muối. Biết 1/2 dung dịch X làm mất màu vừa đủ 0,12 mol Br2 trong CCl4. Giá trị của m là: A. 106,80. B. 106,32. C. 128,70. D. 132,90. Câu 5: Cho các kim loại: Cr, W , Fe , Cu , Cs . Sắp xếp theo chiều tăng dần độ cứng từ trái sang phải là A. Cs < Cu < Fe < Cr < W B. Cs < Cu < Fe < W < Cr C. Cu < Cs < Fe < W < Cr D. Cu < Cs < Fe < Cr < W Câu 6: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol anlylic. Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có dY = 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp X Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là: A. 0,25 lít B. 0,1 lít C. 0,2 lít D. 0,3 lít Câu 7: Có các nhận xét sau: (1)-Chất béo thuộc loại chất este. (2)-Tơ nilon, tơ capron, tơ enang đều điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (3)-Vinyl axetat không điều chế được trực tiếp từ axit và ancol tương ứng. (4)-Toluen phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành thuốc nổ TNT( Trinitrotoluen). (5)-Phenyl amoni clorua phản ứng với nước brom dư tạo thành (2,4,6-tribromphenyl) amoni clorua. Những câu đúng là: A. 1, 3, 4. B. 2, 3, 4. C. Tất cả. D. 1, 2, 4, 5. Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 6,44gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 2,688 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là : A. 19,04 gam B. 20,54 gam C. 14,5 gam D. 17,96 gam Câu 9: Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 64,8 gam Ag. Vậy công thức của 2 anđehit là : A. CH3CHO và C2H5CHO B. HCHO và CH2=CH-CHO C. HCHO và C2H5CHO D. HCHO và CH3CHO Câu 10: Hòa tan 15,84 gam hỗn hợp gồm một oxit kim loại kiềm và một oxit kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl dư được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, lấy muối khan đem điện phân nóng chảy hoàn toàn thì thu được 6,048 lít khí (đo ở đktc) ở anot và a (gam) hỗn hợp kim loại ở catot. Giá trị của a là: A. 7,2. B. 11,52. C. 3,33. D. 13,68. Câu 11: Cho các chất sau: axetilen, axit oxalic, axit acrylic, fomanđehit, phenyl fomat, vinyl axetilen, glucôzơ, anđehit axetic, metyl axetat, saccarozơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là A. 8 B. 6 C. 5 D. 7 Đề số 8. Hóa học 1 ledangkhuong@gmail.com
- Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a)-Nung NH4NO3 rắn. (b)-Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc). (c)-Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc. (d)-Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). (e)-Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (g)-Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (h)-Cho ZnS vào dung dịch HCl (loãng). (i) Đun nóng hỗn hợp Ca(HCO3)2 và BaSO4 Số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 4. B. 5. C. 2. D. 6. Câu 13: Cho từ từ 450 ml dd HCl 1M vào 500 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 19,7 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch X lần lượt là: A. 0,2M và 0,15M B. 0,2M và 0,3M C. 0,3M và 0,4M D. 0,4M và 0,3M Câu 14: Cho các cặp dung dịch sau: (1) NaAlO2 và HCl ; (2) NaOH và NaHCO3; (3) BaCl2 và NaHCO3 ; (4) NH4Cl và NaOH ; (5) Ba(AlO2)2 và Na2SO4; (6) Na2CO3 và AlCl3 (7) Ba(HCO3)2 và NaOH. (8) CH3COONH4 và HCl (9) KHSO4 và NaHCO3 Số cặp trong đó có phản ứng xảy ra là: A. 7 B. 9 C. 8 D. 6 Câu 15: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 22,4 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 34,28 gam chất rắn. Giá trị của t là A. 0,60. B. 1,00. C. 1,20. D. 0,25. Câu 16: Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y (chúng cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm –CO–NH– trong 2 phân tử là 5) với tỉ lệ số mol nX:nY=1:3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glixin và 42,72 gam alanin. m có giá trị là : A. 116,28 gam B. 110,28 gam C. 109,5 gam D. 104,28 gam Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng NaOH du ,t 0 A B C D E .Tên gọi của E là: 0 0 C6H5 CH3 Cl 2 ( a. s ) CuO ,t O2 , xt 3 CH OH ,t , xt A. phenỵl metyl ete B. metyl benzoat C. axit benzoic D. phenyl axetat Câu 18: Khí CO2 tác dụng được với: (1) nước Gia-ven; (2) dung dịch K2CO3; (3) nước Brom; (4) dung dịch NaHSO3; (5) dung dịch KOH, (6) dung dịch NaHCO3, (7) Mg nung nóng. A. 2, 4, 5, 7 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 5, 7 D. 1, 2, 5, 6 Câu 19: Thủy phân hoàn toàn 21,12 gam este X được tạo bởi axit cacboxylic Y và ancol Z bằng dung dịch NaOH thu được 23,04 gam muối và m gam hơi ancol Z. Từ Z bằng một phản ứng có thể tạo ra được: A. CO2, C2H4, CH3CHO B. CH3COOH, C2H4, CH3CHO C. HCHO, HCOOH, CH3COOH D. CH3Cl, C2H4, CH2 = CH- CH = CH2 Câu 20: Hoà tan hết 12,8 gam hỗn hợp X gồm Cu2S và FeS2 trong dung dịch có chứa a mol HNO3 thu được 31,36 lít khí NO2 (ở đktc và là sản phẩm duy nhất của sự khử N+5) và dung dịch Y.Biết Y phản ứng tối đa với 4,48 gam Cu giải phóng khí NO.Tính a? A. 1,8 mol B. 1,44 mol C. 1,92 mol D. 1,42 mol Câu 21: Khi nung butan với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp A gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A thu được 8,96 lít CO2 (đo ở đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp A làm mất màu vừa hết 12 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Hiệu suất phản ứng nung butan là: A. 75%. B. 65%. C. 50%. D. 45%. Câu 22: Cho các chất sau: đivinyl, toluen, etilen, xiclopropan, stiren, vinylaxetilen, propilen, benzen. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là: A. 7. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 23: Hòa tan Ba, Na có tỉ lệ mol 1:1 vào nước dư thu được dung dịch X và 0,672 lít H2 (đktc). Thêm m gam NaOH vào dung dịch X được dung dịch Y. Thêm 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Giá trị m để khối lượng kết tủa Z bé nhất và khối lượng kết tủa đó lần lượt là Đề số 8. Hóa học 2 ledangkhuong@gmail.com
- A. m 4,5 g và 4,66 g B. m 4 g và 4,66 g C. m 4,0 g và 3,495 g D. m 3,2 g và 4,66 g Câu 24: Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Nếu tỉ khối của hỗn hợp NO và N2O đối với H2 là 17,8. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa là A. 11 : 28 B. 25 : 7 C. 14 : 25 D. 28 : 15 Câu 25: Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu, cho nguyên tử khối của Fe là 55,85 ở 200C khối lượng riêng của Fe là 7,87g/cm3. Bán kính nguyên tử gần đúng của Fe là: A. 1,28 nm. B. 0,128 nm. C. 0,197 nm. D. 1,97 nm. Câu 26: Có các nhận định sau: (1)-Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB. (2)-Các ion và nguyên tử: Ne , Na+ , F− có điểm chung là có cùng số electron. (3)-Bán kính của các vi hạt sau được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: Al3+, Mg2+, Na+, F-, O2- (4)-Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử của nguyên tử từ trái sang phải là K, Mg, Si. Cho: O (Z = 8), F (Z=9), Ne (Z=10), Na (Z=11), Mg (Z=12), Al (Z=13), K (Z = 19), Si (Z = 14). Số nhận định đúng: A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 27: Cho các polime sau: PE (1), PVC (2), cao su buna (3), poli isopren (4), amilozơ (5), amilopectin (6), xenlulozơ (7), cao su lưu hoá (8), nhựa rezit (9). Các polime có cấu trúc không phân nhánh là A. 1,2,4,6,8. B. 1,2,3,4,5,7. C. 1,3,4,5,8. D. 1,2,3,4,6,7. Câu 28: Để khử tính cứng hoàn toàn một lượng nước các chứa: Na (0,1mol), Ca2+ (0,1 mol), Cl (0,02 + mol), SO42 (0,04mol) và HCO3 . Người ta đưa ra các cách làm sau: (1)-Đun sôi rồi lọc bỏ kết tủa (2)-Thêm vào đó 5,6 gam CaO rồi lọc bỏ kết tủa (3)-Thêm vào đó 10 gam dd NaOH 30% rồi lọc bỏ kết tủa (4)-Thêm vào đó 100ml dd Na2CO3 0,3M và K2CO3 0,5M (5)-Thêm vào đó lượng dư dd Na2CO3, Chọn cách làm đúng : A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 5 C. 3, 4, 5 D. 1, 2, 4 Câu 29: Cho các dung dung dịch sau: (1): natri cacbonat; (2): sắt (III) clorrua; (3): axit sunfuaric loãng; (4): axit axetic; (5): natri phenolat. Dung dịch metylamin tác dụng được với dung dịch: A. 3, 4, 5, B. 2, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 5. Câu 30: Hỗn hợp A gồm hai amino axit no mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, có chứa một nhóm amino và một nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp A cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 3,5M (có dư), được dung dịch D. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch D cần dùng 650 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp A là: A. H2NCH2COOH; CH3CH(NH2)COOH. B. CH3CH2CH(NH2)COOH; CH3CH2CH2CH(NH2)COOH C. CH3CH(NH2)COOH; CH3CH2CH(NH2)COOH D. CH3CH2CH2CH(NH2)COOH; CH3CH2CH2CH2CH(NH2)COOH Câu 31: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Axeton không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường. B. Các xeton khi cho phản ứng với H2 đều sinh ra ancol bậc 2. C. Trừ axetilen, các ankin khi cộng nước đều cho sản phẩm chính là xeton. D. Các hợp chất có chứa nhóm >C=O đều phản ứng với dung dịch Br2. Đề số 8. Hóa học 3 ledangkhuong@gmail.com
- Câu 32: Cho các nhận định sau: (a)-Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng tráng bạc (b)-Có thể dùng chỉ Cu(OH)2 để nhận biết các lọ mất nhãn chứa Glixerol, Glucozơ, Fructozơ, Etanal H 2O , H (c)-Trong sơ đồ điều chế: Xenlulozơ X Y enzim Z . Vậy Z là axit axetic. enzim (d)-Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm -OH cạnh nhau (e)-Trong phân tử amilopectin, các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bởi các liên kết glicozit thông qua nguyên tử Oxi. (g)-Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. (h)-Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào vải sợi bông, vải bị đen và thủng ngay do phản ứng H2SO4 oxi hóa tinh bột Các nhận định đúng là A. c, d, e B. a, b, c, h C. d, e, h D. b, d, g Câu 33: Hòa tan 32,52 gam photpho halogenua vào nước được dung dịch X. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch X cần 300 ml dung dịch KOH 2M. Công thức của photpho halogenua là: A. PBr3 B. PBr5 C. PCl3. D. PCl5 Câu 34: Bốn chất hữu cơ X, Y, Z, T có cùng CTPT C3H4O2 các tính chất : cả 4 chất tác dụng được với H2, trong đó Y, Z tác dụng theo tỷ lệ mol 1 : 2 , X, T theo tỷ lệ mol: 1 : 1. X, Y, Z có phản ứng tráng gương. Y có thể điều chế propan-1,3- điol bằng phản ứng ôxi hoá . CTCT của X, Y , Z , T : A. H-COOC2H3 , CH2(CHO)2 , C2H3COOH. CH3COCHO . B. CH2(CHO)2 , CH3COCHO, C2H3COOH , H-COOC2H3 . C. H-COOC2H3 , CH2(CHO)2 , CH3COCHO, C2H3COOH. D. C2H3COOH , H-COOC2H5 , CH2(CHO)2 , CH3COCHO . Câu 35: Hoà tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al, H2S? A. 8 B. 5 C. 7 D. 6 Câu 36: Cho các chất: BaCl2; NaHSO3; NaHCO3; KHS; NH4Cl; AlCl3; CH3COONH4, Al2O3, Zn, ZnO. Số chất lưỡng tính là: A. 7 B. 6 C. 8 D. 5 Câu 37: Cho các chất và dung dịch sau: toluen, stiren, etilen, xiclopropan, isopren, vinyl axetat, etyl acrylat, đivinyl oxalat, fomanđehit, axeton, dung dịch glucozơ, dung dịch fructozơ, dung dịch mantozơ, dung dịch saccarozơ. Số chất và dung dịch có thể làm mất màu dung dịch Br2 là: A. 11. B. 10 C. 8 D. 9 Câu 38: Cho các hỗn hợp sau có tỉ lệ mol bằng nhau: (1) BaO và Al2O3; (2) K2O và Al2O3; (3) FeCl3 và Cu; (4) Na và Zn; (5) Na2O và Zn; (6) Na và ZnO. Có bao nhiêu hỗn hợp tan hết trong nước? A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 39: Cho hơi nước đi qua than nung nóng đỏ sau khi loại bỏ hơi nước dư thu được 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Hấp thụ X vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa và có V lít khí Y thoát ra. Cho Y tác dụng với CuO dư nung nóng sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị của m là: A. 2,08 gam B. 9,92 gam C. 2,88 gam D. 12,8 gam Câu 40: Có các nhận xét về kim loại kiềm: (1)-Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là ns1 với n nguyên và 1 n 7 . (2)-Kim loại kiềm khử H2O dễ dàng ở nhiệt thường giải phóng H2. (3)-Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối nên chúng có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. (4)-Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch HCl sau phản ứng thu được dung dịch có môi trường trung tính. (5)-Các kim loại kiềm không đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối. Số nhận xét đúng là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 41: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Kẽm có ứng dụng để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép. B. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ. C. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ. D. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng. Đề số 8. Hóa học 4 ledangkhuong@gmail.com
- Câu 42: Để xác định hàm lượng của FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta làm như sau: Cân 0,600 gam mẫu quặng, chế hoá nó theo một quy trình hợp lí, thu được dd FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml dung dịch chuẩn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của FeCO3 trong quặng là: A. 12,18% B. 36,54% C. 60,9% D. 24,26% Câu 43: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: N2 = 84,77%; SO2 = 10,6% còn lại là O2. Thành phần % theo khối lượng của FeS trong X là A. 68,75% B. 59,46% C. 26,83% D. 42,3% Câu 44: Sb chứa 2 đồng vị chính 121Sb và 123 Sb, khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là 121,75. % khối lượng của đồng vị 121 Sb trong Sb2O3 (MO=16) là: A. 52,2 B. 26,1 C. 62,5 D. 51,89 Câu 45: Cho 13,36 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được V1 lít SO2 và dung dịch Y. Cho Y phản ứng với NaOH dư được kết tủa T, nung kết tủa này đến khối lượng không đổi được 15,2 gam chất rắn Q. Nếu cũng cho lượng X như trên vào 400 ml dung dịch P chứa HNO3 và H2SO4 thấy có V2 lít NO duy nhất thoát ra và còn 0,64 gam kim loại chưa tan hết. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các khí đo ở đktc. Giá trị V1 và V2 là A. 2,912 và 0,224 B. 2,576 và 0,672 C. 2,576 và 0,224 D. 2,576 và 0,896 Câu 46: Cho 20,72 gam hỗn hợp X gồm hiđroquinon, catechol và phenol tác dụng với kali (dư) thu được 3,584 lít (đktc) khí H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của phenol trong hỗn hợp X là A. 36,293%. B. 14,438%. C. 38,547%. D. 41,096%. Câu 47: Có các dung dịch sau (dung môi nước) : CH3NH2 (1); anilin (2); amoniac (3); HOOC-CH(NH2)- COOH (4); H2N-CH(COOH)-NH2 (5), lysin (6), axit glutamic (7). Các chất làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là: A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (3), (5) D. (1), (3), (5), (6) Câu 48: Tiến hành trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp, đem sản phẩm sau trùng hợp tác dụng với dung dịch brom thì lượng brom phản ứng là 36 gam. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng poli etilen (PE) thu được là A. 85% và 23,8 gam B. 77,5 % và 22,4 gam C. 77,5% và 21,7 gam D. 70% và 23,8 gam Câu 49: Oxi hoá 25,6 gam CH3OH (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành hai phần bằng nhau Phần 1 tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 1M. Hiệu suất quá trình oxi hoá CH3OH là 50%. Giá trị của m là A. 54. B. 129,6. C. 108. D. 64,8. Câu 50: X là một α-Aminoaxit no, mạch hở chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Từ m gam X điều chế được m1 gam đipeptit. Từ 2m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 0,3 mol nước. Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,55 mol H2O. Giá trị của m là: A. 11,25 gam B. 26,70 gam C. 13,35 gam D. 22,50 gam Đề số 8. Hóa học 5 ledangkhuong@gmail.com
- KHÓA LUYỆN ĐỀ 10 ĐỀ ĐẠT 8 ĐIỂM ĐỀ SỐ 8 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố (đvC): H = 1; C = 12; O = 16; N = 14; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Se = 79; Br = 80; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Te = 128; Ba = 137; Au = 197. Câu 1: Cho 14,8 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức A và B (MA < MB) tác dụng Na dư thu được 3,36 lít hiđro (đktc). Oxi hóa cùng lượng hỗn hợp X được hỗn hợp anđehit Y. Cho toàn bộ lượng Y phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 86,4 gam Ag. B có số đồng phân ancol là A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Hướng dẫn giải: nH2 = 0,15 => nancol = 0,3 nAg = 0,8 > 2nancol => có 1 anđehit là HCHO => A là CH3OH nCH3OH = (0,8 – 0,3.2):2 = 0,1 => nB = 0,2 => MB = (14,8 – 0,1.32): 0,2 = 58 => C3H5OH CH2 = CH – CH2OH Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 29,16 gam hỗn hợp X gồm RCOOH, C2H3COOH, và (COOH)2 thu được m gam H2O và 21,952 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 29,16 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2.Giá trị của m là A. 12,6 gam B. 9 gam C. 8,1gam D. 10,8 gam Hướng dẫn giải: nCO2 đốt cháy = 0,98 nCO2 = 0,5 => nH+ = 0,5 => nO axit = 2nH+ = 1 Cách 1: Ta có: 29,16 + mO2 = m + 0,98.44 (bảo toàn khối lượng) mO m 1 2. 2 0,98.2 (bảo toàn nguyên tố O) 32 18 => m = 12,6 g Cách 2: mX = mC + mH + mO axit mH = 29,16 – 0,98.12 -1.16 = 1,4 gam => mH2O = 1,4:2.18 = 12,6 Câu 3: Thực hiện phản ứng ete hoá 5,2 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 4,3 gam hỗn hợp 3 ete. Xác định công thức của hai ancol A. C2H5OH và C3H7OH B. CH3OH và C2H5OH C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH Hướng dẫn giải: nH2O = 0,05 mol M 5,2 : (0,05.2) = 52 => C2H5OH và C3H7OH Câu 4: Cho m gam chất béo tạo bởi axit stearic và axit oleic tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch X chứa 109,68 gam hỗn hợp 2 muối. Biết 1/2 dung dịch X làm mất màu vừa đủ 0,12 mol Br2 trong CCl4. Giá trị của m là: A. 106,80. B. 106,32. C. 128,70. D. 132,90. Hướng dẫn giải: nBr2 ( X ) 0, 24 nC H COO nC17 H33COONa 17 33 109, 68 0, 24.304 nC17 H35COONa 0,12 306 => Chất béo tạo bởi glixerol, 2 gốc C17H33COO-, 1 gốc C17H35COO- => m = 0,12. (281.2+283+41) = 106,32 Đề số 8. Hóa học 6 ledangkhuong@gmail.com
- Câu 5: Cho các kim loại: Cr, W , Fe , Cu , Cs . Sắp xếp theo chiều tăng dần độ cứng từ trái sang phải là A. Cs < Cu < Fe < Cr < W B. Cs < Cu < Fe < W < Cr C. Cu < Cs < Fe < W < Cr D. Cu < Cs < Fe < Cr < W Hướng dẫn giải: SGK 12NC – tr 109 Câu 6: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol anlylic. Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có dY = 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp X Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là: A. 0,25 lít B. 0,1 lít C. 0,2 lít D. 0,3 lít Hướng dẫn giải: nCO2 = 1,8 Hỗn hợp X: H2, C3H6, C3H6O => nC3H6, C3H6O = 0,6 => nH2 = 0,4 M n dY / X Y X 1, 25 M X nY Chọn nY = 1, nX = 1,25 (0,5 mol H2, 0,75 mol C3H6+C3H6O) nH2 pư = 1,25 – 1 = 0,25 => Y có 0,25 mol H2 dư, 0,5 mol (C3H6, C3H6O), 0,25 mol hợp chất no => lấy 0,1 mol hỗn hợp Y có 0,05 mol (C3H6, C3H6O) => V = 0,05:0,2=0,25 Câu 7: Có các nhận xét sau: (1)-Chất béo thuộc loại chất este. (2)-Tơ nilon, tơ capron, tơ enang đều điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (3)-Vinyl axetat không điều chế được trực tiếp từ axit và ancol tương ứng. (4)-Toluen phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành thuốc nổ TNT( Trinitrotoluen). (5)-Phenyl amoni clorua phản ứng với nước brom dư tạo thành (2,4,6-tribromphenyl) amoni clorua. Những câu đúng là: A. 1, 3, 4. B. 2, 3, 4. C. Tất cả. D. 1, 2, 4, 5. Hướng dẫn giải: (3): CH3COOH + CH≡CH → CH3COOCH=CH2 (5) C6H5NH3Cl thì đôi electron của N đã cho H+ nên không ảnh hưởng đến vòng thơm như C6H5NH2 Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 6,44gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 2,688 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là : A. 19,04 gam B. 20,54 gam C. 14,5 gam D. 17,96 gam Hướng dẫn giải: nH2 = 0,12 = mSO4 => mmuối = 6,44 + 0,12.96 = 17,96 gam Câu 9: Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 64,8 gam Ag. Vậy công thức của 2 anđehit là : A. CH3CHO và C2H5CHO B. HCHO và CH2=CH-CHO C. HCHO và C2H5CHO D. HCHO và CH3CHO Hướng dẫn giải: nAg = 0,6 TH1: 2 anđehit RCHO (R ≠ H) nanđehit = 0,3 => M = 29,3 (loại) TH2: HCHO và RCHO HCHO → 4Ag x 4x RCHO → 2Ag x 2x x = 0,1 => R = (8,8 – 30.0,1):0,1 = 58 => C2H5CHO Đề số 8. Hóa học 7 ledangkhuong@gmail.com
- Câu 10: Hòa tan 15,84 gam hỗn hợp gồm một oxit kim loại kiềm và một oxit kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl dư được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, lấy muối khan đem điện phân nóng chảy hoàn toàn thì thu được 6,048 lít khí (đo ở đktc) ở anot và a (gam) hỗn hợp kim loại ở catot. Giá trị của a là: A. 7,2. B. 11,52. C. 3,33. D. 13,68. Hướng dẫn giải: nCl2 = 0,27 => nCl- =0,54 => nO2- = 0,27 (bảo toàn điện tích) => a = moxit – mO = 15,84 – 0,27.16=11,52 Câu 11: Cho các chất sau: axetilen, axit oxalic, axit acrylic, fomanđehit, phenyl fomat, vinyl axetilen, glucôzơ, anđehit axetic, metyl axetat, saccarozơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là A. 8 B. 6 C. 5 D. 7 Hướng dẫn giải: HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3 HCOOC6H5 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → NH4 – OCOOC6H5 + 2Ag + 2NH4NO3 CH2OH[CHOH]4CH=O +2AgNO3 +3NH3 +H2O → CH2OH[CHOH]4COONH4+ 2Ag +2NH4NO3 CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag +2NH4NO3 HCOONa + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → NH4 – OCOONa + 2Ag + 2NH4NO3 Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a)-Nung NH4NO3 rắn. (b)-Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc). (c)-Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc. (d)-Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). (e)-Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (g)-Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (h)-Cho ZnS vào dung dịch HCl (loãng). (i) Đun nóng hỗn hợp Ca(HCO3)2 và BaSO4 Số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 4. B. 5. C. 2. D. 6. Hướng dẫn giải: (a) NH4NO3 → N2O↑ + 2H2O (b) 2NaCltinh thể (rắn) + H2SO4 đặc → Na2SO4 + HCl↑ (c) CaOCl2 + HClđặc → CaCl2 + Cl2↑ + H2O (d) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O (e) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 (f) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2↑ (g) ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S↑ (h) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2 ↑ Đề số 8. Hóa học 8 ledangkhuong@gmail.com
- Câu 13: Cho từ từ 450 ml dd HCl 1M vào 500 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 19,7 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch X lần lượt là: A. 0,2M và 0,15M B. 0,2M và 0,3M C. 0,3M và 0,4M D. 0,4M và 0,3M Hướng dẫn giải: nH+ = 0,45 nCO2 = 0,25 nBaCO3 = 0,1 => nC 0,35 CNa2CO3 = x, CNaHCO3 = y H+ + CO32- → HCO3- 0,5x 0,5x 0,5x H+ + HCO3- → H2O +CO2 0,45 – 0,5x 0,25 => x = 0,4 Mặt khác: 0,5(x + y) = 0,35 => y = 0,3 Câu 14: Cho các cặp dung dịch sau: (1) NaAlO2 và HCl ; (2) NaOH và NaHCO3; (3) BaCl2 và NaHCO3 ; (4) NH4Cl và NaOH ; (5) Ba(AlO2)2 và Na2SO4; (6) Na2CO3 và AlCl3 (7) Ba(HCO3)2 và NaOH. (8) CH3COONH4 và HCl (9) KHSO4 và NaHCO3 Số cặp trong đó có phản ứng xảy ra là: A. 7 B. 9 C. 8 D. 6 Hướng dẫn giải: (1) NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3↓ (2) NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O (3) Không phản ứng (4) NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3↑ + H2O (5) Ba(AlO2)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2 NaAlO2 (6) 3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3 ↓+ 6NaCl + 3CO2↑ (7) Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O (8) CH3COONH4 + HCl → CH3COOH + NH4Cl (9) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2CO2 ↑+ 2H2O Câu 15: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 22,4 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 34,28 gam chất rắn. Giá trị của t là A. 0,60. B. 1,00. C. 1,20. D. 0,25. Hướng dẫn giải: Chất rắn thu được lớn hơn Fe cho vào => dd có Ag+ dư nAg+ đã điện phân = x, nHNO3 = y Lượng Ag tối đa tạo thành 32,4 g < 34,28g => có Fe dư => Cuối cùng tạo ra Fe2+ 2Ag+ + H2O dp 2Ag + ½ O2 + 2H+ x x x 3Fe + 8H+ + 2NO3- → 3Fe2+ + 2NO + 4H2O 3x/8 x Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag (0,3-x)/2 0,3-x 0,3-x Ta có: 108 (0,3-x) + 22,4 - 56(3x/8+0,15-0,5x) = 34,28 => x = 0,12 => t = 4321s = 1,2 h Câu 16: Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y (chúng cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm –CO–NH– trong 2 phân tử là 5) với tỉ lệ số mol nX:nY = 1:3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glixin và 42,72 gam alanin. m có giá trị là : A. 116,28 gam B. 110,28 gam C. 109,5 gam D. 104,28 gam Hướng dẫn giải: Đề số 8. Hóa học 9 ledangkhuong@gmail.com
- X: H[HN-CH2-CO]x-OH Y : H[HN-CH(CH3)-CO]y-OH, nGly = 81/75 = 1,08 , nAla = 42,72/89 = 0,48 X + (x-1) H2O → x Glyxin 1,08/x ← 1,08 Y + (y-1) H2O → y Alanin 0,48/y ← 0,48 Tổng số nhóm -CO-NH- trong 2 phân tử là 5 => x + y = 7. nX : nY = 1 : 3 =>1,08/x = 3.0,48/y => x = 3 và y = 4 => nX = 0,36 =>nH2O = 0,72 => nY = 0,12 => nH2O = 0,36 Bảo toàn khối lượng : mM = mGly + mAla - mH2O = 81 + 42,72 – 18.1,08 = 104,28 Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng NaOH du ,t 0 C6H5 CH3 A B C D E .Tên gọi của E là: 0 0 Cl 2 ( a. s ) CuO ,t O2 , xt 3 CH OH ,t , xt A. phenỵl metyl ete B. metyl benzoat C. axit benzoic D. phenyl axetat Hướng dẫn giải: NaOH du ,t C6H5CH2Cl C6H5CH2OH C6H5CHO 0 0 C6H5CH3 Cl 2 ( a. s ) CuO ,t O2 , xt C6H5COOH 0 CH OH ,t , xt 3 C6H5COOCH3 Câu 18: Khí CO2 tác dụng được với: (1) nước Gia-ven; (2) dung dịch K2CO3; (3) nước Brom; (4) dung dịch NaHSO3; (5) dung dịch KOH, (6) dung dịch NaHCO3, (7) Mg nung nóng. A. 2, 4, 5, 7 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 5, 7 D. 1, 2, 5, 6 Hướng dẫn giải: (1) CO2 + NaClO + H2O → NaHCO3 + HClO (2) CO2 + K2CO3 + H2O → 2KHCO3 (5) CO2 + 2KOH dư → K2CO3 + H2O (7) CO2 + 2Mg → 2MgO + C Câu 19: Thủy phân hoàn toàn 21,12 gam este X được tạo bởi axit cacboxylic Y và ancol Z bằng dung dịch NaOH thu được 23,04 gam muối và m gam hơi ancol Z. Từ Z bằng một phản ứng có thể tạo ra được: A. CO2, C2H4, CH3CHO B. CH3COOH, C2H4, CH3CHO C. HCHO, HCOOH, CH3COOH D. CH3Cl, C2H4, CH2 = CH- CH = CH2 Hướng dẫn giải: Este có M nhỏ nhất HCOOCH3 => n ≥ 0,352 m = 1,92 => ancol là CH3OH O2 CH3OH HCHO CH3OH HCOOH [O ] CO CH3OH CH3COOH Đề số 8. Hóa học 10 ledangkhuong@gmail.com
- Câu 20: Hoà tan hết 12,8 gam hỗn hợp X gồm Cu2S và FeS2 trong dung dịch có chứa a mol HNO3 thu được 31,36 lít khí NO2 (ở đktc và là sản phẩm duy nhất của sự khử N+5) và dung dịch Y.Biết Y phản ứng tối đa với 4,48 gam Cu giải phóng khí NO.Tính a? A. 1,8 mol B. 1,44 mol C. 1,92 mol D. 1,42 mol Hướng dẫn giải: nNO2 = 1,4 1 2 2 6 5 4 Cu 2 S 2 Cu S 10e N 1e N x 10 x 1, 4 1, 4 2 1 3 6 Fe S 2 Fe 2 S 15e y 15 y Ta có hpt: 160x + 120y = 12,8 10x + 15y = 1,4 => x= 0,02, y= 0,08 DD Y: CuSO4 =2x = 0,04 Fe2(SO4)3 =0,5y = 0,04 H2SO4 = x+2y – 2x –3.0,5y = 0,02 ( bảo toàn nguyên tố S) HNO3 dư nCu = 0,07 Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+ 0,04 0,08 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O 0,03 → 0,08 nHNO3 dư (Y) = 0,08-0,02.2 = 0,04 nHNO3 bđ = 0,04 + 1,4 = 1,44 Câu 21: Khi nung butan với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp A gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A thu được 8,96 lít CO2 (đo ở đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp A làm mất màu vừa hết 12 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Hiệu suất phản ứng nung butan là: A. 75%. B. 65%. C. 50%. D. 45%. Hướng dẫn giải: nCO2 = 0,4 => nbutan = 0,1 Cứ 1 mol butan cracking thì phản ứng với 1 mol Br2 nBr2 = 0,075 => có 0,075 mol butan bị cracking => H%=0,075: 0,1 . 100% = 75% Câu 22: Cho các chất sau: đivinyl, toluen, etilen, xiclopropan, stiren, vinylaxetilen, propilen, benzen. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là: A. 7. B. 6. C. 4. D. 5. Hướng dẫn giải: Các chất làm mất màu dung dịch KMnO4 là: đivinyl, etilen, stiren, vinylaxetilen, propilen Đề số 8. Hóa học 11 ledangkhuong@gmail.com
- Câu 23: Hòa tan Ba, Na có tỉ lệ mol 1:1 vào nước dư thu được dung dịch X và 0,672 lít H2 (đktc). Thêm m gam NaOH vào dung dịch X được dung dịch Y. Thêm 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Giá trị m để khối lượng kết tủa Z bé nhất và khối lượng kết tủa đó lần lượt là A. m 4,5 g và 4,66 g B. m 4 g và 4,66 g C. m 4,0 g và 3,495 g D. m 3,2 g và 4,66 g Hướng dẫn giải: nH2 =0,03 Ba → H2 0,02 0,02 Na → ½ H2 0,02 0,01 nSO2 0,06 4 => mBaSO4 = 0,02.233=4,66 Kết tủa bé nhất => ko có Al(OH)3 nAl3+ = 0,04 nOH- = 4nAl = 0,16 => nNaOH thêm = 0,16 – 0,02.2 – 0,02 = 0,1 => mNaOH = 4 Câu 24: Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Nếu tỉ khối của hỗn hợp NO và N2O đối với H2 là 17,8. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa là A. 11 : 28 B. 25 : 7 C. 14 : 25 D. 28 : 15 Hướng dẫn giải: Mhh = 35,6 => %nNO = (44-35,6) : (44 - 30) = 0,6 hay 60% %nN2O = 0,4 hay 40% 25Mg + 64HNO3 → 25Mg(NO3)2 + 6NO + 4N2O + 32H2O Số phân tử bị khử là HNO3 = 6 + 4.2 = 14 Số phân tử bị oxi hóa là Mg = 25 Câu 25: Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu, cho nguyên tử khối của Fe là 55,85 ở 200C khối lượng riêng của Fe là 7,87g/cm3. Bán kính nguyên tử gần đúng của Fe là: A. 1,28 nm. B. 0,128 nm. C. 0,197 nm. D. 1,97 nm. Hướng dẫn giải: V = m/D = 55,85/7,87 = 7,1 cm3 Vthực =7,1.0,74=5,25 cm3 => Vnguyên tử =V: NA = 0,87.10-23 3V 3 3.0,87.1023 R 3 1, 28.108 cm 4 4 Câu 26: Có các nhận định sau: (1)-Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB. (2)-Các ion và nguyên tử: Ne , Na+ , F− có điểm chung là có cùng số electron. (3)-Bán kính của các vi hạt sau được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: Al3+, Mg2+, Na+, F-, O2- (4)-Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử của nguyên tử từ trái sang phải là K, Mg, Si. Cho: O (Z = 8), F (Z=9), Ne (Z=10), Na (Z=11), Mg (Z=12), Al (Z=13), K (Z = 19), Si (Z = 14). Số nhận định đúng: A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Hướng dẫn giải: Các nhận định đúng là: (1), (2), (3) Câu 27: Cho các polime sau: PE (1), PVC (2), cao su buna (3), poli isopren (4), amilozơ (5), amilopectin (6), xenlulozơ (7), cao su lưu hoá (8), nhựa rezit (9). Các polime có cấu trúc không phân nhánh là A. 1,2,4,6,8. B. 1,2,3,4,5,7. C. 1,3,4,5,8. D. 1,2,3,4,6,7. Hướng dẫn giải: Đề số 8. Hóa học 12 ledangkhuong@gmail.com
- Polime có cấu trúc không phân nhánh: 1, 2, 3, 4, 5, 7 (1) (CH2 – CH2)n (2) (CH2 – CHCl)n (3) (CH2 – CH = CH – CH2)n (4) (CH2 – C(CH3)=CH – CH2)n Câu 28: Để khử tính cứng hoàn toàn một lượng nước các chứa: Na+ (0,1mol), Ca2+ (0,1 mol), Cl (0,02 mol), SO42 (0,04mol) và HCO3 . Người ta đưa ra các cách làm sau: (1)-Đun sôi rồi lọc bỏ kết tủa (2)-Thêm vào đó 5,6 gam CaO rồi lọc bỏ kết tủa (3)-Thêm vào đó 10 gam dd NaOH 30% rồi lọc bỏ kết tủa (4)-Thêm vào đó 100ml dd Na2CO3 0,3M và K2CO3 0,5M (5)-Thêm vào đó lượng dư dd Na2CO3, Chọn cách làm đúng : A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 5 C. 3, 4, 5 D. 1, 2, 4 Hướng dẫn giải: nHCO3- = 0,2 mol (1) HCO3- → CO32- + H+ Ca2+ + CO32- → CaCO3 0,2 0,2 0,1 0,2 (2) CaO + H2O → Ca(OH)2 0,1 0,1 OH + HCO3 → CO32- + H2O - - Ca2+ + CO32- → CaCO3 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 (3) OH- + HCO3- → CO32- + H2O Ca2+ + CO32- → CaCO3 0,075 0,075 0,1 0,075 (4) nCO2 0,08 < nCa2 0,1 3 (5) CO32- dư kết tủa hoàn toàn được Ca2+ Câu 29: Cho các dung dung dịch sau: (1): natri cacbonat; (2): sắt (III) clorrua; (3): axit sunfuaric loãng; (4): axit axetic; (5): natri phenolat. Dung dịch metylamin tác dụng được với dung dịch: A. 3, 4, 5, B. 2, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 5. Hướng dẫn giải: dung dịch (2), (3), (4) có môi trường axit (2) 3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → CH3NH3+ + Fe(OH)3 + 3Cl- (3) 2CH3NH2 + H2SO4 → 2CH3NH3+ + SO42- (4) CH3NH2 + CH3COOH → CH3NH3+ + CH3COO- Đề số 8. Hóa học 13 ledangkhuong@gmail.com
- Câu 30: Hỗn hợp A gồm hai amino axit no mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, có chứa một nhóm amino và một nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp A cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 3,5M (có dư), được dung dịch D. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch D cần dùng 650 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp A là: A. H2NCH2COOH; CH3CH(NH2)COOH. B. CH3CH2CH(NH2)COOH; CH3CH2CH2CH(NH2)COOH C. CH3CH(NH2)COOH; CH3CH2CH(NH2)COOH D. CH3CH2CH2CH(NH2)COOH; CH3CH2CH2CH2CH(NH2)COOH Hướng dẫn giải: Coi hỗn hợp ban đầu có 2 amino axit và HCl tác dụng với NaOH NaOH+HCl → NaCl + H2O (1) R (COOH)(NH2) + NaOH → R (COONa)(NH2) + H2O (2) Ta có nNaOH = 0,65 mol, nHCl = 0,35 mol nNaOHpư (1) = 0,35 mol=> nNaOHpư (2) = 0,65-0,35= 0,3 mol => naa =0,3 mol M = 79,67 => COOH-CH2-NH2, CH3-CH(NH2)COOH Câu 31: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Axeton không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường. B. Các xeton khi cho phản ứng với H2 đều sinh ra ancol bậc 2. C. Trừ axetilen, các ankin khi cộng nước đều cho sản phẩm chính là xeton. D. Các hợp chất có chứa nhóm >C=O đều phản ứng với dung dịch Br2. Hướng dẫn giải: D sai do xeton không có phản ứng với dung dịch Br2 Câu 32: Cho các nhận định sau: (a)-Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng tráng bạc (b)-Có thể dùng chỉ Cu(OH)2 để nhận biết các lọ mất nhãn chứa Glixerol, Glucozơ, Fructozơ, Etanal H 2O , H (c)-Trong sơ đồ điều chế: Xenlulozơ X Y enzim Z . Vậy Z là axit axetic. enzim (d)-Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm -OH cạnh nhau (e)-Trong phân tử amilopectin, các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bởi các liên kết glicozit thông qua nguyên tử Oxi. (g)-Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. (h)-Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào vải sợi bông, vải bị đen và thủng ngay do phản ứng H2SO4 oxi hóa tinh bột Các nhận định đúng là A. c, d, e B. a, b, c, h C. d, e, h D. b, d, g Hướng dẫn giải: (a) Sai vì saccarozo không có phản ứng tráng bạc (b) Sai vì chỉ dùng Cu(OH)2 không nhận biết được glucozo và fructozo do cùng phản ứng (g) Sai vì xenlulozo có cấu trúc mạch không phân nhánh (h) Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào vải sợi bông, vải bị đen và thủng ngay do phản ứng H2SO4 oxi hóa xenlulozo Đề số 8. Hóa học 14 ledangkhuong@gmail.com
- Câu 33: Hòa tan 32,52 gam photpho halogenua vào nước được dung dịch X. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch X cần 300 ml dung dịch KOH 2M. Công thức của photpho halogenua là: A. PBr3 B. PBr5 C. PCl3. D. PCl5 Hướng dẫn giải: TH1: PX3 → H3PO3 + 3HX nOH- =0,6 => nPX3 = 0,6:5=0,12 M = 32,52:0,12 = 271 => X là: Br TH2: PX5 → H3PO4 + 5HX nHX =nOH- =0,6 => nPX5 = 0,6:8=0,075 M = 32,52:0,075 = 433,6 (loại) Câu 34: Bốn chất hữu cơ X, Y, Z, T có cùng CTPT C3H4O2 các tính chất : cả 4 chất tác dụng được với H2, trong đó Y, Z tác dụng theo tỷ lệ mol 1 : 2 , X, T theo tỷ lệ mol: 1 : 1. X, Y, Z có phản ứng tráng gương. Y có thể điều chế propan-1,3- điol bằng phản ứng ôxi hoá . CTCT của X, Y , Z , T : A. H-COOC2H3 , CH2(CHO)2 , C2H3COOH. CH3COCHO . B. CH2(CHO)2 , CH3COCHO, C2H3COOH , H-COOC2H3 . C. H-COOC2H3 , CH2(CHO)2 , CH3COCHO, C2H3COOH. D. C2H3COOH , H-COOC2H5 , CH2(CHO)2 , CH3COCHO . Hướng dẫn giải: Y, Z có 2 lk π; X, T có 1 lk π X, Y, Z có nhóm CHO Câu 35: Hoà tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al, H2S? A. 8 B. 5 C. 7 D. 6 Hướng dẫn giải: Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+ Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2; Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 2Fe2+ + Br2 → 2Fe3+ + 2Br- Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag 3Fe2+ + MnO4- + 4H+ → 3Fe3+ + MnO2 + 2H2O Fe2+ + 2H+ + NO3- → Fe3+ + NO2 + H2O Al + 3Fe3+ → Al3+ + 3Fe2+; 2Aldư + 3Fe2+ → 2Al3+ + 3Fe Fe2+ + S2- → FeS; 2Fe3+ + 3S2- → Fe2S3 Câu 36: Cho các chất: BaCl2; NaHSO3; NaHCO3; KHS; NH4Cl; AlCl3; CH3COONH4, Al2O3, Zn, ZnO. Số chất lưỡng tính là: A. 7 B. 6 C. 8 D. 5 Hướng dẫn giải: HSO3- + H+ → SO2 + H2O HSO3- + OH- → SO32- + H2O HCO3- + H+ → CO2 + H2O HCO3- + OH- → CO32- + H2O HS- + H+ → H2S HS- + OH- → S2- + H2O CH3COONH4 + H+ → CH3COOH + NH4+ CH3COONH4 + OH- → CH3COO- + NH3 + H2O Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O ZnO + 2H+ → Zn2+ + H2O ZnO + 2OH- → ZnO22- + H2O Câu 37: Cho các chất và dung dịch sau: toluen, stiren, etilen, xiclopropan, isopren, vinyl axetat, etyl acrylat, đivinyl oxalat, fomanđehit, axeton, dung dịch glucozơ, dung dịch fructozơ, dung dịch mantozơ, dung dịch saccarozơ. Số chất và dung dịch có thể làm mất màu dung dịch Br2 là: A. 11. B. 10 C. 8 D. 9 Đề số 8. Hóa học 15 ledangkhuong@gmail.com
- Hướng dẫn giải: Các chất và dung dịch làm mất màu dung dịch Br2 là stiren, etilen, xiclopropan, isopren, vinyl axetat, etyl acrylat, đivinyl oxalat, fomanđehit, dung dịch glucozơ, dung dịch mantozơ Câu 38: Cho các hỗn hợp sau có tỉ lệ mol bằng nhau: (1) BaO và Al2O3; (2) K2O và Al2O3; (3) FeCl3 và Cu; (4) Na và Zn; (5) Na2O và Zn; (6) Na và ZnO. Có bao nhiêu hỗn hợp tan hết trong nước? A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Hướng dẫn giải: (1) BaO → Ba(OH)2 Al2O3 + Ba(OH)2 →2Ba(AlO2)2 + H2O => tan hết (2) K2O → 2KOH Al2O3 + 2KOH →2KAlO2+ H2O => tan hết (3) 2Fe3+ + Cu → Cu2+ + 2Fe2+ => Cu dư (4) Na → NaOH Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 => Zn dư (5) Na2O → 2NaOH Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 => tan hết (6) Na → NaOH ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 => ZnO dư Câu 39: Cho hơi nước đi qua than nung nóng đỏ sau khi loại bỏ hơi nước dư thu được 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Hấp thụ X vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa và có V lít khí Y thoát ra. Cho Y tác dụng với CuO dư nung nóng sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị của m là: A. 2,08 gam B. 9,92 gam C. 2,88 gam D. 12,8 gam Hướng dẫn giải: nX = 0,8 mol CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O nBaCO3 = 0,18 mol = nCO2 nY = 0,8 - 0,18 = 0,62 mol n o(oxit) = nhhY = 0,62mol Khối lượng rắn giảm do O trong oxit kim loại chuyển vào CO và H2 => m = 0,62.16 = 9,92 g Câu 40: Có các nhận xét về kim loại kiềm: (1)-Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là ns1 với n nguyên và 1 n 7 . (2)-Kim loại kiềm khử H2O dễ dàng ở nhiệt thường giải phóng H2. (3)-Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối nên chúng có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. (4)-Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch HCl sau phản ứng thu được dung dịch có môi trường trung tính. (5)-Các kim loại kiềm không đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối. Số nhận xét đúng là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Hướng dẫn giải: Các nhận xét đúng là: 1, 2, 3, 4 Đề số 8. Hóa học 16 ledangkhuong@gmail.com
- Câu 41: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Kẽm có ứng dụng để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép. B. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ. C. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ. D. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng. Hướng dẫn giải: SGK 12NC - tr 107 Câu 42: Để xác định hàm lượng của FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta làm như sau: Cân 0,600 gam mẫu quặng, chế hoá nó theo một quy trình hợp lí, thu được dd FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml dung dịch chuẩn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của FeCO3 trong quặng là: A. 12,18% B. 36,54% C. 60,9% D. 24,26% Hướng dẫn giải: 2KMnO4 + 10 FeSO4 + 8H2SO4→ 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 8H2O nFeSO4 = 5nKMnO4= 5.0,025.0,0252= 3,15. 10-3 nFeCO3 = nFeSO4 = 3,15. 10-3 =>mFeCO3 = 0,3654g %m = (0,3654/0,6)x100% = 60,9% Câu 43: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: N2 = 84,77%; SO2 = 10,6% còn lại là O2. Thành phần % theo khối lượng của FeS trong X là A. 68,75% B. 59,46% C. 26,83% D. 42,3% Hướng dẫn giải: Giả sử có 100 mol hỗn hợp khí Y => nN2 = 84,77, nSO2 = 10,6 ; nO2 = 4,63 mol Mà hỗn hợp khí ban đầu có 80% N2 va 20% O2 => nO2 bđ = 84,77:4 = 21,1925 => nO trong Fe2O3 = (21,1925 – 4,63-10,6) .2 =11,925 Gọi số mol FeS va FeS2 là x và y Ta có: x + 2y = 10,6 1,5 x + 1,5y = 11,925 => x = 5,3 . y = 2,65 % FeS = 5,3.88: (5,3.88+ 2,65.120).100% =59,46% Câu 44: Sb chứa 2 đồng vị chính 121Sb và 123 Sb, khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là 121,75. % khối lượng của đồng vị 121 Sb trong Sb2O3 (MO=16) là: A. 52,2 B. 26,1 C. 62,5 D. 51,89 Hướng dẫn giải: %121 Sb = (123-121,75) : (123-121) = 0,625 %121 Sb trong Sb2O3 = (0,625.121): (0,625.121+0,375.123+16.1,5).100% = 51,89% Đề số 8. Hóa học 17 ledangkhuong@gmail.com
- Câu 45: Cho 13,36 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được V1 lít SO2 và dung dịch Y. Cho Y phản ứng với NaOH dư được kết tủa T, nung kết tủa này đến khối lượng không đổi được 15,2 gam chất rắn Q. Nếu cũng cho lượng X như trên vào 400 ml dung dịch P chứa HNO3 và H2SO4 thấy có V2 lít NO duy nhất thoát ra và còn 0,64 gam kim loại chưa tan hết. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các khí đo ở đktc. Giá trị V1 và V2 là A. 2,912 và 0,224 B. 2,576 và 0,672 C. 2,576 và 0,224 D. 2,576 và 0,896 Hướng dẫn giải: 0 2 6 4 Cu Cu 2e S 2e S x 2x (2 x y ) ( x 0,5 y ) 8/3 3 Fe3 O4 3 Fe 1e y 3y y Ta có: 64x + 232y = 13,36 80x + 1,5y.160=15,2 => x = 0,1; y=0,03 V1 = 0,115.22,4= 2,576 nCu dư =0,01 0 2 8/3 2 Cu Cu 2e Fe 3 O4 2e 3 Fe 0, 09 0,18 0, 03 0, 06 5 2 N 3e N 0,12 0, 04 V2 = 0,04.22,4 = 0,896 Câu 46: Cho 20,72 gam hỗn hợp X gồm hiđroquinon, catechol và phenol tác dụng với kali (dư) thu được 3,584 lít (đktc) khí H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của phenol trong hỗn hợp X là A. 36,293%. B. 14,438%. C. 38,547%. D. 41,096%. Hướng dẫn giải: CTPT hidroquinon và catechol: C6H4(OH)2 hhX: C6H4(OH)2, C6H5OH C6H4(OH)2 → H2 x x C6H5OH → 1/2H2 y 0,5y Ta có x+ 0,5y = 0,16 110x + 94y = 20,72 Giải hệ ta dc: x = 0,12; y = 0,08 mC6H5OH = 0,08.94 = 7,52g %m = (7,52:20,72).100% = 36,293% Câu 47: Có các dung dịch sau (dung môi nước) : CH3NH2 (1); anilin (2); amoniac (3); HOOC-CH(NH2)- COOH (4); H2N-CH(COOH)-NH2 (5), lysin (6), axit glutamic (7). Các chất làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là: A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (3), (5) D. (1), (3), (5), (6) Hướng dẫn giải: Quỳ tím chuyển xanh: 1, 3, 5, 6 Quỳ tím không đổi màu: 2 Quỳ tím chuyển hồng: 4, 7 Đề số 8. Hóa học 18 ledangkhuong@gmail.com
- Câu 48: Tiến hành trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp, đem sản phẩm sau trùng hợp tác dụng với dung dịch brom thì lượng brom phản ứng là 36 gam. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng poli etilen (PE) thu được là A. 85% và 23,8 gam B. 77,5 % và 22,4 gam C. 77,5% và 21,7 gam D. 70% và 23,8 gam Hướng dẫn giải: nBr2 = 0,225 = netilen chưa trùng hợp H% =(1-0,225).100% = 77,5% m PE = 0,775.28 = 21,7 Câu 49: Oxi hoá 25,6 gam CH3OH (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành hai phần bằng nhau Phần 1 tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 1M. Hiệu suất quá trình oxi hoá CH3OH là 50%. Giá trị của m là A. 54. B. 129,6. C. 108. D. 64,8. Hướng dẫn giải: nCH3OH = 0,8 => nCH3OH oxh = 0,4 nHCOOH = 0,1.2=0,2 => nHCHO = 0,2 => m = (0,1.4+0,1.2).108= 64,8 Câu 50: X là một α-Aminoaxit no, mạch hở chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Từ m gam X điều chế được m1 gam đipeptit. Từ 2m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 0,3 mol nước. Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,55 mol H2O. Giá trị của m là: A. 11,25 gam B. 26,70 gam C. 13,35 gam D. 22,50 gam Hướng dẫn giải: Aminoaxit no, mạch hở: CnH2n(COOH)NH2 hay Cn+1H2n+3O2N a mol - m gam Đipeptit = 2 aminoaxit – H2O => CTPT: C2(n+1)H4n+4O3N2 a (mol) a/2 (mol) Tripeptit = 3 aminoaxit – 2H2O => CTPT: C3(n+1)H6n+5O4N3 2a (mol) 2a/3 (mol) C2(n+1)H4n+4O3N2 +O2 → 2(n+1)CO2 + (2n+2)H2O a/2 (2n+2)a/2 = 0,3 C3(n+1)H6n+5O4N3 +O2 → 3(n+1)CO2 + (6n+5)/2H2O 2a/3 (6n+5):2.2a/3 =0,55 Giải hệ ta được: an = 0,15 a =0,15 => n =1 => m = 11,25 Đề số 8. Hóa học 19 ledangkhuong@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luyện 10 đề đạt 8 điểm môn: Hóa học - Đề số 2 (Có đáp án)
19 p | 381 | 81
-
Luyện 10 đề đạt 8 điểm môn: Hóa học - Đề số 3 (Có đáp án)
16 p | 216 | 60
-
Luyện 10 đề đạt 8 điểm môn: Hóa học - Đề số 7 (Có đáp án)
23 p | 201 | 50
-
Luyện 10 đề đạt 8 điểm môn: Hóa học - Đề số 10 (Có đáp án)
14 p | 208 | 49
-
Luyện 10 đề đạt 8 điểm môn: Hóa học - Đề số 6 (Có đáp án)
15 p | 138 | 46
-
Luyện 10 đề đạt 8 điểm môn: Hóa học - Đề số 1 (Có đáp án)
15 p | 152 | 45
-
Luyện 10 đề đạt 8 điểm môn: Hóa học - Đề số 9 (Có đáp án)
16 p | 150 | 44
-
Luyện 10 đề đạt 8 điểm môn: Hóa học - Đề số 4 (Có đáp án)
15 p | 154 | 42
-
Bài 9: Viết bài văn số 2 - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 8
4 p | 897 | 14
-
Giáo án bài Viết bài tập làm văn số 3 Văn thuyết minh - Ngữ văn 8
3 p | 492 | 14
-
Giáo án bài 1: Liên kết trong văn bản - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
5 p | 392 | 10
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án
35 p | 53 | 4
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Hoàng Văn Thụ, Quận 10
4 p | 9 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT Quận 10
1 p | 30 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 10 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Đại Lộc
10 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn