Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
lượt xem 3
download
Hãy tham khảo “Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
- BỘ 8 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 NĂM 2021-2022 (CÓ ĐÁP ÁN)
- 1. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Dĩ An 2. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Hồ Nghinh 3. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ 4. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng 5. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự 6. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Núi Thành 7. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng 8. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
- ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ 10 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1. Những tiến bộ trong chế tác công cụ lao động thời "Cách mạng thời đá mới" ở Việt Nam là A.con người biết cưa, khoan đá, làm gốm. B.con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá. C.con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi. D.con người đã biết sử dụng kim loại. Câu 2. Ý nghĩa quan trọng của sự ra đời thuật luyện kim đối với cư dân các bộ lạc sống trên đất nước ta là? A. Tạo tiền đề cho sự hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc B. Con người có thể khai phá đất đai để trồng trọt và chăn nuôi. C. Con người không còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. D. Đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao. Câu 3. Cư dân nào đã mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam? A. Cư dân Hoà Bình. B. Cư dân Sơn Vi – Phú Thọ. C. Cư dân Lai Châu. D. Cư dân Phùng Nguyên. Câu 4: Phát minh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của Người tối cổ là A. Biết cách dệt vải B. Biết cách tạo ra lửa. C. Biết chế tác đồ gốm. D. Biết trồng trọt và chăn nuôi. Câu 5: Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Người tối cổ được đánh giá A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn. B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người. C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người. D. Là những con người thông minh. Câu 6: Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là A. Tìm kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc. B. Sáng tạo ra công cụ lao động để nâng cao năng suất lao động. C. Di chuyển chỗ ở đến những địa điểm có sẵn nguồn thức ăn và nguồn nước. D. Đương đầu với thiên nhiên và sự tấn công của các thị tộc khác để sinh tồn.
- Câu 7: Thị tộc được hình thành khi nào? A. Từ khi Người tối cổ xuất hiện. B. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện. C. Từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ. D. Từ khi giai cấp và nhà nước ra đời. Câu 8: Người tối cổ sử dụng phổ biến công cụ lao động gì? A. Đồ đá cũ. B. Đồ đá giữa C. Đồ đá mới D. Đồ đồng thau Câu 9: Săp xếp đúng thư tự sự tiến bộ của công cụ lao động trong lịch sử xã hội nguyên thủy A. Đồ đá - đồng đỏ - đồng thau - đồ sắt B. Đồ đá - đồng thau - đồng đỏ - đồ sắt C. Đồ sắt - đồng đỏ - đồng thau - đồ đá D. Đồng thau – đồng đỏ - đồ đá – đồ sắt Câu 10: Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gọi là A. Bầy người nguyên thủy. B. Thị tộc C. Bộ lạc D. Xã hội loài người sơ khai. Câu 11: Trong buổi đầu thời đại kim khí, loại kim loại nào được sử dụng sớm nhất? A. Sắt B. Đồng thau C. Đồng đỏ D. Thiếc Câu 12: Lý do chính khiến người nguyên thủy phải hợp tác lao động với nhau là A. Quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động. B. Yêu cầu công việc và trình độ lao động. C. Đời sống còn thấp kém nên phải “chung lưng đấu cật” để kiếm sống. D. Tất cả mọi người đều được hưởng thụ bằng nhau Câu 13: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc phát minh ra công cụ bằng kim loại, đặc biêt là công cụ bằng săt? A. Dẫn đến sự hình thành các quốc gia mới. B. Đây thực sự là cuộc cách mạng trong sản xuất. C. Lần đầu tiên trong lịch sử con người đã làm ra một lượng sản phẩm thừa. D. Góp phần làm rạn vợ quan hệ xã hội thị tộc, bộ lạc, loài người đứng trước ngưỡng của của xã hội có giai cấp đầu tiên.
- Câu 14: Vai trò chủ yếu của lao động trong quá trình hình thành loài người là A. Giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn. B. Giúp con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình. C. Giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình, tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người. D. Giúp cho việc hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng. Câu 15: Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới "Người lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Mi lô" là của nước nào? A. Hi Lạp B. Ấn Độ C. Trung Quốc. D. Rô-ma Câu 16. Đặc điểm nổi bật của Thị quốc Địa Trung Hải là A. nhiều quốc gia có thành thị. B. mỗi thành thị là một quốc gia. C. nền kinh tế phát triển ở thành thị. D. mỗi thành thị có nhiều quốc gia. Câu 17. Nước nào sớm có hiểu biết chính xác về Trái Đất và Hệ Mặt trời? Nhờ đâu? A. Rô-ma. Nhờ canh tách nông nghiệp. B. Hi Lạp. Nhờ đi biển. C. Hi Lạp. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc. D. Ba Tư. Nhờ khoa học - kỹ thuật phát triển. Câu 18. Ngành khoa học ra đời sớm nhất găn liền với sản xuất nông nghiệp là A. địa chất và lịch pháp. B. địa chất và thiên văn học. C. thiên văn học và toán học. D. thiên văn học và lịch pháp Câu 19: Vì sao ngành nông nghiệp phát triển sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông? A. Sử dụng công cụ bằng sắt sớm. B. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi. C. Nhân dân cần cù lao động. D. Các nghành kinh tế khác chưa có điều kiện phát triển. Câu 20: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma có hai tầng lớp cơ bản nào? A. Chủ nô và bình dân B. Chủ nô và kiều dân C. Chủ nô và nô lệ. D. Chủ nô và nông dân công xã. Câu 21: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập rất giỏi về hình học?
- A. Do nhu cầu đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình kiến trúc. B. Do nhu cầu đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân. C. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua. D. Phải tính toán trong quá trình xây dựng các công trình kiến Câu 22: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là A. Chữ tượng ý B. Chữ La-tinh. C. Chữ tượng hình D. Chữ tượng hình và tượng ý Câu 23: Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu? A. Khắp các nước phương Đông. B. Khắp thế giới. C. Khắp Trung Quốc và Ấn Độ. D. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải. Câu 24: Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, lực lượng nào là lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội? A. Chủ nô. B. Nô lệ. C. Kiều dân. D. Bình dân. Câu 25: Điểm giống nhau giữa tầng lớp nông dân công xã ở phương Đông cổ đại với tầng lớp nô lệ ở xã hội phương Tây cổ đại là gì? A. Lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội. B. Lực lượng đông đảo nhất và không có vai trò quan trọng trong xã hội. C. Lực lượng thiểu số và không có vai trò quan trọng. D. Lực lượng đông đảo và lãnh đạo xã hội. Câu 26: Đặc điểm chung của tầng lớp quý tộc ở phương Đông cổ đại với tầng lớp chủ nô ở phương Tây cổ đại là gì? A. Số lượng ít nhưng có địa vị lớn về kinh tế, chính trị. B. Số lượng đông đảo nhất. C. Số lượng lớn và có địa vị trong xã hội. D. Được mọi tầng lớp trong xã hội quý trọng. Câu 27: Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào? A. Tạo điều kiện cho phát triển cho mọi tầng lớp trong xã hội. B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng, bình dân và kiều dân thể hiện quyền công dân của mình.
- C. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước. D. Tạo điều kiện cho Hội đồng 500 người thực hiện vai trò giám sát với chủ nô. Câu 28. Chế độ phong kiến Trung Quốc đã phát triển tới đinh cao dưới triều đại nào? A. Hán. B. Đường. C. Minh. D. Thanh. Câu 29. Người đã sáng lập ra triều Hán ở Trung Quốc là A. Lưu Bang. B. Lý Uyên. C. Triệu Khuông Dẫn. D. Chu Nguyên Chương. Câu 30: Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là A. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã B. quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ. C. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô. D. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh. Câu 31. Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc thời Tần – Hán, Đường là gì? A. Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiện với các nước láng giềng. B. Thực hiện đẩy mạnh xâm lược, mở rộng lãnh thổ. C. Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”. D. Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ, yếu. Câu 32. Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh dưới thời Tần của Trung Quốc phong kiến? A. Tài sản nói chung B. Ruộng đất C. Vàng bạc D. Công cụ sở hữu Câu 33. Nét nổi bật nhất của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là gì? A. Nhà nước thực hiện giảm tô thuế, bớt sưu dịch. B. Nhà nước thực hiện chế độ quân điền. C. Nhà nước thực hiện chế độ tô, dung, điệu. D. Áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất. Câu 34. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển thịnh đạt của thủ công nghiệp và thương nghiệp Trung Quốc dưới thời Đường?
- A. Các tác phường luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc. B. Các tuyến giao thông được mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất. C. “Con đường tơ lụa” được thiết lập, phục vụ nhu cầu sản xuất. D. Thành lập phường hội và thương hội để sản xuất và buôn bán. Câu 35. Sự ra đời của chế độ phong kiến găn liền với sự hình thành quan hệ bóc lột nào? A. Quý tộc với nông dân công xã. B. Địa chủ với nông dân lĩnh canh. C. Quý tộc với nô lệ. D. Quý tộc với nông dân lĩnh canh. Câu 36. Nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc vào thời gian nào? A. 230 TCN. B. 221 TCN. C. 219 TCN. D. 206 TCN. Câu 37: Nhận xét nào là đúng về tổ chưc bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Đường? A. Hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. B. Phân chia quyền lực cho các bộ. C. Bộ máy nhà nước tinh gọn. D. Quyền lực của vua bị hạn chế. Câu 38: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ A. quan lại, quý tộc. B. quý tộc, tăng lữ. C. quan lại, một số nông dân giàu. D. quý tộc, một số nông dân giàu. Câu 39: Triều đại đầu tiên ở Trung Quốc đã cho mở các khoa thi để tuyển chọn quan lại là nhà A. Hán. B. Đường. C. Tần. D. Minh Câu 40: Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần là A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc. B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần. C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc. D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc. ----------HẾT----------
- BẢNG ĐÁP ÁN 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. A A D B C A B A A A C B A C A B B D B C 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. A C D B A A C B A D B B B D B B A C B D
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 001 I.Phần trắc nghiệm.(7 điểm) Câu 1: Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào ? A. Tần B. Hán C. Sở D. Triệu Câu 2: Điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Tần, Hán là gì? A. Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và bước đầu được củng cố B. Hai triều đại này điều thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ C. Trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh D. Đây là chế độ quân chủ chuyên chú trung ương tập quyền Câu 3: Bộ lạc thời nguyên thủy là A. nhóm người từ thời nguyên thuỷ sống cạnh nhau, có nguồn gốc tổ tiên xa xôi. B. nhóm người cùng chung dòng máu, gồm hai,ba thế hệ, xuất hiện ở giai đoạn người tinh khôn. C. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau,có họ hàng với nhau và chung một nguồn gốc tổ tiên xã xôi. D. nhóm người từ thời nguyên thuỷ sống cạnh nhau, có nguồn gốc tổ tiên xa xôi. Câu 4: Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là A. nhu cầu xây dựng các công trình, lăng tẩm lớn. B. nhu cầu trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi. C. nhu cầu phát triển kinh tế. D. nhu cầu tự vệ, chống các thế lực xâm lăng. Câu 5: Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gọi là A. . xã hội loài người sơ khai. B. . bầy người nguyên thủy. C. . thị tộc D. . bộ lạc Câu 6: Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là. A. áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất B. nhà nước thực hiện chế độ tô, dung, điệu C. nhà nước thực hiện chế độ quân điền D. nhà nước thực hiện giảm tô thuế, bớt sưu dịch Câu 7: Thiên văn học và lịch sơ khai ra đời sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông gắn liền với nhu cầu. A. sản xuất thủ công nghiệp. B. sản xuất nông nghiệp. C. cúng tế các vị thần linh. D. phục vụ việc buôn bán bằng đường biển. Câu 8: Ngành kinh tế rất phát triển đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Trang 1/3 - Mã đề 001
- Hải là? A. Chăn nuôi gia súc và đánh cá B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp C. Làm gốm, dệt vải D. Nông nghiệp thâm canh Câu 9: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là. A. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng. B. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng. C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. D. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm. Câu 10: Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải chủ yếu là A. trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất B. trồng trọt lương thực, thực phẩm C. trồng những cây lưu niên có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh,… D. chăn nuôi gia súc, gia cầm Câu 11: Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào? A. . Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao. B. . Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng. C. . Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể. D. . Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. Câu 12: Thị tộc thời nguyên thủy là A. nhóm người cùng nhau sinh sống trên một vùng đất từ thời nguyên thủy. B. nhóm người hơp tác lao động, xuất hiện từ thời nguyên thủy. C. nhóm người cùng chung dòng máu, gồm hai,ba thế hệ, xuất hiện ở giai đoạn người tinh khôn. D. nhóm người từ thời nguyên thuỷ sống cạnh nhau, có nguồn gốc tổ tiên xa xôi. Câu 13: Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở A. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ. B. vùng ven biển Địa Trung Hải. C. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi. D. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi và vùng ven biển Địa Trung Hải. Câu 14: Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là A. . biết trồng trọt và chăn nuôi. B. . biết chế tác công cụ lao động. C. . biết cách tạo ra lửa. D. . biết chế tác đồ gốm. Câu 15: Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là. A. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân tự canh B. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã C. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh D. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô Câu 16: Công cụ lao động bằng kim khí xuất hiện sớm nhất cách ngày nay khoảng. A. 5500 năm B. 4000 năm C. 8000 năm D. 3000 năm Câu 17: Điều kiện tự nhiên và phương thức gắn bó cư dân cổ đại phương Đông trong công việc A. sản xuất thủ công nghiệp. Trang 2/3 - Mã đề 001
- B. chăn nuôi đại gia súc. C. khai phá đất đai và làm thủy lợi. D. buôn bán đường biển. Câu 18: Cư dân cổ đại phương Đông chủ yếu sinh sống bằng nghề gì? A. Thương nghiệp. B. Trồng trọt, chăn nuôi. C. Nông nghiệp D. Thủ công nghiệp. Câu 19: Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước dưới thời Tần Hán là A. tể tướng và thừa tướng B. thái úy và thái thú C. thừa tướng và thái úy D. tể tướng và thái úy Câu 20: Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là A. quý tộc, nông dân công xã, nô lệ. B. chủ nô, nông dân tự do, nô lệ. C. vua, quý tộc, nô lệ. D. quý tộc, quan lại, nông dân công xã. Câu 21: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào khoảng thời gian nào? A. Khoảng từ thiên niên kỉ IV-III TCN. B. Cách đây khoảng 4000 năm. C. Cách đây khoảng 3000 năm. D. Khoảng 3000 năm TCN. II.Phần Tự Luận ( 3 điểm ) Câu hỏi: Em hãy phân tích những thành tựu tiêu biểu của nền văn hóa Hi Lạp –Rô Ma thời cổ đại? Thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với nền văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng . Vì sao ? ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 001
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM I.Phần đáp án câu trắc nghiệm: (7 điểm) 001 002 003 004 005 006 007 008 1 A D D C A A C A 2 A B D C D A D B 3 C C D A C D B D 4 B B D D D B B C 5 B D A A B D A C 6 C D A A A D D A 7 B B D D D C C A 8 B A A B C C B B 9 C B D A D B D B 10 C A C D D C B A 11 D C C B D D B D 12 C A D D C B A D 13 C B A B B C C C 14 C B A D D A C C 15 C D D B A B D B 16 A C A D A C B C 17 C C B D B B D A 18 C D C C A B A D 19 C B A C D D A B 20 A A A C D D B B 21 A C A C A B B C II. Phần tự luận.(3 điểm) * Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. 2.0 - Lịch và chữ viết: + Tính được một năm có 365 ngày và ¼, nên định ra một tháng có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. 0,25 + Chữ viết: Hệ thống chữ cái A, B, C …gồm 26 kí tự. 0.25 - Khoa học: đến thời Hi Lạp, Rô-ma những hiểu biết khoa học thực sự trở thành khoa học, với các thành tựu nổi bật trong 4 lĩnh vực: toán học, vật lý, sử học, địa lí (HS lấy dẫn chững cụ thể) 0.5 - Văn học: + Nổi bật nhất là kịch với các tác giả nổi tiếng như E-sin, Xô-phốc-lơ, Ơri-phít.. 0,25 + Văn học đạt đến trình độ hoàn thiện, mang tính nhân đạo sâu sắc… 0.25 - Nghệ thuật 1
- + Để lại rất nhiều tượng và đền đài đều có giá trị nghệ thuật cao và giá trị hiện thực sinh động. + Các công trình tiêu biểu: tượng Lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ ở Mi-lô, đền Pác-te-nông… 0.5 *- Trong các thành tựu trên, thành tựu có ý nghĩa nhất đối với nền văn minh của loài người là sự ra đời của hệ thống chữ cái.(chữ viết) 0,5 - Vì: từ hệ thống chữ cái La-tinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày nay được sử dụng làm ngôn ngữ chung cho cả thế giới trên tất cả các lĩnh vực, mang nền văn hóa của các quốc gia xích lại gần nhau hơn. 0,25 - Đối với Việt Nam: chữ việt của Việt Nam (29 kí tự) ra đời trên cơ sở bảng chữ cái Latinh, tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện. 0.25 2
- SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM ÑỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ MÔN : LỊCH SỬ 10 Thời gian : 45 phút Mã đề 101 Họ và tên học sinh..........................................................Lớp............. I. Trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng (7 điểm) Câu 1. Trong xã hội cổ đại phương Đông, lực lượng đông đảo nhất và giữ vai trò to lớn trong sản xuất là A. nông dân công xã B. nô lệ C. nông nô D. nông dân lĩnh canh Câu 2: Phương thức kiếm sống chủ yếu của người tối cổ là A. trồng trọt và chăn nuôi B. săn bắn và hái lượm C. săn bắt và hái lượm D. sử dụng công cụ đá Câu 3: Trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào? A. Địa chủ và nông dân B. Quý tộc và nông dân C. Chủ nô và nô lệ. D. Chủ nô và nông dân công xã. Câu 4: Quan điểm cơ bản của Nho giáo là đảm bảo tôn ti trật tự ổn định trong các quan hệ chủ yếu của xã hội. Đó là quan hệ nào? A. Vua-tôi, cha-con, bạn-bè. B. Vua-tôi, vợ-chồng, cha-con C. Vua-tôi, cha-con, chồng - vợ D. Vua-tôi, cha- con, thầy -trò. Câu 5: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là gì? A. Vạn lí trường thành B. Tử cấm thành C. Ngọ môn D. Lũy Trường Dục Câu 6: Chế độ quân điền được thực hiện dưới triều đại nào của Trung Quốc ? A. Tần B. Đường C. Thanh Minh Câu 7. Hãy sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian xuất hiện: 1. Cố cung Bắc Kinh; 2. Tượng người bằng đất nung; 3. Thơ Đường. A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2 C. 2, 3, 1 D. 2, 1, 3 Câu 8: Phát minh nào của Người tối cổ đã ghi dấu ấn lớn trong thời nguyên thủy A. giữ lửa trong tự nhiên B. giữ lửa và tạo ra lửa C. chế tạo công cụ bằng đá D. ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc Câu 9: Nguyên liệu nào sau đây được cư dân Ai Cập cổ đại dùng để viết chữ? A. Giấy Pa-pi-rút B. Đất sét C. Mai rùa D. Vỏ cây Câu 10 : Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân phương Đông cổ đại là A. kiến trúc B. lịch pháp C. chữ viết D. toán học Câu 11 : Hệ thống chữ cái A, B, C,… là thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân cổ đại A. Ai Cập, Lưỡng Hà. B. Ấn Độ, Lưỡng Hà. C. Hi Lạp, Rô-ma. D. Trung Quốc, Ai Cập. Câu 12: Chế độ phong kiến Trung Quốc chính thức được xác lập dưới triều đại A.Tần B.Hán C. Tùy D. Tống Câu 13: Ý nào không đúng khi nói về nền dân chủ cổ đại phương Tây? A. Đại hội công dân bầu ra các cơ quan nhà nước. B. Người ta không chấp nhận có vua. C. Hội đồng 500 người có vai trò như “quốc hội”. D. Mọi người có quyền tham gia Đại hội công dân. Câu 14: Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc của cư dân cổ đại A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Hi Lạp. D. Rô-ma. Câu 15: Sắp xếp các triều đại phong kiến Trung Quốc theo trình tự thời gian xuất hiện 1.Đường, 2.Minh, 3.Hán, 4.Thanh A.1,2,3,4 B. 3,1,2,4 C.4,2,1,3 D.2,1,4,3 Câu 16: Theo Ăng-ghen yếu tố nào đã sáng tạo ra bản thân con người A. Ngôn ngữ B. Thần thánh C. Lao động D. Tự nhiên
- Câu 17: “Trai thời trung hiếu làm đầu. Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”. Quan điểm trên của người Việt Nam ảnh hưởng từ văn hóa A. các nước Đông Nam Á. B. Phương Tây. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc. Câu 18: Thành tựu nào dưới đây không thuộc 4 phát minh quan trọng của người Trung Quốc? A. La bàn. B. Thuốc súng. C. Máy hơi nước. D. Giấy. Câu 19: “Một năm có 365 ngày và ¼ ngày” là cách tính lịch của cư dân cổ đại A. Ai Cập. B. Trung Quốc. C. Địa Trung Hải. D. Ấn Độ. Câu 20: Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là A. dân chủ dành cho tăng lữ. B. dân chủ đối với mọi người. C. dân chủ dành cho chủ nô. D. dân chủ dành cho quý tộc. Câu 21: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào? A. Quý tộc với nông dân công xã. B. Quý tộc với nô lệ. C. Địa chủ với nông dân lĩnh canh. D. Địa chủ với nông dân tự canh. II. Tự luận: (3 điểm) Câu 1: Rút ra điểm khác nhau giữa phương Đông cổ đại và phương Tây cổ đại về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị. (2 điểm) Câu 2: Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với Việt Nam thời phong kiến được biểu hiện như thế nào ? (1 điểm) .................................HẾT...............................
- SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM ÑỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ MÔN : LỊCH SỬ 10 Thời gian : 45 phút Mã đề 102 Họ và tên học sinh..........................................................Lớp............. I. Trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng (7 điểm) Câu 1. Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là gì? A. Vạn lí trường thành B. Tử cấm thành C. Ngọ môn D. Lũy Trường Dục Câu 2: Trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào? A. Địa chủ và nông dân B. Quý tộc và nông dân C. Chủ nô và nô lệ. D. Chủ nô và nông dân công xã. Câu 3: Quan điểm cơ bản của Nho giáo là đảm bảo tôn ti trật tự ổn định trong các quan hệ chủ yếu của xã hội. Đó là quan hệ nào? A. Vua-tôi, cha-con, bạn-bè. B. Vua-tôi, vợ-chồng, cha-con C. Vua-tôi, cha-con, thầy trò D. Vua-tôi, cha- con, chồng –vợ. Câu 4: Trong xã hội cổ đại phương Đông, lực lượng đông đảo nhất và giữ vai trò to lớn trong sản xuất là A. nông dân công xã B. nô lệ C. nông nô D. nông dân lĩnh canh Câu 5. Hãy sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian xuất hiện: 1. Cố cung Bắc Kinh; 2. Tượng người bằng đất nung; 3. Thơ Đường. A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2 C. 2, 3, 1 D. 2, 1, 3 Câu 6: Phát minh nào của Người tối cổ đã ghi dấu ấn lớn trong thời nguyên thủy A. giữ lửa trong tự nhiên B. giữ lửa và tạo ra lửa C. chế tạo công cụ bằng đá D. ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc Câu 7: Nguyên liệu nào sau đây được cư dân Ai Cập cổ đại dùng để viết chữ? A. Giấy Pa-pi-rút B. Đất sét C. Mai rùa D. Vỏ cây Câu 8 : Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân phương Đông cổ đại là A. kiến trúc B. lịch pháp C. chữ viết D. toán học Câu 9: Phương thức kiếm sống chủ yếu của người tối cổ là A. trồng trọt và chăn nuôi B. săn bắn và hái lượm C. săn bắt và hái lượm D. sử dụng công cụ đá Câu 10 : Hệ thống chữ cái A, B, C,… là thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân cổ đại A. Ai Cập, Lưỡng Hà. B. Ấn Độ, Lưỡng Hà. C. Hi Lạp, Rô-ma. D. Trung Quốc, Ai Cập. Câu 11: Chế độ phong kiến Trung Quốc chính thức được xác lập dưới triều đại A.Tần B.Hán C. Tùy D. Tống Câu 12: Ý nào không đúng khi nói về nền dân chủ cổ đại phương Tây? A. Đại hội công dân bầu ra các cơ quan nhà nước. B. Người ta không chấp nhận có vua. C. Hội đồng 500 người có vai trò như “quốc hội”. D. Mọi người có quyền tham gia Đại hội công dân. Câu 13: Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc của cư dân cổ đại A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Hi Lạp. D. Rô-ma. Câu 14: Sắp xếp các triều đại phong kiến Trung Quốc theo trình tự thời gian xuất hiện 1.Đường, 2.Minh, 3.Hán, 4.Thanh A.1,2,3,4 B. 3,1,2,4 C.4,2,1,3 D.2,1,4,3 Câu 15: “Trai thời trung hiếu làm đầu. Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”. Quan điểm trên của người Việt Nam ảnh hưởng từ văn hóa A. các nước Đông Nam Á. B. Phương Tây. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc. Câu 16: Theo Ăng-ghen yếu tố nào đã sáng tạo ra bản thân con người
- A. Ngôn ngữ B. Thần thánh C. Tự nhiên D. Lao động Câu 17: Thành tựu nào dưới đây không thuộc 4 phát minh quan trọng của người Trung Quốc? A. La bàn. B. Máy hơi nước.. C. Thuốc súng. D. Giấy. Câu 18: Chế độ quân điền được thực hiện dưới triều đại nào của Trung Quốc ? A. Tần B. Đường C. Thanh Minh Câu 19: Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là A. dân chủ dành cho tăng lữ. B. dân chủ dành cho chủ nô . C. dân chủ đối với mọi người. D. dân chủ dành cho quý tộc. Câu 20: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào? A. Địa chủ với nông dân lĩnh canh. B. Quý tộc với nô lệ. C. Quý tộc với nông dân công xã. D. Địa chủ với nông dân tự canh. Câu 21: “Một năm có 365 ngày và ¼ ngày” là cách tính lịch của cư dân cổ đại A. Ai Cập. B. Trung Quốc. C. Địa Trung Hải. D. Ấn Độ. II. Tự luận: (3 điểm) Câu 1: Vì sao văn hóa phương Tây cổ đại phát triển rực rỡ hơn văn hóa phương Đông cổ đại. (2 điểm) Câu 2: Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với Việt Nam thời phong kiến được biểu hiện như thế nào ? (1 điểm) .................................HẾT...............................
- SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ MÔN : LỊCH SỬ 10 I. TRẮC NGHIỆM: Mã đề 101: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Câu A C C C A B C B A C C A D C B C D C C C C Đ/A Mã đề 102: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Câu A C D A C B A C C C A D C B D D B D B A C Đ/A II. TỰ LUẬN: Mã đề 101 Câu 1.Điểm khác nhau giữa phương Đông cổ đại và phương Tây cổ đại (2 điểm) Khu vực Phương Đông cổ đại Phương Tây cổ đại Điều kiện tự nhiên Nằm ven lưu vực các con Nằm ven biển Địa Trung sông lớn, đất đai mềm Hải, đất canh tác ít và khô xốp thuận lợi cho phát cứng... (0,5điểm) triển nông nghiệp (0,5điểm) Kinh tế Nghề nông là gốc Thủ công nghiệp và thương (0,25điểm) nghiệp là ngành kinh tế chính(0,25điểm) Chính trị Chế độ chuyên chế cổ đại Chế độ dân chủ (0,25điểm) (0,25điểm) Câu 2: Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với Việt Nam thời phong kiến (1 điểm) Văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng đến nước ta từ sớm và được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực - Các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp thu Nho giáo, biến Nho giáo trở thành công cụ thống trị của chế độ phong kiến (0,25điểm) - Các yếu tố đạo đức của Nho giáo cũng góp phần xây dựng các chuẩn mực đạo đức của xã hội phong kiến ở nước ta... (0,25điểm) - Chữ Hán và các thể loại văn học như thơ Đường , tiểu thuyết... cũng được nhân dân ta tiếp thu... (0,25điểm) - Một số thành tựu về khoa học- kĩ thuật cũng được nhân dân ta vận dụng ... (0,25điểm)
- Mã đề 102 Câu 1: Văn hóa phương Tây cổ đại phát triển rực rỡ hơn văn hóa phương Đông cổ đại vì: - Văn hóa phương Tây tiếp thu những thành tựu văn hóa phương Đông, từ đó phát triển lên trình độ cao hơn…(0,75điểm) -Ở phương Tây cổ đại, chế độ dân chủ mở đường cho sự phát triển các tài năng…thúc đẩy văn hóa phát triển…(0,75điểm) -Nếu như ở phương Đông,chế độ chuyên chế đi liền với nó là thế giới quan thần bí đã kiềm hãm đáng kể khả năng sáng tạo của con người, thì trái lại ở Hy Lạp- Rô Ma chế độ dân chủ mở đường cho văn hóa phát triển…(0,5điểm) Câu 2: Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với Việt Nam thời phong kiến (1 điểm) Văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng đến nước ta từ sớm và được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực - Các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp thu Nho giáo, biến Nho giáo trở thành công cụ thống trị của chế độ phong kiến (0,25điểm) - Các yếu tố đạo đức của Nho giáo cũng góp phần xây dựng các chuẩn mực đạo đức của xã hội phong kiến ở nước ta... (0,25điểm) - Chữ Hán và các thể loại văn học như thơ Đường , tiểu thuyết... cũng được nhân dân ta tiếp thu... (0,25điểm) - Một số thành tựu về khoa học- kĩ thuật cũng được nhân dân ta vận dụng ... (0,25điểm) . ..................................................HẾT..................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
41 p | 44 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 28 | 6
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
58 p | 47 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 43 | 5
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án
81 p | 41 | 4
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án
35 p | 53 | 4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
56 p | 40 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
82 p | 13 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
34 p | 23 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
38 p | 27 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án
40 p | 33 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn