Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
lượt xem 3
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo “Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)” làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
- BỘ 8 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2021-2022 (CÓ ĐÁP ÁN)
- 1. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Dĩ An 2. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Hồ Nghinh 3. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ 4. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Marie Curie 5. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự 6. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Núi Thành 7. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng 8. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
- TRƯỜNG THPT DĨ AN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 -2022 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11 Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 01 trang) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại. Mảnh tình san sẻ tí con con! (Tự tình II – Hồ Xuân Hương – SGK Ngữ văn 11,Tr18, tập1 – NXB giáo dục Việt Nam) Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ trên. Từ đó, nhận xét khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc trong thơ của Hồ Xuân Hương. - HẾT-
- HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 11 ĐỢT 1 - HKI TẬP LÀM VĂN Điểm 1.Yêu cầu chung: Học sinh biết cách làm bài NLVH 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,5 + Có đủ các phần : mở bài, thân bài, kết bài + Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định được vấn đề nghị luận. 1.0 c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm: 7.0 Mở bài – Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. + Tác giả: Hồ Xuân Hương: Nữ sĩ được mệnh danh: “Bà chúa thơ Nôm” với rất nhiều những bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp và niềm cảm thông, thương xót cho số phận những người phụ nữ. + Tác phẩm Tự tình II: Đây là một trong số 3 bài thơ trong chùm thơ Tự tình thể hiện nỗi niềm buồn tủi trước cảnh ngộ lỡ làng. Bài thơ là tiếng nói của nữ sĩ về bi kịch duyên phận của chính mình và những người phụ nữ đồng cảnh ngộ Thân bài (Gợi ý) Nội dung: cần diễn đạt được những ý chính sau: Giới thiệu khái quát bài thơ: Cảm nhận bài thơ: Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường • Câu 1: Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh: - Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn – nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã 5 ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an - Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh ⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng ⇒ Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn • Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh: - Từ “trơ” được nhấn mạnh: nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái 1
- - Cái hồng nhan: Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng ⇒ Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” >< “với nước non” ⇒ Bi kịch người phụ nữ trong xã hội. Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi • Câu 3: gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa - Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu - Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời ⇒ Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận • Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn ê chề - Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch: Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người - Nghệ thuật đối → tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở ⇒ Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương - Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính: + Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu + Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây” + Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh + Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt ⇒ sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng ⇒ Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi • Câu 7: - Ngán: chán ngán, ngán ngẩm 2
- - Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân ⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán • Câu 8:- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn - Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ - Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn ⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con ⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ Nghệ thuật: - Sử dụng hình ảnh: giàu giá trị tạo hình, biểu cảm và đa nghĩa. - Thành công trong thủ pháp: Đảo ngữ, tăng tiến - Hệ thống từ ngữ giàu sức gợi, sử dụng các động từ mạnh khéo léo. Nhận xét: - sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô 2 cùng: Đảo ngữ, động từ mạnh - Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người: hình ảnh thiên nhiên. - Trong thơ Hồ Xuân Hương luôn thể hiện một cá tính, một sức sống vô cùng mạnh mẽ, kiên cường ngay cả trong tình huống bi thương nhất. Trong lúc bẽ bàng, cay đắng, eo le nhất vẫn luôn không ngừng vận động từ tứ thơ đến hình ảnh, luôn không ngừng phản kháng trước hiện thực trớ trêu, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ. Kết bài: đánh giá chung về đoạn thơ d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu 1.0 sắc về vấn đề cần nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, 0.5 chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. Lưu ý chung: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.. 3
- 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng . 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. 4
- TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 11 TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: …Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn. (Trích Tuổi trẻ.vn – Xây dựng bản lĩnh cá nhân) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Chỉ ra thao tác lập luận chính trong đoạn trích. Câu 2: Theo tác giả, những cách thức nào giúp bạn xây dựng được bản lĩnh sống? Câu 3. Em hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả:“Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích của cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh”? Câu 4: Em rút ra bài học gì trong việc rèn luyện bản thân? II. Làm văn (7.0 điểm) Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (Trích Thương vợ, Trần Tế Xương Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr 30) Anh/ chị hãy cảm nhận bài thơ trên. ---Hết---
- HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm Đọc hiểu 3,0 1 Thao tác lập luận chính: phân tích 0.5 2 Theo tác giả, cách thức xây dựng bản lĩnh sống là: Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường 0.5 để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô I cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. - Người có bản lĩnh sẽ thực hiện được mục đích, ước mơ, 3 hoài bão và tự chủ được cuộc sống của mình; 1.0 - Đồng thời góp phần bảo vệ và giúp đỡ những người xung quanh, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người thân, gia đình và xã hội. Những bài học rút ra phải lành mạnh, không vi phạm pháp luật. HS có thể rút ra một số bài học khi sử dụng ngôn ngữ 4 trong giao tiếp như: 1,0 - Có ý thức rèn luyện bản lĩnh; - Xác định được cách thức để rèn luyện bản lĩnh; - Thể hiện bản lĩnh cần phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện... * Chấm điểm tối đa khi HS nêu được từ hai bài học. Làm văn 7.0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0,5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận được hình ảnh 0,5 bà Tú và tình cảm thương yêu, quý trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ. c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 4.5 Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương, tác phẩm Thương vợ. 0.5 * Cảm nhận nỗi vất vả, gian truân của bà Tú: II - Hoàn cảnh làm ăn, buôn bán của bà Tú; 3.0 - Hình ảnh bà Tú tảo tần, vật lộn với công cuộc buôn bán ngược xuôi; - Đức tính cao đẹp của bà Tú:đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con, giàu đức hi sinh; - Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ: yêu thương, quý trọng, tri ân vợ; con người có nhân cách qua lời tự trách. - * Đánh giá: 1.0 - Bài thơ thể hiện hình ảnh bà Tú tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với tất cả nỗi gian truân nhưng có
- những đức tính cao cả; tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của ông Tú. - Tài năng của Trần Tế Xương trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống. - d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; cảm nhận sâu sắc về 1.0 giá trị của đoạn thơ. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,5 ngữ nghĩa tiếng Việt.
- MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 11 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIÊM TRA. 1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn 11 nửa đầu học kỳ I. 2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách rõ ràng, đúng quy cách. 3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, có ý thức sống lành mạnh, có tâm hồn phong phú. 4. Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút 2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp độ Cộng Lĩnh vực thấp cao - Phương thức biểu - Hiểu được nội dung - Trình bày I. Đọc- hiểu đạt. chính của đoạn trích/ quan điểm, -Ngữ liệu: - Thao tác lập luận văn bản. suy nghĩ của Đoạn trích văn bản khoảng từ 150 - Phong cách ngôn - Giải thích được từ bản thân từ đến 300 chữ. ngữ ngữ, hình ảnh trong - Nội dung: Phù hợp với các chuẩn - Từ ngữ, hình ảnh, đoạn trích/văn bản. vấn đề đặt ra mực đạo đức, quy phạm pháp luật. câu văn, chi tiết có - Giá trị biểu đạt của trong đoạn trong đoạn trích/ văn biện pháp tu từ trong trích /văn bản. đoạn trích/văn bản. bản. Số câu: 2 1 1 4 Số điểm: 1.0 1.0 1.0 3.0 Tỉ lệ %: 10 % 10 % 10 % 30 % II. Làm văn: Nghị luận văn học Viết bài - Nội dung: văn + Nghị luận về một đoạn trích/ văn nghị bản thơ/ văn tế hoặc một khía cạnh luận văn của đoạn trích/ văn bản thơ/ văn tế học - Ngữ liệu: Một trong các văn bản hoàn sau: chỉnh. - Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) - Tự Tình ( Hồ Xuân Hương) - Thương vợ (Trần Tế Xương) - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) Số câu: 1 1 Số điểm: 7.0 7.0 Tỉ lệ %: 70 % 70 % Tổng số câu: 2 1 1 1 5 Tổng số điểm: 1.0 1.0 1.0 7.0 10.0 Tỉ lệ %: 10 % 10 % 10 % 70 % 100 %
- TRƯỜNG THPT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 HUỲNH NGỌC HUỆ Môn: NGỮ VĂN - LỚP 11 BẢN ĐẶC TẢ MA TRẬN Cấp độ Vận dụng Nhận Thông Cộn Cấp độ Cấp độ biết hiểu g Lĩnh vực thấp cao - Nhận Hiểu Bằng kiến I. Đọc- hiểu biết được thức, sự hiểu -Ngữ liệu: phương nội biết, trình bày Đoạn trích văn bản khoảng từ 150 thức biểu dung suy nghĩ của đến 300 chữ. đạt chính chính bản thân về - Nội dung: Phù hợp với các chuẩn của văn trong thông điệp ý mực đạo đức, quy phạm pháp luật. bản. văn bản nghĩa nhất mà - Nhận tác giả muốn biết chi người đọc rút tiết trong ra sau khi đọc văn bản. văn bản trên. Số câu: 2 1 1 4 Số điểm: 1.0 1.0 1.0 3.0 Tỉ lệ %: 10 % 10 % 10 % 30 % II. Làm văn: Nghị luận văn học Vận dụng - Nội dung: kiến thức, kĩ + Nghị luận về một đoạn trích/ văn năng nghị bản thơ/ văn tế hoặc một khía cạnh luận văn của đoạn trích/ văn bản thơ/ văn tế học để viết - Ngữ liệu: Một trong các văn bản bài văn nghị sau: luận văn - Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) học hoàn - Tự Tình ( Hồ Xuân Hương) chỉnh - Thương vợ (Trần Tế Xương) - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) Số câu: 1 1 Số điểm: 7.0 7.0 Tỉ lệ %: 70 % 70 % 5 Tổng số câu: 2 1 1 1 10.0 Tổng số điểm: 1.0 1.0 1.0 7.0 100 Tỉ lệ %: 10 % 10 % 10 % 70 % %
- TRƯỜNG THPT KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I HUỲNH NGỌC HUỆ NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 11 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Trong lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói: - Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ… Người thầy giáo trả lời: - Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng. (Hạt giống tâm hồn và Ý nghĩa cuộc sống, tập 5, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0.5điểm) Câu 2. Theo ý kiến của người thầy, những phương tiện hiện đại có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta? (0.5 điểm) Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản.(1.0 điểm) Câu 4. Từ câu chuyện trên anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo xèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ, âu đành phận, Năm nắng mười mưa, dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững, cũng như không! ( Thương vợ – Trần Tế Xương, Ngữ văn 11, tập 1, Trang 30 ,NXB GD Việt Nam) Cảm nhận về nỗi lòng của ông Tú qua bài thơ trên.
- HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM Đọc hiểu 3.0 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 Câu 2 Theo ý kiến của người thầy : Những phương tiện hiện đại giúp chúng 0,5 ta nhưng không làm thay đổi chúng ta Nội dung chính : Câu chuyện đã nêu lên một bài học, cũng là đạo lý 1.0 Câu 3 sống của mỗi con người: phải biết ơn, trân trọng những người đi trước Bài học rút ra cho bản thân: Câu 4 - Cần có thái độ đúng mực với những người lớn tuổi, đặc biệt là người đã và đang dạy dỗ ta.(tôn sư trọng đạo) - Phải biết ơn và trân trọng quá khứ, công lao của cha ông. Bởi mọi 1,0 thành quả hôm nay ta được hưởng thụ đều do ông cha ta vất vả tạo thành.(uống nước nhớ nguồn) - Phải biết gìn giữ và phát huy những giá trị, những thành quả đó để đáp ứng yêu cầu của thời đại, để có cuộc sống tốt đẹp hơn và là tiền đề tốt cho con cháu mai sau. ( HS trả lời được 2 ý trở lên được 1.0 điểm ) Làm văn Cảm nhận về nỗi lòng của ông Tú qua bài Thương vợ 7.0 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề 0.5 nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về nỗi lòng của 0.5 ông Tú qua bài Thương vợ. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng 5.0 tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: * Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương, bài thơ Thương vợ và
- nhân vật trữ tình của bài thơ. (0.5 điểm) * Cảm nhận về nỗi lòng của ông Tú qua việc khắc họa hình ảnh bà Tú trong bài thơ.(3 điểm) a. Ông Tú là người có tấm lòng thương vợ sâu sắc(1.5điểm) * Ông Tú cảm thương cho sự vất vả, lam lũ của bà Tú: Ông thương bà Tú vì phải mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”: - Ông Tú thương vợ trong cảnh buôn bán vất vả, ngược xuôi, không ổn định, bà không những chỉ nuôi con mà phải nuôi chồng - Ông thương vợ khi phải lặn lội, bươn chải khi làm việc. Đó là tấm lòng thương xót da diết của ông Tú trước thực cảnh mưu sinh của bà Tú. * Ông phát hiện và trân trọng, ngợi ca những đức tính tốt đẹp của vợ - Ông cảm phục bởi tuy vất vả nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con. - Ông Tú trân trọng sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang của vợ. Trần Tế Xương đã trân trọng đề cao phẩm chất cao đẹp củavợ mình: người phụ nữ chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con. b. Ông Tú ý thức được bản thân mình là người vô dụng(1.5điểm) * Người đàn ông trong xã hội phong kiến đáng lẽ ra phải có sự nghiệp hiển hách để lo cho vợ con, nhưng ở đây, ông Tú ý thức được bản thân là gánh nặng của vợ - “Nuôi đủ năm con với một chồng” : Tú Xương ý thức được hoàn cảnh của mình, nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và cả nuôi chồng, ông coi mình là “một đứa con đặc biệt” - “Một duyên hai nợ”: Tú Xương cũng tự ý thức được mình là món “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu. - Từ tấm lòng thương vợ, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc : ông Tú mượn lời bà Tú chửi thói đời đen bạc, cũng là nỗi
- đau đời của tầng lớp trí thức đương thời Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã mượn tiếng chửi của vợ để chửi cho thói đời * Nghệ thuật: (1đ) - Khắc họa thành công hình tượng nhân vật trực tiếp (bà Tú) và gián tiếp (ông Tú) - Nghệ thuật đối, đảo ngữ, dùng từ láy - Ngôn ngữ gần gũi với đời sống; sử dụng sáng tạo thành ngữ *Đánh giá chung: (0.5 điểm ) Đoạn thơ đã thể hiện nỗi lòng của tác giả : Ông Tú là người có tấm lòng thương vợ sâu sắc, từ đó ông đã ý thức được bản thân mình là gánh nặng của gia đình, gánh nặng của vợ... 4.Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm 0,5 nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận. 5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,5 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
41 p | 44 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 28 | 6
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
58 p | 47 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 43 | 5
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án
81 p | 41 | 4
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án
35 p | 53 | 4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
56 p | 40 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
82 p | 13 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 11 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
34 p | 23 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án
40 p | 33 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn