Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
lượt xem 3
download
Tham khảo “Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)” dành cho các bạn học sinh lớp 10 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống lại kiến thức học tập nhằm chuẩn bị cho kì thi sắp tới, cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề kiểm tra cho quý thầy cô. Hi vọng với đề thi này làm tài liệu ôn tập sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
- BỘ 8 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 NĂM 2021-2022 (CÓ ĐÁP ÁN)
- 1. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Dĩ An 2. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Hồ Nghinh 3. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ 4. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến 5. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Marie Curie 6. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự 7. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng 8. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
- SỞ GD- ĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI TRƯỜNG THPT DĨ AN NĂM HỌC: 2021 -2022 TỔ NGỮ VĂN MÔN : NGỮ VĂN – KHỐI 10 Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 01trang) ĐỀ BÀI: Em hãy hóa thân thành cô Tấm (Trong truyện Tấm Cám) để kể lại những câu chuyện về cuộc đời của mình từ đầu truyện cho tới khi trở thành hoàng hậu. Từ đó rút ra một bài học có ý nghĩa nhân văn nhất đối với anh/chị được gợi ra từ câu chuyện cuộc đời Tấm. - HẾT-
- 1 HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 10 ĐỢT 1 - HKI TẬP LÀM VĂN 10,0 1. Yêu cầu chung: Học sinh biết cách làm bài NLVH: Dạng bài Văn tự sự 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,5 + Có đủ các phần : mở bài, thân bài, kết bài + Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định được vấn đề nghị luận. 1,0 c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm: 7,0 Mở bài: – Giới thiệu : tác phẩm Tấm Cám. – Giới thiệu ngôi kể: ngôi thứ nhất “tôi” – Trích dẫn yêu cầu đề. Thân bài: - Kể với ngôi thứ nhất “tôi”. - Cô Tấm tự kể ngắn gọn về lai lịch của đời mình. - Đảm bảo các sự việc, chi tiết chính: về cuộc đời của mình từ đầu truyện cho tới khi trở thành hoàng hậu. Từ đó rút ra một bài học có ý nghĩa nhân văn nhất đối với anh/chị được gợi ra từ câu chuyện cuộc đời Tấm. Rút ra bài học: gợi ý : ở hiền gặp lạnh, .. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cuộc đời mình. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn đề cần 1,0 nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của 0,5 câu, ngữ nghĩa của từ. Lưu ý chung: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng . 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả
- SỞ GD ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH Môn: Ngữ văn – Khối 10 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau: Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. (Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của cây tre. Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: “ Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành. Câu 4. Hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất cao đẹp nào của con người Việt Nam? II. Làm văn(7,0 điểm). Anh/chị hãy hóa thân vào nhân vật Tấm kể lại câu chuyện cuộc đời mình từ khi Tấm vào cung cho đến kết thúc truyện. . ----------------------HẾT---------------------
- SỞ GD ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Lớp: 10 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề (Bản hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Bản Hướng dẫn chấm chỉ định hướng các yêu cầu cơ bản cần đạt của đề, giám khảo cần nắm vững đáp án, biểu điểm để đánh giá hợp lí các mức độ năng lực của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn, nhất là những câu dạng đề mở, giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm. - Tổng điểm toàn bài là 10.0. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Điểm Nội dung 1 Thể thơ: Lục bát 0,5 2 - Từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của cây tre: 0,5 Siêng, cần cù, vươn mình trong gió, kham khổ vẫn hát ru, không đứng khuất mình bóng râm, thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu. (HS ghi từ 03 ý trở lên : 0,5 đ) - Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong thơ trên: HS nêu được 0,5 I. biện pháp: Nhân hóa hay Ẩn dụ ĐỌC HIỂU 3 - Hiệu quả nghệ thuật: (3,0 + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. điểm) 0,5 + Qua hình ảnh cây tre, nhấn mạnh những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất cao đẹp của con người Việt 1.0 Nam: - Cần cù chân chất. 4 - Lạc quan, yêu đời - Bất khuất, kiên cường. - Đoàn kết
- * Học sinh có thể chọn trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần phải nêu và trình bày được các ý cơ bản sau: * Yêu cầu về kỹ năng: - Biết vận dụng kỹ năng viết văn tự sự, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tụ sự. - Đảm bảo văn bản tự tự hoàn chỉnh có kết cấu chặt chẽ, bố cục ba phần. - Ngôn ngữ chọn lọc, trong sáng; diễn đạt lưu loát, các ý rõ ràng. * Yêu cầu về kiến thức - Đề bài yêu cầu nhập vai nhân vật kể lại cuộc đời mình nên bài viết cần bám sát các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong truyện Tấm Cám. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,5 b. Xác định đúng chủ đề câu chuyện cần hướng tới: Tấm vào cung đến kết thúc truyện. 0,5 II. c. Các sự việc chính: Hóa thân vào nhân vật Tấm kể lại câu chuyện cuộc 5.0 LÀM đời mình từ khi vào cung đến kết thúc truyện. VĂN - Người kể xưng tôi kể chuyện (7,0 Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện, giới thiệu nhân vật kể chuyện điểm) Thân bài: Các sự việc chính: - Tấm bị mẹ con Cám hại khi về giỗ bố. - Tấm hóa thành chim vàng anh bay về cung, báo hiệu sự hiện diện của mình, mẹ con Cám giết chim vàng anh. - Tấm hóa thân thành cây xoan đào che mát cho vua, mẹ con Cám chặt cây xoan đào làm khung cửi. - Tấm hóa vào khung cửi, cảnh cáo Cám, mẹ con Cám đốt khung cửi - Tấm hóa thành quả thị, được bà lão yêu thích mang về nhà và trở thành người sống chung nhà cùng bà lão. - Tấm được gặp lại vua, được đón về cung. - Tấm trừng trị mẹ con Cám. Kết bài: Bài học từ câu chuyện cuộc đời của Tấm: Mạnh mẽ, kiên trì, quyết liệt.(0,5) d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0,5 đề. Có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 ………….HẾT……………
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TỔ VĂN MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 NĂM HỌC 2021-2022 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Sử dụng ma trận kiểm tra chung toàn trường II. THIẾT LẬP MA TRẬN NỘI DUNG Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc - Ngữ liệu: - Phương - Nêu nội Ý kiến của hiểu Đoạn văn/ văn thức biểu dung đoạn/ bản thân về bản (thơ/ văn đạt văn bản một vấn đề xuôi), độ dài - Biện - Tác dụng trong đoạn/ khoảng 150-200 chữ. Nội dung pháp tu từ của biện văn bản phù hợp với các - Chi tiết pháp tu từ chuẩn mực đạo trong đoạn - Xác định đức và quy văn bản một thông phạm pháp luật tin, nội dung trong trong văn bản Tổng Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1 1 1 3 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% II. Làm - Ngữ liệu Viết bài văn Yêu cầu viết bài văn tự sự văn tự sự Tổng Số câu 1 1 Số điểm 7 7 Tỉ lệ 70% 70% Tổng cộng Số câu 2 1 1 1 5 Số điểm 1 1 1 7 10 Tỉ lệ 10% 10% 10% 70% 100%
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC: 2021-2022 TỔ: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10 Thời gian: 90 phút (ĐỀ CHÍNH THỨC) PHẦN I/ ĐỌC- HIỂU: (3 điểm ) HS đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Quảng nam có lụa Phú Bông Có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn Quảng Nam là đất quê mình Núi, đồng, sông, biển rành rành từ đâu. Bắc Thừa Thiên giáp Hải Vân Nam thì Quảng Ngãi giáp gần núi Phong Tây thì giáp đến sông Buông, Rừng cao rừng thấp mấy từng mây xanh Đông thì biển rộng thênh thang Đất đai trăm dặm rành rành như ghi. (Trích tạp chí quê hương ) Câu 1/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2/ Kể tên hai đặc sản của quê hương Quảng Nam đã được nhắc đến trong bài ca dao trên. (0,5 điểm) Câu 3/ Nêu ngắn gọn nội dung được khẳng định trong hai câu sau: (1 điểm) - Núi, đồng, sông, biển rành rành từ đâu - Đất đai trăm dặm rành rành như ghi Câu 4 Theo anh (chị) qua văn bản trên, nhân dân ta muốn nhắn nhủ điều gì ? (1,0 điểm) (HS có thể gạch ý hoặc chỉ trả lời ngắn gọn không quá 4 dòng) PHẦN II/ LÀM VĂN: (7điểm) Anh/ chị hóa thân thành cô Tấm để kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình từ khi bước ra từ quả thị trở lại cuộc sống làm người . (7,0 điểm) --------------------------------------------------------------
- ĐÁP ÁN : Phần/ Điểm Gợi ý đáp án Câu tối đa *Yêu cầu về kĩ năng: Phần I - Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản. 3.0 Đọc- - Diễn đạt rõ ý, chính xác, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. hiểu *Yêu cầu kiến thức như sau: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 Câu 1 Tên hai đặc sản của quê hương Quảng Nam: lụa Phú Bông, khoai Trà Đoả 0,5 Câu 2 *Mỗi đặc sản đúng cho 0,25 1,0 Câu 3 Nội dung: khẳng định ý thức chủ quyền của quê hương Tác giả nhắn nhủ: Quê hương là nơi gắn bó máu thịt, nuôi ta khôn lớn nên người.Cho nên mỗi con người cần biết yêu quý quê hương, tự hào về quê hương, luôn khẳng định ý thức chủ quyền Câu 4 của quê hương mình 1,0 Phần II Anh/ chị hóa thân thành cô Tấm để kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình từ khi bước ra từ 7,0 Làm quả thị trở lại cuộc sống làm người . (7,0 điểm) Văn a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Biết viết bài văn tự sự có sáng tạo, nắm vững kiến thức về truyện cổ tích Tấm Cám. Ngôi kể thứ nhất, bố cục rõ ràng chặt chẽ. 2,0 - Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, biết miêu tả và biểu cảm khi tự sự. - Văn viết trôi chảy, có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp thông thường. - Trân trọng những bài viết sáng tạo, phong phú. b/ Yêu cầu về kiến thức: - HS có thể viết sáng tạo theo những cách khác nhau miễn sao hiểu và kể đúng những sự việc, chi tiết tiêu biểu và tính cách của Tấm theo yêu cầu đề bài. - Yêu cầu: 5,0 + Kể với ngôi thứ nhất “ tôi”. + Nắm vững sự phát triển tính cách của cô Tấm trong giai đoạn này: mạnh mẽ, quyết liệt nhưng vẫn hiền thảo, đẹp người đẹp nết. Sau đây là định hướng dàn ý: * MB: Cô Tấm tự kể ngắn gọn về lai lịch của đời mình. 0,5 * TB: - Từ quả thị bước ra: Cô Tấm xinh đẹp hơn xưa, siêng năng chăm chỉ làm hết mọi công việc nhà để giúp bà lão. (1,0 đ) - Từ lúc bà lão xé quả thị: Cô Tấm trở về cuộc sống làm người, sống hanh phúc bên bà lão bán 4,0 hàng nước. (1,0 đ) - Nhờ tài khéo léo têm miếng trầu cánh phượng nên Tấm đã gặp lại vua, được chồng rước về cung trở lại làm hoàng hậu và trả thù mẹ con Cám. (2,0 đ) *KB: Cô Tấm nêu cảm nghĩ của mình khi từ quả thị trở về cuộc sống đời thường của con người. 0,5
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: Ngữ văn 10 TT Kĩ Mức độ nhận thức Tổng % năng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng điểm cao Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian hỏi 1 Đọc 15 5p 15 5p 10 10p 0 0p 06 20p 40 hiểu - Xác - Hiểu - Nhận định được xét bài được nội học rút phươn dungcủ ra từ g thức a văn câu biểu bản. chuyện đạt - Hiểu - Bài chính được học ý có nội nghĩa trong dung với văn của bản bản. câu. thân. - Xác định được chi tiết trong văn bản 2 Làm 25 10p 15 10p 10 20p 10 30p 01 70p 60 văn - Xác Hiểu Vận - Cảm định được dụng nhận, được giá trị chất phân kiểu tư liệu tích bài tưởng trong nhân nghị của văn vật. luận về văn bản tự - Thể một bản. sự dân hiện nhân gian đã quan vật văn học để điểm học. viết bài thái độ - Nhận văn của
- biết nghị mình được luận về nhân văn nhân vật lịch học. vật. sử - Rút trong ra bài tác học phẩm cho truyền bản thuyết thân. - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Tổng 40 15p 30 15p 20 30p 10 30p 07 90p 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ 70 30 100 chung
- SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ văn lớp 10 Đề kiểm tra có 01 trang Thời gian làm bài: 90 phút, khhông kể thời gian phát đề Họ và tên………………………………Lớp………. I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: Có một người, một hôm bỗng thấy túi tiền để trong nhà tự nhiên biến mất. Ông ta đến gặp quan tòa và nói: - Thưa quan tòa, đêm qua nhà tôi mất tiền. Trong nhà có nhiều người, tôi không biết ai trong số họ đã làm điều hèn hạ này. Mong ngài ra tay tìm hộ. Quan tòa nói: Sáng mai, khi mặt trời mọc, bảo tất cả những người sống trong nhà ông đến gặp ta, ta sẽ cho ông biết ai là tên trộm. Khi những người này tập trung đông đủ, quan tòa nói: Ta sẽ đưa cho mỗi người một chiếc đũa giống nhau. Ngày mai hãy trả lại cho ta. Nên nhớ rằng sau một đêm, chiếc đũa của người đã ăn cắp túi tiền sẽ dài thêm ra một đốt tay! Tên trộm nghe thế rất lo sợ. Hắn tìm cách đối phó lại với quan tòa. Hắn nghĩ, nghĩ mãi cuối cùng quyết định thế nay: “Ta sẽ cắt ngắn chiếc đũa của ta đúng một đốt tay. Sáng mai nó dài thêm một đốt tay là vừa đúng bằng đũa mọi người!” Sáng hôm sau tất cả tới gặp quan tòa. Đũa của ai cũng dài như nhau, chỉ chiếc đũa của tên trộm ngắn hơn một đốt tay. Đây chính là người đã lấy cắp túi tiền! - Quan tòa quát và ra lệnh giam hắn vào ngục. (Vị quan tòa thông minh, trích 109 Truyện cổ tích về trí thông minh - NXB Hồng Đức, 2017, trang 211,212) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Người mất tiền đã đến nhờ quan tòa điều gì? Câu 3. Trong câu chuyện, tác giả dân gian muốn tôn vinh ai? Câu 4. Theo anh chị câu nói: “Nên nhớ rằng sau một đêm, chiếc đũa của người đã ăn cắp túi tiền sẽ dài thêm ra một đốt tay!” của quan tòa có dụng ý gì? Câu 5. Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người? Câu 6. Bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. ......................Hết.......................... Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời nhiều phương thức biểu đạt trong đó có phương thức tự sự: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm. 2 Người mất tiền đã đến nhờ quan tòa tìm hộ tiền 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm 3 Trong câu chuyện tác giả dân gian muốn tôn vinh sự thông thái 0,5 của vị quan tòa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm 4 Câu nói: “Nên nhớ rằng sau một đêm, chiếc đũa của người đã 0,75 ăn cắp túi tiền sẽ dài thêm ra một đốt tay!” của quan tòa có dụng ý : ai là kẻ lấy trộm tiền sẽ lo lắng, sợ hãi tìm cách đối phó với việc mình đã làm để rồi bị lộ tẩy . Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh không trả lời được: không cho điểm 5 - Câu chuyện phê phán thói trộm cắp, thiếu trung thực của con 0,75 người trong cuộc sống. - Giáo dục con người cần tránh xa mọi thói hư tật xấu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75điểm - Học sinh trả lời 1 ý: 0,5 điểm 6 - Học sinh rút ra bài học ý nghĩa nhất đối với bản thân 1,0 - Trình bày thuyết phục. Gợi ý cần đạt: bài làm của học sinh cần thể hiện được một trong 2 ý sau: + Chăm chỉ trung thực... + Học tập quan tòa: cần bình tĩnh, xử lí khéo léo trước mọi tình huống trong cuộc sống ... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án, diễn đạt tốt: 1,0 điểm - Học sinh trả lời 1 ý, diễn đạt tốt: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời được: không cho điểm II LÀM VĂN Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật An Dương Vương 6,0 trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
- a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,5 Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nhân vật An Dương 0,5 Vương. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. - Không xác định được: 0 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 4,0 Học sinh sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - 0,5 Trọng Thuỷ, giới thiệu nhân vật An Dương Vương. Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tác phẩm: 0,25 điểm - Giới thiệu nhân vật,nêu vấn đề cần nghị luận : 0,25 điểm - Không trình bày được: 0 điểm *Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương: Học sinh có những 3,0 cảm nhận khác nhau nhưng yêu cầu đảm bảo những ý cơ bản sau: - Vua An Dương Vương là người có công dựng nước và giữ nước + An Dương Vương rời đô về Cổ loa. + Xây thành nhiều lần băng lở nhưng vẫn kiên trì nhẫn nại và được thần Kim Quy giúp đỡ. + An Dương Vương chế nỏ mong muốn có vũ khí để bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của kẻ thù. + Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh thắng quân xâm lược Triệu Đà để bảo vệ đất nước. => Vua An Dương Vương là người có tầm nhìn xa trông rộng, lo cho nước cho dân, có tinh thần cảnh giác cao độ. - Vua An Dương Vương để mất nước + An Dương Vương nhận lời cầu hòa của Triệu Đà + Nhận lời cầu hôn (Gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ - con trai của Triệu Đà) + Cho Trọng Thủy ở rể mà không đề phòng. + Triệu Đà đem quân xâm lược lần hai, An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ, cậy có nỏ thần nên không phòng bị, không cảnh giác dẫn đến mất nước. + An Dương Vương cùng Mị Châu lên ngựa bỏ chạy đến bờ biển, nhờ có Rùa Vàng An Dương Vương tỉnh ngộ, chém đầu Mị Châu và theo Rùa vàng xuống biển. => Vua An Dương Vương chủ quan khinh địch, lơ là mất cảnh giác, ngủ quên trên chiến thắng nên lâm vào cảnh nước mất, nhà tan.
- - Nghệ thuật: + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cốt lõi lịch sử và hư cấu nghệ thuật. + Xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị. Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm - Trình bày đầy đủ sâu sắc1/2 - 2/3 số ý nêu trên hoặc nêu tất cả ý nhưng hời hợt, chưa sâu: 1,25 điểm - 2,25 điểm. - Trình bày chung chung,hời hợt chưa rõ: 0,25 điểm - 1,0 điểm - Không trình bày được: 0 điểm * Đánh giá: 0,5 - Vua An Dương Vương là người vừa có công vừa có tội, là hình tượng lịch sử gắn liền với bài học dựng nước, giữ nước và mất nước. - Bài học sâu sắc về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được yêu cầu: 0,5 điểm. - Không trình bày được: 0 điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm I + II 10,00
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
41 p | 38 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 27 | 6
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
58 p | 47 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 42 | 5
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án
81 p | 36 | 4
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án
35 p | 53 | 4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
56 p | 39 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
82 p | 11 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 10 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
38 p | 25 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án
40 p | 32 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn