intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý luận phê bình - Hiện tại và tương lai

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chiều về trên sông Đồng Nai - Ảnh: LÂM CÓN (Trích tham luận tại Hội thảo LLPB nhiếp ảnh): Những nhà lý luận phê bình của ngành nhiếp ảnh Việt Nam thực sự không nhiều. Chúng ta có thể nhìn thấy tên tuổi của họ trên Tạp chí Nhiếp ảnh của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, trên Tạp chí Ánh sáng đẹp, trên một số tờ báo thường ngày và gần đây là trên Tạp chí Thế giới Ảnh. Hầu hết họ là những nhà nhiếp ảnh, những người có kinh nghiệm trong sáng tác, có kiến thức về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý luận phê bình - Hiện tại và tương lai

  1. Lý luận phê bình - Hiện tại và tương lai Chiều về trên sông Đồng Nai - Ảnh: LÂM CÓN (Trích tham luận tại Hội thảo LLPB nhiếp ảnh): Những nhà lý luận phê bình của ngành nhiếp ảnh Việt Nam thực sự không nhiều. Chúng ta có thể nhìn thấy tên tuổi của họ trên Tạp chí Nhiếp ảnh của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, trên Tạp chí Ánh sáng đẹp, trên một số tờ báo thường ngày và gần đây là trên Tạp chí Thế giới Ảnh. Hầu hết họ là những nhà nhiếp ảnh, những người có kinh nghiệm trong sáng tác, có kiến thức về mỹ thuật, về triết học, chính trị kinh tế học... Theo một cảm nghĩ chủ quan, tôi xin tạm chia các “nhà” này thành 3 thế hệ:
  2. Thế hệ thứ nhất: từ 60 tuổi trở lên, thế hệ trưởng thành từ Cách mạng tháng Tám và một số nhà trí thức Việt Nam thời Pháp. Thế hệ thứ hai: từ 30 đến 60, thế hệ của hệ thống xã hội chủ nghĩa và một phần những người được đào tạo trong chế độ Sài Gòn cũ. Thế hệ thứ ba: từ 30 tuổi trở lại, lớn lên từ sau năm 1975. Trong số những nhà lý luận phê bình thế hệ thứ nhất cũng thỉnh thoảng có người có trình độ đại học, nhưng nhìn chung họ là những người theo cách mạng, được đào tạo qua những lớp học ảnh, chính trị ngắn ngày chứ không được đào tạo chính quy như các thế hệ đàn em. Họ chuyên viết những vấn đề hết sức chung chung, ít có những thông tin về lý luận đọng lại sâu trong lòng người đọc. Những bài viết của họ nặng những hoài niệm về quá khứ hình thành nền nhiếp ảnh cách mạng, về những thành quả và tư liệu lịch sử cách mạng bằng ảnh, về những ngày đấu tranh anh dũng của dân tộc trong sự nghiệp chống xâm lược. Và nếu có sự phê bình thì cũng thiên về sự phê bình cái hời hợt, cái nhạt nhòa, chung chung, chứ ít có những bài viết về lý luận khoa học. Những cây bút của thế hệ thứ hai thường là tác giả của những bài viết sâu hơn về nghiệp vụ, đánh giá, khen chê mạnh dạn hơn, có lý lẽ hơn, khó bắt bẻ hơn, có sức thuyết phục hơn, đỡ nhàm chán hơn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, những bài viết này hàm chứa lượng thông tin nhiều hơn. Điều đó cũng dễ hiểu, vì rằng họ được đào tạo cơ bản hơn, tư tưởng tự do hơn, không bị gò bó trong những khuôn mẫu cứng nhắc
  3. do hoàn cảnh thay đổi của xã hội. Họ được đào tạo trong các giảng đường đại học nước ngoài, chủ yếu ở các nước xã hội chủ nghĩa như CHDC Đức, Liên Xô, Trung Quốc... Và thế hệ thứ ba, một thế hệ chưa đủ thời gian để chứng minh cho sức trẻ của mình bằng những bài viết ngồn ngộn thông tin, những nhận xét sắc sảo, những so sánh khách quan, những phát hiện độc đáo. Thỉnh thoảng có một vài cây bút trẻ xuất hiện trên các ấn phẩm chuyên ngành hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Những bài viết của họ có vẻ mượt mà chất văn học hơn, câu từ hào nhoáng hơn, nhưng thực sự mà nói, chưa thấy một sự thay đổi về chất, một sự đánh giá táo bạo, một cái nhìn hoàn toàn tươi trẻ, tự tin ... Để có một bài phê bình lý luận sâu sắc, việc khen chê có tình có lý thật là khó. Cái khó trước hết là trình độ của người viết. Nếu không có kiến thức tổng hợp, những kiến thức về lịch sử, về khoa học, về lý luận của các học thuyết khác nhau, về quan điểm chính trị, về nhận thức đối với cuộc sống, về những thông tin nghề nghiệp trên thế giới... thì không thể trở thành nhà lý luận phê bình. Những hiểu biết, những kinh nghiệm về nghề nghiệp mới chỉ là cơ sở đầu tiên. Và sau cùng nhưng rất quan trọng là tấm lòng, sự dũng cảm, sự nhạy bén, sáng tạo của người viết. Trách nhiệm của những nhà lý luận phê bình là phải biết nhìn thấy cái sai, cái đúng, cái cũ, cái mới, biết chỉ ra cho người sáng tác, người thưởng thức đâu là sự sáng tạo, đâu là sự bắt chước nhằm hướng dẫn
  4. người xem nhận ra cái đẹp, cái hay của tác phẩm. Hiện nay, hầu hết hai thế hệ đầu tiên đều đã già trong cách nghĩ, mòn trong cách nhận định, dễ dãi trong cách đánh giá, e ngại trong cách phê bình. Điều đó cũng dễ hiểu. Vì rằng, ngay những người đã từng được đào tạo ở nước ngoài cũng chỉ nhận được những thông tin một chiều từ các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Đã có một thời chúng ta phủ nhận hoàn toàn những gì thuộc về các nước tư bản. Vì vậy chúng ta biết rất ít, biết không tường tận về các quan niệm nghệ thuật, về nền tảng lý luận của những nước này... Những kiến thức ngày xưa, những cơ sở lý luận ngày xưa được dùng đi dùng lại trong nhiều năm qua không có sự bổ sung thông tin mới, hoặc được bổ sung một cách tự phát, ít ỏi không theo một giáo trình khoa học nào. Điều đó dẫn đến hệ quả tất yếu là lý luận sáo mòn, lặp lại những điều đã viết. Việc đọc những tài liệu mới bằng tiếng nước ngoài không phải là một chuyện phổ biến vì nhiều lý do: không có tài liệu, không có thời gian, không có lòng kiên trì. Nguồn thông tin của chúng ta bằng tiếng Việt hầu như không có. Trong những năm gần đây, một số tác giả đã xuất bản một ít sách gọi là lý luận phê bình, thực ra đó là tuyển tập những bài viết về tất cả những vấn đề của ngành nhiếp ảnh, phần lớn thiên về sơ kết, nhận định về phong trào, về tổ chức các cuộc thi, cuộc liên hoan ảnh. Ở thế hệ thứ ba có một số người được đào tạo trong nước từ khoa nhiếp ảnh ở trình độ đại học, song nếu thế hệ này không tự mình tìm đọc những thông tin mới từ những nguồn quốc tế (từ Internet, từ các sách
  5. in của nước ngoài chẳng hạn), thì họ cũng không thể vươn cao hơn. Và con đường lý luận phê bình cũng luẩn quẩn trong một vòng tròn định trước. Một điều đáng nói nữa là không có ai chọn “lý luận phê bình” làm “nghề” thực sự của mình, biến nó thành một niềm say mê, một sự nghiệp cho cả cuộc đời. Người nào cũng làm công việc này như một công việc tay trái. Từ những thực tế đó, tôi xin có một số đề nghị: Hãy có kế hoạch đào tạo những người làm nghề lý luận phê bình chuyên nghiệp trong tương lai bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó chú trọng đến việc đào tạo ở nước ngoài. Hãy tạo điều kiện cho những nhà phê bình lý luận hiện nay được nâng cao nghề nghiệp, bổ sung thông tin mới bằng các lớp tập huấn. Hãy tạo ra nguồn thông tin bằng cách tổ chức dịch và phát hành các tác phẩm nước ngoài ra tiếng Việt. Để làm điều này, Nhà nước phải có sự hỗ trợ về kinh phí. Các tạp chí ảnh nên tăng trang nhiều hơn để giới thiệu những bài dịch về lý luận nhiếp ảnh của thế giới và của Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0