TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011<br />
LÝ THUYẾT ðẠO ðỨC VỀ SỰ QUAN TÂM - MỘT ðIỂN HÌNH<br />
CỦA CÁCH TIẾP CẬN NỮ QUYỀN TRONG ðẠO ðỨC HỌC<br />
Nguyễn Văn Hòa<br />
Trung tâm ðào tạo Từ xa, ðại học Huế<br />
Nguyễn Việt Phương<br />
Trường ðại học Khoa học, ðại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Vào nửa sau thế kỷ XX, ở phương Tây ñã hình thành một cách tiếp cận mới trong<br />
nghiên cứu ñạo ñức - cách tiếp cận nữ quyền. Khi nghiên cứu về các vấn ñề ñạo ñức, các nhà<br />
tư tưởng nữ quyền ñã ñề xuất một lý thuyết ñạo ñức mới dựa trên sự quan tâm với tư cách là<br />
loại hình ñối chọn với lý thuyết ñạo ñức về công lý mà theo họ là ñậm màu ñịnh kiến giới. Trong<br />
bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích nội dung của lý thuyết ñạo ñức về sự quan tâm ñể<br />
qua ñó thấy ñược nét ñặc sắc của cách tiếp cận nữ quyền trong ñạo ñức học.<br />
<br />
1. ðặt vấn ñề<br />
ðạo ñức học hay triết học ñạo ñức là lĩnh vực học thuật ñã có lịch sử hình thành<br />
phát triển khá lâu ñời ở phương Tây, song lại hiếm khi chú ý ñến tiếng nói về nữ giới.<br />
Nữ giới hầu như vắng mặt trong truyền thống ñạo ñức học phương Tây. Sự vắng mặt ấy<br />
cũng phần nào chứng minh một sự thật là các lý thuyết ñạo ñức của nam giới ñã thống<br />
trị trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nền văn minh phương Tây, cả về mặt<br />
phương pháp lẫn khái niệm. Sự thống trị ấy ñã gây nên những bất cập trong việc giải<br />
quyết các vấn ñề ñạo ñức. ðể giải quyết bất cập này, vào thập niên 60 thế kỷ XX, ở<br />
phương Tây ñã xuất hiện một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu các vấn ñề của ñạo<br />
ñức học - cách tiếp cận nữ quyền (feminist approach). Ngay từ khi ra ñời, cách tiếp cận<br />
này ñã giới thiệu một lý thuyết ñạo ñức về sự quan tâm (ethics of care) với tư cách là<br />
một ñiển hình của lý thuyết ñạo ñức mới ñối chọn với lý thuyết ñạo ñức về công lý mà<br />
nam giới ñã xây dựng nên.<br />
2. Nội dung<br />
Lý thuyết ñạo ñức về sự quan tâm ngay từ khi mới ra ñời ñã gây ra một tiếng<br />
vang trong giới học thuật lúc bấy giờ. Người ñầu tiên ñề xướng lý thuyết ñạo ñức về sự<br />
quan tâm là nhà tâm lý học, nhà triết học ñạo ñức Mỹ Carol Gilligan với tác phẩm nổi<br />
tiếng Từ một tiếng nói khác (In a different voice). Sau ñó, lý thuyết ñạo ñức về sự quan<br />
tâm ñã ñược các nhà triết học nữ quyền bàn luận, phát triển và ứng dụng rộng rãi trong<br />
nhiều lĩnh vực của ñời sống xã hội như bảo vệ sức khỏe cộng ñồng, giáo dục, chính trị,<br />
75<br />
<br />
pháp luật và quan hệ quốc tế... Sự phát triển về mặt triết học của lý thuyết ñạo ñức về sự<br />
quan tâm tập trung làm rõ khả năng ñem lại một loại ñạo ñức ñối chọn với các lý thuyết<br />
ñạo ñức về công lý (ethics of justice) ñang chi phối nền ñạo ñức học phương Tây, tiêu<br />
biểu nhất là ñạo ñức học của Kant và lý thuyết ñạo ñức của chủ nghĩa công lợi<br />
(utilitarianism).<br />
Khi ñề xuất khái niệm "sự quan tâm" trong ngữ cảnh ñạo ñức học, các nhà tư<br />
tưởng nữ quyền lưu ý rằng, sự quan tâm ở ñây không ñơn thuần là vấn ñề thuộc về tình<br />
cảm, mà còn bao hàm phương diện nhận thức. Trong cách hiểu này, lý thuyết ñạo ñức<br />
về sự quan tâm có thể cho phép cảm xúc và sự ñồng cảm thực hiện vai trò quan trọng<br />
ñối với việc thiết lập một quyết ñịnh ñạo ñức. ðây là vấn ñề ñã bị loại bỏ trong truyền<br />
thống triết học ñạo ñức về công lý.<br />
Trong cách nhìn của các nhà tư tưởng nữ quyền, bản thân khái niệm "sự quan<br />
tâm" là một khái niệm "mở" ñối với những kiến giải và phân tích. Nel Noddings cho<br />
rằng, sự quan tâm là ngôn ngữ tự nhiên của nữ giới. Bà hiểu thuật ngữ "quan tâm"<br />
không phải trong ngữ cảnh các cá thể riêng biệt mà trong ngữ cảnh "cặp ñôi" (pair),<br />
trong ñó bao gồm người quan tâm (one-caring) và người ñược quan tâm (one-cared).<br />
Một số nhà tư tưởng nữ quyền khác thì lại "mở" sự quan tâm ñến một khái niệm rộng<br />
hơn là "sự quan tâm ñến những người khác" ("caring for others"). Ở ñây, người khác<br />
không có sự phân biệt về mặt giới tính, chủng tộc, dân tộc, ñịa vị xã hội.<br />
Các công trình nghiên cứu về ñạo ñức từ góc nhìn nữ quyền chỉ ra rằng, trong<br />
lĩnh vực triết học ñạo ñức, nam giới có khuynh hướng dựa vào những nguyên lý trừu<br />
tượng và truy tìm những mục ñích phổ quát. Ngược lại, nữ giới thường chú ý hơn ñến<br />
những vấn ñề ñạo ñức mang tính riêng tư và cụ thể như sự quan tâm (care), các mối<br />
quan hệ cá nhân và vấn ñề không làm tổn thương người khác, sự cảm thông giữa các<br />
nhân vị và những vấn ñề ñạo ñức thường nhật khác như phân biệt ñối xử ñối với nữ giới,<br />
vai trò của giới tính, bạo lực gia ñình, cưỡng bức tình dục, hôn nhân bất bình ñẳng.<br />
Cách tiếp cận mới này chỉ ra rằng, nữ giới có những ñặc tính riêng, và chúng<br />
không hề thấp kém hơn so với các ñặc tính của nam giới, thậm chí nhiều khi còn có giá<br />
trị ưu trội hơn. Tuy nhiên, vấn ñề ở ñây không phải ở chỗ nữ giới chối bỏ cơ hội ñạt ñến<br />
những kinh nghiệm và ñặc trưng tính cách của nam giới mà là ở chỗ xã hội ñã thất bại<br />
trong việc tiếp nhận những giá trị chỉ có trong những ñặc trưng tính cách của nữ giới.<br />
Theo lối tư duy như thế, nam giới thực sự trở thành "thước ño của vạn vật" như cách nói<br />
của nhà triết học Protagoras, còn nữ giới thì ngược lại chỉ là "chiếc thước lệch" so với<br />
"chiếc thước chuẩn" nam giới. ðể giải quyết vấn ñề này, từ nỗ lực tìm kiếm những cơ<br />
hội ñể nữ giới cạnh tranh với quan ñiểm truyền thống của nam giới, các nhà tư tưởng nữ<br />
quyền muốn kêu gọi sự bình ñẳng trong các vấn ñề ñạo ñức và sự tôn trọng ñối với<br />
những mối bận tâm ñặc trưng của nữ giới. Cách tiếp cận nữ quyền trong ñạo ñức ñã<br />
mang lại một nội dung rất phong phú và ñặc sắc, trong ñó ñiển hình là lý thuyết ñạo ñức<br />
về sự quan tâm. Lý thuyết này bao hàm những nội dung cụ thể sau:<br />
76<br />
<br />
Thứ nhất, lý thuyết ñạo ñức về sự quan tâm ñặc biệt chú ý ñến ý nghĩa quan<br />
trọng về mặt ñạo ñức của việc ñáp ứng nhu cầu của những người có quan hệ thân<br />
thuộc mà chúng ta phải có trách nhiệm quan tâm như con cái, cha mẹ, anh chị em<br />
trong gia ñình… Lý thuyết ñạo ñức về sự quan tâm thừa nhận, con người luôn gắn liền<br />
vào cuộc sống của mình và những tuyên bố ñạo ñức về ñiều ñó cũng tuỳ thuộc vào<br />
việc chúng ta nhấn mạnh sự quan tâm, cũng như tầm quan trọng của những khía cạnh<br />
ñạo ñức trong quá trình phát triển các mối quan hệ quan tâm cho phép một con người<br />
sống tốt hơn và tiến bộ hơn bởi lẽ mọi người ñều cần ñến sự quan tâm trong quá trình<br />
tồn tại và phát triển của mình.<br />
Triển vọng của sự tiến bộ của con người và việc phát triển dựa trên cơ sở sự<br />
quan tâm là những ñiều cần phải nhận thức, và lý thuyết ñạo ñức về sự quan tâm nhấn<br />
mạnh tác dụng ñạo ñức của trách nhiệm ñể trả lời cho những nhu cầu lệ thuộc. Những<br />
người già yếu buộc phải sống phụ thuộc trong những giai ñoạn cuối ñời, hoặc như một<br />
số người ốm ñau hay mắc bệnh hiểm nghèo thì cần phải ñược quan tâm, chăm sóc<br />
trong hầu như toàn bộ phần ñời còn lại. Những quy luật ñạo ñức ñược xác lập trên cơ<br />
sở lý trí truyền thống hầu như không chú ý ñến thực tại của sự phụ thuộc của con<br />
người trong xã hội và những quy luật ñạo ñức của nó. Lý thuyết ñạo ñức về sự quan<br />
tâm hướng sự chú ý ñến những mối quan tâm căn bản của cuộc sống con người, ñồng<br />
thời chỉ ra những giá trị ñạo ñức có liên quan. Nó phản ñối việc xem xét sự quan tâm<br />
như là một lĩnh vực "bên ngoài tính ñạo ñức" (outside morality). Các nhà tư tưởng nữ<br />
quyền ñề xuất rằng, cách thức quan tâm ñến người khác nên ñược kết hợp với những<br />
tuyên bố về công lý phổ quát từ góc ñộ ñạo ñức. ðây là một vấn ñề mà theo họ, cần và<br />
hơn thế nên ñược khẳng ñịnh và nghiên cứu kỹ lưỡng.<br />
Thứ hai, trong quá trình nỗ lực nhận thức những ñiều mà tính ñạo ñức ñặt ra và<br />
những ñiều tốt ñẹp nhất về mặt ñạo ñức mà chúng ta thực hiện, thì lý thuyết ñạo ñức về<br />
sự quan tâm ñề cao giá trị của xúc cảm chứ không chối bỏ nó. Cố nhiên, không phải<br />
toàn bộ xúc cảm ñều ñược xem xét từ góc nhìn giá trị, song trái ngược với những cách<br />
tiếp cận ñạo ñức học duy lý ñang thịnh hành, thì trong lý thuyết ñạo ñức về sự quan tâm,<br />
những trạng thái xúc cảm như sự ñồng cảm, tình yêu thương... ñược nhìn nhận như là<br />
những trạng thái tình cảm ñạo ñức "cần ñược nuôi dưỡng không chỉ giúp ích trong việc<br />
bổ sung cho tiếng nói của lý tính mà còn ñể xác ñịnh một cách chính xác hơn những ñòi<br />
hỏi của tính ñạo ñức"1. Thậm chí, giận dữ với tư cách là một thành tố của sự phẫn nộ<br />
ñạo ñức (moral indignation) cũng có thể ñược thừa nhận mỗi khi con người bị ñối xử<br />
bất công và phi nhân tính, và nó cũng có thể góp phần (chứ không phải là ngăn cản) tác<br />
thành một sự kiến giải thích hợp về những khuyết ñiểm ñạo ñức. ðiều ñó không ñồng<br />
<br />
1<br />
<br />
See: Virginia Held, The Ethics of care: Personal, Political, and Global, New York: Oxford University<br />
Press, 2006, page 10.<br />
<br />
77<br />
<br />
nghĩa là xúc cảm sống ñộng có thể trở thành một người dẫn ñường ñến tính ñạo ñức,<br />
song những xúc cảm ấy cần ñược nhận thức và giáo dục ñể có thể phát huy ñược tầm<br />
quan trọng của nó trong ñời sống ñạo ñức của con người.<br />
Một ñiểm ñáng chú ý là trong viễn tượng của sự quan tâm, những nghiên cứu<br />
ñạo ñức hoàn toàn dựa trên cơ sở những suy luận duy lý trở nên còn không ñầy ñủ và<br />
thiếu căn cứ. Trong khi các lý thuyết ñạo ñức duy lý phủ nhận hoặc ñem những hình<br />
thái cảm xúc sống ñộng của con người ra phán xét tại tòa án của lý tính, và sau cùng là<br />
kết tội những cảm xúc vị kỷ (egoistic feelings) ấy là kẻ gây phá hoại hoặc kìm hãm ñối<br />
với những chuẩn mực ñạo ñức phổ quát, thì ngược lại, trong lý thuyết ñạo ñức về sự<br />
quan tâm, những xúc cảm và năng lực liên hệ ñược ñịnh ñúng như giá trị của chúng, qua<br />
ñó cho phép những cá nhân ñược sống một cách tự do trong ngữ cảnh liên nhân vị<br />
(interpersonal situation) và có thể hiểu ñược những gì là tốt nhất ñối với họ. Tuy nhiên,<br />
rắc rối là ở chỗ, trong thực tế những xúc cảm ñôi khi cũng có thể trở nên lầm lạc và tồi<br />
tệ. Chẳng hạn như sự quan tâm dành cho người khác một cách thái quá thì nhiều khi lại<br />
dẫn ñến phiền phức và khó chịu vì ñời sống riêng tư bị xâm phạm, hoặc dễ gây ra nơi<br />
người ñược quan tâm một cảm giác bị chi phối. ðể tránh ñiều ñó, nghiên cứu nữ quyền<br />
về ñạo ñức ñưa ra yêu cầu: "Sự quan tâm là cần thiết, nhưng ñiều chúng ta cần là một lý<br />
thuyết ñạo ñức về sự quan tâm, chứ không phải là bản thân sự quan tâm... Những khía<br />
cạnh và những kiến giải khác nhau về sự quan tâm và những mối quan hệ quan tâm cần<br />
thiết phải ñược ñặt thành vấn ñề và ñánh giá trong các khảo cứu ñạo ñức, chứ không<br />
ñơn giản chỉ là quan sát và mô tả"2. Nghĩa là, phương cách ñể quan tâm ñạt ñược hiệu<br />
quả và hữu ích thì cần phải quan tâm một cách có ñạo ñức và phải sự quan tâm ấy phải<br />
ñược ñặt trong một ngữ cảnh ñạo ñức.<br />
Thứ ba, lý thuyết ñạo ñức về sự quan tâm bác bỏ cách xem xét của những lý<br />
thuyết ñạo ñức duy lý truyền thống. Theo suy nghĩ của các nhà tư tưởng nữ quyền, trong<br />
các lý thuyết ñạo ñức duy lý, lập luận về một vấn ñề ñạo ñức thì càng trừu tượng càng<br />
tốt. Vì thế, càng tránh xa những ñịnh kiến và sự ñộc ñoán, thì càng tiến gần hơn ñến<br />
việc ñạt ñược tính vô tư. Lý thuyết ñạo ñức về sự quan tâm tự nó luôn tôn trọng những<br />
người có mối quan hệ thân thuộc trong hiện thực. Nó "ñặt vào ngoặc" những quy tắc<br />
trừu tượng và phổ quát của các lý thuyết ñạo ñức duy lý. Theo lý giải của các nhà tư<br />
tưởng nữ quyền, những lý thuyết ñạo ñức duy lý khi xem xét về những mối quan hệ<br />
thân thuộc (ví dụ như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái) thì thường không nói bất cứ<br />
ñiều gì về những mối quan hệ sống ñộng, cụ thể và hiện thực, mà xem những mối quan<br />
hệ ấy như là ñiều ñã ñược thừa nhận ñồng thời dành cho chúng một ñịa vị ưu tiên mà<br />
một người có thể có. Họ còn có xu hướng thừa nhận một nghĩa vụ chung, phổ quát cho<br />
tất cả các bậc cha mẹ trong việc quan tâm, chăm sóc con cái. Như vậy, các nhà ñạo ñức<br />
<br />
2<br />
<br />
See: Virginia Held, Ibid, page 11.<br />
<br />
78<br />
<br />
học duy lý giả ñịnh không có sự liên hệ hiện thực nào giữa các cá nhân. Không ñồng ý<br />
với quan ñiểm truyền thống ñó, quan ñiểm ñạo ñức về sự quan tâm chú trọng ñến tính<br />
cụ thể của các mối quan hệ hiện thực hơn là nghe theo tiếng gọi của một lý tính trừu<br />
tượng phổ quát. So sánh hai kiểu quan ñiểm ñạo ñức này, Kittay và Mayer cho rằng,<br />
một tính ñạo ñức về các quyền và lý tính trừu tượng khởi ñầu với một thực thể ñạo ñức<br />
tách biệt với người khác và thiết lập quyết ñịnh một cách ñộc lập với những nguyên lý<br />
ñạo ñức phổ quát. Trái lại, một tính ñạo ñức về trách nhiệm và quan tâm khởi ñầu với<br />
một bản ngã nằm trong một mạng lưới các mối quan hệ với người khác, và những suy<br />
tư ñạo ñức cũng nhắm ñến khẳng ñịnh những mối quan hệ ấy. Chính những mối quan hệ<br />
này, ñến lượt mình lại quy ñịnh trách nhiệm ñạo ñức của con người trong ñời sống xã<br />
hội.<br />
Với hầu hết những người chủ trương lý thuyết ñạo ñức về sự quan tâm, sự kết<br />
hợp tuyên bố ñạo ñức về người khác có thể có giá trị ngay cả khi nó xung ñột với những<br />
phán ñoán ñạo ñức phổ quát hóa ñược xây dựng bởi các lý thuyết ñạo ñức. Vì thế, trong<br />
mối quan hệ giữa quan tâm và công lý, tình bằng hữu và tính vô tư, lòng trung thành và<br />
tính phổ quát, luôn tồn tại sự xung ñột tiềm tàng. Nhưng với một số khác, sự xung ñột<br />
ñó là không cần thiết nếu những phán ñoán phổ quát hòa hợp với những chuẩn mực của<br />
sự quan tâm vốn không ñược nhìn nhận trước ñây.<br />
Annette Baier ñã chỉ ra sự khác biệt giữa phương thức tiếp cận nữ quyền về tính<br />
ñạo ñức và phương thức tiếp cận trong ñạo ñức học của Kant, ñồng thời phê phán cái<br />
nhìn của Kant cho rằng nữ giới khiếm khuyết về năng lực ñạo ñức do sự lệ thuộc của họ<br />
vào xúc cảm hơn là lý tính. A. Baier viết: "Nơi Kant kết luận 'thật tồi tệ với nữ giới', thì<br />
chúng ta có thể kết luận khác rằng "thật tồi tệ với sự cứng nhắc của nam giới" về những<br />
kỹ xảo trong những ñiều luật ñã ñược soạn thảo, về ñầu óc quan liêu của sự tôn thờ quy<br />
tắc phổ quát, và sự cường ñiệu hóa của nam giới về tầm quan trọng của sự ñộc lập vượt<br />
qua sự phụ thuộc lẫn nhau"3.<br />
Còn Margaret Walker (1915-1998) thì ñối lập cái mà bà gọi là "sự thông hiểu<br />
ñạo ñức nữ quyền" (feminist moral understanding) với cái mà về mặt truyền thống ñược<br />
xem là "tri thức ñạo ñức" (moral knowledge). Bà cho rằng, thông hiểu ñạo ñức như là sự<br />
chú tâm và thấu hiểu mang tính ngữ cảnh, và là sự ñồng cảm trong những suy tư ñạo<br />
ñức. Nhận thức luận ñạo ñức ñối chọn này chỉ ra, sự thông hiểu ñạo ñức sẽ giảm ñi khi<br />
hình thức của nó tiếp cận tính phổ quát thông qua sự trừu tượng hóa và khái quát hóa.<br />
Lý thuyết ñạo ñức về sự quan tâm hướng ñến việc hạn chế khả năng và phạm vi<br />
ứng dụng của những quy tắc trừu tượng và phổ quát trong các lĩnh vực nhất ñịnh mà ở<br />
ñó lý thuyết ñạo ñức về sự quan tâm tỏ ra phù hợp hơn như y tế, giáo dục, sức khỏe<br />
<br />
3<br />
<br />
See: Virginia Held, Ibid, page 11.<br />
<br />
79<br />
<br />