intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình: " Lý thuyết kinh tế của Jean Baptiste Say"

Chia sẻ: Truong Doan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

1.131
lượt xem
187
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ông xa rời lý thuyết giá trị lao động và ủng hộ lý thuyết giá trị ích lợi hay giá trị chủ quan. Ông cho rằng có sản xuất thì có tạo ra giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng đó truyền cho mỗi vật phẩm giá trị trao đổi hay giá trị. Trong “học thuyết về tính hữu dụng” Say cho rằng giá cả là thước đo giá trị, còn giá trị là thước đo lợi ích (do giá trị sử dụng của vật phẩm). Ích lợi của vật phẩm càng nhiều thì giá trị của vật phẩm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình: " Lý thuyết kinh tế của Jean Baptiste Say"

  1. a/ Phân tích nội dung cơ bản lý thuyết kinh tế của Jean Baptiste Say. Đưa ra nhận xét về lý thuyết này. b/ So sánh lý luận giá trị của Say với lý luận giá trị của D. Ricardo. a/ Lý thuyết kinh tế của Jean Baptiste Say và những nhận xét: Say xuất thân từ một gia đình thương nhân lớn ở Lyon. Tư tưởng và luận điểm kinh tế của Say thể hiện những vấn đề chủ yếu sau: Lý luận về giá trị: Ông xa rời lý thuyết giá trị lao động và ủng hộ lý thuyết giá trị ích lợi hay giá trị chủ quan. Ông cho rằng có sản xuất thì có tạo ra giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng đó truyền cho mỗi vật phẩm giá trị trao đổi hay giá trị. Trong “học thuyết về tính hữu dụng” Say cho rằng giá cả là thước đo giá trị, còn giá trị là thước đo lợi ích (do giá trị sử dụng của vật phẩm). Ích lợi của vật phẩm càng nhiều thì giá trị của vật phẩm càng cao. Nhận xét: - Về nguồn gốc giá trị nó đối lập hoàn toàn với học thuyết giá trị lao động của David Ricardo và Adam Smith. - Chưa giải thích được vì sao có những của cải có giá trị sử dụng mà không có giá trị trao đổi, chưa làm rõ giá trị sử dụng ở đây là giá trị sử dụng khách quan hay giá trị sử dụng chủ quan. Chính luận điểm này là một trong những cơ sở xuất phát để hình thành học thuyết giá trị công dụng sau này dưới hình thức học thuyết công dụng cận biên. Quan điểm về thu nhập: Được phản ánh trong học thuyết 3 nhân tố của ông và nó liên quan mật thiết với thuyết giá trị công dụng của ông. Say phủ nhận vai trò thuần túy của lao động trong việc hình thành giá trị. Theo ông, 3 nhân tố tạo nên giá trị là lao động, tư sản và tự nhiên (đất đai). Mỗi nhân tố chỉ đưa lại một lợi ích (giá trị) nhất định. Ông cho rằng nên đầu tư thêm tư bản vào sản xuất sẽ làm tăng thêm sản phẩm phù hợp với phần tăng thêm về giá trị. Máy móc tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tham gia vào tăng giá trị 3 nhân tố trên sẽ tạo ra cho các chủ sở hữu của nó những nguồn thu nhập riêng biệt, lao động tạo ra tiền lương, đất đai tạo ra địa tô, tư bản tạo ra lợi tức. Theo ông, ở đây không có quan hệ bóc lột. Nhà tư bản kinh doanh cũng như những người lao động, thu nhập của họ cũng là tiền lương nhưng đó là loại tiền lương đặc biệt, là phần thưởng đặc biệt cho năng lực kinh doanh và tinh thần làm việc của anh ta. Công nhân làm việc đơn giản nên nhận được tiền lương thấp, ông thừa nhận tiền lương chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho công nhân nhưng ông cho rằng XH tư bản không chịu trách nhiệm về tình hình này. Nhận xét: Quan điểm về thu nhập của Say đối lập với học thuyết giá trị lao động về nguồn gốc của thu nhập. Ông phủ nhận về sự bóc lột của chủ tư bản đối với người làm thuê. Quan điểm về thu nhập của Say là cơ sở để hình thành học thuyết năng suất cận biên sau này. Lý thuyết bồi hoàn:
  2. Say coi sự tiến bộ kỹ thuật có vai trò đặc biệt đối với cả nhà tư bản lẫn công nhân làm thuê. Ông cho rằng chỉ thời kỳ đầu áp dụng máy móc kỹ thuật thì người công nhân mới có sự bất lợi vì gạt bỏ một số công nhân làm cho họ tạm thời không có việc làm. Nhưng cuối cùng thì công nhân vẫn có lợi do việc sử dụng máy móc làm cho các sản phẩm rẻ, người công nhân được hưởng. Nhận xét: Vẫn chưa đề cập đến sự bóc lột khốn cùng của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân làm thuê. b/ So sánh lý luận giá trị của Say với lý luận giá trị của David Ricardo. Say: 1/ Say đã đem thuyết về tính hữu dụng đối lập với lý luận giá trị của David Ricardo. 2/ Cho rằng lao động tạo ra giá trị. Phân biệt giá trị trao đổi và giá trị sử dụng của hàng hóa. Ông cho rằng: giá trị sử dụng truyền lại cho các vật phẩm giá trị trao đổi, là thước đo của giá trị trao đổi, như là giá trị trao đổi cao hay thấp. 3/ Say cho rằng: giá trị của cải càng cao thì tính hữu dụng càng lớn, của cải càng nhiều thì giá trị càng lớn. 4/ Say nói: giá trị được xác định trên thương trường hay giá trị chỉ xuất hiện trong trao đổi, nói cách khác theo ông giá trị được quyết định bởi quan hệ cung-cầu, luận điểm này cho thấy vật nào càng hiếm thì giá trị càng cao. Nó mâu thuẫn với lý luận của ông cho rằng vật có giá trị sử dụng cao thì có giá trị cao. David Ricardo: 1/ Đứng vững trên cơ sở lý luận giá trị lao động và xem xét các phạm trù kinh tế dưới ánh sáng lý luận đó. 2/ Phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chỉ rõ giá trị sử dụng là điều cần thiết cho giá trị trao đổi nhưng không phải là thước đo của giá trị trao đổi. 3/ Cho rằng giá trị càng giảm khi năng suất lao động tăng lên. Ông gạt bỏ quan điểm của Say về của cải càng nhiều thì giá trị càng lớn. 4/ Ông hình dung vai trò của người lao động quá khứ nghĩa là vai trò của các yếu tố vật chất trong việc hình thành giá trị sản phẩm mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2