intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HẠ CỰ HƯ

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

90
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên Huyệt: Huyệt ở phía dưới (hạ) huyệt Thượng Cự Hư, vì vậy gọi là Hạ Cự Hư. Tên Khác: Cự Hư Hạ Liêm, Hạ Liêm, Túc Chi Hạ Liêm. Xuất Xứ: Thiên Kim Phương. Đặc Tính: + Huyệt thứ 39 của kinh Vị. + Huyệt Hợp ở dưới của Tiểu Trường. Vị Trí: Dưới huyệt Thượng Cự Hư 3 thốn, phía ngoài xương mác 1 khoát ngón ta y, bờ ngoài cơ cẳng chân trước. Giải Phẫu:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HẠ CỰ HƯ

  1. HẠ CỰ HƯ Tên Huyệt: Huyệt ở phía dưới (hạ) huyệt Thượng Cự Hư, vì vậy gọi là Hạ Cự Hư. Tên Khác: Cự Hư Hạ Liêm, Hạ Liêm, Túc Chi Hạ Liêm. Xuất Xứ: Thiên Kim Phương. Đặc Tính: + Huyệt thứ 39 của kinh Vị. + Huyệt Hợp ở dưới của Tiểu Trường. Vị Trí: Dưới huyệt Thượng Cự Hư 3 thốn, phía ngoài xương mác 1 khoát ngón ta y, bờ ngoài cơ cẳng chân trước. Giải Phẫu:
  2. Dưới da là khe giữa cơ cẳng chân trước và cơ duỗi chung các ngón chân, ở sâu là bờ trong cơ duỗi dài riêng ngón chân cái, khe giữa xương chầy và xương mác. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5. Tác Dụng: Lý Trường Vị, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu. Chủ Trị: Trị thấp khớp, cước khí, chi dưới liệt, ăn kém, ruột viêm mạn, gan viêm cấp, bệnh về trường vị. Phối Huyệt: 1. Phối Thái Bạch (Ty.3) + U Môn (Th.21) trị tiêu cha?y, l ra máu (Tư Sinh Kinh). 2. Phối Thượng Liêm (Đtr.9) trị nước tiểu màu vàng (Tư Sinh Kinh). 3. Phối Huyền Chung (Đ.39) trị ăn kém do Vị nhiệt (Tư Sinh Kinh).
  3. 4. Phối Hiệp Khê (Đ.43) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ưng Song (Vi.16) trị nhũ ung (Tư Sinh Kinh). 5. Phối Hiệp Khê (Đ.43) + Khâu Khư (Đ.40) + Thận Du (Bq.23) trị sườn ngực đầy tức làm cho bụng đau (Châm Cứu Đại Thành). 6. Phối Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị bụng đầy, dạ dày đau (Châm Cứu Học Thượng Haœi). 7. Phối Khí Xung (Vi.30) + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị trong Vị có tích nhiệt gây ra răng đau, mặt méo, phát sốt, răng sợ nóng, thích lạnh, chân răng lở loét, môi lưỡi và má sưng đau, miệng hôi (Châm Cứu Xử Phương Học). Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1, 5 thốn, Cứu 5 - 7 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút. *Tham Khảo: (“Bệnh của Tiểu Trường làm tiểu phúc đau, cột sống thắt lưng đau lan đến bìu dái gây đau nhức, có khi trước tai bị nhiệt, có khi như thể là hàn nhiều, hoặc như mi mắt trên bị nhiệt thậm, trong khoảng giữa ngón út và ngón áp út đều bị nóng nhiều, đó là các chứng bệnh của Tiểu Trường, nên thu? huyệt Hạ Cự Hư. (LKhu. 4, 112).
  4. PHONG LONG Tên Huyệt: Huyệt ở chỗ cơ nhục đầy đủ (Phong Long ), vì vậy gọi là Phong Long (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10). Đặc Tính: Huyệt Lạc. Vị Trí: Đỉnh mắt cá chân ngoài lên 8 thốn hoặc lấy huyệt ở điểm giữa nếp kheo chân và mắt cá chân ngoài. Giải Phẫu: Dưới da là khe giữa cơ duỗi chung các ngón chân và cơ mác bên ngắn, ở sâu là cơ duỗi dài riêng ngón chân cái, xương mác.
  5. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy trước và nhánh của dây thần kinh cơ-da. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5. Tác Dụng: Hòa Vị khí, hóa đờm thấp. Chủ Trị : Trị ho đờm, chóng mặt, suyễn, khó thở, ngực trướng, chi dưới tê liệt, cước khí, đầu đau. Phối Huyệt: 1. Phối Phục Lưu (Th.7) trị tay chân phù (Giáp Ất Kinh). 2. Phối Dương Giao (Đ.35) + Thừa Tương (Nh.24) trị mặt sưng phù (Giáp Ất Kinh). 3. Phối Xung Dương (Vi.42) trị cuồng, chạy bậy, trèo cao ca hát, cởi quần áo ra mà chạy ( Thiên Kim Phương). 4. Phối Đại Đô (Ty.2) + Phục Lưu (Th.7) trị phong nghịch, tay chân phù (Thiên Kim Phương). 5. Phối Tỳ Du (Bq.20) trị tay chân không co duỗi được (Tư Sinh Kinh).
  6. 6. Phối Phục Lưu (Th.7) trị tay chân sưng (Tư Sinh Kinh). 7. Phối Phế Du (Bq.13) trị ho đờm (Châm Cứu Tụ Anh). 8. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiên Đột (Nh.22) trị họng đau (Châm Cứu Tụ Anh). 9. Phối Công Tôn (Ty.4) + Đản Trung (Nh.17) + Trung Khôi trị nôn ra nước dãi, chóng mặt (Châm Cứu Đại Toàn). 10. Phối Giải Khê (Vi.41) trị đau đầu phong, chóng mặt (Châm Cứu Đại Thành). 11. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Quan Nguyên (Nh.4) trị ho lao (Bách Chứng Phú). 12. Phối Cường Gian (Đc.18) trị đầu đau (Ngọc Long Kinh). 13. Phối Trung Quản (Nh.12) trị đờm ẩm (Y Học Cương Mục). 14. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Dũng Tuyền (Th.1) + Quan Xung (Ttu.1) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Xung (Tm.9) trị họng đau (Y Học Cương Mục). 15. Phối Liệt Khuyết (P.7) + Phục Lưu (Th.7) trị tay chân phù (Thần Ứng Kinh). 16. Phối An Miên + Thần Môn (Tm.7) trị mất ngủ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  7. 17. Phối Hành Gian (C.3) + Nội Quan (Tb.7) + Thiên Trụ (Bq.10) trị chóng mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải). Châm Cứu: Châm thẳng, mũi kim hướng về phía trong, sâu 1-1, 5 thốn - Cứu 5-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút. *Tham Khảo: (Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ghi: “Bệnh nhiệt làm cho chân tay nặng nề, đó là Trường Vị bị nhiệt, dùng kim số 4 châm các huyệt Du (của kinh Tỳ + Vị) và các huyệt ở ngón chân dưới, tìm quan hệ khí ở các lạc của kinh Vị [ là huyệt Phong Long ] (LKhu.23, 28)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2