Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: MẠCH DƯƠNG DUY
lượt xem 12
download
1- ĐẶC TÍNH + Khởi lên ở chỗ hội nhau của các kinh Dương (Nan Kinh 28). + Duy trì và liên lạc các kinh Dương (Tố Vấn Tập Chú). + Giao hội với: . Kinh túc Thái Dương Bàng quang ở huyệt Kim Môn (Bq.630. . Kinh túc Thiếu Dương Đởm ở các huyệt Đầu Lâm Khấp (Đ.11), Bản Thần (Đ.13), Dương Bạch (Đ.14), Mục Song (Đ.16), Chính Doanh (Đ.17), Thừa Linh (Đ.18), Não Không (Đ.19), Phong Trì (Đ.20), Kiên Tỉnh (Đ.21), Dương Giao (Đ.35). . Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu ở huyệt Thiên Liêu (Ttu.15). .Thủ Thái Dương...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: MẠCH DƯƠNG DUY
- MẠCH DƯƠNG DUY 1- ĐẶC TÍNH + Khởi lên ở chỗ hội nhau của các kinh Dương (Nan Kinh 28). + Duy trì và liên lạc các kinh Dương (Tố Vấn Tập Chú). + Giao hội với: . Kinh túc Thái Dương Bàng quang ở huyệt Kim Môn (Bq.630. . Kinh túc Thiếu Dương Đởm ở các huyệt Đầu Lâm Khấp (Đ.11), Bản Thần (Đ.13), Dương Bạch (Đ.14), Mục Song (Đ.16), Chính Doanh (Đ.17), Thừa Linh (Đ.18), Não Không (Đ.19), Phong Trì (Đ.20), Kiên Tỉnh (Đ.21), Dương Giao (Đ.35). . Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu ở huyệt Thiên Liêu (Ttu.15). .Thủ Thái Dương Tiểu Trường ở huyệt Nhu Du (Ttr.10). .Túc Dương Minh Vị ở huyệt Đầu Duy (Vi.8). . Mạch Đốc ở huyệt Á Môn (Đc.15), Phong Phủ (Đc.16). 2- ĐƯỜNG VẬN HÀNH
- -Khởi đầu tại bờ ngoài gót chân (huyệt Kim Môn - Bq.63), chạy lên mắt cá ngoài, theo kinh Đởm, xuyên qua hông, theo vùng dưới sườn và sườn lên phía sau và đến vai, hợp với kinh túc Thái Dương Bàng Quang, thủ Thái Dương TIểu Trường và mạc Dương Kiều ở huyệt Nhu Du (Ttr.10). hơpị với kinh thủ và túc Thiếu Dương (Tam Tiêu, Đởm)ở huyệt Thiên Liêu (Ttu.15). hợp với kinh Dương Minh Vị ở huyệt Kiên Tỉnh (Đ.21). - Ở trên đầu thì hợp với kinh túc Thiếu Dương Đởm ở huyệt Dương Bạch (Đ.14), lên đến huyệt Bản Thần (Đ.13) và Đầu Lâm Khấp (Đ.11), đến huyệt Chính Doanh (Đ.17), theo huyệt Não Không (Đ.19) xuống huyệt Phong Trì (Đ.20) rồi giao hội với mạch Đốc ở huyệt Phong Phủ (Đc.16) và Á Môn (Đc.15). 3- BIỂU HIỆN BỆNH LÝ + Lưng đau, trên chỗ đau đột nhiên sưng thủng lê như cơn giận dữ (Thích Yêu Thống - TVấn 41). + Hàn nhiệt (Nan Kinh 29). + Tay chân và cơ thể không có sức, hàn nhiệt (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa). + Lạnh run và sốt (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
- + Thương hàn phát sốt, đổ mồ hôi, các khớp xương sưng đau, tay chân nóng, tê bại, lưng và cột sống lưng đau, tay chân cứng, uốn ván, đầu gối lạnh, gót chân sưng đau, mắt sưng đỏ, mắt đau (Châm Cứu Học Thượng Hải). + Sốt ở phần Biểu (Châm Cứu Học Việt Nam). Sách ‘Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise’ diễn giải như sau: Tà khí xâm nhập vào mạch Dương Duy thường qua: 1- Ở Mặt Qua kinh Dương Minh, từ đó tà khí qua kinh Thái Dương ở huyệt Tinh Minh (Bq.1) và gặp mạch Dương Duy ở trán. 2- Ở Gáy Ở huyệt Phong Phủ (Đc.16). từ Phong Phủ tà khí vào kinh Bàng quang qua huyệt Thiên trụ (Bq.10) rồi nhập vào mạch Dương Duy. 3- Ở Vai Tà khí xâm nhập trực tiếp vàoc huyệt của mạch Dương Duy.
- 4- Mặt Trước Phía Sau - Ngoài Cánh Tay Thường là các kinh Cân của Bàng Quang bị trước, sau đó tà khí vào kinh chính Bàng Quang (qua huyệt Tỉnh và Du), đến huyệt Kim Môn (Bq.63) rồi đi tiếp vào mạch Dương Duy. Như vậy, tà khí trước khi xâm nhập vào mạch Dương Duy trước hết phải vào kinh Bàng Quang rồi mới vào mạch Dương Duy và các đường kinh Thiếu Dương và Dương Minh mà không qua đường Tạng Phủ. Do đó, mạch Dương Duy đóng vai trò bảo vệ không cho tà khí xâm nhập vào tạng phủ bên trong. Khi mạch Dương Duy bệnh, Tạng phủ không bị tổn thương, bệnh lý chỉ xảy ra ở bên ngoài bì phu mà thôi. 4- ĐIỀU TRỊ + Châm vào mạch Dương Duy (huyệt Dương Giao - Đ.35] (TVấn 41, 8). Cách chung, châm huyệt Ngoại Quan (Ttu.5) vì đây là huyệt giao hội của mạch Dương Duy. Sách ‘Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise’ diễn giải như sau: Hàn Nhiệt: là dấu hiệu chính khi mạch Dương Duy bệnh.
- Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ (LKhu 21) chia làm 4 loại: a- Da bị Hàn Nhiệt: Tà khí ở các tôn lạc của kinh Cân, biểu hiện: lông tóc khô, mũi khô, không ra mồ hôi. Châm huyệt Lạc của kinh Tam Dương (túc Thái Dương - huyệt Phi Dương - Bq.58), bổ thủ Thái Âm (Thái Uyên - P.9] (LKhu 21, 2). b-Hàn Nhiệt ở Nhục Tà khí ở kinh Cân: vùng thịt bị đau, tóc và môi khô, mồ hôi không ra. Châm A Thị Huyệt kinh Cân Tam Dương (huyệt Phi Dương - Bq.58) và bổ túc Thái Âm Tỳ (Đại Đô - Ty.2) c-Hàn Nhiệt ở Xương Dấu hiệu tà khí ở phần Âm (tà khí ở kinh chính), mồ hôi ra không cầm. Điều trị: .Nếu răng không khô: châm kinh Cân ở mặt trong đùi và bổ kinh Thận ở huyệt Phục Lưu (Th.7).
- .Nếu răng khô thì chết. .Nếu khớp xương đau nhức, mồ hôi ra nhiều, ngực khó chịu, châm huyệt Kinh và Du của 3 đường kinh Dương. . Nếu bị trúng phong hàn đột ngột, có cảm giác chân tay mệt mỏi. Châm huyệt Quan Nguyên (Nh.4) vì Quan Nguyên là nơi giao hội của kinh Chính và kinh Cân của kinh Thái Âm, Dương Minh và mạch Nhâm. 1 - Tà Khí Ở Đoạn Kinh Nối Tà khí sẽ theo đường đi của khí của cơ thể lên phần trên. Thiên ‘Căn Kết’ (Linh Khu 5) gọi là chỗ ‘Kết’. Trường hợp này, phải phân biệt rõ kinh bị bệnh. Điều trị: châm bổ cho kinh Âm vì Âm sinh Dương, rồi tả kinh Dương để kéo khí mới lên phần trên. Xác quyết này của sách Linh Khu rất quan trọng vì thông thường khi dùng phép tả ở đường kinh, người ta thường dùng huyệt tả của đường kinh đó nhưng ở đây lại dùng nhóm huyệt ‘Thiên Song’ (Cửa Sổ Trời) (Xem thêm về nhóm huyệt ‘Thiên Song, trang ). 2-Tà Khí Ở Toàn Bộ Mạch Dương Duy
- Thường thì tà khí chuyển qua đường kinh khác ở huyệt cuối cùng của đường kinh đó để nhập sâu vào xương, cơ. Các huyệt này, theo sách ‘Nội Kinh’ gọi là huyệt giao hội (các tác giả gọi là huyệt Kinh - với ý nghĩa là đi qua). Một số dẫn chứng trong Linh Khu: a- Khi tà khí nhập vào nhánh kinh Dương Minh (Vị + Đại Trường) của mạch Dương Duy: tà khí có thể theo huyệt giao hội là huyệt Đại Nghênh (Vi.8) để vào hàm dưới và răng. Điều Trị: Nếu hàm dưới đau và sợ lạnh: châm huyệt Đại Nghênh (Vi.8). b- Ở nhánh Thiếu Dương (Tam Tiêu + Đởm) của mạch Dương Duy, tà khí có thể chuyển qua huyệt giao hội là huyệt Giác Tôn (Ttu.20) để vào hàm trên. Điều Trị: Hàm trên đau, châm A Thị Huyệt (của kinh Cân ) ở giữa mũi và tai và châm huyệt giao hội là Giác Tôn (Ttu.20). c- Tà khí ở nhánh Thiếu Dương ở đầu của mạch Dương Duy, tà khí có thể theo huyệt Giao hội là Huyền Lư (Đ.5) để xâm nhập vào mắt. Điều Trị: châm huyệt giao hội Huyền Lô (Đ.5), bổ hoặc tả tùy tình trạng hư thực của bệnh...
- Vì trong cơ thể có 2 mặt Âm và Dương, vì vậy, khi 1 trong 2 mặt này thiên thắng thì sẽ gây ra bệnh lý. Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: “Dương khí ở phần dưới cơ thể hư (suy) thì sẽ bị chứng hàn quyết (tay chân lạnh). Âm khí ở phần dưới cơ thể hư (suy) thì thành chứng nhiệt quyết (tay chân nóng). Nói cách khác, khi tà khí xâm nhập vào phần Dương, biểu hiện bằng chứng nhiệt quyết: châm huyệt của kinh túc Thái Âm (Tỳ) và túc Thiếu Dương (Đởm). Lưu kim cho đến khi thấy mát. Khi tà khí xâm nhập vào phần Âm, biểu hiện bằng chứng quyết nghịch, châm huyệt của kinh túc Dương Minh (Vị) và túc Thiếu Dương (Đởm), lưu kim lâu cho đến khi thấy nóng. Trong tất cả mọi trường hợp, nếu có triệu chứngqpt nghịch và nhiệt quyết kèm theo hàn nhiệt, tâm phiền, bụng trướng, phải nghĩ đến bệnh ở phần Âm và Dương. Thường phải dùng phép phát hãn (làm cho ra mồ hôi). Cách châm: tùy theo vùng mà chọn huyệt. + Nếu toàn bộ mạch Dương Duy bị rối loạn (Âm Dương giao tranh nhau), chọn huyệt của đường kinh Phế và Vị.
- + Tà khí ở vùng đầu: chọn huyệt của kinh Bàng quang ở vùng đầu. + Tà khí ở tay - vai: chọn huyệt của kinh Đại trường hoặc Phế. + Tà khí ở tay chân: chọn huyệt của kinh Vị. 3- Tà Khí Ở Mạch Dương Duy: Thiên ‘Thích Yêu Thống’ ghi: “Bệnh ở mạch Dương Duy, lưng đau, trên chỗ đau đột nhiên sưng lên” (TVấn 41, 8). Đó là tà khí ở đoạn thân - chi của mạch Dương Duy. Điều trị: châm huyệt của mạch Dương Duy ở chân và đùi là huyệt Kim Môn (Bq.63) và huyệt Dương Giao (Đ.35).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: THẦN ĐẠO
5 p | 325 | 63
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HỆ THỐNG KINH CHÍNH
6 p | 293 | 58
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: CỰ LIÊU
2 p | 175 | 34
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ÂM GIAO
8 p | 156 | 33
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: CÂN SÚC
6 p | 158 | 29
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ĐẢN TRUNG
6 p | 331 | 28
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: LIÊM TUYỀN
5 p | 264 | 26
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: QUAN NGUYÊN
5 p | 297 | 24
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ĐIỀU TRỊ MẠCH ĐỐC
5 p | 110 | 21
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: KHÍ HỘ
5 p | 159 | 20
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ĐẠI CHÙY
7 p | 157 | 17
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: THỪA KHẤP
4 p | 160 | 13
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: XUNG DƯƠNG
4 p | 138 | 13
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: TRƯỜNG CƯỜNG
5 p | 134 | 12
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: MẠCH DƯƠNG KIỀU
8 p | 105 | 12
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: PHONG PHỦ
5 p | 113 | 11
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: NHŨ TRUNG
4 p | 102 | 11
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ỐC Ế
4 p | 118 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn