intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý Thuyết Tín Dụng Ngân Hàng: QUY TRÌNH GIẢI NGÂN

Chia sẻ: Abcdef_44 Abcdef_44 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

816
lượt xem
107
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chứng từ giải ngân - Chứng từ của khách hàng CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân, gồm: Hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hoá, dịch vụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý Thuyết Tín Dụng Ngân Hàng: QUY TRÌNH GIẢI NGÂN

  1. QUY TRÌNH GIẢI NGÂN Bước 1. Chứng từ giải ngân - Chứng từ của khách hàng CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân, gồm: Hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hoá, dịch vụ. Bảng kê các khoản chi chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm thu,... Đối với hoá đơn, chứng từ thanh toán, trong trường hợp cụ thể Chi nhánh có thể yêu cầu xuất trình các bản gốc hoặc chỉ yêu cầu bên vay liệt kê danh mục (và chịu trách nhiệm về tính trung thực của bảng liệt kê) để đối chiếu trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân. Thông báo nộp tiền vào tài khoản của Ngân hàng đối với những khoản vay thanh toán với nước ngoài (đã xác định trong hợp đồng tín dụng). Chứng từ của Ngân hàng - CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ theo mẫu sau: Hợp đồng bảo đảm tiền vay trong trường hợp khách hàng chưa hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay. Bảng kê rút vốn vay Uỷ nhiệm chi. Bước 2. Trình duyệt giải ngân a. CBTD sau khi xem xét chứng từ giải ngân nói trên, nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình TPTD. b. TPTD kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD: - Nếu đồng ý: ký trình lãnh đạo. - Nếu chưa phù hợp, yêu cầu CBTD chỉnh sửa lại. - Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết định
  2. c. Lãnh đạo ký duyệt: - Nếu đồng ý: Ký duyệt - Nếu chưa phù hợp: yêu cầu chỉnh sửa lại. - Nếu không đồng ý: Ghi rõ lý do Bước 3. Nạp thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ a. CBTD nhận lại chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho vay, nạp vào máy tính các thông tin dữ liệu của khoản vay theo Hợp đồng nhận nợ qua mạng máy tính của ngân hàng . b. CBTD chuyển những chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho các Phòng nghiệp vụ có liên quan như sau: - Chứng từ gốc chuyển Phòng kế toán: Hợp đồng tín dụng (nếu mới rút vốn lần đầu). Bảng kê rút vốn vay. Uỷ nhiệm chi. Chứng từ khác (nếu có). Phòng kế toán căn cứ vào chứng từ trên thực hiện hạch toán theo quy trình thanh toán trong nước và theo dõi nợ vay theo Bảng theo dõi nợ vay - Chứng từ chuyển Phòng nguồn vốn (nếu có): Đề nghị chuyển vốn đối với trường hợp khoản vay lớn có ảnh hưởng đến cơ chế điều hành vốn theo quy định của Chi nhánh Hợp đồng mua bán ngoại tệ đối với trường hợp khoản vay cần phải chuyển đổi ngoại tệ. - Chứng từ chuyển Phòng thanh toán quốc tế đối với trường hợp thanh toán với nước ngoài để mở L/C hoặc thanh toán tập trung. Hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn Chứng từ khác (nếu có). KIỂM TRA, GIÁM SÁT KHOẢN VAY Nguyên tắc: - NHNo & PTNT VN quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay. - Tuỳ theo độ an toàn của khoản vay trên tín nhiệm của người vay, mức độ kiểm tra có thể được thực hiện một hay nhiều lần.
  3. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát khoản vay được thực hiện bởi CBTD là - chính. Tuy nhiên cũng có thể được thực hiện bởi cán bộ thanh tra, kiểm tra nội bộ, cỏn bộ phũng chuyờn đề Ngân hàng cấp trên. A. Kiểm tra tỡnh hỡnh sử dụng vốn vay 1. Theo dõi khoản vay 1.1. Mở sổ sách theo dõi CBTD mở sổ theo dõi các thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng, Bảng theo dõi nợ vay, khai thác khi cần thiết hoặc lưu các sao kê điện toán theo nội dung: ngày tháng, năm giải ngân; số tiền giải ngân; lãi suất áp dụng; ngày tháng, năm thu nợ; số tiền thu nợ, lãi; dư nợ từng thời điểm; số tiền gia hạn nợ; thời gian gia hạn nợ; số tiền chuyển nợ quá hạn; thời hạn chuyển nợ quá hạn... 1.2. Khai thác phần mềm điện toán Ngoài cách mở sổ theo dõi khoản vay ở trên, CBTD thường xuyên sử dụng phần mềm điện toán để theo dõi quản lý khoản vay, nếu phát hiện số liệu hạch toán sai lệch với hồ sơ tín dụng phải báo cáo với TPTD phối hợp với các phòng có liên quan để xử lý. 2. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay Cách thức tiến hành: - Thu thập thông tin, chứng cứ liên quan đến việc sử dụng vốn vay của khách hàng. - Kiểm tra thực tế nơi sử dụng vốn. - Đối chiếu với mục đích vay ghi trong hợp đồng tín dụng 2.1. Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ - Kiểm tra trước, trong khi giải ngân - Kiểm tra sau khi giải ngân. Định kỳ hàng tháng, quý hoặc trường hợp đột xuất CBTD có thể cùng TPTD tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay của khách hàng
  4. thông qua: sổ sách hạch toán theo dõi của khách hàng; chứng từ, hoá đơn hạch toán (chi tiền mặt, chuyển khoản, chi khác...); chứng từ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng. 2.2. Kiểm tra tại hiện trường - Thị sát tiến độ thực hiện - Thị sát vật chất (vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị....) 2.3. Lập biên bản kiểm tra Sau khi kiểm tra, CBTD lập biên bản kiểm tra về mục đích sử dụng vốn của khách hàng và vật tư đảm bảo nợ vay Ngân hàng. Nếu khách hàng sử dụng sai mục đích hoặc phát sinh những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng, CBTD có báo cáo TPTD để trình lãnh đạo xem xét quyết định ngừng cho vay hoặc có biện pháp thu hồi nợ trước hạn... 3. Kiểm tra, phõn tớch hiệu quả vốn vay, theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tài chính và đảm bảo tín dụng của khách hàng Cách thức tiến hành: - Đánh giá tiến độ thực hiện phương án. - Đánh giá, phân tích hiệu quả tỡnh hỡnh tài chớnh Khi nhận được các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch của khách hàng, CBTD tiến hành: - Theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Theo dõi, phân tích tình hình tài chính. - Theo dõi, phân tích bảo đảm tín dụng. Nếu những yếu tố trên có biến động ảnh hưởng lớn tình hình trả nợ của khách hàng, CBTD có ý kiến báo cáo TPTD trình Giám đốc để cùng khách hàng tìm giải pháp khắc phục, ngừng cho vay hoặc tiến hành thu hồi nợ trước hạn. 4. Kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay
  5. Đối với TSBĐ (kể cả tài sản của người bảo lãnh thứ ba) là máy móc, thiết bị, nhà xưởng... CBTD phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển người sở hữu, người sử dụng, bảo quản; mục đích sử dụng có sự thay đổi? Tỡnh hỡnh khai thỏc cụng năng, hoa lợi? Những biến động về giá trị tài sản do tăng, giảm giá thị trường, do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản Đối với trường hợp khoản vay được bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba, CBTD phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu.
  6. QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TỪNG KHOẢN CHO VAY VÀ TOÀN BỘ DANH MỤC CHO VAY 1. Phân tích cơ cấu dư nợ Hàng thỏng, hàng quý, hàng năm, NHNo & PTNT VN sẽ đánh giá cấu phần danh mục cho vay bằng cách phân tích cơ cấu dư nợ hiện có: - Dư nợ theo ngành kinh tế - Dư nợ theo loại đối tượng vay vốn - Dư nợ theo vùng địa lý - Dư nợ theo sản phẩm – phương thức - Dư nợ theo quy mụ vốn vay - Dư nợ theo thời hạn cho vay 2. Quản lý danh mục Quản lý danh mục khoản vay là một phần cụng việc trong quản lý rủi ro tớn dụng. Thụng qua quản lý danh mục khoản vay, NHNo & PTNT VN có khả năng quản lý rủi ro và lợi nhuận mang lại trong hoạt động tín dụng. Các phương pháp quản lý danh mục cho vay: - Theo thời hạn cho vay, các khoản được chia thành: Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn - Theo ngành kinh tế, các khoản vay được chia thành: Ngành nụng nghiệp Ngành Thuỷ sản Ngành xõy dựng Ngành du lịch, thương mại Ngành cụng nghiệp Ngành khỏc - Theo loại hỡnh cho vay, cỏc khoản vay được chia thành: Cho vay hộ gia đỡnh, cỏ nhõn Cho vay Hợp tỏc xó - Theo vùng địa lý, các khoản vay được chia thành: Vựng trung du miền nỳi phớa Bắc
  7. Vùng đồng bằng sụng Hồng Vựng Khu IV cũ Vựng Tõy Nguyờn Vựng ven biển miền Trung Vùng Đông Nam Bộ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Theo quy mụ khoản vay: - Các khoản vay dưới 50 triệu đồng Các khoản vay trên 50 triệu đồng Theo sản phẩm, danh mục khoản vay được chia thành: - Cỏc khoản vay theo hạn mức tớn dụng Cỏc khoản vay nhận uỷ thỏc Cỏc khoản vay thấu chi Cỏc khoản vay thẻ tớn dụng Cỏc khoản vay khỏc Theo chất lượng các khoản vay, danh mục cho vay được chia thành: - Các khoản vay chưa đến hạn Các khoản vay quá hạn đến 180 ngày Các khoản vay qúa hạn từ 181 ngày đến 360 ngày Cỏc khoản vay trờn quỏ hạn 360 ngày Theo xếp hạng tớn dụng: - xem chi tiết tại Chương V “Hệ thống tính điểm tín dụng” Phõn loại khoản vay theo chất lượng là công cụ quản lý rủi ro tớn dụng chủ yếu của NHNo & PTNT VN, giỳp cụng tỏc quản lý và giỏm sỏt hoạt động tín dụng tốt nhất, giúp việc trích lập và sử dụng quỹ dự phũng kịp thời, hiệu quả nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2