Lympho B và lympho
lượt xem 24
download
Gọi là tế bào T vì trong quá trình biệt hoá để trưởng thành nó hoàn toàn phụ thuộc tuyến ức (Thymus) Bất đầu từ tế bào gốc, quá trình biệt hoá đã phân ra dòng lympho và từ đó tách ra 2 dòng nhỏ là Lympho T và lympho B. Đối với lympho T khi qua tuyến ức bị giữ lại phần lớn ở vùng vỏ tuyến ức (90-95%). Tại đây nhờ các hormon của tuyến ức chúng được biệt hoá trưởng thành rồi đi vào vùng tuỷ ức để tiếp tục chín. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lympho B và lympho
- Lympho B và lympho 1. NGUỒN GỐC TẾ BÀO LYMPHO T Gọi là tế bào T vì trong quá trình biệt hoá để trưởng thành nó hoàn toàn phụ thuộc tuyến ức (Thymus) Bất đầu từ tế bào gốc, quá trình biệt hoá đã phân ra dòng lympho và từ đó tách ra 2 dòng nhỏ là Lympho T và lympho B. Đối với lympho T khi qua tuyến ức bị giữ lại phần lớn ở vùng vỏ tuyến ức (90-95%). Tại đây nhờ các hormon của tuyến ức chúng được biệt hoá trưởng thành rồi đi vào vùng tuỷ ức để tiếp tục chín. 2. QUÁ TRÌNH BIỆT HOÁ Trong thời gian biệt hoá tại tuyến ức tế bào lympho T có khả năng nhận biết kháng nguyên và phân biệt kháng nguyên của mình (cái tôi) với cái lạ (không phải của tôi) thông qua sự chọn lọc để loại trừ, chính vì vậy một số lympho T sẽ bị chết nếu trong quá trình “huấn luyện” ở tuyến ức không đảm bảo chức năng trên. Sự xuất hiện các protein khác nhau trên bề mặt tế bào T được coi là sự xuất hiện các: “Dấu ấn" bề mặt của tế bào và dựa vào “Dấu ấn” này ta có thể xác định giai đoạn chín của lympho T.
- “Dấu ấn” được gọi là CD kèm theo số thứ tự phát hiện ra nó (cluster ofdyferen- ciation). CD cũng chính là kháng nguyên của tế bào mang nó và giúp ta phân biệt các nhóm T khác nhau như CD4, CD8, CD2, v.v. Kết quả quá trình biệt hoá tại tuyến ức chỉ còn tồn tại 2 dòng nhỏ là CD4 có khả năng nhận biết các phân tử MHC lớp II và CD8 có khả năng nhận biết phân tử MHC lớp I.. Hình 23: Quá trình biệt hoá của tế bào lympho T 3. CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO LYMPHO T 3.1. Nhận biết kháng nguyên của lympho T - Đối với kháng nguyên ngoại sinh. Tế bào đặc trách việc nhận biết kháng nguyên do MHC lớp II trình diện là lympho T có CD4 gọi theo chức năng đó là Th (Helper). Phân tử CD4 gắn đặc hiệu với phân tử MHC lớp II do đó Th có điều kiện tiếp cận với kháng nguyên do MHC lớp II trình diện trên bề mặt tế bào đại thực bào.
- Tế bào Th chỉ có duy nhất một vị trí trực tiếp nhận biết kháng nguy ên đó là thụ thể của tế bào T ký hiệu là TCR ( T Cell Receptor). Như vậy có thể nói rằng về cấu trúc thụ thể này phải tương tự như kháng thể thì mới có thể nhận biết đươc kháng nguyên . - Đối với kháng nguyên nội sinh: được các phân tử MHC lớp I của tế bào chủ đưa kháng nguyên ra bề mặt tế bào chủ (tế bào K) tế bào đặc trách nhận biết kháng nguyên loại này là lympho TcCD8 hoặc gọi theo chức năng là T gây độc ký hiệu Tc (Cytotoxicily) gọi là T gây độc vì sau khi nhận ra kháng nguyên nó diệt luôn tế bào chủ bằng độc tố tiết ra. Tc nhận biết kháng nguyên trực tiếp qua thụ thể TCR cũng như Th. Hình 24: Đại thực bào trình diện kháng nguyên cho lympho T
- - Các phân tử bám dính : Giúp cho sự liên kết giữa tế bào trình diện kháng nguyên với tế bào nhận biết kháng nguyên chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Ngoài những cặp kết dính như : + MHC(II) - CD4. + MHC(I) - CD8. + TCR với kháng nguyên. Ngoài ra còn rất nhiều phân tử kết dính đã được tìm ra như: kết dính liên tế bào (CAM-1) hoặc kháng nguyên chức năng của lympho bào (LFA-3). - Các cytokin: Chính là các hoạt chất do tế bào tiết ra nhằm tác động lên các tế bào lân cận. Có thể có các cytokin với các tên gọi khác nhau ví dụ leukin nếu do bạch cầu tiết ra, lymphokin do bạch cầu lympho tiết ra, monokin do bạ ch cầu mono tiết ra, Interleukin nếu do 1 bạch cầu tiết ra tác dụng lên một bạch cầu khác viết tắt (IL)... có thể nói cytokin có vai trò rất quan trọng trong quá trình Th và Tc nhận biết kháng nguyên, nó được coi như tín hiệu cần và đủ để các tế bào được hoạt hoá. Ví dụ: ThCD4 nhận biết kháng nguyên qua TCR để tiếp nhận Peptit kháng nguyên lạ trên MHC lớp II của đại thực bào trình diện được coi là tín hiệu thứ nhất. Còn hiện tượng đại thực bào tiết ra inteleukin-1 tác động lên Th là tín thứ 2 cần và đủ để Th trở nên hoạt hoá. 3.2. Chức năng điều hoà miễn dịch
- Do tế bào Th đảm nhận và chi phối toàn bộ hoạt động của các tế bào miễn dịch. Th có thể tiết ra Interleukin thích hợp: IL-2, IL- 4, IL- 6 giúp các tế bào hiệu ứng hoạt động đủ mức, sinh sản đủ mức để loại trừ kháng nguyên. 3.3. Chức năng kiểm soát miễn dịch Chức năng này do Ts là phân nhóm của TCD8 đảm nhận. Ts có dấu ấn bề mặt nh ư Tc. Ts còn gọi là T ức chế, có chức năng kìm hãm các phản ứng loại trừ kháng nguyên khi phản ứng quá mạnh. Đối với những dòng tế bào Th tự phản ứng với những kháng nguyên của bản thân thì Ts còn có tác dụng kìm hãm suốt đời những quần thể tế bào đó. Nhờ đó mà cơ thể không mắc bệnh tự miễn. 3.4. Chức năng loại trừ kháng nguyên Do tế bào Tc đảm nhận còn được gọi là T gây độc. Đối tượng chủ yếu để Tc chống lại chính là tế bào bản thân có mang kháng nguyên nội sinh (tế bào K, tế bào nhiễm virus) sau khi Tc nhận biết kháng nguyên trên MHC lớpI qua thụ thể TCR được Interleukin-2 tác động thì Tc trở nên hoạt hoá và tiết ra các độc tố gây độc tế bào đã trình diện kháng nguyên, đó chính là yếu tố hoại tử u (TNF-Tumor- necrosis-factor) . - Gây quá mẫn muộn: do TDTH đảm nhận (TDTH có dấu ấn CD4) cũng nhận biết kháng nguyên ngoại sinh do MHC lớp II giới thiệu. Dưới tác dụng của Interleukin- 2, TDTH được hoạt hoá sẽ sản xuất ra các lymphokin có tác dụng thu hút đại thực bào tới và chính đại thực bào loại trừ trực tiếp kháng nguyên. Các lympho kin chủ yếu là:
- Hình 25: Vai trò của Th trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể + MIF (Macrophage-Inhibition-Factor) yếu tố ức chế di chuyển đại thực bào, để đại thực bào tập trung nhiều ở ổ viêm. + MAF (Macrophage-Activation- Factor) yếu tố hoạt hoá đại thực bào làm tăng cường khả năng nuốt, tiêu kháng nguyên của đại thực bào. + Khả năng tiêu diệt tế bào mang kháng nguyên do tế bào K, NK đảm nhận. 2. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO 2.1. Đại thực bào trình diện kháng nguyên cho tế bào lymphoT
- Đại thực bào sau khi ăn và sử lý kháng nguyên sau đó trình diện nhóm quyết định kháng nguyên qua phân tử MHC (biểu lộ lên trên bề mặt tế bào) để lymphoT nhận diện, quá trình trên đòi hỏi tế bào lymphoT và đại thực bào cùng nhóm MHC (kháng nguyên hoà hợp mô). 2.2 Hoạt hoá tế bào lymphoT - Mẫn cảm lymphoT lần 1 (viêm không đặc hiệu) khi đưa kháng nguyên vào cơ thể tại chỗ tiêm hình thành vùng viêm tấy do có thâm nhiễm tế bào mono và lympho. Những tế bào này đến hạch và tăng sinh ở đó. Trên bề mặt tế bào lympho xuất hiện những Receptor đặc hiệu với nhóm quyết định của kháng nguyên để nhận diện kháng nguyên lạ và tiêu diệt. - Mẫn cảm lần sau (viêm đặc hiệu) Nếu kháng nguyên đặc hiệu vào lần sau, sau 10 giờ (tối đa 48-72 giờ) ổ viêm điển hình xuất hiện với đặc điểm: cứng, đỏ có thể có hoại tử, lở loét. Về tổ chức học có thâm nhiễm bạch cầu mono, tế bào của mô biểu bì, lymphoT. - Kết quả đáp ứng miễn dịch tế bào. + Gây hoạt hoá các tế bào có thẩm quyền miễn dịch. + Tăng sinh quần thể tế bào T. + Tập trung nhiều tế bào đến nơi có kháng nguyên gây viêm đặc hiệu, gây quá mẫn chậm. + Tạo ra các tế bào T để đáp ứng miễn dịch thứ phát.
- + Phát triển các tế bào lymphoT để tiêu diệt các tế bào đích + Tạo ra những Cytokin: MIF ; MAF; NIF; IFN; Interleukin1, 2, 3, 4, 5, 6. Hình 26: Đại thực bào trình diện kháng nguyên cho Th ( hình trái trên) và tế bào mang kháng nguyên nội sinh trình diện kháng nguyên cho Tc ( hình phải dưới)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lympho B và đáp ứng miễn dịch dịch thể
21 p | 205 | 26
-
Đại cương Bệnh bạch cầu Lympho mạn (Kỳ 1)
6 p | 180 | 15
-
Đánh giá hiệu quả điều trị u lympho lan tỏa tế bào B lớn tái phát hoặc kháng trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Truyền máu Huyết học thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 13 | 3
-
Đặc điểm kiểu hình miễn dịch và phân loại dưới nhóm trong lơ xê mi cấp dòng lympho B
5 p | 5 | 3
-
Xây dựng giá trị tham chiếu số lượng tế bào lympho T, lympho B và tế bào NK ở trẻ em dưới 5 tuổi
6 p | 39 | 3
-
Hematogones: Tế bào tiền thân dòng Lympho B lành tính dưới góc nhìn kỹ thuật Flow Cytometry
5 p | 16 | 3
-
Ca bệnh hiếm gặp về u Lympho ác tính không Hodgkin biểu hiện ở tim
4 p | 41 | 2
-
Nghiên cứu vai trò của 18FDG PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn bệnh u lympho không Hodgkin tế bào B
5 p | 4 | 2
-
Đánh giá bệnh tồn lưu tối thiểu bằng đếm tế bào dòng chảy ở trẻ bạch cầu cấp dòng lympho B sau điều trị tấn công và trước duy trì
7 p | 2 | 2
-
Khảo sát tái sắp xếp 11q23 trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho b tại Bệnh viện Truyền máu huyết học
5 p | 74 | 2
-
Giá trị của CD66C trong theo dõi tồn lưu tế bào ác tính trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng Lympho B
5 p | 55 | 2
-
Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho B ở trẻ em có đột biến chuyển đoạn t(1;19)
6 p | 17 | 2
-
Tổng quan hệ thống chi phí - hiệu quả của tisagenlecleucel trong điều trị bạch cầu cấp dòng lympho B không đáp ứng điều trị hoặc tái phát
9 p | 4 | 1
-
Tiếp cận chẩn đoán u lympho tế bào lớn dòng B và vai trò của Fish trong hỗ trợ chẩn đoán
17 p | 8 | 1
-
Đặc điểm các dấu ấn HBV ở bệnh nhân nhiễm HBV mắc u lympho tại Trung tâm Huyết học và Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai
5 p | 14 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch bệnh nhân u lympho không Hodgkin tại hạch
8 p | 2 | 0
-
Nhân một trường hợp: U lympho vùng rìa thể lách ảnh hưởng tủy xương kèm tăng protein đơn dòng IGM
11 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn