intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ma Bãi Điều

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thương em, anh cũng muốn qua Sợ cọp núi Lá, sợ ma Bãi Điều Người thứ nhất kể, rằng chính mắt ông ta trông thấy rõ ràng. Năm ấy, Pháp từ Ma-Rắc tấn công xuống, lúc tản cư không kịp chạy theo mọi người, gia đình ông phải ngủ tại Bãi Điều. Bốn bề là rừng hoang. Nửa đêm, ông ngồi dậy đốt điếu thuốc thì trông thấy họ. Ông sợ quá, nhưng im lặng chờ đợi, không dám đánh thức vợ con, nghĩ rằng sẽ sẽ gieo cho đàn bà và trẻ thơ nỗi hải hùng. Người thứ hai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ma Bãi Điều

  1. Ma Bãi Điều TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN HUIỀN ÂN Thương em, anh cũng muốn qua Sợ cọp núi Lá, sợ ma Bãi Điều Người thứ nhất kể, rằng chính mắt ông ta trông thấy rõ ràng. Năm ấy, Pháp từ Ma-Rắc tấn công xuống, lúc tản cư không kịp chạy theo mọi người, gia đình ông phải ngủ tại Bãi Điều. Bốn bề là rừng hoang. Nửa đêm, ông ngồi dậy đốt điếu thuốc thì trông thấy họ. Ông sợ quá, nhưng im lặng chờ đợi, không dám đánh thức vợ con, nghĩ rằng sẽ sẽ gieo cho đàn bà và trẻ thơ nỗi hải hùng. Người thứ hai quả quyết, không phải chỉ một mình ông, có một bạn nữa, cũng chính mắt trông thấy rõ ràng. Đó là đêm chuẩn bị đánh đồn Tuy Bình. Ông và bạn đi tiền thám cho đoàn dân công, giữa khuya dừng lại Bãi Điều, ban đầu cứ tưởng là trinh sát của quân Pháp. Cả hai người kể có những chi tiết giống nhau. Họ gồm bốn người, trong đó có một người trụi nhẵn, mặt mũi đen đủi như pho tượng đất và một cô gái. Họ lướt đi trên ngọn đế, nhẹ nhàng tan khuất. Hỏi thăm các bậc tuổi tác, được biết xưa kia Bãi Điều từng là pháp trường. Một số người nói Bãi Điều là nơi có nhiều cây điều hoang. Một số người nói điều là màu điều, màu đỏ, bãi điều là bãi máu, nơi đây đã ít nhất hai lần tắm máu, trong thớí sát Tả và khi cuộc Cần vương thất bại . Lại có tương truyền, thỉnh thoảng một đêm trăng khuya sắp lặn, oan hồn hiện lên và hai phe tiếp tục tương tàn. Đám người cụt đầu, không một tiếng kêu thét, hoa chân múa tay, đấm đá điên cuồng, đổ dồn vào nhau, ôm vật loạn đả. Vài cụ già bảo rằng ở Bãi Điều có loại lúa ma, không ai gieo mà mọc, đó là lúa cõi âm. Ngày xưa, tuy cùng mọc trên một mảnh đất, đám lúa rẽ làm hai theo một đường phân
  2. ranh chính giữa, một nửa ngả ngọn về đông, một nữa ngả ngọn về tây, y như ngọn cỏ trên các đỉnh phân sơn chia ranh hai nước viết trong cổ sử. Nhóm chúng tôi đến Bãi Điều tìm đất sống đã canh tác ngay nơi từng có đám lúa ma. Thật ra, phong cảnh ở đây chẳng có gì đặc biệt. Cũng rừng chồi, gò cỏ, trảng đế, vài giống chim thú nhỏ bé: con sóc, con thỏ, con bồ chao, con cút… khi lẩn, khi hiện, y như nhiều nơi khác. Nhưng bởi những lời đồn đại đã nghe, chúng tôi không dám đưa gia đình tới, chỉ dựng một gian trại nhỏ, ba túp chòi cao, ban đêm ba người đàn ông ở lại coi giữ. Việc cúng kính tuy thanh đạm nhưng cụ Bảy giữ rất đúng lễ. Đêm nào cũng hương khói, mồng một, rằm, ngày vía… có nồi chè, nải chuối, bát gạo, bát muối. Cụ Bảy không để một ai khấn vái sợ không đủ lòng thành. Cụ kể, hồi nào có một đám làm chay, cầu an đêm trước thì đêm sau lũ cô hồn báo mộng với chủ nhà rằng số lượng lương thực phát ra toàn là chìa khóa không thể ăn được. Chủ nhà lên chùa thưa và Hòa thượng hỏi lại mới biết nhà sư ngồi chẩn tế hôm ấy lúc vừa đăng đàn chợt nhớ là ông quên giao chìa khóa trước khi đi cúng, khi ngồi tụng kinh cũng như khi vung tay bố thí tâm trí ông cứ băn khoăn nghĩ đến chiếc chìa khóa, tăng chúng làm sao mở cửa nhà kho vào lấy gạo tương lo bữa ăn chiều. Ở Bãi Điều hơn nửa năm, chúng tôi không hề gặp ma quỷ. Khi tôi tỏ ý, những chuyện đã nghe chắc toàn bịa đặt, nhiều người bảo, bao nhiêu năm bom đạn vừa qua thần thánh cũng xiêu tán nói gì ma quỷ, còn cụ Bảy thì bảo, tấm lòng thành của cụ đã được chứng tri . Một đêm rằm chúng tôi cầu cơ. Theo lời cụ Bảy, đêm rằm, mười sáu, cầu dễ gặp tiên thánh dạo chơi, những đêm tối trời thường chỉ gặp yêu quái hiện lên đùa quấy. Chúng tôi thắp hết mấy tuần nhang, đọc đi đọc lại bao nhiêu lần bài chú, mới thấy cơ khẽ động đậy rồi chậm rái chạy thành câu xưng danh “Nho sinh Trần Văn Hoàn, quản nhiệm xứ Bãi Điều”. Chúng tôi mừng gặp được người mong gặp. Hỏi thăm, cơ chỉ trả lời ”Trong đêm ắt biết". Chúng tôi dẹp cất bàn cơ, ngồi lại hồi hộp đợi chờ. Một làn gió cũng đủ giật mình. Một vệt sáng trên lá cũng khiến phải chú mục. Cho đến lúc trăng lên giữa
  3. đỉnh trời, vẫn không thấy một bóng dáng nào hiển hiện, chúng tôi đứng dậy về chòi riêng, sợ ngồi xúm xít ở trại không nhìn khắp, heo nai sẽ về phá lúa . *** Năm đó, ông Từ Hàn lo việc xây dựng dinh cơ sơn phòng, giao cho ta nhiệm vụ liên hệ với nguồn Nam Bàn. Tại Củng Sơn, nơi trạm dừng chân thường lệ, ta biết một bạn gái tên là Diêu, mồ côi mẹ, cha là ông đồ lỡ vận. Cô Diêu có đức hạnh, học vấn và nhan sắc. Ngay lần đầu, nơi quán trọ nhìn thấy cô Diêu, nhà ở sát bên, trông nét mặt, nghe giọng nói, một mối tình cảm liền nảy ra, nhưng vì ta đang dấn mình vào quốc sự nên chưa dám nghĩ đến cuộc trăm năm. Tuy vậy, riêng lòng ta vẫn giấu kín một ước mơ, và chuyến đi nào, dù xuôi hay ngược, ta cũng tìm có cớ để nghỉ đêm tại Củng Sơn, để thấy rằng ta được gần cô Diêu. Có lẽ sự đồng thanh đồng khí đã tạo ra niềm cảm thông nên ta cứ đinh ninh và đoan chắc rằng cô Diêu cũng có một nỗi lòng như ta nhưng chưa có dịp cùng thổ lộ mà thôi. Một lần về đến Củng Sơn còn hơi sớm, có thể ráng đi tiếp đến trạm Phú Xuân, nhưng ngựa đã quá mệt và ta cũng muốn dừng lại. Vừa mới bước vào quán trọ, chưa kịp lau ráo mồ hôi, thì cô Diêu hớt hải tìm đến ta. Cô cho biết địa phương sắp đem mười người xử trảm, ghép họ vào tội theo tín ngưỡng tà đạo, bảo ta hãy đến xin hoãn việc hành quyết, đem giam hậu trình lên thượng cấp cứu xét. Cô Diêu nói rằng cô hiểu rõ họ. Dù theo tân giáo, họ là những người tốt. Chỉ vì bữa nọ, trong cuộc gặp tình cờ, một người kể lại chuyện hồi năm Ngọ ông ấy xuống tấn Cù Mông thăm bà con, vừa dịp có tàu thủy nước Hồng Mao ghé vào vẽ bản đồ, lại có một Linh mục người Pháp là Ma-Đô-Di giảng đạo, ông ấy đã được thấy người Tây dương, họ cao lơn hơn người Nam ta nhiều, tóc xoăn, mắt xanh, mũi lõ, nói năng líu lo không nghe ra được. Câu chuyện đến tai làng xã nên tai họa đổ xuống đầu cả đám. Không thông tư với ngoại quốc sao bàn việc tàu Hồng Mao dọ thám? Không miệt thị bổn quốc sao bảo người Phú-lãng-sa cao lớn, thông hiểu hơn người Nam? Tử hình. Đối với bọn tả nghịch cứ tiền trảm hậu tấu. Ta vốn giấu kín công việc nên dù cô Diêu trình bày mọi lẽ vẫn trả lời là một kẻ chán đời, đi ngao du, làm sao có đủ lời lẽ và uy tín để can thiệp . Cô Diêu nói:
  4. - Từ lâu tôi đã biết thầy là ai mà đóng vai một lãng nhân ôm bầu rượu túi thơ giữa cảnh nước mất nhà tan, nên lời khẩn cầu này tôi thưa với bào đệ của quan Từ Hàn, với vị sứ giả của Quân Thứ đi lại giữa Sơn Phòng và Nam Bàn. Ta giâït mình nghe trong giọng nói của cô Diêu gồm cả sự hiểu biết, sự thất vọng về ta, cùng là trách móc ta thiếu hẳn ý thức, nghĩa vụ, cộng thêm còn có ý cho ta là kẻ tàn nhẫn, vô lương tâm. Ta vội vàng cùng cô Diêu đến nơi thì muộn mất rồi, mười chiếc đầu đã rơi, máu đã chảy, tiếng gào khóc của thân nhân họ xé nát lòng ta. Ta thẫn thờ quay lại Củng Sơn, thấy không khí tang tóc bao trùm thôn xóm, nên không trở về quán trọ mà quay xuống Bến Đồn, lội qua sông Ba, một mình ngồi giữa bãi cát. Lặng đi trong trạng thái hôn mê, ta thấy dòng sông toàn máu đỏ ngầu, chung quanh ta rùng rợn tiếng kêu gào. Nhắm mắt lại để khỏi thấy dòng sông máu thì ta tháy đôi mắt cô Diêu u uất, đau thương. Ta cứ ngồi như thế, quên cả chiều xuống , đêm về, rồi mơ màng thấy có người đến bên ta, truyền hơi ấm sang ta. Đến khi có bàn tay lay vào vai ta đánh thức, ta mở mắt choàng dậy thì trăng đã lên cao, sáng vằng vặc, không phải chỉ có đôi mắt cô Diêu, mà chính cô Diêu, có điều cái nhìn hoàn toàn đổi khác, đầy vẻ dịu dàng, trìu mến, tha thứ. Chúng ta ngồi bên nhau trên bãi cát, từ chuyện chung đến chuyện riêng tỏ hết nỗi lòng cùng nhau, rồi chỉ núi chỉ sông, chỉ trăng chỉ sao mà thệ ước. Sau đó, khi sắp chia tay, lòng ta tràn đầy tin tưởng thì cô Diêu cố nén từng tiếng khóc âm thầm, bảo rằng linh cảm cô cho biết đây là giờ phút sinh li tử biệt. Ta an ủi cô rồi trở lại quán trọ lên ngựa lúc phương đông chưa kịp ửng một chút màu hồng. Về đến Vân Hòa, ông Từ Hàn cắt đặt cho ta ngay công việc mới: một chuyến đi nam. Vào Khánh Hòa gặp Phan Điểm, cháu của Khuyến nông sứ Phan Trung tìm hiểu tình thế, vào Ninh Thuận nhờ Trà Danh chuyển một phong thư cho Trà Quý Bình khuyến cáo chớ lầm mưu giặc, vào Bình Thuận gặp Nguyễn Văn Thạc học hỏi cách mở lập doanh điền mà cha anh là quan Ngự sử Nguyễn Văn Phương từng thực hiện thành công. Ông Từ Hàn viết thiếp dặn ta đến Vũng Lấm tìm nhà Hoa Kiều Ngô Kiêm Ký để ông này thu xếp cho ta xuống ghe bầu. Trên hành trình sóng nước, ta cảm nhận được sự bao la của trời biển và tuy nghĩ rằng cứ mỗi thời khắc trôi qua là ta và cô Diêu xa cách nhau thêm một bước
  5. đường, lòng vẫn thanh thản vui vì tình lý vẹn toàn. Ta vừa lo việc nước, vừa giúp sức bào huynh, lại đang có một bạn đời thấu hiểu. Ngày ta ra đi ở Vân Hòa là giữa thu năm Tuất, tiết xuân phân năm Hợi tại Phan Thiết ta được tin cuộc khởi nghĩa của cụ Tú đã bị dập tắt. Nguyến Văn Thạc không cho ta về quê, sợ nguy hiểm đến tính mạng, giữ lại đợi nghe ngóng tình hình. Ông Thạc với ông Từ Hàn là bạn kết nghĩa, ông coi ta như em, ta phải vâng lời. Năm sau là năm Tý, vào mùa gió nồm, nhân có người quen rủ ông Thạc ra Quy Nhơn, ta cùng đi với họ. Tại đây, ta gặp đoàn sĩ tử ra Thừa Thiên ứng thí, làm quen một người quê ở Phú Yên tên là Lê Đình Mạo. Anh ta cho biết, nguyên cha anh là Lê Đình Mại, làm Bang tá huyện Tuy Hòa, khi sĩ dân nổi lên đã cùng Tri huyện Đinh Duy Tân giữ vững huyện thành, được thăng hàm Tri huyện, rồi sau huyện thành thất thủ, bị hại. Năm Đồng Khánh thứ hai cha anh được truy tặng Hàn lâm viện thị giảng và cho con cháu tập ấm. Ấm Mạo muốn tiến thân bằng khoa cử vẻ vang hơn là chỉ dựa vào phúc lộc của thân sinh. Thấy anh ta nói năng khoan hòa, cử chỉ điềm đạm ta cũng mến, nhưng chỉ nói rằng mình là người Bình Thuận theo bầu bạn của ông anh ra chơi. Ngồi uống chén rượu với nhau, anh ta nói năm nay trường Bình Định hợp thi với Thừa Thiên vì bốn tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa chỉ có bốn trăm hai mươi thí sinh, Bình Thuận không có thí sinh nào. So với khoa trước, thí sinh không bằng nửa, nên số trúng cách cũng chước giảm. Lệ cũ, trường Bình Định lấy mười tám Cử nhân và năm mươi bốn Tú tài, khoa này chỉ lấy tám Cử nhân, hai mươi bốn Tú tài. Ấm Mạo cũng cho biết việc cụ Tú cùng nhiều người bị xử tử ngày hăm tám tháng giêng năm Hợi, trong số thọ hình có Ngô Kiêm Ký, Hoa kiều này đã mua súng đạn cung cấp cho cụ Tú. Nghe đâu cụ Tú bị những người dân miền núi ở Trà Kê bắt nộp. Tất cả các cơ sở đều bị phá tan. Thế là hết! Ngày ta ra đi trong cái vui chung có cái vui riêng, thì giờ đây trong nỗi buồn chung có cái buồn riêng. Ngô Kiêm Ký bị giết thì ông Từ Hàn không thể sống còn. Và cô Diêu hiện nay ra sao? Ta nóng lòng mà không biết hỏi thăm ai. Bọn ta đang nói chuyện thì có một người đội nón mê, mặt áo vạt hò vá quàng đã sờn, thắt dây lưng đỏ bước vào. Bọn trẻ con xúm lại, reo lên: ”Ông Ba Điên , ông Ba Điên“. Ông
  6. Ba Điên phùng má , trợn mắt dọa lũ trẻ rồi đến trước mặt Ấm Mạo: ”Chào quan lớn” và đến chào ta: “Chào sĩ phu“. Ấm Mạo lộ vẻ bằng lòng cười tủm tỉm, có lẽ anh ta nghĩ rằng đây là cái điềm báo trước cho khoa và hoạn. Chào xong, ông Ba Điên rút một cành tre cài nơi thắt lưng đưa cho ta: ”Tặng ngài thanh gươm “. Ta nói: ”Tôi không đủ sức cầm gươm “ Ông Ba Điên để cành tre xuống bàn, rút chiếc lông nhím nửa đen nửa trắng giắt lên mép tai:” Tặng ngài ngọn bút“. Ta nói: ”Tôi không có tài cầm bút “. Ông Ba Điên để chiếc lông nhím xuống cạnh cành tre. Ấm Mạo hỏi: ”Sao ông không tặng tôi mà tặng bạn tôi ?”. Ông Ba Điên nói ”Ngài là vị quan triều. Gươm và bút là vật sở cầu của các sĩ phu. Tiếc thay sĩ phu không nhận!” Đoạn ông lùi lại, chỉ trời chỉ đất, cất tiếng hát: - Núi cũng vô tình, sông cũng vô tình! Núi sông như có biết , còn sao dung mãi giống hôi tanh. Ông cầm cành tre và lông nhím bẻ gãy, hát tiếp: - Gươm cũng không linh, bút cũng không linh! Bút gươm như có sức, loài gian lũ nịnh đã tan tành!. Ông Ba Điên bước ra sân, cao giọng: - Trước ta đó, ai là người trí thức? Sau ta đây , ai là bậc tài danh? Bây giờ lũ trẻ lại vây quanh, ồn lên, ta chỉ còn nghe loáng thoáng, xa dần: - Thì ta cũng… thay hồn Lý Bạch, đổi lốt Lưu Linh: Một lúc sau, ta gặp lại ông Ba Điên giữa đường. Ông chặn bước ta đọc bài vè: - Mang hồn Lý Bạch Đội lốt Lưu Linh Ta lội xuống sình Mò cua bắt ốc Mười năm tịnh cốc Ăn nửa củ riềng
  7. Trăm họ gông xiềng Hỡi người sĩ tử Ông Nghè, ông Cử Thừa giấy vẽ voi Lớn c…dài vòi Là ông voi đực Ta buồn bã xuống ghe nói chuyện với ông Thạc rằng ta cần phải về Phú Yên, đi Vân Hòa, Củng Sơn hỏi rõ tin tức. Ông Thạc nhất định không nghe, ông bảo, cứ như lời Ấm Mạo, cụ Tú bị bắt bởi những người dân miền núi Trà Kê, như vậy cụ bị bắt trên đường rút về Nam Bàn, các căn cứ do những bạn thân tín của ông Từ Hàn, tất nhiên bào huynh ta cũng bị bắt cùng một lúc. Dân ở Vân Hoà, Củng Sơn, Trà Kê có người biết ta, về đó là về nhận lấy cái chết. Ông cậy một người trong đám thủy thủ theo đường bộ đi hỏi thăm tin tức giúp ta trước khi ghe trở lại Bình Thuận. Tháng sau, người đi hỏi thăm tin về đến nơi. Những lời anh ta biết còn sơ lược hơn cả lời Ấm Mạo, rút lại trong một câu vắn tắt: ”Tất cả các thủ lãnh đều bị giết. Còn cái cô Diêu ấy hỏi thăm không ra”. Thấy ta lo lắng ảo não, ông Thạc đưa ta xuống Mũi Né viếng chùa Triêu Sơn, do chú ông ta trụ trì. Hòa thượng mến tính, thương cảnh, lưu ta lại chùa. Bây giờ, tuy không xuống tóc quy y, ta ngày ngày mặc nâu sồng và ăn trường trai, giúp Hòa thượng săn sóc vườn chùa, cùng ngài đàm đạo, theo học văn chương và Phật pháp. Ta ở Triêu Sơn, cứ mỗi tinh mơ ra trước cổng tam quan nhìn mặt trời mọc. Aùnh nắng ban mai từ những ngọn sóng bạc hắt lên đỉnh núi làm cho cả ngôi chùa rực rỡ như dát đồng. Buổi chiều, mặt trời lặn sau lưng chùa, cây cối um tùm làm cho chùa tối trước biển. Sự êm ả của cuộc sống khiến tâm hồn ta như trì độn, bao lần định về quê theo tiếng gọi của tình nghĩa và yêu đương nhưng không thoát khỏi lời chuông ngân trói buộc. Ta hẹn rày hẹn mai, thoáng chốc đã bảy năm .
  8. Một dịp tết, thấy đông người đến chùa xin xăm, ta cũng xin một lá. Xăm ứng với bài thơ tứ tuyệt chép trong tập giấy bản đặt sau lưng tượng Phật, ba câu đầu không có gì đáng nói, Hòa thượng và ta lưu tâm vào câu cuối: “Nhất dạ Điều Châu ngộ cố nhân “. Một đêm, nơi Điều Châu gặp người cũ. Điều Châu ở đâu? Hòa thượng moi trí nhớ lại hồi ngài tu học trong nam, hình như ở Hà Tiên có một ngôi chùa tên là Điều Châu. Ngài đồng ý với ta có lẽ cô Diêu đang ở đó. Giả thuyết được đặt ra là: Khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, cô Diêu muốn biết tin ta, tìm đến ông Từ Hàn, ông gởi cô cho gia đình Ngô Kiêm Ký nhờ giúp cô vào nam theo hành trình ta đã đi. Tổ tiên của Ngô Kiêm Ký hẳn thuộc nhóm lưu dân do Mạc Cửu đưa sang Hà Tiên, nên khi ông bị hại gia đình chạy vào đó, rồi cô Diêu nương náu ở chùa Điều Châu. Suy luận như thế cho là xác đáng, ta xin phép Hòa thượng khăn gói vào nam. Tìm khắp Hà Tiên và quanh vùng không có ngôi chùa nào tên là Điều Châu, ta đành quay trở ra, vừa đi vừa hỏi thăm, ở đâu có chùa chiền là ghé lại dò la. Dân tình trong Nam rất tự nhiên, rộng rãi, mỗi lần dừng lại ta chỉ cần viết một câu đối, đề một bài châm cũng kiếm đủ lộ phí, nhiều khi được đãi đằng trà rượu. Ai cũng cảm cảnh ta đi mò gươm dưới đáy mạn thuyền . Đến Vĩnh Long, biết bao nỗi vui mừng nghe nói có chùa Điều Châu. Và ta tìm được một ngôi chùa nhỏ nơi hẻo lánh, mái tranh, vách đất, ba chữ “Điều Châu tự “ nét đục nguệch ngoạc trên tảng đá, trong chùa chỉ có một vị sư già, ít khi có đạo hữu tới lui. Ta ở với sư cụ Điều Châu, sống bằng hoa quả trong vườn, năm ba ngày mới có bữa cháo, có ngày chỉ ăn toàn hoa dâm bụt. Ba năm ròng như thế, cũng nhiều lần ta đi quanh vùng thăm hỏi, tin tức cố nhân vẫn biền biệt bóng chim, tăm cá. Sư cụ đem cái giả thuyết của ta ra xét lại. Có lẽ tổ tiên của Ngô Kiêm Ký không thuộc nhóm Mạc Cửu. Hoa kiều vùng Phú Yên phần lớn là dân Hải Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu. Biết đâu khi Ngô Kiêm Ký bị sát hại gia đình này chạy về Tàu có cả cô Diêu được ông Từ Hàn gởi gắm. Điều Châu là một ngôi chùa bên Tàu chăng? Không còn hy vọng gì nữa, ta nhất quyết trở về Phú Yên, cho dù có bị thọ hình. Tại sao ta lại tiếc mạng sống, lẩn lút phương xa trong khi thủ lĩnh, bào huynh đã chết, và người
  9. bạn gái thương yêu không biết ra sao? Ghé lại Phan Thiết thì Hòa thượng Triêu Sơn và ông Thạc cũng không bàn cản gì nữa. Ông Thạc chu cấp thêm tiền bạc và mong ta thượng lộ bình an . Năm đó là năm Kỷ Hợi, Thành Thái thứ mười một, ghe cập bến Tiên Châu, ta ra Long Bình, tỉnh thành mới từ Long Uyên dời đến đây. May mắn, ta gặp lại Lê Đình Mạo, được biết nhiều điều. Năm ta gặp lần trước, Mạo hỏng ngay trường nhì, khoa sau mới đậu Tú tài, bổ làm Thừa phái, nay được thăng Lại mục huyện Sơn Hòa mới được thành lập gồm bốn tổng Sơn Bình, Sơn Xuân, Sơn Tường, Sơn Lạc. Củng Sơn thuộc tổng Sơn Bình. Vân Hòa nằm trong tổng Sơn Xuân. Mạo đang sửa soạn đáo nhậm phương vị mới, Ở đó, nha dịch còn thiếu, muốn trình với quan Huyện xin cho ta một chân vị nhập lưu. Ta trả lời là xin theo lên chơi, năm mười ngày, nửa tháng, còn có giúp việc được cho huyện đường hay không thì hậu tính. Ý ta muón cùng đi với ông Lại mục cho được dễ dàng . Trong câu chuyện ta lần dò tìm hiểu việc cũ. Lại Mạo cho biết tại Củng Sơn có một vụ hành quyết mười người, trong đó có một người đàn bà tên Phan Thị Diêu, một Hoa kiều tên Ngô Lưu Nhân và một ngưòi Chăm là Y Chê. Nghe đến đó ta bỗng rụng rời! Nhất dạ Điều Châu ngộ cố nhân? Lời xăm hoàn toàn sai. Cứ như cung từ do huyện trình về Lại Mao được xem khi giúp việc quan Aùn sát thì số mười người ấy bị khép tội theo Cần vương phản nghịch. Phan Thị Diêu chứa chấp đồng bọn, còn Y Chê bảo vệ một thân tín của Tú Phương khi trốn chạy. Y Chê dùng ná bắn chết hai lính Đàng Trong cho người kia tục danh thầy Sáu thóat được. Y Chê khai: ”Thương thầy Sáu có cái bụng ăn ở ngon lành sợ quan trên cắt cổ nó, nên dẫn nó trốn“. Thầy Sáu chính là ông Từ Hàn, bào huynh của ta. Té ra cuộc tẩu nạn của họ trái với điều ta hằng phỏng đoán. Ông Từ Hàn đã đưa Ngô Lưu Nhân chạy lên mạn ngược và lý do nào họ đã trú ở nhà cô Diêu? Cái câu sinh li tử biệt mà cô Diêu nói giữa bãi cát sông Ba thật linh ứng . Đến Củng Sơn hỏi thêm ta mới vỡ lẽ. Nơi pháp trường cũ giờ mang tên Bãi Điều. Ta chợt hiểu, Điều Châu không phái là một ngôi chùa, một làng xóm nào ở xa xôi để phải bao năm lăn lội. Điều Châu chính là Bãi Điều, nơi cô Diêu bị hành quyết .
  10. Một đêm Bãi Điều. Làm sao ta gặp được cố nhân khi dương âm cách trở? Không! Cho dù dương âm cách trở, nhưng lời thề chung thủy đâu đó có nhạt phai khi trăng sao còn đó, sông Ba, núi Lá còn đó, nhất định ta phải gặp nhau. Buổi tối, ta ra Bãi Điều. Trăng thượng tuần mờ nhạt, rừng núi lặng im nhưng ta không hề sợ sệt vì lòng mong ngóng cuộc hội ngộ mãnh liệt quá. Ta ngồi nhìn ra chòm gò nhỏ chờ đợi, có cảm tưởng là chờ đợi cái chết. Chẳng mấy chốc, trăng vừa gác núi thì bỗng thấy xuất hiện những hình bóng. Ta run lên, nhưng cố trấn tĩnh. Ta đếm rõ ràng, mười bóng ma không đầu dàn một hàng ngang. Lại xuất hiện bảy hình bóng nữa, dàn hàng đối diện. Rồi hai bóng ma nữa. Mười chín con ma cụt đầu. Hai con ma đứng riêng ra, còn tất cả a vào nhau, quay cuồng, đấm đá. Ngã xuống, lại đứng lên, buông ra, rồi xáp lại, không gây một tiếng động. Rừng núi cũng im lặng đến ghê rợn, không một hơi gió cho lá cây khẽ động, không một tiếng dế, tiếng trùng. Hai bóng ma xuất hiện sau vẫn đứng ngoài cuộc, một thì đi đi lại lại, giơ hai tay lên trời dáng vẻ bực tức, một thì chống nạnh đứng yên. Hồi lâu, bóng ma đứng yên xông vào giữa đám đông, xô đẩy cho giạt ra hai phe. Bóng ma này vạm vỡ, chỉ đóng cái khố trắng chứ không mặc đầy đủ áo quần như số kia, có sức mạnh kỳ lạ, một mình dẹp yên tất cả. Rồi những bóng ma cùng nhau vụt biến mất. Chứng kiến toàn cuộc, ta cũng hiểu thế nào là thế nào, đầu óc mụ hẳn chẳng suy đoán được gì, cũng chẳng nghĩ đến việc đứng dậy bước đi hay ít nhất thay đổi thế ngồi. Ta thiếp dần. Và khuôn mặt người xưa hiện rõ. … Vậy là anh đã trở về để ta lại gặp nhau. Nỗi lo sợ của em sau lời thề ước đã không tránh khỏi. Nhưng tình yêu đã thắng để chúng ta trùng phùng sau mười bốn năm xa cách cho dẫu u minh hai cõi. Ngày ấy, anh đi rồi, thầy em quá vãng để chỉ còn lại một mình em trên cõi đời. Thế rồi em bị bắt và nhận một trong mười bản án tử hình. Em không biết rõ hành đôïng của những người kia, càng không biết rõ tung tích Ngô Lưu Nhân và Y Chê nhưng em vô cùng kính phục họ. Ngô Lưu Nhân là kiều dân, con nhà giàu có, anh ta có thể hợp tác với quân Tây Dương, với bè đảng tân triều trục lợi, thế mà cả hai cha con đã chết không toàn thây cho đại nghĩa của dân mình. Y Chê là người miền núi, chỉ biết rẫy rừng, câu nói
  11. chưa thông, làm gì mong nhìn mặt chữ, song gan góc có thừa, bọn chúng phải bắn gãy chân mới bắt được anh ta. Phần em, khi lấy khẩu cung tên cai của đám lính Phủ Lộc đã buông lời hoa nguyệt hứa hẹn xin cho em tại ngoại hầu tra và sẽ lo cho trắng án. Nghe những lời lẽ ấy, em đã vói lấy chiếc nghiên đầy mực ném vào mặt hắn để cho sắc diện cùng màu với dòng máu trong tim hắn. Bởi vậy, để làm hoen ố tên em, hắn đã ghép thêm cho em tội dùng nhan sắc quyến rũ và tư tình với cả Ngô Lưu Nhân và Y Chê. Bảy người được thân nhân nhận xác về chôn, còn ba người không có họ hàng thân thuộc xác bị vứt xuống lòng kh . Đầu của Y Chê chúng đem bêu trên buôn để khủng bố tinh thần dân Thượng. Đầu của em và Ngô Lưu Nhân chúng quăng vào hốc đá. Lòng thù hận vô lý do ngoại bang gieo rắc đã khiến cho máu những nạn nhân người Việt không chịu hòa vào nhau. Và tuy đã được thân nhân chôn cất đầy đủ thi thể, đêm đêm họ lại trở về đây, trong hình dạng những con ma cụt đầu để không có mắt nhìn nhau, không có miệng có tai để nói và nghe những lời phải trái. Họ dàn thành hai phe, xông vào nhau diễn tiếp tấn trò cốt nhục tương tàn. Thật là đau đớn. Những con ma cụt đầu, chân tay không có ý thức đúng đắn sai khiến, cứ như thế lăn xả tới, lặng im đấm đá, giằng xé, xô vật. Ba người nằm lại đây thì chính thị là ma cụt đầu vì thi hài không được chắp lại đầy đủ mai táng. Là đàn bà, em không biết làm gì hơn, đành nát lòng để họ đánh nhau. Ngô Lưu Nhân từ nhỏ quen cầm ngọn bút lông, trói gà không chặt, chỉ biết dậm chân, giơ tay như than thở với đất trời. Y Chê thì sức khỏe có đó, nhưng một mình đâu địch nổi, thường anh ta chờ cho họ thấm mệt mới can giạt ra. Lúc nãy, em không xuất hiện, vì không muốn anh nhìn thấy em cũng là mọt con ma cụt đầu. Thương em, anh hãy lượm nắm xương tàn trong hốc đá lòng khe sắp xếp lại cùng một chỗ. Có vậy, dù âm dương đôi ngả anh mới thấy trọn vẹn hình ảnh em như mười bốn năm xưa. Cũng xin anh sắp cho Ngô Lưu Nhân. Chỉ tội nghiệp Y Chê, không biết phần thủ cấp của anh ta bị vứt bỏ nơi nào… Ta đã làm đúng theo lời dặn của người tình. Nửa ngày mày mò theo lòng man khê khô cạn ta đã tìm thấy ba bộ hài cốt và hai khối xương đầu. Một phần suy luận phán đoán, một phần do linh cảm chỉ dẫn, ta đã ghép lại của ai cho người nấy. Và khi nâng niu mấy
  12. mảnh xương sọ của người tình ta có được quyết định tương lai cho cuộc đời mình. Với Y Chê, ta nặn cho anh ta một chiếc đầu bằng đất sét, dẫu vụng về thô kệch, ít ra anh ta cũng có đủ hình hài. Đêm ấy, ta ngồi lại Bãi Điều chờ trăng lặn. Lần này thì cô Diêu xuất hiện trước hết, rồi Ngô Lưu Nhân và Y Chê cùng đến, vóc dáng nguyên vẹn. Mười con ma cụt đầu liền có mặt, họ đứng sững, vụt biến, rồi trở lại thành mười con ma có đầu. Bảy con ma kia đến sau, cũng vụt biến, về lấy thêm đầu. Bây giờ thì họ như gầm lên, xỉ vả nhau. Phe nào cũng cố chứng minh rằng mình không có tội gì, chính bên kia mới là những kẻ ác tâm . Phải cố gắng lắm Y Chê mới dùng sức mạnh, buộc họ diện đối diện để nghe cô Diêu phân giải rằng cứ đánh nhau mãi thật là vô lý. Tất cả đều chết vì tai trời nạn nước, chết vì sai lầm của những kẻ đức thấp tài hèn mà lãnh quyền cao chức trọng giữa buổi non sông nghiêng ngửa. Tại sao chúng ta lại nối tiếp sự ngu xuẩn của họ, hận thù nhau. Tại sao chúng ta không biết thương nhau, tuy cảnh ngộ có khác, đã chịu chung sự bi đát . Ngô Lưu Nhân lấy chính trường hợp của anh ta ra cho tất cả xem xét. Anh ta có căm hận thù ghét chi với những người tử đạo năm Tuất không? Không. Anh vẫn coi họ là bạn như những người hy sinh một lượt với anh. Anh nói về Y Chê, kẻ xấu số nhất trong những kẻ xấu số ở Bãi Điều. Khi phải trái đã được rạch ròi, mười bảy con ma ôm nhau, ôm Ngô Lưu Nhân và Y Chê rưng rức khóc than kể lể. Ta nghĩ rằng quả là một lũ ma điên, một lũ ma chưa tìm được sự giải thoát. Khóc than xong, họ đồng loạt biến đi. Y Chê gục gặc cái đầu đất sét, Ngô Lưu Nhân nói mấy lời cảm tạ ta, cùng tan theo gió thoảng. Còn lại hai người. Cô Diêu ôm lấy ta mà thổn thức. Cơ thể người tình lạnh ngắt khí âm. Bây giờ sự sống đối với ta hoàn toàn vô nghĩa. Ơn nước chưa đền, song ta không phải là người có thể đứng ra hiệu triệu đồng bào gây lại đại cuộc. Giữ lấy sự sống, tệ hơn nữa, kiếm chút bổng thừa nhục nhã, sao dám ngẩng đầu khi nghĩ đến người tình và những bạn dị chủng mới quen? Ta ngược lên nguồn Nam Bàn, tìm người tù trưởng. Ông ta đã qua đời, còn người con trai kế nghiệp. Ngồi trao cần uống rượu với anh ta, ta phải nói dối, rằng hiện ta đang còn trong mưu đồ đánh Tây, đang lo một công việc lớn, chín mươi chín phần chết, may ra có một phần sống, cần xin anh viên thuốc phòng thân. Anh suy nghĩ lung lắm mới đưa cho ta viên thuốc bằng ngón tay út. Đó là loại độc dược cực mạnh, chế
  13. theo lối bí truyền, vạn bất đắc dĩ mới dùng. Ta gói viên thuốc cất vào túi áo trên. Khi từ biệt nhau, người bạn chơn chất của núi rừng đã khóc . Trở lại Bãi Điều, ta lựa một chỗ thuận tiện trên đầu ngọn man khê, ngồi xuống, trong tư thế nhàn dật, nuốt viên thuốc và mở cánh tay ra như choàng trên chiếc ghế tựa đặt một bên, chờ đợi. Cô Diêu hiện lên ngả vai trong vòng tay ta khi ta vừa tắt thở. Ta đã chết. Song từ đó ta sống mãi tới giờ, lấy Bãi Điều làm quê hương, có một người tình chung thủy và hai người bạn chân thành. Làm một hồn ma, ta vẫn để lòng, để mắt theo dõi bao nhiêu biến thiên của đất nước. Dân mình còn nghèo quá! Và đã hết lòng thương mến nhau chưa? Ta đã nói hết tâm sự với anh. Ta với anh cùng một họ. Cứ về xem lại thì rõ. Trời sắp sáng đằng kia… Theo bàn tay ông chỉ, tôi nhìn ra phương đông, vừa quay lại thì người đối diện không còn. Ngọn đèn treo trên vách chòi hết dầu tắt tự lúc nào. Tôi đã gặp ma Bãi Điều? Ông Quản nhiệm xứ này vừa ở đây chăng? Hay chỉ là một ảo tưởng vì bị ám ảnh? Có ma hay không có ma, tôi không giải thích được. Một con người sinh ra chỉ sống một thời gian ngắn ngủi rồi chết, là hết cả hay sao? Sau khi chết, linh hồn ta, cái tinh anh của ta đi về đâu? Tồn tại ở một cõi khác hay tan mất, và tan vào nơi nào? Tôi đem những câu hỏi ấy hỏi cụ Bảy. Cụ không trả lời. Tay cầm mấy nén hươn , tay cầm rựa phát cây vạch cỏ, cụ im lặng dẫn lối, tôi và người bạn im lặng theo sau. Tới đầu dòng khe cạn, cụ Bảy thắp hương khấn vái. Qua làn khói mỏng, cụ cung kính trỏ, tôi nhìn thấy lờ mờ hai người. Người đàn ông tựa lưng vào phiến đá, vòng tay khoác lên vai người đàn bà. Khói hương tan, hình ảnh ấy cũng tan. Chúng tôi cùng đào bới, chẳng bao lâu thấy lộ lên những đốt xương của một cánh tay, trắng như ngà, rắn chắc đến độ tưởng như gõ vào nhau sẽ vang lên những âm thanh trong trẻo như kim khí. Cụ Bảy nói sở dĩ cánh tay của ông Hoàn còn lại vì bà Diêu đã tựa lên đó. Hương tình đã thấm sâu vào tận tủy xương, biến thành một thứ thạch cốt đến ngàn năm cũng không hòa kết vào đất bụi.
  14. Một dịp về nhà tôi đã mở gia phả ra tra lại. Ở đời thứ tư, có một người là “Xuân Vinh Quân thứ Từu hàn”. Dưới tên ông Trần Văn Hoàn thì ghi : “Thất tung từ tiết trọng thu năm Bính Tuấ, niên hiệu Hàm Nghi thứ ba”. Tôi ngạc nhiên? Sao lại có niên hiệu Hàm Nghi thứ ba? Vua Hàm Nghi đã xuất bôn, nhưng người chép gia phả vẫn theo lịch Hàm Nghi, không chịu dùng niên hiệu Đồng Khánh. Câu chuyện tôi thuật trên đây là có thật trăm phần trăm. Bạn nào ngờ vực, xin mở chồng sách cũ đối chiếu. Một số nhân vật đã được chép tên họ rõ ràng trong sách sử. Còn những nhân vật khác, thì dịp nào đó, bạn hãy tìm lên Bãi Điều giữa đêm khuya thanh vắng ngồi nơi khoảnh gò nhỏ chờ đợi. Bạn sẽ được gặp họ, cả thảy bốn người …
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2