Mạch Chẩn
lượt xem 15
download
Xem mạch để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh. - Mạch là 1 thực thể của âm dương là gợn sóng của khí huyết. - Muốn chẩn mạch, phải dùng trực giác và lý trí phối hợp để nhận định thể và trạng của mạch. - Thể và trạng của mạch gồm : a) Vị trí : nông sâu
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mạch Chẩn
- Mạch Chẩn (Phần 1) I. ĐẠI CƯƠNG: - Xem mạch để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh. - Mạch là 1 thực thể của âm dương là gợn sóng của khí huyết. - Muốn chẩn mạch, phải dùng trực giác và lý trí phối hợp để nhận định thể và trạng của mạch. - Thể và trạng của mạch gồm : a) Vị trí : nông sâu b) Cường độ : mạnh yếu. c) Tốc độ : Nhanh chậm. d) Nhịp độ : đều và không đều.
- e) Thể tích : lớn nhỏ. f) Hình thái : tròn dẹp. 2.- Nơi Xem Mạch Tại động mạch quay ở tay, động mạch ở đùi, động mạch chày sau, động mạch mu chân, động mạch Thái dương nhưng vị trí thường dùng nhất là động mạch tay quay, ở Thốn khẩu. Mạch được chia làm 3 bộ : Thốn - Quan - Xích. Độ dài từ ngấn khớp cánh tay đến bộ "Quan" là 1 Xích tức là 1 thước ta. Độ dài từ bộ "Quan" đến ngấn ngoài cổ tay là 1 Thốn, tức 1 tấc ta. Bộ Quan tương đương với mỏm chẩm xương trụ kéo ngang, bộ Thốn ở trên và bộ Xích ở dưới bộ Quan. Mạch được chia ra như sau : BỘ TAY PHẢI (KHÍ) TAY TRÁI MẠCH (HUYẾT)
- THỐN Tiểu Phế - Đại trường Tâm - trường Can - Đởm Tỳ - V ị QUAN Thận âm - Bàng Thận dương (Mệnh môn) - XÍCH quang Tam tiêu - Cách Xem Mạch Để người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, người bệnh để ngửa cổ tay và bàn tay, thầy thuốc dùng 3 ngón tay đặt vào 3 bộ vị : Thốn, Quan, Xích. Đầu ngón tay giữa đặt lên trên động mạch tay quay ở cổ tay người bệnh, tại vị trí phía trong lồi xương quay, đó là bộ Quan, đặt tiếp lên động mạch quay 2 đầu ngón tay kề ngay bên ngón giữa. 1 đầu ngón tay tại vị trí ở ngay trên bộ Quan nhìn về phía lòng bàn tay gọi là bộ Thốn, ngón tay khác đặt tại vị trí ở bên dưới bộ Quan, nhìn về phía khuỷ tay, gọi là bộ Xích. Ở trẻ nhỏ dưới 7-8 tuổi, chỉ cần dùng 1 ngón tay, đè lên động mạch của 3 bộ mạch rồi lăn qua, lăn lại để xem mạch cũng được.
- Tay phải của thầy thuốc thì xem tay trái người bệnh và ngược lại, tay trái thầy thuốc xem tay phải người bệnh. Tùy theo hình thể người bệnh mà đặt các ngón tay vào các bộ vị cho thích hợp : người cao, béo đặt các ngón tay khít vào nhau. Nơi người ốm, lùn, các ngón tay thầy thuốc đặt thưa. Sau đó, ấn nhẹ, ấn trung bình hoặc ấn mạnh để tìm hiểu sự rối loạn bệnh lý, biểu hiện qua mạch mà chẩn đoán. Người bệnh nên nghỉ ngơi 10-15 phút trước khi xem mạch, nằm hay ngồi thoải mái, xem mạch vào buổi sáng sớm, lúc mạch chưa bị thay đổi thì tốt nhất, tuy nhiên không nên câu nệ, tiện lúc nào, xem lúc đó cũng được. Xem mạch có 2 loại : xem chung cả 3 bộ (tổng khám), để nhận định tình hình chung (thường được dùng nhất) và xem riêng từng bộ phận (đơn khám) để đánh giá riêng từng cơ quan tạng phủ). 4.- Xem Mạch Nam Tả Nữ Hữu Theo cách phân chia âm, dương, bên trái, ngư ời nam thuộc dương, bên phải người nữ, thuộc âm. Vì thế nam nên xem bên trái trước còn nữ nên xem bên phải trước và trái sau.
- Xem mạch người nam, tay trái, mạch ở tay phải mạnh hơn trái là dương nhiều hơn âm, là thuận. Ngược lại, tay phải mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương, không thuận tức là người nam đó bị dương suy âm thịnh. Xem mạch người nữ, tay phải mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương, là thuận. Ngược lại, tay trái mạnh hơn tay phải là dương nhiều hơn âm, không thuận, tức là người nữ đó bị âm suy, dương thịnh. Như vậy, việc xem Nam tả Nữ hữu, chủ yếu chỉ để xem âm dương thuận hay nghịch đối với người đó, chứ không nhất thiết phải theo đúng quy củ, mà tiện như thế nào, thì xem thế ấy. Điều chủ yếu trong câu "Nam tả Nữ hữu" là chú ý vào 2 bộ Xích của cả Nam lẫn Nữ. - "Nam dĩ tả xích nhị tàng tinh hoặc Nam dĩ tả xích vi tinh phủ" (Nam tàng trữ tinh khí ở bộ Xích tay trái). Xem mạch người nam, nếu bộ Xích tay trái hòa hoãn, có lực thì biết người ấy tinh khí dư dật, khỏe mạnh. Nếu bộ xích tay trái Trầm, Vi, vô lực thì không khỏe. - "Nữ dĩ hữu xích nhi hộ bào hoặc nữ dĩ hữu xích vi huyết hải" (Nữ buộc dây bào thai và chứa huyết ở bộ xích tay phải). Xem mạch người nữ, nếu bộ xích tay phải hòa hoãn, có lực thì biết tử cung và huyết của họ tốt. Nếu bộ xích tay phải Trầm, Vi, vô lực thì không khỏe.
- Mạch Chẩn (Phần 2) 5.- Mạch và Ngũ hành Dùng Ngũ Hành áp dụng vào mạch ta có : Bên trái : Thận Thủy (Bộ Xích) sinh Can Mộc (Quan), Can Mộc sinh Tâm Hỏa (Thốn). Bên phải : Mệnh Môn (Thận d ương - bộ Xích) sinh Tỳ Thổ (Quan), Tỳ Thổ sinh Phế Kim (Thốn). 6.- Mạch Và Khí Huyết Xét về khí huyết với Mạch ta có : Bên trái thuộc huyết : Thận, Can và Tâm. Thận sinh huyết. Tỳ thống huyết và Tâm chủ huyết như thế, bên trái liên hệ với huyết. Bên phải gồm Phế, Tỳ, Mệnh môn, Tam tiêu, Phế chủ khí, Tỳ là Trung khí Tam tiêu là đường dẫn đến Nguyên khí, do đó bên phải liên hệ với khí.
- 7.- Mạch Và Tạng Phủ Mỗi tạng phủ đều có 1 mạch riêng, theo đặc tính mà tạng phủ đó biểu lộ : - Tạng Tâm chủ Hỏa, Hỏa thường bùng lên như ngọn lửa bùng lên, vì thế mạch của Tâm là mạch Hồng. - Tạng Can : tính của Can là cang cường, thẳng, giống như dây đàn, dây cung căng cứng, vì thế mạch của Can là mạch Huyền. - Tạng Tỳ, là trung tâm, là nơi vận chuyển điều hòa cho cơ thể, vì thế, mạch của Tỳ là mạch Hoãn. - Tạng Phế : Phế chủ sự buồn phiền, buồn phiền thì ngừng trệ lại, do đó, mạch của Phế là mạch Sáp. - Tạng Thận : Thận chủ xương, Thận có vị mặn, đi xuống, do đó, mạch của Thận là mạch Trầm. 8.- Mạch Và Mùa Mỗi 1 mùa ứng với 1 tạng nhất định dù mùa đó chi phối toàn thể các mạch khác trong suốt mùa đó. Mùa Xuân : Cây cối xanh tốt, ứng với màu của Can do đó có mạch Huyền.
- Mùa Hè : Cây cối lớn lên, sức nóng của mùa hè bùng lên, thiêu đốt vạn vật như lửa bùng lên, do đó mạch của mùa Hè là mạch Hồng. Mùa Thu : Mọi vật bắt đầu thu lại, lá cây khô đi và rơi rụng giống như lông, do đó mạch của mùa Thu là mạch Mao. Mùa Đông : Mọi vật thu giữ lại, tàng trữ tất cả những khả năng mạnh mẽ của m1h để sống qua cái lạnh, vì thế mạch của mùa Đông là mạch Thạch. Tứ qúy : Tứ qúy là chuyển tiếp giữa các mùa,do đó thường mang đặc tính ôn hòa, vì thế, mạch của Tứ qúy là mạch Hoãn. Từ những tương ứng của mạch đối với mùa, có thể suy rộng ra : - Mộc sinh Hỏa, Hỏa thuộc tạng Tâm, chính ra mạch của Tâm là mạch Hồng, nay bắt thấy mạch Tâm là Huyền thì có thể suy đoán bệnh tuy ở Tâm nhưng do Mộc sinh nên tức là do Phong gây nên, bệnh ở tạng Mẹ truyền sang. - Thủy khắc Hỏa, bệnh ở Tâm, bắt được mạch Trầm của Thận, là Thủy khắc Hỏa, bệnh nặng hơn... 9. Mạch Và Nguyên Nhân Gây Bệnh a) Nguyên nhân ngoài : Hàn thương Thận vì vậy có mạch Khẩn.
- Thử thương Tâm vì vậy có mạch Hư. Táo thương Phế vì vậy có mạch Sáp. Thấp thương Tỳ vì vậy có mạch Nhu. Phong thương Can vì vậy có mạch Phù. Nhiệt thương Tâm vì vậy có mạch Nhược. b) Nguyên nhân trong (Thất tình) : Hỷ thương Tâm gây nên mạch Hư. Tư thương Tỳ gây nên mạch Kết. Ưu thương Phế gây nên mạch Sáp. Nộ thương Can gây nên mạch Nhu. Khủng thương Thận gây nên mạch Trầm. Kinh thương Đởm gây nên mạch Động. Bi thương Bào lạc gây nên mạch Khẩn. 10. Mạch Thai
- Giai đoạn thai mới thành hình, rất khó biểu hiện nơi mạch, nhưng từ 3 tháng trở lên mạch thai biểu hiện rất rõ, có thể căn cứ trên mạch để không những đoán biết tuổi thai mà còn biết được thai tượng hình trai hay gái. Đây là 1 điểm khá độc đáo của ngành YHCT. Thai 3 tháng, thường chú trọng vào 2 bộ mạch ở Tâm và Thận tức Tả Thốn và Tả Xích. Tâm chủ huyết, Thận chủ bào thai, bào thai sống được là nhờ tinh huyết nuôi dưỡng, do đó cần để ý đến 2 tạng này. Khi có thai, thường mạch ở 2 tạng này nhảy mạnh hơn các mạch ở tạng khác, Thận và Tâm là Tạng, lại cùng thuộc kinh Thiếu âm, do đó liên hệ đến huyết. Mạch đập mạnh là biểu hiện của dương. Như vậy mạch 2 bộ Tâm và Thận đập mạnh là dấu hiệu huyết vượng. Bào thai sống nhờ huyết nên huyết vượng là dấu có thai.
- Mạch Chẩn (Phần 3) III.- CÁC LOẠI MẠCH Hiện nay, trên thế giới, các nhà nghiên cứu Y học hiện đại, trong tinh thần nghiên cứu kết hợp YHCT và YHHĐ, đã cố gắng tìm hiểu mạch qua các phương pháp diễn tả mạch hiện đại. Trong tài liệu này, chúng tôi xin giới thiệu 1 số công trình nghiên cứu đó, để giúp làm sáng tỏ vấn đề về mạch là 1 trong số những vấn đề gây nhiều hiểu lầm nhất trong giới thầy thuốc. Dụng cụ biểu diễn mạch là máy Điện Tâm cơ Thanh (Electro Cardiopho Mecanograph). Xin xem thêm trong "Trung Y Biện Chứng Luận Trị" của Ban cải cách giáo dục học viện Trung Y Quảng Đông, 1976 và "Kết hợp YHCT và YHHĐ trong lâm sàng" của BS. Lê Nguyên Khánh, Nxb Y học 1982. 1.- MẠCH BÌNH THƯỜNG Là mạch có đập ở 2 bộ, không Phù không Trầm. Theo YHCT, mạch bình thường trung bình 4-5 lần đếm trong 1 hơi thở, tiếng chuyên môn gọi là "Tức", 1
- Tức có 4-5 chí, được tính như sau : Hít 1 hơi vào (thở vào) rồi từ từ thở ra,, vừa thở ra vừa đếm 1, 2, 3... Đếm đến đâu mà hết thở thì được coi là 1 Tức. Theo YHHĐ, tương đương với 70-80 lần đập trong 1 phút, nơi người lớn. Nơi trẻ em, mạch thường đập nhanh hơn 120-140/ phút. Dưới đây chúng tôi giới thiệu các loại mạch thường dùng trong YHCT. MẠCH CÁCH Hình Tượng Mạch CÁCH Sách ?Trung Y Học Khái Luận? ghi: "Mạch Cách... lớn mà Huyền, Cấp, đặt nhẹ tay thấy ngay, ấn xuống thì không thấy, như ấn tay vào da trống, ngoài căng trong rỗng". Sách ?Mạch Chẩn? ghi lại hình vẽ biểu thị mạch Cách: Mạch CÁCH Chủ Bệnh Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch cách chủ biểu hàn, trung hư, xẩy thai, lậu hạ, đàn ông thì mất tinh, huyết ".
- Tả Thốn CÁCH Hữu Thốn CÁCH Tâm hư, đau. Phế hư, khí ủng trệ. Tả Quan CÁCH Hữu Quan CÁCH Tỳ hư, dạ dầy đau. Sán Hà. Tả Xích CÁCH Hữu Xích CÁCH Xẩy thai, lậu hạ. Di tinh. MẠCH ĐẠI Hình Tượng Mạch ĐẠI Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học? ghi :"Mạch Đại, rộng và to khác thường, chỉ không cuồn cuộn như mạch Hồng mà thôi". - Sách ?Mạch Chẩn? biểu diễn hình vẽ mạch Đại: ( So sánh với mạch VI)
- Mạch ĐẠI Chủ Bệnh Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Đại chủ tà nhiệt cảm nặng, thấp nhiệt, tích khí, ho suyễn, trường tiết, khí đưa nghịch lên làm mặt bị phù, hư lao nội thương". Tả Thốn ĐẠI Hữu Thốn ĐẠI Tâm phiền, phong nhiệt, kinh Khí nghịch, mặt phù, ho suyễn. sợ. Tả Quan ĐẠI Hữu Quan ĐẠI Sán khí, phong huyễn. Tích khí, vị thực, bụng đầy. Tả Xích ĐẠI Hữu Xích ĐẠI Thận tý. Tiểu đỏ, đại tiện khó. MẠCH ĐỢI
- Hình Tượng Mạch ĐỢI Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Đại có nghĩa là thay đổi, mạch bình thường mà bất thình lình thấy Nhuyễn, Nhược hoặc lúc Sác lúc sơ, đều gọi là mạch Đại ( Đợi )". Sách ?Mạch Chẩn? biểu thị hình vẽ mạch Đại: Mạch ĐỢI Chủ Bệnh Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Đợi chủ tạng khí suy yếu, Tỳ hư hàn không ăn được, nôn mửa, tiêu chảy, bụng đau". Tả Thốn ĐỢI Hữu Thốn ĐỢI Hồi hộp. Khí suy. Tả Quan ĐỢI Hữu Quan ĐỢI Liên sườn đau dữ dội. Tỳ suy, bụng trướng.
- Tả Xích ĐỢI Hữu Xích ĐỢI Chân lạnh. Dương tuyệt.
- Mạch Chẩn (Phần 4) MẠCH ĐOẢN Hình Tượng Mạch ĐOẢN Sách Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa ghi: "Mạch Đoản, đầu đuôi đều ngắn, không cùng bộ vị". Sách Mạch Chẩn(M.Kinh) biểu diễn hình vẽ mạch Đoản như sau: Mạch ĐOẢN Chủ Bệnh Sách Mạch Học Giảng Nghĩa ghi: "Mạch Đoản chủ hơi thở ngắn, huyết hư, phế hư, ăn không tiêu, mồ hôi ra nhiều, dương khí bị vong". Hữu Thốn ĐOẢN Tả Thốn ĐOẢN
- Phế hư, đầu đau. Tâm thần, bất túc. Hữu Quan ĐOẢN Tả Quan ĐOẢN Vị quản đầy, tức, Phế khí, tổn thương. không thông. Hữu Xích ĐOẢN Tả Xích ĐOẢN Chân dương suy yếu. Bụng dưới đau. MẠCH HOÃN Hình Tượng Mạch HOÃN Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Hoãn, 1 hơi thở 4 chí, đi lại khoan thai". Sách ?Mạch Chẩn? ghi hình vẽ mạch Hoãn như sau: Mạch HOÃN Chủ Bệnh
- Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Hoãn chủ về phong thấp, trúng phong, đau nhức, hoa mắt, chóng mặt, hư nhức, ung nhọt, tiểu khó". Tả Thốn HOÃN Hữu Thốn HOÃN Tâm khí không đủ. Thương phong. Tả Quan HOÃN Hữu Quan HOÃN Can hư. Tỳ thấp. Tả Xích HOÃN Hữu Xích HOÃN Âm hư. Dương suy. MẠCH HOẠT Hình Tượng Mạch HOẠT Hoạt là trơn tru, như những hạt đậu lăn dưới tay. Sách ?Mạch Chẩn? ghi lại hình vẽ biểu diễn mạch Hoạt như sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHƯƠNG PHÁP CHẨN MẠCH
11 p | 352 | 115
-
Mạch Chẩn (Phần 4)
5 p | 173 | 46
-
Mạch Chẩn (Phần 3)
6 p | 163 | 44
-
Mạch Chẩn (Phần 7)
7 p | 137 | 44
-
Mạch Chẩn (Phần 1)
6 p | 139 | 43
-
Mạch Chẩn (Phần 2)
5 p | 143 | 42
-
Mạch Chẩn (Phần 6)
6 p | 156 | 41
-
Mạch Chẩn (Phần 5)
5 p | 124 | 34
-
Đại cương mạch chẩn
7 p | 134 | 21
-
Phương pháp chuẩn đoán bằng mạch chẩn và thiệt chẩn
10 p | 125 | 19
-
Bài thuốc cổ phương trị giãn tĩnh mạch chân
5 p | 166 | 19
-
Mùa hè – coi chừng bệnh giãn tĩnh mạch chân
5 p | 115 | 6
-
Lời khuyên giúp bạn phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đúng cách
4 p | 89 | 6
-
Bài giảng Siêu âm động mạch cảnh, đốt sống - BS. Bùi Phú Quang
33 p | 69 | 6
-
Bài giảng Bít ống động mạch bằng dụng cụ (Transcatheter Device Closure Of PDA)
36 p | 47 | 5
-
Bài giảng Cơ bản siêu âm mạch máu - BS. Bùi Phú Quang
62 p | 62 | 4
-
Bài giảng U bạch mạch
19 p | 74 | 3
-
Bài giảng Vữa xơ động mạch - GS.TS. Huỳnh văn Minh
32 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn